Thursday, April 30, 2015

Nghệ sỹ Vượng Râu phải đóng Facebook sau khi lên tiếng về vụ đàn áp cuộc tuần hành bảo vệ cây xanh

Lê Anh Hùng



Nghệ sỹ hài Nguyễn Công Vượng, nghệ danh “Vượng Râu”, là một người khá nổi tiếng trong giới nghệ sỹ. 
Công chúng yêu thích anh không chỉ vì tài năng trên sân khấu, mà còn vì bản tính bộc trực, thẳng thắn ngoài đời của anh.
Ngày 27.4 vừa qua, trước vụ thảm sát cây xanh của chính quyền Tp Hà Nội khiến dư luận bức xúc và đặc biệt là vụ đàn áp đê hèn ngày 26.4 nhằm vào những người phụ nữ Việt Nam mặc áo dài khi họ tuần hành ôn hoà để phản đối việc làm trái pháp luật nói trên, nghệ sỹ Vượng Râu đã viết bài thể hiện thái độ và chính kiến của mình trên trang Facebook cá nhân.
Tuy nhiên, không lâu sau khi đăng bài viết, anh đã (buộc phải) đóng trang Facebook của mình – https://www.facebook.com/vuong.nguyencong.39948?fref=nf.

Chúng tôi hoan nghênh những nhân vật của công chúng như nghệ sỹ Vượng Râu thể hiện trách nhiệm công dân khi bày tỏ chính kiến của mình trước những vấn đề hệ trọng của xã hội và đất nước, và hy vọng ngày càng có thêm nhiều tấm gương như anh. Đồng thời, chúng tôi lên án những thế lực đen tối đã gây áp lực buộc nghệ sỹ Vượng Râu nói riêng và giới nghệ sỹ nói chung phải im lặng trước những vấn đề nhức nhối của nước nhà.
Bất luận thế nào, để xứng đáng là nhân vật của công chúng, người nghệ sỹ trước hết phải thực hiện tốt chức trách công dân của mình.
Lê Anh Hùng
-------------------
XEM THƯỜNG Ý DÂN HAY BỊT MIỆNG DÂN ĐỂ CHÌM XUỒNG VỤ CHẶT CÂY! 
Nghệ sĩ Vượng Râu | 27.4.2015

Mấy tuần qua, dân Thủ Đô chưa khỏi bàng hoàng và không ngừng đau xót về vụ chặt Cây "không giải thích" của chính quyền Hà Nội! Vậy nên vào những ngày chủ nhật hàng tuần, những người yêu Hà Nội nói chung và yêu cây xanh nói riêng không ai bảo ai tụ về khu vực Rốn rùa để đi bộ tuyên truyền về bảo vệ cây xanh gìn giữ môi trường Thủ Đô! 
Mọi việc sẽ thật đẹp đẽ và nhân văn nếu như nhà chức trách Hà Nội chỉ cần nhân dịp này đứng trước công luận nói một câu NHẬN LỖI và XIN LỖI NHÂN DÂN đưa ra lý do phù hợp! Nhưng tất cả là vô vọng dẫu cho Chính phủ đã có lệnh cần báo cáo việc chặt cây cụ thể!? Không hiểu nhà chức trách cố tình làm ngơ hay lại để chìm xuồng một cách có chủ ý! Vậy nên những trí thức, công nhân viên chức, sinh viên, thanh niên vẫn đều đặn cuối tuần tổ chức đi bộ gọi là Chủ Nhật Xanh! Hôm qua, ngày 26 tháng 4 những người tuần hành đã định dừng lại và sẽ không Tuần hành vì cây xanh nữa! Nhưng trước đó vài ngày một bạn admin của Facebook Vì Một Hà Nội Xanh đã bị những đối tượng "lạ" dùng vũ lực đánh cho vỡ đầu và gãy ngón tay!?
Dường như cây muộn lặng mà gió chẳng muốn ngừng nên Chủ nhật ngày 26 tháng 4, những người yêu Hà Nội yêu cây xanh đủ mọi tầng lớp đã đi diễu hành nhiều hơn!? 
Và thật tuyệt vời ngày 26.4 lại có rất nhiều những bạn trẻ và sinh viên tri thức nữ bận những chiếc áo dài đặc trưng của Phụ nữ Việt Nam! Họ đi diễu hành nhẹ nhàng như những cô gái Long Thành xưa cổ!
Nhưng lại một lần nữa nhà chức trách Hà Nội ứng xử với những tà áo dài hay nói đúng hơn là Nhân Dân một cách thô bạo và thiếu văn hoá, một loạt những thanh niên là an ninh mặc thường phục hay là dân phòng của quận Hoàn Kiếm đã túm tụm bắt bớ người vô tội vạ lên trên chiếc xe bus! Cái bùa bả của chính quyền Hà Nội và một số cơ quan chức trách là Thi Hành Công Vụ (nên người dân muốn chính kiến sẽ thành chống đối) để rồi họ phát ra những tiếng nói vu vạ gây rối trật tự, tắc nghẽn giao thông... 
Họ bất chấp luật bắt người không đúng luật và đưa về Long Biên, nhưng buổi chiều không thể có lý do giữ người nên họ đành thả!? 
Sự việc này vô hình chung nhà chức trách Hà Nội đã đang và sẽ tự nhóm lên ngọn lửa to hơn về việc Đi Bộ Bảo Vệ Cây Xanh! Có lẽ Ngày Chủ Nhật Xanh sẽ còn kéo dài! Và đây là bước ngoặt mở đầu cho Dân Chủ đúng nghĩa! 
Với bất cứ ai trên cương vị Lãnh Đạo muốn bình được Thiên Hạ bền lâu cần nhớ những câu nói của Cổ Nhân:

Chèo thuyền xưa cũng là dân
Lật thuyền xưa cũng là dân vạn đời
Cổ nhân đã dặn đôi lời
Chính quyền hậu thế nên thời lắng nghe
Đừng cùn dùng búa với đe
Hãy để việc đó mà đè ngoại xâm
Bọn Tàu thì cứ trân trân
Khom lưng khiếp sợ ôm cần câu rô
Với dân hỗn láo rõ to
Đàn áp vu vạ rõ trò tiểu nhân!
Chớ xem thường chữ Nhân Dân
Một khi đứng dậy thêm phần sóng to
Nhất thời quan phải liệu lo
Tại vị là phải làm cho dân giàu
Hoặc là văn hoá đứng đầu
Hoặc là cứ mặc nắng đầu mặc dân!
Nguồn: Tễu Blog

Saturday, April 25, 2015

Nhập siêu từ Trung Quốc tiếp tục tăng chóng mặt

Lê Anh Hùng



Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong 4 tháng đầu năm 2015, xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 4,9 tỷ USD, giảm 1,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, nhập khẩu từ Trung Quốc đạt 15,6 tỷ USD, tăng 26% so với cùng kỳ năm 2014.
Như vậy, giá trị nhập siêu từ Trung Quốc trong 4 tháng đầu năm là 10,7 tỷ USD, tăng 44,2% so với cùng kỳ năm ngoái – tốc độ gia tăng có thể nói là chóng mặt.

