Monday, August 26, 2013

THƯ KÊU CỨU GỬI BỘ TRƯỞNG CÔNG AN TRẦN ĐẠI QUANG VÀ ĐBQH DƯƠNG TRUNG QUỐC

Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------o0o-------

THƯ KÊU CỨU


Kính gửi:                    Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang
Đồng kính gửi:          Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc


Chúng tôi là (1) Lê Anh Hùng, sinh ngày 27/8/1973 tại Hà Tĩnh; HKTT: Tổ 2, Cụm 5, Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội; CMND số 012191640 do Công an Hà Nội cấp ngày 15/7/2004; và (2) Lê Thị Phương Anh, sinh ngày 11/11/1984; HKTT: Tổ 2, Cụm 5, Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội; CMND số 013720063 do Công an Hà Nội cấp ngày 9/7/2004. Hai vợ chồng chúng tôi hiện đang tạm trú tại Khu phố 7 – Phường 5 – Đông Hà – Quảng Trị.
Chúng tôi xin trình bày với ông một việc như sau:
Từ ngày 21/4/2008 đến nay, chúng tôi đã gửi đơn thư tố cáo các ông Nguyễn Tấn Dũng, Hoàng Trung Hải và Nông Đức Mạnh qua mạng Internet 72 lần. Ngày 19/6/2006, ĐBQH Dương Trung Quốc đã trực tiếp chuyển đơn thư của chúng tôi cho ông Chủ tịch Quốc hội. Ngày 18/7/2013, ĐBQH Dương Trung Quốc chuyển cho tôi (Lê Anh Hùng) một văn bản bị cắt đầu cắt đuôi mà ông cho biết là “công văn của Bộ Công an trả lời Quốc hội” về vụ việc tố cáo của chúng tôi. Đây rõ ràng là một sự chà đạp lên pháp luật, như tôi đã phân tích trong bài “Bộ Công an đã trả lời Quốc hội về đơn thư tố cáo của Lê Anh Hùng như thế nào”mà tôi đã gửi đến các cơ quan chức năng qua mạng Internet cũng như công bố rộng rãi trên mạng.

Suốt hơn 5 năm nay, chúng tôi luôn sống trong tình cảnh bị đe doạ, khủng bố, triệt đường sống, bắt cóc, hành hung, hãm hiếp, tiêm thuốc độc cho mất trí nhớ (trước đây vợ tôi do quá sợ hãi nên không dám lên tiếng)… mà chúng tôi đã nhiều lần kêu cứu. Nhưng tất cả đều rơi vào sự im lặng đáng sợ và khó hiểu.

Sau khi ĐBQH Dương Trung Quốc chuyển cho tôi (Lê Anh Hùng) “công văn trả lời Quốc hội” của Bộ Công an, chúng tôi vẫn tiếp tục bị đe doạ và khủng bố hàng ngày. Xin đơn cử, ngày 23/8 vừa qua, lúc khoảng 17h30, khi tôi (Lê Thị Phương Anh) đi mua cháo dinh dưỡng cho con trên đường Tôn Thất Thuyết thì bị 2 kẻ mặc đồng phục công an tông đi xe máy vào xe máy của tôi. Chúng ép xe vào phía tôi rồi húc vào cánh tay trái của tôi, tôi đau quá ôm cánh tay lại thì chúng lấy khúc gì đó đánh vào đầu tôi rồi phóng xe chạy đi. Lúc tôi về tới nhà thì tôi không thấy đau trên đầu mà chỉ thấy sưng ở cổ cánh tay trái, nên tôi không để ý lắm. Mãi đến khi tôi đi gọi đầu thì thấy nước có màu hồng đậm. Tôi vội lau khô và sau đó tôi thấy đau đầu quá. Tôi vội gọi chồng tôi kiểm tra trên đầu tôi xem có sao không mà tôi thấy đau quá. Chồng tôi kiểm tra thì thấy đầu tôi có mấy vết máu (xem ảnh chụp kèm theo).

Bằng bức thư kêu cứu này, chúng tôi một lần nữa khẳng định đơn thư tố cáo của mình đối với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, PTT Hoàng Trung Hải (một người Hán khai man lý lịch hòng chui sâu leo cao phá hoại đã bị các vị lão thành cách mạng tố cáo từ lâu) và nguyên TBT Nông Đức Mạnh, đồng thời đề nghị các cơ quan chức năng, đặc biệt là Bộ Công an, phải có biện pháp bảo vệ an toàn về tính mạng, thân thể và tinh thần cho chúng tôi theo đúng quy định của Luật Tố cáo hiện hành.
Xin trân trọng cám ơn quý ông!
Quảng Trị, ngày 26/8/2013
NGƯỜI KÊU CỨU



Lê Anh Hùng
Mobile: 01243210177; Blog: leanhhungblog.blogspot.com; Email: lehunglpa@gmail.com; Facebook: facebook.com/lehunglpa


Lê Thị Phương AnhMobile: 01248241919; facebook.com/phuonganh.lethi.16


Lê Thị Phương Anh bị đánh vào đầu chiều tối ngày 23/8/2013 (ảnh chụp sau khi đã gội đầu).


Một trong những tên thường bám theo tôi (Lê Thị Phương Anh) hàng ngày để khủng bố (ảnh chụp vào chiều tối ngày 22/7/2013, khi hắn mò vào tận nơi chúng tôi đang ở để vờ hỏi nhà).




Bức thư này đã được gửi vào ngày 26.8.2013 tới các địa chỉ sau:

Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam <webmaster@qh.gov.vn>; Cổng Thông tin Điện tử Chính phủ <thucongdan@chinhphu.vn>; Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam    <mttqvn@mattran.org.vn>; Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao <htqt@vks.gov.vn>; Toà án Nhân dân Tối cao <tatc@toaan.gov.vn>; Hộp thư Tố giác Tội phạm - Bộ Công An    <togiactoipham@canhsat.vn>; Đài Truyền Hình Việt Nam  <thoisuvtv@vtv.vn>; Đài Tiếng Nói Việt Nam <toasoan@vovnews.vn>; Báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam    <dangcongsan@cpv.org.vn>; Báo Nhân Dân <nhandandientu@nhandan.org.vn>; Báo Quân Đội Nhân Dân <dientubqd@gmail.com>; Báo Thanh Tra <thanhtradientu@thanhtra.com.vn>; Tạp chí Tuyên Giáo – Ban Tuyên giáo TW <tctg@tuyengiao.vn>; Ban Thi đua Khen thưởng Trung ương    <thiduakt@thiduakhenthuongvn.org.vn>; Cục Kinh tế - Bộ Quốc phòng <xttm@ckt.gov.vn>; Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam  <tttt@hoilhpn.org.vn>; Liên hiệp các Hội Khoa học & Kỹ thuật Việt Nam <thongtin@vusta.vn>; Hội Nông Dân Việt Nam <tonghophnd@gmail.com>; Hội Nhà báo Việt Nam <hnbvietnam@gmail.com>; Hội Nhà văn Việt Nam <vanvn.net@gmail.com>; Hội Sinh viên Việt Nam <hoisinhvien@hsvvn.vn>; Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam <vnf-unesco@fpt.vn>; Thành Đoàn Hà Nội  <hanoituoitre@gmail.com>; Ban Thư ký - Thông Tấn Xã Việt Nam    <btk@vnanet.vn>; Báo Bảo Vệ Pháp Luật - Viện KSND Tối cao <baovephapluat_vksndtc@yahoo.com>; Báo Công Lý - Toà án ND Tối cao    <baocongly@fpt.vn>; Báo Công An Nhân Dân  <candonline@gmail.com>; Báo An Ninh Thủ Đô <antdonline@anninhthudo.vn>; Báo Biên Phòng    <banthukybaobp@gmail.com>; Báo Đại Đoàn Kết <toasoan@baodaidoanket.com.vn>; Báo Cựu Chiến Binh Việt Nam    <ccbvietnamdientu@gmail.com>; Báo Hà Nội Mới <webmaster@hanoimoi.com.vn>; Báo Sài Gòn Giải Phóng <sggponline@sggp.org.vn>; Báo Tuổi Trẻ    <toasoan@tuoitre.com.vn>; Báo Tiền Phong <online@tienphong.vn>; Công Báo <info@congbao.vn>; Tạp chí Quản Lý Nhà Nước    <tcquanlynn@yahoo.com.vn>; Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp – Văn phòng QH <nclp@qh.gov.vn>; Tạp chí Truyền Hình - Đài THVN    <tapchith@vtv.org.vn>; Tạp chí Nhà Văn <tapchinhavanhnv@gmail.com>; Tạp chí Quốc phòng Toàn dân <quocphongtoandan@viettel.vn>; Tạp chí Thế Giới Phụ Nữ    <admin@thegioiphunu-pnvn.com.vn>; Thời báo Kinh Tế Việt Nam <vneconomy.vn@gmail.com>; Thời báo Kinh Tế Sài Gòn  <sgt@thesaigontimes.vn>; Báo Công Thương <congthuongonline@gmail.com>; Báo Đầu Tư <baodautu.vn@gmail.com>; Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp <baodientu@dddn.com.vn>; Báo Đất Việt <datviet108@gmail.com>; Báo điện tử Vietnamnet    <tuanvietnam@vietnamnet.vn>; Báo điện tử VnExpress    <webmaster@VnExpress.net>; Báo điện tử Dân Trí <info@dantri.com.vn>; Báo Giao Thông Vận Tải <baogiaothong@fpt.vn>; Báo Giáo Dục & Thời Đại    <gdtddientu@gmail.com>; Báo Phụ Nữ Tp HCM <toasoan@baophunu.org.vn>; Báo Du Lịch <baodulichdientu@gmail.com>; Báo Khoa Học & Đời Sống <tkts@bee.net.vn>; Báo Kinh Tế Nông Thôn <hungktnt@gmail.com>; Báo Lao Động <toasoan@laodong.com.vn>; Báo Người Lao Động <online@nld.com.vn>; Báo Nông Nghiệp Việt Nam <baonnvn@hn.vnn.vn>; Báo Nông Thôn Ngày Nay <baodanviet@gmail.com>; Báo Pháp Luật Tp HCM  <baophapluat@phapluattp.vn>; Báo Sài Gòn Tiếp Thị <sgtt@sgtt.com.vn>; Báo Thể Thao & Văn Hoá <ttvhonline@thethaovanhoa.vn>; Báo Thế Giới & Việt Nam    <webmaster@tgvn.com.vn>; Báo Tin Tức <toasoantintuc@gmail.com>; Báo Văn Hoá    <baovanhoa@fpt.vn>; Báo Tài nguyên & Môi trường <baotainguyenmoitruong@gmail.com>; Báo Vietnamnews <vnnews@vnagency.com.vn>; Đài VOA <VOAbanlambao@gmail.com>; Báo Việt ngữ - Đài BBC    <vietnamese@bbc.co.uk>; Đài Á Châu Tự Do <vietweb@rfa.org>; Nhóm nữ nghị sỹ Việt Nam <nnsvn@qh.gov.vn>; Trang mạng Bauxite Vietnam <bauxitevn@gmail.com>; Blog Nguyễn Tường Thuỵ <tuongthuy52@gmail.com>; blog Nguyễn Xuân Diện <lamkhanghn@yahoo.com.vn>; Blog Phạm Viết Đào <Thuykhue40@gmail.com>; Thông Luận <info@ethongluan.org>; Blog Anh Ba Sàm <basamvietnam@gmail.com>; VANGANH.INFO <vanganh.contact@gmail.com>; Dân Làm Báo <lienlacdanlambao@gmail.com>; Radio Chân Trời Mới <lienlac@radiochantroimoi.com>; Chương trình Từ Cánh Đồng Mây <theheviet@verizon.net>; Đàn Chim Việt <bbt.danchimviet@gmail.com>; Quan Làm Báo <vualambao@gmail.com>; Báo Người Việt <news@nguoi-viet.com>; ĐBQH - nhà sử học Dương Trung Quốc <quocxuanay@yahoo.com>; Đại biểu QH Trần Hoàng Ngân <ngannh@ueh.edu.vn>; Đại biểu QH Trương Trọng Nghĩa <nghia.truong@ykvn-law.com>; GS Chu Hảo <haochu2008@gmail.com>; PGS.TS Hồ Uy Liêm <houyliem@vusta.vn>; TS Lê Đăng Doanh <ledangdoanh@gmail.com>; Ông Vũ Quốc Tuấn <tuanvuquoc@gmail.com>; nhà báo Trần Đăng Tuấn <trandangtuanvfc@yahoo.com>; Ông Nguyễn Trung <nguyentrungvt@gmail.com>, Ông Bùi Đức Lại <buiduclai@yahoo.com.vn>; Bà Phạm Chi Lan <phamchilan@gmail.com>; VDK LAW OFFICE <vdklawyer@rogers.com>; Nhà báo Tống Văn Công <vcongtong@gmail.com>, Thiếu tướng Lê Văn Cương <tuanla295@gmail.com>, GS Tương Lai <tnglai@gmail.com>; nhà văn Phạm Đình Trọng <phamdinhtrong2006@yahoo.com.vn>; GS Đặng Vũ Minh <gsdangvuminh@yahoo.com.vn>

