Người dịch: Lê Anh Hùng
Chỉ cần nhìn vào thảm hoạ mang tên Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng Châu Á (AIIB) mới đây là đủ để hình dung ra sự trỗi dậy của Trung Quốc hướng đến mục tiêu thách thức vị thế toàn cầu của Hoa Kỳ như thế nào. Tổ chức tài chính do Trung Quốc lãnh đạo này đã sẵn sàng cho việc làm xói mòn ảnh hưởng của Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), hai tổ chức do Mỹ lãnh đạo, trong khi định chế hoá sự áp đặt địa kinh tế của Trung Quốc ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Italia, Pháp, Anh, Đức, Hàn Quốc, Đan Mạch và Australia đã trở thành thành viên của AIIB; Thái Lan và thậm chí cả Đài Loan đang cân nhắc khả năng tham gia sớm. Hoa Kỳ thì vẫn đứng ngoài nhìn trong khi ảnh hưởng của mình bị thách thức trực tiếp bởi sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Ngoài AIIB, Trung Quốc còn đang theo đuổi một số sáng kiến khác nhằm mở rộng phạm vi ảnh hưởng chiến lược của mình ở Châu Á và xa hơn thế. Trung Quốc đã loan báo kế hoạch thúc đẩy một Khu vực Thương mại Tự do Châu Á – Thái Bình Dương (Free Trade Area of the Asia Pacific – FTAAP) và Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (Regional Comprehensive Economic Partnership – RCEP). Đây là những hiệp định thương mại kết nối nền kinh tế của Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ với các quốc gia Đông Nam Á.
Vấn đề cơ bản trong quan hệ Mỹ–Trung liên quan, rất đơn giản, đến sự cân bằng quyền lực ở Châu Á |
Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng đang thúc đẩy việc hình thành một Con đường Tơ lụa mới, qua đó mở ra các lộ trình thương mại xuyên Trung Á cùng các tuyến hàng hải vòng quanh Đông Nam Á và Nam Á, kết nối Trung Quốc trên phương diện địa chính trị với các nền kinh tế đang phát triển ở Châu Á và, qua chúng, với Trung Đông và Châu Âu một cách hữu hiệu hơn. Ngoài các dự án vừa nêu là các cuộc thương thảo đang diễn ra nhằm thành lập một Ngân hàng Phát triển BRICS mới giữa Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi.
Sự phát triển kinh tế bền vững suốt hơn 30 năm qua đã cho phép Trung Quốc củng cố quyền lực đáng gờm, biến nó thành quốc gia với nhiều khả năng nhất để chi phối lục địa Châu Á. Nền kinh tế Trung Quốc phát triển với tốc độ đáng kinh ngạc: tăng trưởng 10% mỗi năm trong suốt 35 năm và GDP bùng nổ từ con số khiêm tốn 147 tỷ USD năm 1979 lên đến 9.240 tỷ USD năm 2013.
Tốc độ tăng trưởng nhanh của nền kinh tế Trung Quốc, ngay cả khi mức thu nhập bình quân đầu người của nó vẫn thấp hơn Hoa Kỳ, đã đem đến cho Bắc Kinh những nguồn lực cần thiết để thách thức an ninh của các quốc gia Châu Á láng giềng cũng như ảnh hưởng của Hoa Kỳ ở Châu Á, với những hệ luỵ nguy hiểm. Ngay cả khi tốc độ tăng trưởng GDP tổng thể của Trung Quốc đang chậm lại đáng kể thì các con số tương đối về tốc độ tăng trưởng của nó cũng rất có thể vẫn cao hơn so với Hoa Kỳ trong tương lai trước mắt.
Được hậu thuẫn bởi một nền kinh tế năng động, Bắc Kinh đã bắt tay vào kế hoạch hiện đại hoá đồng bộ Quân Giải phóng Nhân dân (PLA) nhằm xây dựng sức mạnh quân sự đủ sức đánh bại các đối thủ trong khu vực và ngăn chặn Hoa Kỳ đến bảo vệ họ khi khủng hoảng nổ ra. Ngân sách quốc phòng của Bắc Kinh, với vỏn vẹn 10 tỷ USD năm 1997, đã tăng bình quân 15,9% mỗi năm trong giai đoạn 1998–2007.