Xem ra, ngày Việt Nam trở thành "một bộ phận không thể chối cãi của nền kinh tế Trung Quốc" chẳng còn bao xa nữa.
CAFEF.vn | 25.4.2015 | Theo Tổng cục thống kê, riêng trong tháng 4, cả nước nhập siêu 600 triệu USD. Tính chung 4 tháng đầu năm 2015, cả nước nhập siêu khoảng 3 tỷ USD, bằng 6% kim ngạch xuất khẩu (cùng kỳ năm trước xuất siêu 2 tỷ USD).
Theo số liệu của Tổng cục thống kê, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 4 ước đạt 13,8 tỷ USD; tăng 3,4% so với tháng trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 4,2 tỷ USD, tăng 5,6%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 9,6 tỷ USD, tăng 2,5%.
So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 4/2015 tăng 6,6%, trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng 4,7%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) tăng 7,4%.
Tính chung 4 tháng đầu năm, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước đạt 50,1 tỷ USD, tăng 8,2% so với cùng kỳ năm 2014, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 15 tỷ USD, giảm 1%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 35,1 tỷ USD, tăng 12,6%.
Một số mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch tăng cao so với cùng kỳ năm trước: Điện tử, máy tính và linh kiện tăng 62,9%; sắn và sản phẩm từ sắn tăng 44,6%; hạt điều tăng 25,1%; giầy dép tăng 19,1%; điện thoại các loại và linh kiện tăng 13,9%.
Về thị trường hàng hóa xuất khẩu, Hoa Kỳ là đối tác xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm với 9,9 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm 2014. Tiếp đến là thị trường EU với 9,4 tỷ USD, tăng 10,6%; ASEAN đạt 6,2 tỷ USD, tăng 2,7%; Trung Quốc đạt 4,9 tỷ USD, giảm 1,2%; Nhật Bản đạt 4,5 tỷ USD, giảm 5,8%; Hàn Quốc đạt 2,5 tỷ USD tăng 20,3%.
Ở chiều ngược lại, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tháng 4/2015 ước đạt 14,4 tỷ USD, giảm 2,3% so với tháng trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 5,7 tỷ USD, giảm 1,8%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 8,7 tỷ USD, giảm 2,6%.
So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tháng 4 tăng 19,3%, trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng 6,2%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 29,7%.
Kết quả đạt được trong tháng 4 đã nâng tổng kim ngạch hàng hoá nhập khẩu 4 tháng đầu năm ước đạt 53,1 tỷ USD, tăng 19,9% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 20,7 tỷ USD, tăng 9,4%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 32,4 tỷ USD, tăng 27,8%.
Một số mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu tăng mạnh: Ô tô đạt 1,8 tỷ USD, tăng 96,4% (ô tô nguyên chiếc tăng 188,8%); máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác đạt 9,5 tỷ USD, tăng 44,4%; điện tử, máy tính và linh kiện đạt 7,5 tỷ USD, tăng 36,4%; điện thoại các loại và linh kiện đạt 3,5 tỷ USD, tăng 30,5%; thức ăn gia súc và nguyên phụ liệu đạt 1165 triệu USD, tăng 27,5%; sản phẩm chất dẻo đạt 1163 triệu USD, tăng 24,2%.
Về thị trường hàng hóa nhập khẩu 4 tháng đầu năm, Trung Quốc tiếp tục là thị trường lớn nhất với kim ngạch ước tính đạt 15,6 tỷ USD, tăng 26% so với cùng kỳ năm 2014; tiếp đến là Hàn Quốc đạt 9 tỷ USD, tăng 25%; ASEAN đạt 8 tỷ USD, tăng 12%; Nhật Bản đạt 5 tỷ USD, tăng 39,1%; EU đạt 3 tỷ USD, tăng 13,4%; Hoa Kỳ đạt 2,5 tỷ USD, tăng 18,3%.
Như vậy, riêng tháng 4, cả nước nhập siêu 600 triệu USD. Tính chung 4 tháng đầu năm 2015, cả nước nhập siêu khoảng 3 tỷ USD, bằng 6% kim ngạch xuất khẩu (cùng kỳ năm trước xuất siêu 2 tỷ USD). Trong đó khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 5,7 tỷ USD, cao hơn mức 3,8 tỷ USD của cùng kỳ năm 2014; khu vực có vốn đầu tư đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 2,7 tỷ USD, thấp hơn mức 5,8 tỷ USD của cùng kỳ năm trước.
Theo nhận định của Tổng cục thống kê, nguyên nhân của nhập siêu 4 tháng đầu năm chủ yếu do tăng trưởng xuất khẩu thấp do giá dầu thô giảm làm kim ngạch xuất khẩu dầu thô giảm 1 tỷ USD; xuất khẩu nhóm hàng nông sản giảm cả về lượng và giá trong khi nhập khẩu tăng mạnh, đặc biệt là nhóm máy móc thiết bị với kim ngạch tăng gần 3 tỷ USD.
Nguyệt Quế
Nguồn: CAFEF.vn

Thursday, April 23, 2015

YÊU CẦU GIẢI QUYẾT ĐƠN THƯ TỐ CÁO LÃNH ĐẠO NHÀ NƯỚC


Kính thưa quý vị!

Xin trân trọng gửi tới quý vị bài viết mới của tôi trên VOA “Trung tâm Nhiệt điện Vĩnh Tân và hiểm hoạ mất nước” – http://www.voatiengviet.com/content/trung-tam-nhiet-dien-vinh-tan-va-hiem-hoa-mat-nuoc/2726928.html(bài trên blog cá nhân của tôi ở đây: http://www.leanhhung.com/2015/04/trung-tam-nhiet-ien-vinh-tan-hiem-hoa_21.html). File đính kèm là bản MS Word của bài viết.
Đây là một trong rất nhiều bài viết của tôi trên các trang mạng uy tín trong và ngoài nước, đặc biệt là trên website Tiếng Việt của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA – tập hợp các bài viết trên VOA của tôi ở đây: http://www.voatiengviet.com/author/23311.html), để cho mọi người thấy rằng tác giả là một người có trí tuệ và thần kinh bình thường, đồng thời cung cấp dữ kiện khách quan cho đơn thư tố cáo của tôi rằng PTT Hoàng Trung Hải là Hán tặc cướp nước và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là Việt gian bán nước.
Đơn thư gần nhất của tôi đã được gửi qua đường bưu điện cho Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang vào ngày 16.9.2013, đồng thời gửi trực tiếp cho ĐBQH Dương Trung Quốc tại văn phòng của ông cùng ngày.