Sunday, August 25, 2013

Nạn buôn bán phụ nữ Việt Nam ở Anh: Bài trừ những vụ buôn bán phụ nữ thực sự đòi hỏi phải điều tra thấu đáo

Hoạt động buôn bán phụ nữ vào Anh làm nô lệ tình dục là một vấn đề nghiêm trọng. Song nó không cần phải thổi phồng một cách bất cẩn như trong những báo cáo gần đây. Khám phá những vụ cưỡng bức lao động thực sự đòi hỏi phải thu thập thông tin cẩn thận, TS Brooke Magnanti lập luận.

Viên chức cửa khẩu được đào tạo tốt hơn để “phát hiện” và hỗ trợ nạn nhân buôn người để bán dâm
hay lao động nô lệ, một báo cáo cho hay. Photo: ALAMY
(Brooke Magnantisinh ngày 5.11.1975, là một nhà khoa học nghiên cứu, blogger, nhà văn, người mà cho đến khi danh tính bị tiết lộ tháng 11.2009 vẫn được biết đến dưới bút danh Belle de Jour. Khi hoàn thiện các đề tài nghiên cứu học vị tiến sỹ của mình, giữa hai năm 2003 và 2004, Magnanti đã kiếm thêm thu nhập bằng cách làm gái gọi ở London. N.D.)


Các bạn phụ nữ hãy cẩn thận. Mỗi khi tìm tới dịch vụ làm móng, bạn có thể đang góp phần vào tình trạng nô lệ hiện đại đấy.
Bạn không tin ư?
Ngay tuần này thôi một câu chuyện vẫn đang liên tục nêu lên giả thuyết này.
Độc giả của những The Times, The Guardian, The Sun được sống với chính nỗi sợ đó trong tuần này, với những câu chuyện khẳng định rằng những cửa hiệu làm móng nhan nhản hiện nay trên những tuyến phố chính đích thực là vỏ bọc của nạn buôn người. Và các bài báo thậm chí còn tiếp tục khẳng định rằng khi những người phụ nữ bên trong (với số lượng ước tính 100.000 người) không sơn móng, họ bị ép buộc lao động tình dục sau giờ nghỉ.
Những yếu tố đáng sợ là có thật. Song các số liệu thống kê trong các bài viết lại thiếu hợp lý. Nếu thực sự có đến 100.000 thợ làm móng ở Anh, tức 0,16% – hay 16 trên 10.000 người ở đây – là thợ làm móng người Việt. Tôi không biết gì về bạn, song đây xem ra là chuyện nhiều người làm một công việc thực sự đặc thù đến từ một quốc gia rất đặc thù.
Vì ở đây rất có thể có nhiều người nhập cư không được ghi nhận – song tất cả các bài viết lại trộn lẫn chuyện này với “buôn lậu”, vốn là một điều thực sự rất khác biệt.
Đi xa hơn, với số liệu thống kê cho biết số người Việt Nam ở Anh là 29.000, điều này hàm ý rằng cứ mỗi một người Việt Nam hợp pháp thì lại có hai người khác ở đây là thợ làm móng bị buôn bán.
Điều đó có thể đúng, chắc chắn vậy. Liệu nó thể vượt qua vòng kiểm soát được không? Không có cách nào cả.
Nói về điều không vượt qua vòng kiểm soát: vậy lời khẳng định rằng những phụ nữ bị buôn bán đang làm việc ở cửa hiệu làm móng vào ban ngày và lao động tình dục vào ban đêm thì sao? Quả là những lời khẳng định khá gây chú ý. Vả lại, nếu thực sự có 100.000 phụ nữ Việt Nam vừa sơn móng vừa lao động tình dục, và “nhiều trong số họ là trẻ em”, điều đó có nghĩa là họ thực sự vượt quá tổng số công nhân tình dục ở Anh, ước tính chỉ khoảng 80.000 người. Ngay cả khi, chẳng hạn, đó thực sự là 1% thôi thì 1.000 người như vậy thế nào cũng bị phát hiện. Vậy mà rõ ràng đến nay họ vẫn chưa bị phát hiện?
Đây là một ý nghĩ. Vì sự lo lắng cho số phận của những công nhân tình dục bị buôn bán nên việc thuê một người sẽ là có tội, bất kể lúc ấy bạn có biết người đó bị buôn bán hay không. Ý tưởng thật tuyệt vời. Vậy chúng ta cũng sẽ phát động một chiến dịch hình sự hoá việc làm móng của mình chứ? Chúng ta có thể gọi chiến dịch đó là “Chấm dứt Nhu cầu”. Vâng, điều đó sẽ chấm dứt vấn đề tai quái này ngay tại chỗ. Hoặc là không.
Bây giờ thì vì một số con số thực và bằng chứng thực: theo chính tài liệu được đề cập đến trong các bài viết nói trên, số nạn nhân được nhận diện ở Anh năm 2009 là 190. Con số này bao gồm các báo cáo được lập bởi cảnh sát, các tổ chức phi chính phủ (NGO) và các cơ quan khác. Ở đây có đủ các quốc tịch khác nhau và tất cả các loại lao động, chứ không chỉ là bóc lột tình dục. Một tài liệu lại khẳng định số vụ được xác nhận gấp 800 lần như thế. Một phát ngôn văng miệng mà không kèm theo bằng chứng, nhưng nếu vậy thì con số đó là 152.000 người. Và hai phần ba số đó là thợ làm móng người Việt. Thật khó mà tin nổi.
Theo tờ The Times, từ năm 2008, cảnh sát đã tập kích khoảng 100 cửa hiệu làm móng và phạt các chủ nhân gần 700.000 bảng vì tuyển dụng khoảng 150 người nhập cư trái phép. 150 là con số ít hơn rất nhiều so với con số hàng ngàn trên kia – ấy là chưa kể đến những những người làm thuê bất hợp pháp và những người bị buôn bán không phải là một. Trong thực tế, chưa có một con số nào được công bố về số vụ buôn người mà các cuộc tập kích này đã khám phá thành công. Chúng ta chỉ có thể kết luận rằng điều đó là vì có lẽ không có trường hợp nào cả.
Vậy thì 100.000 thợ làm móng người Việt kia đến từ đâu? Những “người trong nghề” được cho là đã đưa ra lời khẳng định trên, hãy ra mặt xem. Hoặc thay vì thế, đừng lộ diện. Việc họ thực sự là ai không được tiết lộ. Thay vì thế, các vị dân biểu được dẫn lời trên tờ The Times lại phát biểu rằng “quy mô là rất lớn”, mà không đưa ra bất kỳ bằng chứng chắc chắn nào để chứng minh điều đó.
Tất nhiên, trước thông lệ báo cáo bất cẩn của nhiều báo cáo về nạn buôn bán tình dục, không một điều gì ở đây khiến tôi phải ngạc nhiên cả. Báo cáo Big Brothel từ năm 2008 chẳng hạn hẳn sẽ xếp tôi như một người Đông Âu bị buôn bán, vì là một công nhân tình dục nước ngoài với một cái tên Italia.
Một vài vụ buôn người nổi trội từ Việt Namđã bị phát hiện, nạn nhân làm việc trong các trang trại trồng cần sa. Trong thực tế, Trung tâm Bảo vệ trẻ em bị bóc lột (CEOP) của chính phủ cho biết rằng gần 300 trẻ em như thế mỗi năm bị những kẻ buôn người đưa vào Anh, và rằng họ là nhóm dưới tuổi vị thành niên bị buôn bán lớn nhất.
Đối với tôi, nỗi kinh sợ về nạn buôn người dưới gần như mọi vẻ ngoài của nó mang âm hưởng như nỗi sợ hãi của những người di cư. Vội vàng đưa ra những con số hoàn toàn không thể tin nổi, nêu lên một mối quan ngại thời thượng nào đó – gắn nó với Đại hội Thể thao Olympics, với các cửa hiệu làm móng, bất kể thứ gì – rồi theo dõi thông tin ngồn ngộn trên các cột báo.
Liệu buôn người có phải là một vấn đề ở Anh hay không? Đúng thế. Dĩ nhiên là vậy. Song nó là vấn đề nhỏ hơn rất nhiều so với những gì những câu chuyện đó vẫn nói: đây không phải là một sự xoá bỏ trách nhiệm. Điều này có nghĩa nó không phải là bóng ma hay dễ tìm. Loại trừ những vụ cưỡng bức lao động đích thực đòi hỏi phải thu thập thông tin cẩn thận, điều tra thấu đáo, và xử lý tinh tế những người tình nghi là bị buôn bán.
Thổi phồng mức độ của vấn đề là hoàn toàn trái với những gì mà chung ta cần làm. Nếu bạn muốn tìm một cây kim trong đống cỏ khô thì đừng nên bắt đầu bằng cách nói với mọi người là chỗ nào cũng có kim cả.

