Hoạt động buôn bán phụ nữ vào Anh làm nô lệ tình dục là một vấn đề nghiêm trọng. Song nó không cần phải thổi phồng một cách bất cẩn như trong những báo cáo gần đây. Khám phá những vụ cưỡng bức lao động thực sự đòi hỏi phải thu thập thông tin cẩn thận, TS Brooke Magnanti lập luận.
Viên chức cửa khẩu được đào tạo tốt hơn để “phát hiện” và hỗ trợ nạn nhân buôn người để bán dâm
hay lao động nô lệ, một báo cáo cho hay. Photo: ALAMY
hay lao động nô lệ, một báo cáo cho hay. Photo: ALAMY
(Brooke Magnanti, sinh ngày 5.11.1975, là một nhà khoa học nghiên cứu, blogger, nhà văn, người mà cho đến khi danh tính bị tiết lộ tháng 11.2009 vẫn được biết đến dưới bút danh Belle de Jour. Khi hoàn thiện các đề tài nghiên cứu học vị tiến sỹ của mình, giữa hai năm 2003 và 2004, Magnanti đã kiếm thêm thu nhập bằng cách làm gái gọi ở London. N.D.)
Các bạn phụ nữ hãy cẩn thận. Mỗi khi tìm tới dịch vụ làm móng, bạn có thể đang góp phần vào tình trạng nô lệ hiện đại đấy.
Bạn không tin ư?
Ngay tuần này thôi một câu chuyện vẫn đang liên tục nêu lên giả thuyết này.
Độc giả của những The Times, The Guardian, The Sun được sống với chính nỗi sợ đó trong tuần này, với những câu chuyện khẳng định rằng những cửa hiệu làm móng nhan nhản hiện nay trên những tuyến phố chính đích thực là vỏ bọc của nạn buôn người. Và các bài báo thậm chí còn tiếp tục khẳng định rằng khi những người phụ nữ bên trong (với số lượng ước tính 100.000 người) không sơn móng, họ bị ép buộc lao động tình dục sau giờ nghỉ.
Những yếu tố đáng sợ là có thật. Song các số liệu thống kê trong các bài viết lại thiếu hợp lý. Nếu thực sự có đến 100.000 thợ làm móng ở Anh, tức 0,16% – hay 16 trên 10.000 người ở đây – là thợ làm móng người Việt. Tôi không biết gì về bạn, song đây xem ra là chuyện nhiều người làm một công việc thực sự đặc thù đến từ một quốc gia rất đặc thù.
Vì ở đây rất có thể có nhiều người nhập cư không được ghi nhận – song tất cả các bài viết lại trộn lẫn chuyện này với “buôn lậu”, vốn là một điều thực sự rất khác biệt.
Đi xa hơn, với số liệu thống kê cho biết số người Việt Nam ở Anh là 29.000, điều này hàm ý rằng cứ mỗi một người Việt Nam hợp pháp thì lại có hai người khác ở đây là thợ làm móng bị buôn bán.
Điều đó có thể đúng, chắc chắn vậy. Liệu nó thể vượt qua vòng kiểm soát được không? Không có cách nào cả.
Nói về điều không vượt qua vòng kiểm soát: vậy lời khẳng định rằng những phụ nữ bị buôn bán đang làm việc ở cửa hiệu làm móng vào ban ngày và lao động tình dục vào ban đêm thì sao? Quả là những lời khẳng định khá gây chú ý. Vả lại, nếu thực sự có 100.000 phụ nữ Việt Nam vừa sơn móng vừa lao động tình dục, và “nhiều trong số họ là trẻ em”, điều đó có nghĩa là họ thực sự vượt quá tổng số công nhân tình dục ở Anh, ước tính chỉ khoảng 80.000 người. Ngay cả khi, chẳng hạn, đó thực sự là 1% thôi thì 1.000 người như vậy thế nào cũng bị phát hiện. Vậy mà rõ ràng đến nay họ vẫn chưa bị phát hiện?
Đây là một ý nghĩ. Vì sự lo lắng cho số phận của những công nhân tình dục bị buôn bán nên việc thuê một người sẽ là có tội, bất kể lúc ấy bạn có biết người đó bị buôn bán hay không. Ý tưởng thật tuyệt vời. Vậy chúng ta cũng sẽ phát động một chiến dịch hình sự hoá việc làm móng của mình chứ? Chúng ta có thể gọi chiến dịch đó là “Chấm dứt Nhu cầu”. Vâng, điều đó sẽ chấm dứt vấn đề tai quái này ngay tại chỗ. Hoặc là không.