Năm nay, Trung Quốc thông báo là nó sẽ tăng ngân sách quốc phòng 10,1%, tức khoảng 145 tỷ USD trong chi tiêu quân sự. Tuy nhiên, con số đó lại chưa nói lên đầy đủ câu chuyện; nếu tính cả vũ khí nhập khẩu, hoạt động nghiên cứu và phát triển trong quân đội và chi tiêu dành cho các lực lượng chiến lược của PLA thì chi tiêu quân sự của Trung Quốc có thể tăng từ 40–55% so với năm ngoái. Tiềm lực quân sự đang nổi lên của Trung Quốc giúp họ tăng cường khả năng thể hiện quyền lực ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương với mục đích hạn chế khả năng tiếp cận khu vực của Hoa Kỳ.
Vấn đề cơ bản trong quan hệ Mỹ–Trung liên quan, rất đơn giản, đến sự cân bằng quyền lực ở Châu Á. Henry Kissinger từng nói: “Rốt cuộc, hoà bình chỉ có thể đạt được thông qua vai trò thống trị của một quốc gia hay sự cân bằng quyền lực.” Vì những khác biệt sâu sắc về lịch sử, ý thức hệ, văn hoá chiến lược (strategic culture) và chính trị trong nước mà Hoa Kỳ và Trung Quốc có những nhận thức hoàn toàn trái ngược và không tương thích lẫn nhau về sự cân bằng quyền lực tương lai ở Châu Á.
Đại chiến lược của Trung Quốc đối với Mỹ thì rõ ràng: (i) thay thế Hoa Kỳ như là đối tác chiến lược số 1 ở Châu Á; (ii) làm suy yếu hệ thống đồng minh của Hoa Kỳ trong khu vực; (iii) làm xói mòn niềm tin mà các quốc gia Châu Á vẫn dành cho Hoa Kỳ vì uy tín, sự đáng tin cậy và quyền lực trường tồn của nó; (iv) sử dụng quyền lực kinh tế của Trung Quốc để kéo các quốc gia Châu Á xích lại gần hơn với những ưu tiên chính sách địa chính trị của Bắc Kinh; (v) tăng cường khả năng quân sự của Trung Quốc để củng cố khả năng ngăn chặn can thiệp quân sự của Mỹ; (vi) gieo rắc nghi ngờ về mô hình kinh tế của Mỹ; (vii) đảm bảo rằng các giá trị dân chủ của Mỹ không làm suy yếu vị thế quyền lực trong nước của Đảng Cộng sản Trung Quốc; và (viii) tránh một cuộc đối đầu lớn với Hoa Kỳ trong thập niên tới.
Trong tác phẩm kinh điển xuất bản vào giai đoạn cao trào của Thế chiến II, “Tác giả của chiến lược hiện đại: Tư tưởng quân sự từ Machiavelli tới Hitler” (Makers of Modern Strategy: Military Thought from Machiavelli to Hitler), biên tập viên Edward Meade Earle đã định nghĩa đại chiến lược là “nghệ thuật kiểm soát và khai thác tài nguyên của một quốc gia… sao cho những lợi ích sống còn của nó thực sự được thúc đẩy và đảm bảo trước kẻ thù, bất kể điều đó diễn ra trong thực tế, trong tương lai hay chỉ là giả định”.
Đối với Hoa Kỳ, đại chiến lược lâu nay vẫn tập trung vào việc thâu tóm và duy trì quyền lực nổi trội đối với những đối thủ khác nhau. Tuy nhiên, đối mặt với một Trung Quốc đang trỗi dậy, Hoa Kỳ lại thất bại trong việc vận dụng cách tiếp cận quen thuộc hàng thế kỷ này cho an ninh quốc gia của họ.
Thay vì thế, một loạt lựa chọn chính sách và lối nói đã xuất hiện để cho các nhà hoạch định chính sách ở Washington vận dụng khi đương đầu với Trung Quốc. Đó là cuộc đàm luận về Nhóm G2 (Group of Two) giữa Washington và Bắc Kinh, về việc khuyến khích Trung Quốc trở thành “một quốc gia có trách nhiệm”, và – gần đây nhất – về sự xuất hiện ở Bắc Kinh khái niệm “một hình thức mới trong mối quan hệ giữa các đại cường”.
