Năm 2012, Việt Nam được xếp hạng thứ hai về Chỉ số Hành tinh Hạnh phúc (HPI) của tổ chức New Economics Foundation. Theo HPI, đất nước duy nhất hạnh phúc hơn Việt Nam là Costa Rica . Chỉ số HPI xếp hạng 151 quốc gia trên khắp thế giới theo tiêu chí bao nhiêu cuộc đời trường thọ, hạnh phúc và bền vững mà một quốc gia tạo ra cho người dân của nó trên một đơn vị đầu ra môi trường – tức là nhấn mạnh nhiều hơn vào môi trường so với sự hài lòng về đời sống cá nhân. Những quốc gia dẫn đầu về chỉ số dường như phần lớn là những nước có thu nhập trung bình, ở khu vực nhiệt đới, và sở hữu nhiều bãi biễn. Đây quả là vài lý do tốt để vui mừng, song điều này lại dẫn tôi đi đến băn khoăn: liệu người Việt Nam có thực sự hạnh phúc đến thế hay không?
Năm 2010, một cuộc thăm dò dư luận do AP-GfK tiến hành cho thấy 81% người dân Việt Tuy nhiên, một dân tộc hạnh phúc sống hoà đồng với môi trường lại không phải là cảm nghĩ đầu tiên đến với những người đang nghiên cứu các bản phúc trình quốc tế gần đây về Việt Nam . Vị thế của Việt Nam như một điển hình về phát triển đã bắt đầu chuệch choạc. Báo chí quốc tế thì tràn ngập những câu chuyện tiêu cực trong 18 tháng qua, bất kể đó là tình trạng phá sản hàng loạt, tham nhũng, ô nhiễm hay suy thoái: trong hai năm 2011-2012, khoảng 100.000 doanh nghiệp Việt Nam bị phá sản (chiếm một nửa số DN phá sản trong 20 năm qua). Năm ngoái, Việt Nam bị xếp vào số 10 quốc gia ô nhiễm không khí nhất thế giới. Năm nay, người ta lại được chứng kiến sự gia tăng đàn áp nhằm vào các blogger và những người bất đồng chính kiến. Việc tìm ra một báo cáo tích cực và, có lẽ, thiếu tính phê phán mà năm năm trước từng đầy rẫy nay đã trở nên khó khăn.
Tình trạng lo lắng tại các thành thị chắc chắn là đang gia tăng ở Việt Nam . Năm 2012, tâm trạng của người tiêu dùng là bi quan. Niềm tin của người tiêu dùng đã sụt giảm nhanh chóng từ những mức kỷ lúc trước năm 2008. Chỉ 2/3 cư dân thành thị được khảo sát cho rằng công việc của họ là an toàn và mọi người đang tiết kiệm với mức độ lớn hơn rất nhiều so với năm 2011.
Năm 2010, một cuộc thăm dò dư luận do AP-GfK tiến hành cho thấy 81% người dân cảm thấy VN đang đi đúng hướng, với 87% kỳ vọng nền kinh tế sẽ mạnh hơn trong 5 năm. Photo/Karl Grobl |
Đa số dân Việt Nam (khoảng 70%) vẫn đang sống ở nông thôn, nhu cầu và mối quan tâm của họ thường bị xem nhẹ, bởi người ta hướng sự chú ý đến những đổi thay nhanh chóng đang diễn ra ở các đô thị. TS Nguyễn Đỗ Anh Tuấn (Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn - IPSARD), một viện nghiên cứu trực thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT, đang tìm cách sử dụng kết quả của cuộc Điều tra Tiếp cận nguồn lực của hộ gia đình nông thôn ở Việt Nam (VARRHS) để đánh giá về xu hướng của nông thôn Việt Nam. Phần phân tích về hạnh phúc chỉ mới diễn ra và với sự dữ liệu hạn chế – cuộc điều tra chỉ phỏng vấn các chủ hộ gia đình – song với với câu trả lời từ hơn 2.700 hộ gia đình nông thôn từ 12 tỉnh thành ở Việt Nam, người ta đã thu được một số kết quả lý thú.
Kết quả cho thấy 52% người Việt Nam rất hoặc khá hài lòng với cuộc sống, trong khi 48% lại không nói như vậy. 7% khẳng định họ rất hài lòng và 6% nói họ không hài lòng chút nào. Những người khá giả thì dễ nói là họ hạnh phúc hơn người nghèo. Người kết hôn hạnh phúc hơn người độc thân, và người già hạnh phúc hơn người trẻ. Quả là dễ dự đoán. Những tỷ lệ này phù hợp với những nhóm hài lòng trên thế giới, và số nói rằng họ hạnh phúc có thể thậm chí còn cao hơn so với kết quả trong các cuộc điều tra (không tương đồng) ở nhiều nước phương Tây. Tuy nhiên, nhân tố đóng góp lớn nhất vào sự gia tăng của số rất hoặc khá hạnh phúc trong các hộ gia đình nông thôn Việt Nam lại là tư cách đảng viên Đảng CS.
Công trình của IPSARD xem ra phù hợp với kết quả điều tra của UNDP và Gallup . Chỉ số Hiệu quả chính quyền và hành chính công cấp tỉnh (Provincial Government and Public Administration Performance Index - PGPAPI) năm 2012 của UNDP cho thấy 78% những người trả lời đánh giá tình hình kinh tế của họ từ mức bình thường đến mức rất tốt (giảm nhẹ từ mức 83% năm 2011). Chỉ có 7% tin rằng tình hình kinh tế của họ sẽ xấu đi trong năm năm tới.
Tương tự, năm 2012, Chỉ số Toàn cầu về Hy vọng và Hạnh phúc (Global Barometer of Hope and Happiness) của Gallup đặt câu hỏi: “So với năm nay thì liệu năm tới đây sẽ là một năm kinh tế thịnh vượng, kinh tế khó khăn, hay không thay đổi?” Ở Việt Nam, 37% nói là thịnh vượng, 30% nói khó khăn, và 32% nói tình hình vẫn thế. Kết quả này làm nên tỷ lệ ròng 7% hy vọng vào nền kinh tế. Tỷ lệ này phù hợp với mức bình quân trên toàn thế giới. Song đây vẫn là một môi trường khá ảm đạm. Bồ Đào Nha, đất nước tiêu cực nhất, đạt chỉ số -85%. Điều quan trọng có lẽ là kết quả ở Việt Nam cách xa mức trung bình của khu vực Đông Á là +14%.
Vậy thì chúng ta có thể rút ra kết luận gì từ những kết quả điều tra này? Dữ liệu, như vẫn thường xuyên xẩy ra ở Việt Nam , là thiếu đầy đủ và độ tin cậy thì dễ thay đổi. Kết quả các cuộc điều tra không thể so sánh trực tiếp với nhau; sự thịnh vượng kinh tế không nhất thiết đồng nhất với hạnh phúc cá nhân. Nhìn chung, sự hài lòng về cuộc sống xem ra dẻo dai hơn ở Việt Nam so với mức độ mà các bản báo cáo vẫn thường gợi lên. Trí nhớ ngắn ngủi có thể khiến người ta bỏ qua những tiến bộ lớn về chất lượng cuộc sống của phần lớn người dân trong những năm gần đây. Dù vậy, người Việt Nam dường như vẫn kém hạnh phúc và lạc quan hơn so với trước kia.
William Taylor (wtaylor@asiafound.org) là quyền đại diện thường trú của The Asia Foundation ở Việt Nam. Quan điểm và ý kiến trình bày ở đây là của tác giả và không phải của The Asia Foundation.
No comments:
Post a Comment