Bây giờ thì vì một số con số thực và bằng chứng thực: theo chính tài liệu được đề cập đến trong các bài viết nói trên, số nạn nhân được nhận diện ở Anh năm 2009 là 190. Con số này bao gồm các báo cáo được lập bởi cảnh sát, các tổ chức phi chính phủ (NGO) và các cơ quan khác. Ở đây có đủ các quốc tịch khác nhau và tất cả các loại lao động, chứ không chỉ là bóc lột tình dục. Một tài liệu lại khẳng định số vụ được xác nhận gấp 800 lần như thế. Một phát ngôn văng miệng mà không kèm theo bằng chứng, nhưng nếu vậy thì con số đó là 152.000 người. Và hai phần ba số đó là thợ làm móng người Việt. Thật khó mà tin nổi.
Theo tờ The Times, từ năm 2008, cảnh sát đã tập kích khoảng 100 cửa hiệu làm móng và phạt các chủ nhân gần 700.000 bảng vì tuyển dụng khoảng 150 người nhập cư trái phép. 150 là con số ít hơn rất nhiều so với con số hàng ngàn trên kia – ấy là chưa kể đến những những người làm thuê bất hợp pháp và những người bị buôn bán không phải là một. Trong thực tế, chưa có một con số nào được công bố về số vụ buôn người mà các cuộc tập kích này đã khám phá thành công. Chúng ta chỉ có thể kết luận rằng điều đó là vì có lẽ không có trường hợp nào cả.
Vậy thì 100.000 thợ làm móng người Việt kia đến từ đâu? Những “người trong nghề” được cho là đã đưa ra lời khẳng định trên, hãy ra mặt xem. Hoặc thay vì thế, đừng lộ diện. Việc họ thực sự là ai không được tiết lộ. Thay vì thế, các vị dân biểu được dẫn lời trên tờ The Times lại phát biểu rằng “quy mô là rất lớn”, mà không đưa ra bất kỳ bằng chứng chắc chắn nào để chứng minh điều đó.
Tất nhiên, trước thông lệ báo cáo bất cẩn của nhiều báo cáo về nạn buôn bán tình dục, không một điều gì ở đây khiến tôi phải ngạc nhiên cả. Báo cáo Big Brothel từ năm 2008 chẳng hạn hẳn sẽ xếp tôi như một người Đông Âu bị buôn bán, vì là một công nhân tình dục nước ngoài với một cái tên Italia.
Một vài vụ buôn người nổi trội từ Việt Nam đã bị phát hiện, nạn nhân làm việc trong các trang trại trồng cần sa. Trong thực tế, Trung tâm Bảo vệ trẻ em bị bóc lột (CEOP) của chính phủ cho biết rằng gần 300 trẻ em như thế mỗi năm bị những kẻ buôn người đưa vào Anh, và rằng họ là nhóm dưới tuổi vị thành niên bị buôn bán lớn nhất.
Đối với tôi, nỗi kinh sợ về nạn buôn người dưới gần như mọi vẻ ngoài của nó mang âm hưởng như nỗi sợ hãi của những người di cư. Vội vàng đưa ra những con số hoàn toàn không thể tin nổi, nêu lên một mối quan ngại thời thượng nào đó – gắn nó với Đại hội Thể thao Olympics, với các cửa hiệu làm móng, bất kể thứ gì – rồi theo dõi thông tin ngồn ngộn trên các cột báo.
Liệu buôn người có phải là một vấn đề ở Anh hay không? Đúng thế. Dĩ nhiên là vậy. Song nó là vấn đề nhỏ hơn rất nhiều so với những gì những câu chuyện đó vẫn nói: đây không phải là một sự xoá bỏ trách nhiệm. Điều này có nghĩa nó không phải là bóng ma hay dễ tìm. Loại trừ những vụ cưỡng bức lao động đích thực đòi hỏi phải thu thập thông tin cẩn thận, điều tra thấu đáo, và xử lý tinh tế những người tình nghi là bị buôn bán.
Thổi phồng mức độ của vấn đề là hoàn toàn trái với những gì mà chung ta cần làm. Nếu bạn muốn tìm một cây kim trong đống cỏ khô thì đừng nên bắt đầu bằng cách nói với mọi người là chỗ nào cũng có kim cả.
Nguồn: The Telegraph / Defend the Defenders
No comments:
Post a Comment