Friday, August 23, 2013

Mối quan hệ lệch lạc của Việt Nam với Internet

Bất chấp những nỗ lực liên tục hòng bóp nghẹt bất đồng chính kiến trên mạng, Việt Nam vẫn sẵn sàng ban hành Nghị định 72 vào ngày 1.9 tới đây.

Helen Clark | 21.8.2013 |
Người dịch: Lê Anh Hùng


Khoảng 1 năm đã trôi qua kể từ khi Việt Nam bắt đầu làm cái gì đó để duy trì danh hiệu “Kẻ thù của Internet” mà họ chia sẻ với 8 quốc gia khác, gồm cả Uzbekistan, Iran và Trung Quốc. Mặc dù đến thời điểm này của năm 2013, Việt Nam đã tống giam nhiều blogger hơn con số của cả năm 2012, song họ vẫn đang cân nhắc lại bản dự thảo nghị định phi thực tế mà dư luận khắp nơi đã chế nhạo vào năm ngoái.
Bản Nghị định 72 soạn lại, bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 1.9 tới đây, đã gây ra tranh cãi bởi cơ bản nó là cấm mọi người đăng các đường link dẫn tin, hay một phần của các bản tin, trên các trạng mạng xã hội như Facebook hay Zing Me, một trang mạng cũng phổ biến như Facebook và do Việt Nam tạo ra.
Những trang mạng ủng hộ dân chủ hoặc những trang chuyên đưa tin về tôn giáo, chính trị hay nhân quyền từ lâu đã bị ngăn chặn. Năm 2010, Facebook đã bị chặn. Một bản dự thảo quy định bị rò rỉ, yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) ngăn chặn trang kết nối cộng đồng này, đã lan truyền ở thời điểm đó. Dự thảo quy định đó được cho là xuất phát từ chính phủ, nhưng sự chính xác thì chưa được khẳng định. Tuy nhiên, việc truy cập Facebook nhanh chóng trở nên khó khăn.
Việc thiếu chỉ thị rõ ràng từ chính phủ và mức độ ngăn chặn thấp khiến mọi người đơn giản là xoay xở với những thiết lập DNS và cho rằng việc ngăn chặn là do lỗi kỹ thuật, không phải là ý chí chính trị. Không ai coi chuyện đó là nghiêm trọng và trang mạng xã hội này thậm chí còn quảng cáo tuyển dụng nhân sự ở Việt Namngay cả khi tình trạng ngăn chặn đang diễn ra khắp nơi.
Giáo sư Carl Thayer (Học viện Quốc phòng Australia, Canberra) nhận xét rằng năm 2009 đã chứng kiến sự tổ chức của những nhóm khác biệt – Công giáo, các phái chống Trung Quốc, các nhà hoạt động môi trường và các nhà hoạt động dân chủ – bằng cách sử dụng Facebook làm nơi tập hợp để cộng hưởng sự phản đối của họ trước dự án khai thác bauxite do Trung Quốc quản lý ở Tây Nguyên, một khu vực nhạy cảm về sinh thái và chính trị.
Tuy nhiên, Nghị định 72 cũng có điều gì đó tương đồng với một quy định về blog trước đấy, vốn đòi hỏi người dân phải hướng vào các chủ đề cá nhân chứ không phải chính trị. Khi Internet cất cánh vào đầu và giữa thập niên 2000, tiện ích Yahoo! Chat và nền tảng blog Yahoo! 360 của nó trở nên rất phổ biến. Đến cuối năm 2008, số lượng blogger đã lên đến hàng triệu. Phần lớn người viết tuân theo chỉ thị của chính phủ, mặc dù vẫn có những scandal liên quan đến những blogger về tình dục. Các blog Yahoo! cũng trở nên hữu ích như một nguồn tin tức và thông tin thay thế trong bối cảnh nhà nước kiểm soát các phương tiện truyền thông và ngăn chặn các trang mạng liên quan đến chính trị, nhân quyền hay tôn giáo.
Cuối năm 2008, các quy định mới về viết blog đã giới hạn việc viết lách vào các chủ đề cá nhân. Giống như trong Nghị định 72, việc đăng các đường link dẫn đến các trang mạng đã bị cấm cũng không được phép. Quy định này chỉ nhằm vào những blog có máy chủ ở Việt Nam.
“Chúng tôi đã ban hành thông tư nhằm tạo ra khuôn khổ pháp lý để hướng dẫn các blogger về những gì họ có thể và không thể làm”, Thứ trưởng Bộ Thông tin – Truyền thông Đỗ Quý Doãn phát biểu với dpa thời điểm đó. Trong thực tế, chính phủ đã tiếp cận Yahoo! và Google để tìm kiếm sự hỗ trợ.
Bất chấp những ồn ỹ vào thời điểm ra đời, quy định trên đã không đem lại nhiều kết quả, đặc biệt là vì nó được thiết kế chủ yếu như một “văn bản hướng dẫn”, theo lời ông Đỗ Quý Doãn nói, và do vậy với hiệu lực pháp lý hạn chế.
Năm 2010, một phần của một quy định khác lại nhằm vào các nhà cung cấp dịch vụ Internet và các quán cà phê Internet. Một điểm của quy định yêu cầu tất cả các máy tính công cộng – những máy tính ở các quán cà phê Internet vốn nổi tiếng với các game thủ tuổi teen hay ở các sảnh khách sạn – phải cài đặt Green Dam, một chương trình phần mềm theo dõi việc sử dụng Internet.
Cho dù có thể không thân thiện với ý tưởng tự do Internet, song đây vẫn là một cách tiếp cận thiếu hệ thống, không hiệu quả và nhanh chóng thất bại. Những người sở hữu quán cà phê Internet, thứ mà người ta có thể tìm thấy ngay cả ở những thị trấn xa xôi hẻo lánh và chủ yếu được các cậu bé game thủ sử dụng, từ lâu đã đòi kiểm tra nhân thân và gia đình của người sử dụng trước khi cho họ vào quán.