Tuy nhiên, đã hơn 1 năm rưỡi trôi qua nhưng tôi vẫn chưa hề nhận được văn bản trả lời của ĐBQH Dương Trung Quốc theo đúng quy định của pháp luật.
Kính mong quý vị chuyển bức thư này cho những người có trách nhiệm (Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban Bí thư, Đại biểu Quốc hội, thành viên Chính phủ, thành viên Mặt trận TQVN, Uỷ viên TW Đảng, sỹ quan quân đội, sỹ quan công an, nhân sỹ, trí thức và những người có tiếng nói trong xã hội…), đồng thời phổ biến rộng rãi bức thư, hầu mong tạo áp lực dư luận để ngăn chặn bàn tay tội ác của bè lũ cướp nước và bán nước Hoàng Trung Hải – Nguyễn Tấn Dũng.
Một lần nữa, tôi tha thiết kêu gọi các vị nhân sỹ, trí thức trong và ngoài nước hãy lên tiếng kiến nghị Đảng và Nhà nước Việt Nam phải làm rõ trắng đen vụ tố cáo của tôi, bởi vụ việc đã tràn lan quá mức trên mạng từ nhiều năm nay, sau 73 lần tố cáo qua mạng Internet từ năm 2008 đến nay.
Nếu tôi tố cáo đúng thì phải xử lý những người bị tố cáo, để trước hết là cứu đất nước khỏi âm mưu thôn tính của Trung Quốc và kế đến là mở ra lối thoát cho nước nhà khỏi cuộc khủng hoảng toàn diện về chính trị – kinh tế – xã hội hiện nay.
Nếu tôi tố cáo sai thì phải xử lý tôi về tội vu khống, bảo vệ uy tín và sự trong sạch cho những người đã bị tôi vu khống, để nhân dân khỏi hoang mang, nghi ngờ những người đã và đang chèo lài con thuyền đất nước, nắm giữ vận mệnh của cả một dân tộc với 90 triệu dân.
Nếu tôi bị tâm thần thì phải tiến hành giám định pháp y tâm thần độc lập để kết luận, chứ dứt khoát không được chà đạp lên pháp luật, sử dụng công an bắt cóc rồi cưỡng chế tôi vào trại tâm thần như hồi đầu năm 2013 để cho dư luận trong và ngoài nước, các tổ chức nhân quyền quốc tế và đặc biệt là Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ phải gay gắt lên án.
Xin trân trọng cám ơn quý vị!
Quảng Trị, ngày 23.4.2015
Lê Anh Hùng
------------------


