Lê Anh Hùng
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong 4 tháng đầu năm 2015, xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 4,9 tỷ USD, giảm 1,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, nhập khẩu từ Trung Quốc đạt 15,6 tỷ USD, tăng 26% so với cùng kỳ năm 2014.
Như vậy, giá trị nhập siêu từ Trung Quốc trong 4 tháng đầu năm là 10,7 tỷ USD, tăng 44,2% so với cùng kỳ năm ngoái – tốc độ gia tăng có thể nói là chóng mặt.
Xem ra, ngày Việt Nam trở thành "một bộ phận không thể chối cãi của nền kinh tế Trung Quốc" chẳng còn bao xa nữa.
Xem ra, ngày Việt Nam trở thành "một bộ phận không thể chối cãi của nền kinh tế Trung Quốc" chẳng còn bao xa nữa.
CAFEF.vn | 25.4.2015 | Theo Tổng cục thống kê, riêng trong tháng 4, cả nước nhập siêu 600 triệu USD. Tính chung 4 tháng đầu năm 2015, cả nước nhập siêu khoảng 3 tỷ USD, bằng 6% kim ngạch xuất khẩu (cùng kỳ năm trước xuất siêu 2 tỷ USD).
Theo số liệu của Tổng cục thống kê, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 4 ước đạt 13,8 tỷ USD; tăng 3,4% so với tháng trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 4,2 tỷ USD, tăng 5,6%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 9,6 tỷ USD, tăng 2,5%.
So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 4/2015 tăng 6,6%, trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng 4,7%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) tăng 7,4%.
Tính chung 4 tháng đầu năm, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước đạt 50,1 tỷ USD, tăng 8,2% so với cùng kỳ năm 2014, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 15 tỷ USD, giảm 1%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 35,1 tỷ USD, tăng 12,6%.
Một số mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch tăng cao so với cùng kỳ năm trước: Điện tử, máy tính và linh kiện tăng 62,9%; sắn và sản phẩm từ sắn tăng 44,6%; hạt điều tăng 25,1%; giầy dép tăng 19,1%; điện thoại các loại và linh kiện tăng 13,9%.
Về thị trường hàng hóa xuất khẩu, Hoa Kỳ là đối tác xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm với 9,9 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm 2014. Tiếp đến là thị trường EU với 9,4 tỷ USD, tăng 10,6%; ASEAN đạt 6,2 tỷ USD, tăng 2,7%; Trung Quốc đạt 4,9 tỷ USD, giảm 1,2%; Nhật Bản đạt 4,5 tỷ USD, giảm 5,8%; Hàn Quốc đạt 2,5 tỷ USD tăng 20,3%.
Ở chiều ngược lại, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tháng 4/2015 ước đạt 14,4 tỷ USD, giảm 2,3% so với tháng trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 5,7 tỷ USD, giảm 1,8%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 8,7 tỷ USD, giảm 2,6%.
So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tháng 4 tăng 19,3%, trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng 6,2%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 29,7%.
Kết quả đạt được trong tháng 4 đã nâng tổng kim ngạch hàng hoá nhập khẩu 4 tháng đầu năm ước đạt 53,1 tỷ USD, tăng 19,9% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 20,7 tỷ USD, tăng 9,4%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 32,4 tỷ USD, tăng 27,8%.
Một số mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu tăng mạnh: Ô tô đạt 1,8 tỷ USD, tăng 96,4% (ô tô nguyên chiếc tăng 188,8%); máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác đạt 9,5 tỷ USD, tăng 44,4%; điện tử, máy tính và linh kiện đạt 7,5 tỷ USD, tăng 36,4%; điện thoại các loại và linh kiện đạt 3,5 tỷ USD, tăng 30,5%; thức ăn gia súc và nguyên phụ liệu đạt 1165 triệu USD, tăng 27,5%; sản phẩm chất dẻo đạt 1163 triệu USD, tăng 24,2%.
Về thị trường hàng hóa nhập khẩu 4 tháng đầu năm, Trung Quốc tiếp tục là thị trường lớn nhất với kim ngạch ước tính đạt 15,6 tỷ USD, tăng 26% so với cùng kỳ năm 2014; tiếp đến là Hàn Quốc đạt 9 tỷ USD, tăng 25%; ASEAN đạt 8 tỷ USD, tăng 12%; Nhật Bản đạt 5 tỷ USD, tăng 39,1%; EU đạt 3 tỷ USD, tăng 13,4%; Hoa Kỳ đạt 2,5 tỷ USD, tăng 18,3%.
Như vậy, riêng tháng 4, cả nước nhập siêu 600 triệu USD. Tính chung 4 tháng đầu năm 2015, cả nước nhập siêu khoảng 3 tỷ USD, bằng 6% kim ngạch xuất khẩu (cùng kỳ năm trước xuất siêu 2 tỷ USD). Trong đó khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 5,7 tỷ USD, cao hơn mức 3,8 tỷ USD của cùng kỳ năm 2014; khu vực có vốn đầu tư đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 2,7 tỷ USD, thấp hơn mức 5,8 tỷ USD của cùng kỳ năm trước.
Theo nhận định của Tổng cục thống kê, nguyên nhân của nhập siêu 4 tháng đầu năm chủ yếu do tăng trưởng xuất khẩu thấp do giá dầu thô giảm làm kim ngạch xuất khẩu dầu thô giảm 1 tỷ USD; xuất khẩu nhóm hàng nông sản giảm cả về lượng và giá trong khi nhập khẩu tăng mạnh, đặc biệt là nhóm máy móc thiết bị với kim ngạch tăng gần 3 tỷ USD.
Nguyệt Quế
Nguồn: CAFEF.vn
- Bài liên quan: Chính phủ Việt Nam đang ‘dâng’ nền kinh tế nước nhà cho Trung Quốc? (VOA)
Ta không nên coi hàng hóa lưu thông giữa Trung Quốc & tỉnh Việt Nam là xuất nhập khẩu, mà nên xem đây là hàng hóa lưu thông trong 1 nước . Hàng hóa vào Việt Nam nhiều vì địa phương có nhu cầu nhiều, được Trung Ương ưu tiên . Thế thôi .
ReplyDeleteHoặc nói theo Chủ Tịch Hội Nhà Báo Độc Lập như Quốc Hội, Biên Tập Việt Nam Thời Láo, Tiến Sĩ Phạm Chí Dũng, lượng hàng hóa từ Trung Quốc vào Việt Nam "tạm" cao .
Được đái,ý tưởng tạm coi,mời phở Thìn nghe!
Deleteeva air vn
phòng vé máy bay đi mỹ
hãng korean airlines
giá vé máy bay đi mỹ khứ hồi
mua vé máy bay đi canada
Cuoc Doi La Nhung Chuyen Di
Ngẫu Hứng Du Lịch
Kien Thuc Du Lich