Tuy nhiên, Nghị định 72 còn đi xa hơn thế, đòi hỏi những người sử dụng truyền thông xã hội không được đăng bất kỳ link tin tức nào, thậm chí những link dẫn đến các bài viết của truyền thông nhà nước.
Chính phủ đã nêu quan điểm rằng nghị định mới này không nhằm hạn chế tự do ngôn luận mà đúng hơn là nhằm bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Trong khi các trang mạng và blog tin tức đăng lại nhiều bài tin tức mà không dẫn nguồn và đạo văn có thể là một vấn đề ở Việt Nam thì những người sử dụng Facebook vẫn không phải là đối tượng khả nghi hay vấn đề chính. Trang Báo Mới là một trong những trang tin tổng hợp lớn ở Việt Namvà nó không phải là một diễn đàn truyền thông xã hội.
Những kẻ phớt lờ quy định pháp luật mới có thể dễ bị phạt tiền nhiều hơn là truy cứu trách nhiệm hình sự. Các blogger vẫn bị cáo buộc theo Điều 88 của Bộ Luật Hình sự thường xuyên hơn; đây là điều liên quan đến hành vi “tuyên truyền chống phá nhà nước” và có thể bị xử tù từ 3 đến 12 năm. Một số người cho rằng, việc truy tố những người chia sẻ link hay đăng lại từ các trang tin sẽ khiến cho hệ thống toà án và nhà tù rơi vào tình trạng căng thẳng, còn việc phạt tiền thì dễ thực hiện hơn.
Việt Nam, một nước dường như thường theo bước chính sách an ninh của Trung Quốc, chỉ thua Trung Quốc về số người bất đồng chính kiến mà họ bắt giữ — 40 người cho đến thời điểm này của năm 2013 (theo tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch).
Chính phủ Việt Nam có thể là một “Kẻ thù của Internet” như “danh hiệu” mà tổ chức Phóng viên Không biên giới (RSF) “phong tặng”, song người dân lại hào hứng với thứ tiện ích này, với hơn 1/3 trong tổng số trên 90 triệu dân sử dụng Internet. Nếu thiếu sự hỗ trợ của chính phủ về hạ tầng cho sự phát triển như thế thì điều đó có thể chưa bao giờ xẩy ra. Hội nhập trong “kỷ nguyên tri thức” vẫn luôn được coi là chìa khoá và băng thông rộng đã được lắp đặt trên khắp đất nước dài và hẹp này từ nhiều năm trước.
Với sự hội nhập sâu rộng hơn vào thế giới, ở đây đã xuất hiện những vấn đề mà chính quyền chưa được trang bị đầy đủ để ứng phó và Internet hiện đã trở thành diễn đàn phê phán chính. Trong khi số lượng blogger chính trị thực sự dấn thân có thể là ít thì tiềm năng không chỉ dành cho những người chỉ trích hình thành tổ chức trên mạng mà còn dành cho người dân chia sẻ những tài liệu nguy hiểm về chính trị — chẳng hạn như đoạn phim về sự kiện 3.000 cảnh sát đánh đập và tìm cách cưỡng chế những người nông dân ra khỏi làng để mở đường cho một dự án hạ tầng đô thị nhiều tỷ USD — là rất lớn.
Nghị định 72 về cơ bản là sẽ không thể thực thi, ngoài việc tạo ra một ví dụ kỳ quặc, dù vậy nó vẫn còn thực tế hơn so với một bản dự thảo nghị định về Internet đã bị hoãn vào năm ngoái mà theo đó người ta sẽ yêu cầu những công ty lớn như Google, Yahoo và Facebook phải thực sự đặt các máy chủ ở Việt Nam và có thể cung cấp thông tin người dùng cho nhà chức trách nếu được yêu cầu. Chưa hết, các ISP cũng sẽ phải chịu trách nhiệm về những nội dung mà họ đăng tải trên trang mạng của mình, còn người dùng thì được yêu cầu đăng ký tài khoản bằng tên thật.
Quy định bị hoãn lại nói trên được cộng đồng doanh nghiệp nước ngoài coi là một trở ngại cho tăng trưởng kinh tế và hội nhập với thế giới. Thậm chí Nghị định 72, vốn là sự lặp lại mà người ta đã giảm bớt mức độ hà khắc, cũng được chờ đợi là sẽ “bóp nghẹ sự sáng tạo”, như nhận định của Liên minh Internet Châu Á (AIC). Tuy nhiên, những gì có thể bóp nghẹt sáng tạo hơn nữa lại là sự ngăn chặn hoàn toàn và chính thức đối với Google và Facebook. Theo những lời đồn đoán dai dẳng thì điều này sẽ mở đường cho những trang mạng sở tại hay tiện ích Coc Coc của Nga, một tiện ích đã đặt máy chủ ở Việt Nam và có thể dễ chấp nhận uốn nắn trước những hạn chế của chính quyền.
Như David Brown, người vẫn đều đặn viết về tình hình Việt Nam, đã chỉ ra trong một bài viết gần đây trên Asian Sentinel, Việt Nam có rất nhiều cách để làm thối chí hoặc ngăn chặn những blogger chính trị kiên định hơn, chẳng hạn bỏ tù họ với cáo buộc trốn thuế như trong trường hợp Điều Cày. Tuy nhiên, ở đây lại có khả năng là điều đó lại hạn chế những blogger công dân bình thường và thiếu ý thức sâu sắc về chính trị phổ biến thông tin.
Giáo sư Carlyle Thayer nói: “Nghị định 72 sẽ làm thối chí những blogger bình thường, song nó không thể ngăn những nhà hoạt động Internet kiên định hơn khỏi tiếp tục đăng bài lên blog.”