  • Bức thư này đã được gửi ngày 23.4.2015 tới các địa chỉ địa chỉ dưới đây và được chuyển tiếp tới hàng ngàn địa chỉ email khác:
Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam <webmaster@qh.gov.vn>; Cổng Thông tin Điện tử Chính phủ <thucongdan@chinhphu.vn>; Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam    <mttqvn@mattran.org.vn>; Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao <webmaster@vks.gov.vn>; Toà án Nhân dân Tối cao <tatc@toaan.gov.vn>; Hộp thư Tố giác Tội phạm - Bộ Công An    <togiactoipham@canhsat.vn>; Đài Truyền Hình Việt Nam  <thoisuvtv@vtv.vn>; Đài Tiếng Nói Việt Nam <toasoan@vovnews.vn>; Báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam    <dangcongsan@cpv.org.vn>; Báo Nhân Dân <nhandandientu@nhandan.org.vn>; Báo Quân Đội Nhân Dân <dientubqd@gmail.com>; Báo Thanh Tra <thanhtradientu@thanhtra.com.vn>; Tạp chí Tuyên Giáo – Ban Tuyên giáo TW <tctg@tuyengiao.vn>; Ban Thi đua Khen thưởng Trung ương    <thiduakt@thiduakhenthuongvn.org.vn>; Cục Kinh tế - Bộ Quốc phòng <xttm@ckt.gov.vn>; Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam  <tttt@hoilhpn.org.vn>; Liên hiệp các Hội Khoa học & Kỹ thuật Việt Nam <thongtin@vusta.vn>; Hội Nông Dân Việt Nam <tonghophnd@gmail.com>; Hội Nhà báo Việt Nam <hnbvietnam@gmail.com>; Hội Nhà văn Việt Nam <vanvn.net@gmail.com>; Hội Sinh viên Việt Nam <hoisinhvien@hsvvn.vn>; Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam <vnf-unesco@fpt.vn>; Thành Đoàn Hà Nội  <hanoituoitre@gmail.com>; Ban Thư ký - Thông Tấn Xã Việt Nam    <btk@vnanet.vn>; Báo Bảo Vệ Pháp Luật - Viện KSND Tối cao <baovephapluat_vksndtc@yahoo.com>; Báo Công Lý - Toà án ND Tối cao    <baocongly@fpt.vn>; Báo Công An Nhân Dân  <candonline@gmail.com>; Báo An Ninh Thủ Đô <antdonline@anninhthudo.vn>; Báo Biên Phòng    <banthukybaobp@gmail.com>; Báo Đại Đoàn Kết <toasoan@baodaidoanket.com.vn>; Báo Cựu Chiến Binh Việt Nam    <ccbvietnamdientu@gmail.com>; Báo Hà Nội Mới <webmaster@hanoimoi.com.vn>; Báo Sài Gòn Giải Phóng <sggponline@sggp.org.vn>; Báo Tuổi Trẻ    <toasoan@tuoitre.com.vn>; Báo Tiền Phong <online@tienphong.vn>; Công Báo <info@congbao.vn>; Tạp chí Quản Lý Nhà Nước    <tcquanlynn@yahoo.com.vn>; Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp – Văn phòng QH <nclp@qh.gov.vn>; Tạp chí Truyền Hình - Đài THVN    <tapchith@vtv.org.vn>; Tạp chí Nhà Văn <tapchinhavanhnv@gmail.com>; Tạp chí Quốc phòng Toàn dân <quocphongtoandan@viettel.vn>; Báo Công An Đà Nẵng <baocadn@gmail.com>; Thời báo Kinh Tế Việt Nam <vneconomy.vn@gmail.com>; Thời báo Kinh Tế Sài Gòn  <sgt@thesaigontimes.vn>; Báo Công Thương <congthuongonline@gmail.com>; Báo Đầu Tư <baodautu.vn@gmail.com>; Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp <baodientu@dddn.com.vn>; Báo Đất Việt <datviet108@gmail.com>; Báo điện tử Vietnamnet    <tuanvietnam@vietnamnet.vn>; Báo điện tử VnExpress    <webmaster@VnExpress.net>; Báo điện tử Dân Trí <info@dantri.com.vn>; Báo Giao Thông Vận Tải <baogiaothong@fpt.vn>; Báo Giáo Dục & Thời Đại    <gdtddientu@gmail.com>; Báo Phụ Nữ Tp HCM <toasoan@baophunu.org.vn>; Báo Du Lịch <baodulichdientu@gmail.com>; Báo Kiến thức <tkts@kienthuc.net.vn>; Báo Kinh Tế Nông Thôn <hungktnt@gmail.com>; Báo Lao Động <toasoan@laodong.com.vn>; Báo Người Lao Động <online@nld.com.vn>; Báo Nông Nghiệp Việt Nam <baonnvn@hn.vnn.vn>; Báo Nông Thôn Ngày Nay <baodanviet@gmail.com>; Báo Pháp Luật Tp HCM  <baophapluat@phapluattp.vn>; Báo Sài Gòn Tiếp Thị <sgtt@sgtt.com.vn>; Báo Thể Thao & Văn Hoá <ttvhonline@thethaovanhoa.vn>; Báo Thế Giới & Việt Nam    <webmaster@tgvn.com.vn>; Báo Tin Tức <toasoantintuc@gmail.com>; Báo Văn Hoá    <baovanhoa@fpt.vn>; Báo Tài nguyên & Môi trường <baotainguyenmoitruong@gmail.com>; Báo Vietnamnews <vnnews@vnagency.com.vn>; Đài VOA <VOAbanlambao@gmail.com>; Báo Việt ngữ - Đài BBC    <vietnamese@bbc.co.uk>; Đài Á Châu Tự Do <vietweb@rfa.org>; Nhóm nữ nghị sỹ Việt Nam <nnsvn@qh.gov.vn>; Trang mạng Bauxite Vietnam <bauxitevn@gmail.com>; Blog Nguyễn Tường Thuỵ <tuongthuy52@gmail.com>; Thông Luận <info@ethongluan.org>; Blog Anh Ba Sàm <BTVBlogBaSam@gmail.com>; VANGANH.INFO <vanganh.contact@gmail.com>; Dân Làm Báo <lienlacdanlambao@gmail.com>; Blog Phạm Viết Đào <Hoanghtham9@gmail.com>; Radio Chân Trời Mới <lienlac@radiochantroimoi.com>; Chương trình Từ Cánh Đồng Mây <theheviet@verizon.net>; Đàn Chim Việt <bbt.danchimviet@gmail.com>; Báo Người Việt <news@nguoi-viet.com>; Việt Nam Thời Báo <hoi-nhabao-doclap@googlegroups.com>;  ĐBQH - nhà sử học Dương Trung Quốc <quocxuanay@yahoo.com>; Đại biểu QH Trần Hoàng Ngân <ngannh@ueh.edu.vn>; Đại biểu QH Trương Trọng Nghĩa <nghia.truong@ykvn-law.com>; GS Chu Hảo <haochu2008@gmail.com>; PGS.TS Hồ Uy Liêm <houyliem@vusta.vn>; TS Lê Đăng Doanh <ledangdoanh@gmail.com>; Ông Vũ Quốc Tuấn <tuanvuquoc@gmail.com>; nhà báo Trần Đăng Tuấn <trandangtuanvfc@yahoo.com>; Ông Nguyễn Trung <nguyentrungvt@gmail.com>, Ông Bùi Đức Lại <buiduclai@yahoo.com.vn>; Bà Phạm Chi Lan <phamchilan@gmail.com>; VDK LAW OFFICE <vdklawyer@rogers.com>; Nhà báo Tống Văn Công <vcongtong@gmail.com>, Thiếu tướng Lê Văn Cương <tuanla295@gmail.com>, GS Tương Lai <tnglai@gmail.com>; GS Đặng Vũ Minh <gsdangvuminh@yahoo.com.vn>; Diễn đàn Lý luận Phát triển <nguyenvikhai@gmail.com>