Không một lựa chọn chính sách nào trong số này đủ khả năng củng cố cho mục đích chính của đại chiến lược mà Hoa Kỳ áp dụng với Trung Quốc trong thế kỷ 21—duy trì vị thế siêu cường chiến lược số 1 ở Châu Á. Vì thế, Washington cần kíp một kế hoạch hành động mới trong khu vực hướng đến mục tiêu đối trọng với sự trỗi dậy của quyền lực Trung Quốc thay vì tiếp tục hỗ trợ cho sự trỗi dậy đó.
Một đại chiến lược mới của Mỹ nhằm vào Trung Quốc không thể dựa trên nền tảng kiềm toả, như nỗ lực trước đây nhằm hạn chế quyền lực Liên Xô, do những điều kiện thực tế của quá trình toàn cầu hoá. Nó cũng không thể dẫn đến chuyện đột ngột loại bỏ nỗ lực bấy lâu của Hoa Kỳ trong việc hội nhập Trung Quốc vào hệ thống quốc tế. Thay vì thế, đại chiến lược đó phải gắn với những thay đổi tối quan trọng trong chính sách hiện hành của Washington nhằm hạn chế những nguy hiểm mà sự bành trướng về địa kinh tế, quân sự và ngoại giao của Trung Quốc đặt ra cho lợi ích quốc gia của Mỹ ở Châu Á và trên toàn thế giới.
Hoa Kỳ cần tập trung chính sách của mình vào 5 mục tiêu rõ ràng: (i) phục hồi nền kinh tế quốc gia để duy trì những lợi thế kinh tế bất đối xứng; (ii) tạo lập những hiệp ước thương mại ưu đãi cùng những nước bạn bè và tỉnh táo loại trừ Trung Quốc; (iii) tái lập chế độ kiểm soát công nghệ với các đồng minh Hoa Kỳ nhằm ngăn Trung Quốc thâu tóm những khả năng quân sự và chiến lược tiên tiến; (iv) tăng cường năng lực cho các đồng minh và bạn bè xung quanh Trung Quốc một cách đồng bộ; và (v) nâng cao năng lực của các lực lượng quân sự để thực sự áp đặt quyền lực trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Hoa Kỳ phải đạt được tất cả những mục tiêu này trong khi tiếp tục hợp tác với Trung Quốc theo những cách thức khác nhau phù hợp với lợi ích quốc gia của mình.
Trong tất cả các quốc gia – và trong phần lớn kịch bản mà người ta hình dung ra – Trung Quốc đang và vẫn sẽ là đối thủ cạnh tranh đáng kể nhất của Hoa Kỳ trong những thập niên tới. Sự trỗi dậy của Trung Quốc đang đặt ra những thách thức về địa chính trị, quân sự, kinh tế và ý thức hệ cho việc áp đặt quyền lực của Hoa Kỳ, cho các đồng minh và bạn bè của Hoa Kỳ ở Châu Á và cho trật tự quốc tế do Mỹ lãnh đạo.
Cách tiếp cận hiện tại của Washington đối với Bắc Kinh – ủng hộ sự hội nhập về kinh tế và chính trị của Trung Quốc vào hệ thống quốc tế tự do chủ nghĩa với cái giá mà Hoa Kỳ phải trả là đánh mất vai trò nổi trội trên toàn thế giới và vị thế số 1 ở Châu Á – đang làm suy yếu ảnh hưởng của Hoa Kỳ trên khắp Châu Á và xa hơn thế.
- Robert D. Blackwill là nghiên cứu viên cao cấp hàm Henry A. Kissinger về chính sách đối ngoại Mỹ tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại (Council on Foreign Relations). Ashley J. Tellis là chuyên viên cao cấp của Chương trình Nam Á (South Asia Program) thuộc Quỹ Hoà bình Quốc tế Carnegie (Carnegie Endowment for International Peace).
Nguồn: The National Interest
ReplyDeletevé máy bay eva giá rẻ
vé máy bay đi mỹ bao nhiêu
hang hang khong korean
cách mua vé máy bay đi mỹ
Vé máy bay đi canada
Những Chuyến Đi Cuộc Đời
Du Lich Tu Tuc
Kien Thuc Du Lich