Thursday, August 22, 2013

TUYÊN BỐ NGHỊ ĐỊNH SỐ 72/2013/NĐ-CP VI PHẠM HIẾN PHÁP, PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ CÁC CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ MÀ VIỆT NAM THAM GIA

Chúng tôi:
  • Những công dân nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đặc biệt là những người sử dụng Internet như một phương tiện trau dồi tri thức, cập nhật thông tin trong nước và quốc tế để có điều kiện sống, học tập và làm việc xứng đáng với tư cách con người văn minh của xã hội hiện đại;
  • Những người Việt định cư ở nước ngoài tha thiết với vận mệnh đất nước Việt Nam, với quyền tự do dân chủ của đồng bào trong nước,
nhận thấy Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/07/2013 của Chính phủ “Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng” có hiệu lực ngày 01/09/2013 (gọi tắt là Nghị định 72) có những nội dung trái hoặc tiềm ẩn việc thi hành tùy tiện trái với Hiến pháp, Pháp luật Việt Nam, Công ước quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị và Tuyên ngôn Nhân quyền Liên Hiệp Quốc:
Một số nội dung sai trái của Nghị định 72:
I. Tại các Khoản 3, 4, 5 điều 20 “Phân loại trang thông tin điện tử”, quy định:
3. Trang thông tin điện tử nội bộ là trang thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp thông tin về chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, dịch vụ, sản phẩm, ngành nghề và thông tin khác phục vụ cho hoạt động của chính cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đó và không cung cấp thông tin tổng hợp.
4. Trang thông tin điện tử cá nhân là trang thông tin điện tử do cá nhân thiết lập hoặc thiết lập thông qua việc sử dụng dịch vụ mạng xã hội để cung cấp, trao đổi thông tin của chính cá nhân đó, không đại diện cho tổ chức hoặc cá nhân khác và không cung cấp thông tin tổng hợp.
5. Trang thông tin điện tử ứng dụng chuyên ngành là trang thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ ứng dụng trong lĩnh vực viễn thông, công nghệ thông tin, phát thanh, truyền hình, thương mại, tài chính, ngân hàng, văn hóa, y tế, giáo dục và các lĩnh vực chuyên ngành khác và không cung cấp thông tin tổng hợp”.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
“19. Thông tin tổng hợp là thông tin được tổng hợp từ nhiều nguồn thông tin, nhiều loại hình thông tin về một hoặc nhiều lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội”.
“II. Điều 22. Cung cấp thông tin công cộng qua biên giới. 1. Các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân nước ngoài khi cung cấp thông tin công cộng qua biên giới có người sử dụng tại Việt Nam hoặc có truy cập tại Việt Nam cần tuân thủ các quy định của pháp luật của Việt Nam. 2. Bộ Thông tin và Truyền thông quy định cụ thể về cung cấp thông tin công cộng qua biên giới”.
Những nội dung trên trái ngay với Luật Công nghệ Thông tin ngày 29 tháng 6 năm 2006 của Việt Nam, trong đó:
Điều 4. Giải thích từ ngữ
17. Trang thông tin điện tử (Website) là trang thông tin hoặc một tập hợp trang thông tin trên môi trường mạng phục vụ cho việc cung cấp, trao đổi thông tin.”
Điều 2 qui định Đối tượng áp dụng chỉ là “tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức cá nhân nước ngoài tham gia hoạt động ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin tại Việt Nam
Điều 3. Áp dụng Luật công nghệ thông tin: “Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Namlà thành viên có quy định khác với quy định của luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó”.
Nghị định 72 còn là bước thụt lùi so với Nghị định số 97/2008/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet như ở những qui định:
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Nghị định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân tham gia việc quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet tại Việt Nam.
2. Trong trường hợp các Điều ước quốc tế liên quan đến Internet mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác với Nghị định này thì áp dụng quy định của Điều ước quốc tế”.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