Monday, April 20, 2015

Trung tâm Nhiệt điện Vĩnh Tân: Hiểm hoạ mất nước

Lê Anh Hùng | VOA | 20.4.2015





Từ ô nhiễm môi trường…
Vụ việc người dân địa phương xung quanh Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2 tại xã Vĩnh Tân, Tuy Phong, Bình Thuận xuống đường phản đối nhà máy thải bụi than và xỉ vào môi trường gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, không chỉ trên đất liền mà cả một vùng biển rộng lớn, đã làm nóng dư luận suốt mấy hôm nay. Từ ngày 14–16.4, hàng ngàn người dân đã đổ ra quốc lộ 1A đoạn chạy qua đây, gây ách tắc giao thông Bắc – Nam kéo dài hàng chục km.
Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2 do Tập đoàn Điện khí Thượng Hải (Trung Quốc) thi công từ tháng 8.2010. Tổng mức đầu tư ban đầu của dự án là 19.162 tỷ VNĐ (sau điều chỉnh tăng lên tới 23.477 tỷ VNĐ), trong đó 85% là vốn tín dụng xuất khẩu ưu đãi dành cho người mua của Ngân hàng XNK Trung Quốc và ODA của Chính phủ Trung Quốc, còn lại 15% là vốn đối ứng của Tổng Cty Điện lực Việt Nam (EVN).
…đến đe doạ an ninh quốc gia
Vụ việc trên lại một lần nữa gióng lên hồi chuông báo động về tình trạng hầu hết các dự án hạ tầng trọng điểm quốc gia nói chung và các dự án nhiệt điện nói riêng suốt mấy năm qua đều rơi vào tay nhà thầu Trung Quốc. Ngành công nghiệp xi-măng, chẳng hạn, đang triển khai 24 dự án thì nhà thầu Trung Quốc làm tổng thầu EPC đến 23 dự án.
Ngành điện lực hiện có 20 dự án nhiệt điện đang triển khai thì đến 15 dự án do nhà thầu Trung Quốc làm tổng thầu EPC (Engineering – Procurement – Construction: nghĩa là nhà thầu làm tất cả các công đoạn, từ thiết kế, mua sắm đến xây dựng rồi bàn giao chìa khoá công trình cho chủ đầu tư – ở Việt Nam vẫn gọi là hình thức “chìa khoá trao tay”).
Trong các dự án do nhà thầu Trung Quốc thực hiện thì tình trạng chung là: chậm tiến độ hàng năm trời; công nghệ lạc hậu, tốn nhiên/nguyên liệu, hay hỏng hóc; ô nhiễm môi trường; đội giá công trình lớn; tỷ lệ nội địa hoá hầu như bằng không (nhà thầu Trung Quốc mang sang Việt Nam từ cái đinh ốc cho đến đội quân công nhân hùng hậu); phụ thuộc vào linh kiện và phụ tùng thay thế của Trung Quốc… Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2 là một trong số 15 dự án nói trên.
Một dự án hạ tầng trọng điểm quốc gia như Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2 rõ ràng là nhạy cảm về vấn đề an ninh – quốc phòng. Một khi mối quan hệ Việt Nam – Trung Quốc xẩy ra biến cố lớn thì với bản chất “thâm như Tàu” cố hữu, Trung Quốc hoàn toàn có thể vô hiệu hoá nhà máy nhiệt điện này.
Hiểm hoạ mang tên “Trung tâm Nhiệt điện Vĩnh Tân”
Trên thực tế, Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2 chỉ là 1 trong 4 nhà máy nhiệt điện thuộc Trung tâm Nhiệt điện Vĩnh Tân đang được xây dựng ở đây: Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 1 do Công ty Lưới điện Phương Nam (Trung Quốc), Cty Điện lực Quốc tế Trung Quốc và Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) làm chủ đầu tư theo hình thức BOT, với tổng vốn đầu tư khoảng 2 tỷ USD, công suất 1.200 MW; liên danh tổng thầu của dự án này là Cty GEDI và Cty DGEC thuộc Tập đoàn Xây dựng Năng lượng Trung Quốc. Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 3 do Cty Công trình điện quốc tế Harbin (Trung Quốc) thi công. Dự án Nhiệt điện Vĩnh Tân 4 do Tổ hợp Nhà thầu Tập đoàn Công nghiệp nặng Doosan (Hàn Quốc), Tập đoàn Mitsubishi (Nhật Bản), Cty Cổ phần Tập đoàn Thái Bình Dương và Cty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 2 (PECC 2) làm tổng thầu EPC.
Như vậy, trong 4 dự án nhà máy nhiệt điện tại Trung tâm Nhiệt điện Vĩnh Tân thì có đến 3 dự án rơi vào tay nhà thầu Trung Quốc. Nguy hiểm hơn, Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 1 lại do 2 Cty Trung Quốc làm chủ đầu tư theo hình thức BOT; còn nhà máy lớn nhất là Nhiệt điện Vĩnh Tân 3 thì do Cty Cổ phần Năng lượng Vĩnh Tân 3 làm chủ đầu tư theo hình thức BOT, mà Cty này gồm 3 cổ đông, trong đó cổ đông lớn nhất, chiếm 49% cổ phần, lại là Cty OneEnergy Ventures Ltd của Trung Quốc.
Trên hết, nhân vật chịu trách nhiệm cao nhất về trung tâm nhiệt điện lớn nhất cả nước này cũng là một người Trung Quốc nốt: đó là PTT gốc Tàu Hoàng Trung Hải, người khuynh loát ngành điện lực Việt Nam từ giữa những năm 90 của thế kỷ trước và hiện là Phó Thủ tướng phụ trách kinh tế ngành, trong đó có ngành điện lực.

