Lê Anh Hùng | Việt Nam Thời Báo | 13.4.2015
Đã thành thông lệ, cứ mỗi lần Việt Nam – Trung Quốc ra tuyên bố chung nhân chuyến thăm cấp cao của một nhà lãnh đạo nào đấy là thêm một lần những người Việt Nam quan tâm đến vận mệnh nước nhà lại phải giật mình trước những nội dung của nó.
Chuyến thăm Trung Quốc của TBT Nguyễn Phú Trọng từ ngày 7 – 10.4.2015 lần này cũng vậy. Bản Thông cáo chung được công bố ngày 8.4 vừa qua không khỏi khiến bao người Việt Nam trong và ngoài nước thêm một phen lo lắng cho tương lai của đất nước.
Đây là một bản tuyên bố chung dài, với những ngôn từ lặp đi lặp lại năm này qua năm khác, mà mỗi người từ những góc nhìn khác nhau có thể mổ xẻ những hệ luỵ tai hại của nó. Tác giả bài viết này đặc biệt quan ngại về những nội dung nằm trong mục (4) của Thông cáo chung:
Đây là một bản tuyên bố chung dài, với những ngôn từ lặp đi lặp lại năm này qua năm khác, mà mỗi người từ những góc nhìn khác nhau có thể mổ xẻ những hệ luỵ tai hại của nó. Tác giả bài viết này đặc biệt quan ngại về những nội dung nằm trong mục (4) của Thông cáo chung:
Hai bên nhất trí chú trọng đi sâu hợp tác trong các lĩnh vực sau đây:
…- Thực hiện tốt “Quy hoạch phát triển 5 năm hợp tác kinh tế - thương mại Việt - Trung giai đoạn 2012 - 2016”, thúc đẩy thực hiện Danh mục các dự án hợp tác trọng điểm và các thỏa thuận hợp tác kinh tế thương mại mà hai bên đã ký kết… Sớm bàn bạc và xác định phương án tổng thể chung về xây dựng khu hợp tác kinh tế qua biên giới; thiết thực thúc đẩy các dự án kết nối cơ sở hạ tầng. Thúc đẩy hợp tác trong các ngành nghề nông nghiệp, chế tạo, dịch vụ và các lĩnh vực khoa học công nghệ, y tế, kiểm nghiệm, kiểm dịch, v.v...
Hai bên tuyên bố chính thức thành lập Nhóm công tác hợp tác về cơ sở hạ tầng và Nhóm Công tác về hợp tác tiền tệ, đồng ý tăng cường điều hành, phối hợp giữa các nhóm này và Nhóm Công tác bàn bạc về hợp tác cùng phát triển trên biển, cùng nhau thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực phát triển toàn diện.
…- Tiếp tục phát huy tốt vai trò của Ủy ban liên hợp biên giới trên đất liền Việt - Trung, thực hiện tốt các văn kiện về biên giới trên đất liền giữa hai nước; sớm ký "Hiệp định hợp tác bảo vệ và khai thác nguồn tài nguyên du lịch khu vực Thác Bản Giốc" và "Hiệp định về quy chế tàu thuyền tự do đi lại tại khu vực cửa sông Bắc Luân"; cùng duy trì bảo vệ sự ổn định và phát triển của khu vực biên giới. Phát huy tốt vai trò của Ủy ban hợp tác quản lý cửa khẩu biên giới đất liền Việt - Trung; tăng cường xây dựng và quản lý cơ sở hạ tầng cửa khẩu biên giới hai bên, nâng cao mức độ mở cửa hợp tác của các cửa khẩu biên giới hai nước. Tăng cường hợp tác giữa các tỉnh/khu biên giới hai bên, thúc đẩy cùng phát triển khu vực biên giới hai nước.
Lãnh tụ Trung Quốc Đặng Tiểu Bình từng tuyên bố: “Trung Quốc làm gì cũng có tính toán.” Vì vậy ở đây có mấy vấn đề đặt ra với bản Thông cáo chung này như sau:
1. “Khu hợp tác kinh tế qua biên giới” là thế nào? Phải chăng là một khu kinh tế tự do ở biên giới để hàng hoá Trung Quốc tập kết trước khi tràn vào thị trường Việt Nam, bóp chết nền sản xuất trong nước?
2. “Danh mục các dự án hợp tác trọng điểm” giữa Việt Nam và Trung Quốc bao gồm những dự án nào?
Phải chăng đây là những “dự án” giống như “Dự án Đường sắt Đô thị tuyến Cát Linh – Hà Đông” (vừa tàn phá lá phổi xanh của thành phố, vừa nhằm phá huỷ các huyệt phong thuỷ ở vùng địa linh nhân kiệt bậc nhất trong cả nước, lĩnh vực mà các nhà phong thuỷ Trung Quốc giỏi hơn ai hết, vừa tiềm ẩn những nguy cơ tai hại về an ninh – quốc phòng), các dự án thông tin tín hiệu đường sắt (rất nhạy cảm về an ninh – quốc phòng và bị chậm trễ đến 7 năm trời), hay những dự án nhiệt điện do Trung Quốc cung cấp vốn (với công nghệ lạc hậu, chậm tiến độ hàng năm trời để rồi phụ thuộc vào Trung Quốc về phụ tùng thay thế, chưa kể có thể bị họ làm cho tê liệt hay cho nổ tung bất cứ lúc nào khi giữa hai nước xẩy ra chiến sự). Chính phủ Việt Nam phải công bố danh mục các dự án này cho nhân dân biết và giám sát, tránh thêm những bài học đắt giá khác.