12. Trang thông tin điện tử trên Internet là trang thông tin hoặc tập hợp trang thông tin phục vụ cho việc cung cấp và trao đổi thông tin trên môi trường Internet, bao gồm trang thông tin điện tử (website), trang thông tin điện tử cá nhân (blog), cổng thông tin điện tử (portal) và các hình thức tương tự khác”.
Như vậy, các Khoản 3, 4, 5 Điều 20 “Phân loại trang thông tin điện tử”, Điều 22 “Cung cấp thông tin công cộng qua biên giới” tiềm ẩn nguy cơ bị vận dụng tùy tiện để ngăn cấm công dân Việt Nam thực thi các quyền tự do ngôn luận, tự do tìm kiếm, thu nhận và chia sẻ thông tin đã được bảo đảm bởi Hiến pháp Việt Nam và các công ước quốc tế mà Việt Nam tham gia.
1- Điều 69 Hiến pháp 1992, sửa đổi, bổ sung 2001:
Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật”.
2- Công ước Quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị 1966 mà Việt Nam tham gia 1982:
Điều 19:
(2) Mọi người đều có quyền tự do phát biểu quan điểm; quyền này bao gồm quyền tự do tìm kiếm, tiếp nhận, và phổ biến mọi tin tức và ý kiến bằng truyền khẩu, bút tự hay ấn phẩm, dưới hình thức nghệ thuật, hay bằng mọi phương tiện truyền thông khác, không kể biên giới quốc gia.
(3) Việc hành xử quyền tự do phát biểu quan điểm (ghi ở khoản 2 nói trên) đòi hỏi đương sự phải có những bổn phận và trách nhiệm đặc biệt. Quyền này chỉ có thể bị giới hạn bởi pháp luật vì nhu cầu:
a. Tôn trọng những quyền tự do và thanh danh của người khác.
b. Bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự công cộng, sức khỏe công cộng hay đạo lý”.
3- Tuyên ngôn Nhân quyền Liên Hiệp Quốc 1948:
Điều 19: Ai cũng có quyền tự do quan niệm và tự do phát biểu quan điểm; quyền này bao gồm quyền không bị ai can thiệp vì những quan niệm của mình, và quyền tìm kiếm, tiếp nhận cùng phổ biến tin tức và ý kiến bằng mọi phương tiện truyền thông không kể biên giới quốc gia”.
Nghị định 72 chứa đựng những quy định đi ngược lại các tuyên bố cải thiện về dân chủ, nhân quyền của Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam trong thời gian gần đây, nhất là trong các thảo luận về sửa đổi Hiến pháp 1992, đi ngược lại lợi ích của nhân dân và đất nước, chỉ có tác dụng phá hoại lòng tin của người dân đối với sự trung thực và sáng suốt của chính quyền.
Việc ban hành Nghị định 72 với những quy định vi phạm hoặc tiềm ẩn nguy cơ bị thực hiện tùy tiện vi phạm các quyền tự do ngôn luận của công dân, trong hoàn cảnh Việt Nam vừa tuyên bố là đối tác toàn diện với Hoa Kỳ trong chuyến thăm Hoa Kỳ của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, khi vụ xét xử phúc thẩm hai sinh viên Đinh Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên được ghi nhận là một tiến bộ về tự do ngôn luận, trong lúc Việt Nam đang mong muốn ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, là việc làm đi ngược xu thế hội nhập của Việt Nam với thế giới, chỉ có tác dụng phá hoại uy tín của Nhà nước Việt Nam trên trường quốc tế, hết sức bất lợi cho việc tranh thủ sự ủng hộ của bạn bè quốc tế đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc trước bè lũ bành trướng Bắc Kinh.
Vì thế, chúng tôi tuyên bố:
1/ Phản đối Nghị định 72;
2/ Yêu cầu Chính phủ hoãn thi hành Nghị định này để chỉnh sửa những nội dung vi phạm hoặc tiềm ẩn nguy cơ vi phạm Hiến pháp, Pháp luật Việt Nam và các Công ước Quốc tế mà Việt Nam đã ký kết như nêu trên;
3/ Yêu cầu Quốc hội khẩn cấp thẩm tra các nội dung vi phạm Hiến pháp Việt Nam và các Công ước Quốc tế mà Việt Nam đã ký kết trong Nghị định 72 để can thiệp với Chính phủ trong quyền hạn của mình.
Khoản 9 Điều 84 của Hiến pháp 1992:
Quốc hội có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
9- Bãi bỏ các văn bản của Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái với Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội”;
Quyền tự do ngôn luận, tự do tìm kiếm, tiếp nhận và chia sẻ thông tin là điều kiện tiên quyết để xây dựng nền dân chủ cho đất nước, cũng là điều kiện tối cần thiết để đất nước mở mang giao lưu và phát triển. Cấm cản nó, tất cả mọi phương diện của đời sống đất nước sẽ rơi vào vòng ngưng trệ, bước tiến vốn còn rất trầy trật của một nước Việt Nam mong sớm đứng vào vào hàng ngũ các nước phát triển chắc chắn sẽ bị đẩy lùi. Chúng tôi yêu cầu mọi chủ trương chính sách của Nhà nước Việt Nam trong tương lai phải tuyệt đối tôn trọng những quyền thiêng liêng, cơ bản trên đây.