 Một bằng chứng cho thấy cặp bài trùng Hoàng Trung Hải – Nguyễn Tấn Dũng đã
“dâng” cho TQ một vị trí hết sức hiểm yếu về ANQP ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ
“Người Trung Quốc làm gì cũng có tính toán” – lãnh tụ Trung Quốc Đặng Tiểu Bình từng thẳng thừng tuyên bố trước bàn dân thiên hạ như thế.
Tuy vậy, để biết được cái sự “tính toán” của người Tàu thâm hậu thế nào, và hiểm hoạ mang tên “Trung tâm Nhiệt điện Vĩnh Tân” lớn đến đâu, chúng ta còn cần xét thêm một dữ kiện quan trọng nữa: Vĩnh Tân có phải là một vị trí hiểm yếu về an ninh – quốc phòng hay không?

Vị trí của Trung tâm Nhiệt điện Vĩnh Tân trên bản đồ Google Map
Ngày 16.4 vừa qua, Dự án Bến cảng Tổng hợp Vĩnh Tân đã được khởi công xây dựng. Tổng mức đầu tư toàn dự án là hơn 2.292 tỷ VNĐ. Quy mô dự án giai đoạn 1 gồm 2 bến tổng hợp cho tàu đến 30.000DWT và 1 bến cho tàu đến 3000DWT. Dù không đến tham dự, nhưng PTT Hoàng Trung Hải cũng không quên gửi lẵng hoa chúc mừng lễ khởi công.
Một người dân ở Vĩnh Tân cho biết: “Vùng đất này chính là yết hầu của Nam Trung Bộ, nơi 'núi thò chân ra biển.' Quốc lộ 1A độc đạo đi qua với một bên là núi, một bên là biển. Gọi là yết hầu hay độc đạo bởi không còn con đường nào khác nối liền Nam Bắc ở vùng duyên hải này.”
Nằm ở vị trí giáp biển, bên cạnh quốc lộ 1A (đồng thời là tuyến độc đạo nối liền Nam – Bắc) và một hải cảng lớn, Trung tâm Nhiệt điện Vĩnh Tân rõ ràng là một khu vực xung yếu về an ninh – quốc phòng.
Với việc 3 trong số 4 nhà máy ở đây là do nhà thầu Trung Quốc làm tổng thầu EPC và 2/4 nhà máy do các Cty Trung Quốc làm chủ đầu tư theo hình thức BOT (Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao), tại Trung tâm Nhiệt điện Vĩnh Tân sẽ luôn có hàng nghìn người Trung Quốc túc trực trong hàng chục năm. Người Trung Quốc sẽ sinh cơ lập nghiệp, lập xóm lập phố ở đây.
Khi có sự biến, lực lượng nằm vùng này đủ sức làm tê liệt hoàn toàn Trung tâm Nhiệt điện, chia cắt giao thông Bắc – Nam, tạo điều kiện cho hải quân Trung Quốc từ Hải Nam và các căn cứ quân sự ở Trường Sa ồ ạt đổ bộ qua cảng Vĩnh Tân, khống chế hoàn toàn khu vực yết hầu của vùng duyên hải Nam Trung Bộ này.
Cùng lúc đó, lực lượng Trung Quốc nằm vùng trong dự án Bauxite Tây Nguyên và các dự án kinh tế trá hình dọc biên giới Việt Nam – Campuchia sẽ đánh xuống, phối hợp với lực lượng đổ bộ và đội quân nằm vùng ở Vĩnh Tân đánh lên để chia cắt Việt Nam từ Tây Nguyên xuống duyên hải Nam Trung Bộ. (Lưu ý thêm là quả bom nguyên tử mang tên “Bùn Đỏ” có thể được Trung Quốc cho phát nổ bất cứ lúc nào, sẵn sàng nhấn chìm cả vùng Đông Nam Bộ trong cơn lũ bùn đỏ.)
Lúc này, Việt Nam không chỉ bị chia cắt ở đây, mà còn bị chia cắt ở chân Đèo Ngang (nơi đặt “đại bản doanh” của căn cứ quân sự Trung Quốc mang tên Formosa Hà Tĩnh), ở Hải Vân (nơi có hai “dự án” với hàng trăm ha của người Hoa), ở Ninh Thuận (nơi có Dự án Điện Hạt nhân Ninh Thuận mà PTT gốc Tàu Hoàng Trung Hải là Trưởng ban Chỉ đạo Nhà nước), v.v.
Rõ ràng, Trung tâm Nhiệt điện Vĩnh Tân chính là một Formosa Hà Tĩnh khác ở vùng duyên Hải Nam Trung Bộ. Giống như ở Vũng Áng, Hải Vân, Ninh Thuận hay việc các Cty Trung Quốc thuê dài hạn hàng trăm ngàn ha rừng đầu nguồn, Trung tâm Nhiệt điện Vĩnh Tân cũng hoàn toàn do PTT gốc Tàu Hoàng Trung Hải “đạo diễn”, với sự tiếp tay và đồng loã của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Ai đó có thể lạc quan cho rằng trong thời đại ngày nay, Trung Quốc sẽ không dám mạo hiểm xâm lược Việt Nam, bởi điều đó ẩn chứa rất nhiều rủi ro.
Luận điểm này thiếu thuyết phục ở ít nhất 3 điểm: (i) Trong bối cảnh thế giới hiện nay, Nga vẫn cứ đưa quân sang Grudia, sang Krym hay Ucraina; (ii) Cho dù có thể phải gánh chịu nhiều rủi ro, tổn thất, nhưng nếu không bành trướng, xâm lược nước khác thì Trung Quốc không còn là chính mình nữa, như thể đã là bò cạp thì cứ phải cắn vậy; và (iii) binh pháp Trung Quốc vẫn quan niệm: “đánh mà thua là hạ sách, đánh mà thắng là trung sách, không đánh mà thắng mới là thượng sách”.
Hiện nay, ở Trường Sa, Trung Quốc đang hối hả bồi đắp các đảo đá, hình thành các căn cứ quân sự liên hoàn, tiến tới thôn tính quần đảo này và khống chế hoàn toàn Biển Đông, lối ra của dân tộc Việt trong thế kỷ 21; trên đất liền, Trung Quốc đang từng bước chiếm lĩnh những vị trí xung yếu về an ninh – quốc phòng (các doanh nghiệp từ Hồng Kông, Đài Loan – Trung Quốc đang thuê dài hạn (50 – 70 năm) trên 264.000 ha rừng đầu nguồn, mà 87% con số này là ở các tỉnh biên giới xung yếu), thiết lập các căn cứ quân sự trá hình sát biên giới Campuchia – Việt Nam và Lào – Việt, và trong khi Trung Quốc ngăn cấm làm đường gần biên giới thì Việt Nam lại mở toang cửa ngõ biên giới với Trung Quốc; trên địa hạt kinh tế, Trung Quốc đang giành chiến thắng ngoạn mục trong cuộc xâm lược kinh tế Việt Nam; trong hệ thống chính trị, việc PTT gốc Tàu Hoàng Trung Hải “làm mưa làm gió” suốt hơn 10 năm nay là một bằng chứng cho thấy bộ máy chóp bu ở Việt Nam đã bị Hoàng Trung Hải và Trung Nam Hải khống chế, thao túng. Các gọng kìm của chủ nghĩa Đại Hán đang dần siết chặt dải đất thân thương hình chữ S.
Rõ ràng là với Việt Nam, Trung Quốc đang nhắm đến kế thượng sách “không đánh mà thắng”, hoặc chí ít cũng là kế trung sách “đánh mà thắng”. Nếu vẫn cứ đà này, việc trở thành một Tây Tạng hay Tân Cương mới là kết cục không tránh khỏi cho dòng giống “con Lạc cháu Hồng”. Đất nước đang lâm nguy và tình thế đang ngày càng trở nên cấp bách./.
Bài liên quan:

Nguồn: VOA