3. Nhiều năm gần đây, Trung Quốc luôn tìm cách quốc tế hoá đồng nhân dân tệ, để vừa thoát khỏi sự lệ thuộc vào đồng dollar Mỹ, vừa thách thức vị thế đồng tiền dự trữ số 1 thế giới của nó.
Cuối năm 2014, việc Hiệp hội Doanh nghiệp Trung Quốc kiến nghị Chính phủ Việt Nam được thanh toán bằng đồng NDT trên lãnh thổ Việt Nam đã khiến dư luận phản ứng gay gắt với thái độ hết sức cảnh giác trước nguy cơ lệ thuộc về tài chính tiền tệ vào Trung Quốc.[i] Vậy mà giờ đây Việt – Trung lại không chỉ tuyên bố thành lập cái gọi là “Nhóm Công tác hợp tác về tiền tệ” mà còn tiến thêm một bước dài nữa là đã ký kết “Điều khoản Tham chiếu Nhóm công tác hợp tác tài chính tiền tệ giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc”.
Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam ngày càng lệ thuộc sâu sắc vào Trung Quốc, đây rõ ràng là một diễn biến hết sức đáng lo ngại.
4. Việc hai nước thành lập cái gọi là “Nhóm Công tác hợp tác về cơ sở hạ tầng” rồi “thiết thực thúc đẩy các dự án kết nối cơ sở hạ tầng” là nhằm mục đích gì, nếu không phải là để Trung Quốc cung cấp vốn cho Việt Nam xây dựng các tuyến đường cao tốc nối các cửa ngõ biên giới Việt – Trung với các trung tâm kinh tế và an ninh – quốc phòng của Việt Nam như Hà Nội, Hải Phòng, Hạ Long, hay để tình trạng 90% dự án hạ tầng trọng điểm quốc gia rơi vào tay nhà thầu Trung Quốc tiếp tục diễn ra, với cái giá không thể đong đếm về cả kinh tế lẫn an ninh – quốc phòng?
Trung Quốc luôn muốn Việt Nam mở toang các cửa ngõ biên giới Việt – Trung, bởi điều này mở đường cho họ giành chiến thắng ngoạn mục trong cuộc xâm lăng kinh tế trước mắt và cuộc xâm lược quân sự về lâu dài. Việc họ mong muốn “tăng cường xây dựng và quản lý cơ sở hạ tầng cửa khẩu biên giới hai bên, nâng cao mức độ mở cửa hợp tác của các cửa khẩu biên giới hai nước. Tăng cường hợp tác giữa các tỉnh/khu biên giới hai bên, thúc đẩy cùng phát triển khu vực biên giới hai nước” cũng là nhằm mục đích đó.
Như mọi chuyến thăm cấp cao khác giữa hai nước, chuyến thăm này cũng được ghi nhận trong bản Thông cáo chung là “thành công tốt đẹp”. Và, như các chuyến thăm khác, nó “thành công tốt đẹp” cho ai thì hẳn mọi người đều đã nhận thấy./.
- Bài liên quan:
- Lào Cai: ‘Tử huyệt’ của phòng tuyến biên giới phía bắc? (VOA)
- Trục đường cửa ngõ chiến lược Móng Cái - Hạ Long sẽ rơi vào vòng kiểm soát của Trung Quốc? (VOA)
- Formosa Hà Tĩnh đã trở thành đặc khu của Trung Quốc? (VOA)
- Chính phủ Việt Nam đang ‘dâng’ nền kinh tế nước nhà cho Trung Quốc? (VOA)
- Vì sao TQ cấm làm đường gần biên giới, còn VN lại mở toang cửa ngõ biên giới với TQ? (VOA)
--------------
Ghi chú:
[i] Báo Người Lao Động 5.1.2015: Thanh toán bằng tiền Trung Quốc ở Việt Nam: Quá nhiều rủi ro!
VOV ngày 5.1.2015: Phản đối đề xuất thanh toán trực tiếp đồng Nhân dân tệ tại Việt Nam
RFA ngày 9.1.2015: Cảnh giác Trung Quốc vi phạm chủ quyền tiền tệ
Nguồn: Việt Nam Thời Báo
eva air booking
giá vé máy bay đi mỹ hãng eva
hang may bay korean
đặt vé máy bay đi mỹ ở đâu
Vé máy bay đi canada
Nhung Chuyen Di Cuoc Doi
Ngẫu Hứng Du Lịch
Kien Thuc Du Lich