Danh sách ký tên:
  1. Nguyễn Quang A, TS, nguyên Viện trưởng Viện IDS, Hà Nội
  2. Vũ Thị Phương Anh, TS, nghiên cứu giáo dục, giảng viên, TP HCM
  3. Vũ Hồng Ánh, nghệ sĩ đàn Violoncelle, TP HCM
  4. Bùi Xuân Bách, giáo viên về hưu, Hoa Kỳ
  5. Huỳnh Kim Báu, nguyên Tổng thư ký Hội Trí thức yêu nước TP Hồ Chí Minh, TP HCM
  6. Nguyễn Thị Hoàng Bắc, nhà văn, Hoa Kỳ
  7. Hoàng Ngọc Biên, nhà văn, Hoa Kỳ
  8. Võ Văn Cần, hưu trí, Canada
  9. Xà Quế Châu, đầu bếp, TP HCM
  10. Huỳnh Ngọc Chênh, nhà báo, TP HCM
  11. Nguyễn Huệ Chi, GS, nguyên Chủ tịch Hội đồng Khoa học Viện Văn học, Hà Nội
  12. Nguyễn Phương Chi, biên tập viên chính, tạp chí Nghiên cứu Văn học, Viện Văn học, đã nghỉ hưu, Hà Nội
  13. Tống Văn Công, nguyên Tổng biên tập báo Lao Động, TP HCM
  14. Ngô Thị Kim Cúc, nhà văn, nhà báo, TP HCM
  15. Tiêu Dao Bảo Cự, nhà văn tự do, Đà Lạt
  16. Nguyễn Đắc Diên, bác sĩ, TP HCM
  17. Nguyễn Xuân Diện, TS Ngữ văn, Hà Nội
  18. Phạm Chí Dũng, nhà báo tự do, TP HCM
  19. Hoàng Dũng, PGS TS, TP HCM
  20. Hà Dương Dực, chuyên viên kế toán tài chính, Hoa Kỳ
  21. Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Liên minh các lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hòa bình Việt Nam, nguyên Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Hồ Chí Minh, đại biểu Hội đồng Nhân dân TP Hồ Chí Minh khóa 4, 5, TP HCM
  22. Khương Quang Đính, chuyên gia Công nghệ Thông tin, Pháp
  23. Lê Hiền Đức, 82 tuổi, công dân chống tham nhũng ở Việt Nam, Hà Nội
  24. Huy Đức, nhà báo tự do, TP HCM
  25. Lê Mạnh Đức, kỹ sư, hưu trí, TP HCM
  26. Nguyễn Ngọc Giao, chủ biên tạp chí Diễn Đàn, nguyên Tổng Biên tập các báo Liên Hiệp  Đoàn Kết, Pháp
  27. Hoàng Lại Giang, nhà văn, TP HCM
  28. Đỗ Đăng Giu, nguyên Giám đốc Nghiên Cứu CNRS, Đại học Paris-Sud, Pháp
  29. Phan Tấn Hải, nhà văn, Hoa Kỳ
  30. Nguyễn Gia Hảo, nguyên Thành viên Tổ tư vấn Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Hà Nội
  31. Đặng Thị Hảo, TS, Hà Nội
  32. Lê Minh Hằng, TS, Hà Nội
  33. Phạm Duy Hiển (bút danh Phạm Nguyên Trường), hưu trí, Vũng Tàu
  34. Nguyễn Trọng Hoàng, bác sĩ y khoa, Pháp
  35. Lê Anh Hùng, blogger, Hà Nội
  36. Nguyễn Mạnh Hùng (Nam Dao), TS Kinh tế, nguyên GS Đại học Laval, Canada
  37. Nguyễn Thế Hùng, GS TS, Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng, Phó Chủ tịch Hội Cơ học Thủy khí Việt Nam, Đà Nẵng
  38. Hà Thúc Huy, PGS TS, giảng viên Đại học, TP HCM
  39. Nguyễn Thị Từ Huy, TS, TP HCM
  40. Nguyễn Đăng Hưng, TSKH, Giáo sư Danh dự Thực thụ Đại học Liège, Bỉ
  41. Hoàng Hưng, nhà thơ, nguyên Trưởng ban Văn hoá Văn nghệ báo Lao Động thời Đổi mới, TP HCM
  42. Phạm Khiêm Ích, nguyên Phó Viện trưởng Viện Thông tin Khoa học xã hội, Hà Nội
  43. Lê Phú Khải, nguyên phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam, TP HCM
  44. Vũ Trọng Khải, PGS TS, TP HCM
  45. Phan Trọng Khang, thương binh 2/4, Hà Nội
  46. Nguyễn Văn Khoa, Pháp
  47. Lê Xuân Khoa, nguyên giáo sư Đại học Johns Hopkins, Hoa Kỳ
  48. Trần Minh Khôi, kỹ sư điện toán, Berlin, CHLB Đức
  49. Quản Mỹ Lan, Pháp
  50. Nguyễn Quang Lập, nhà văn, TP HCM
  51. Phuong Thao Le, hưu trí, Hoa Kỳ
  52. Mai Thái Lĩnh, nhà nghiên cứu, Đà Lạt
  53. Trịnh Lữ, dịch giả, Hà Nội
  54. Trần Lương, nghệ sĩ Thị giác, Hà Nội
  55. André Menras - Hồ Cương Quyết, nhà giáo, cựu tù chính trị trước 1975, Pháp
  56. Trần Tố Nga, giáo viên, hưu trí, TP HCM
  57. Kha Lương Ngãi, nguyên Phó Tổng biên tập báo Sài Gòn Giải phóng, TP HCM
  58. Phùng Hoài Ngọc, thạc sĩ, An Giang
  59. Hồ Ngọc Nhuận, nguyên Giám đốc chánh trị chủ bút nhật báo Tin Sáng, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Hồ Chí Minh, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, TP HCM
  60. Phan Thị Hoàng Oanh, TS, giảng viên đại học, TP HCM
  61. Nguyễn Mai Oanh, chuyên gia nông nghiệp - phát triển nông thôn, TP HCM
  62. Tô Oanh, giáo viên THPT, Bắc Giang
  63. Hà Sĩ Phu, TS, Đà Lạt
  64. Lữ Phương, viết văn, TP HCM
  65. Nguyễn Đăng Quang, nguyên Đại tá Công an, Hà Nội
  66. Hoàng Quân, sinh viên, Hoa Kỳ
  67. Bùi Minh Quốc, nhà báo, nguyên Tổng biên tập tạp chí Lang Biang, Lâm Đồng
  68. Tô Lê Sơn, kỹ sư, TP HCM
  69. Vũ Vân Sơn, CHLB Đức
  70. Trần Đình Sử, GS TS, Hà Nội
  71. Trần Công Thạch, cán bộ hưu trí, TP HCM
  72. Nguyễn Chí Thanh, thạc sĩ, TP HCM
  73. Cao Ngọc Thanh, Thuỵ Sĩ
  74. Antôn Lê Ngọc Thanh, linh mục, Giáo phận Sài Gòn, TP HCM
  75. Nguyễn Văn Thạnh, Đà Nẵng
  76. Giuse Maria Lê Quốc Thăng, linh mục, Giáo phận Sài Gòn, TP HCM
  77. Nguyễn Lân Thắng, Hà Nội
  78. Lê Thân, cựu tù chính trị Côn Đảo, nguyên cán bộ phong trào đấu tranh của nhân dân, sinh viên, học sinh tranh thủ dân chủ Thành phố Đà Lạt, TP HCM
  79. Đào Tiến Thi, nhà nghiên cứu văn học, ngôn ngữ, Ủy viên Ban Chấp hành Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, Hà Nội
  80. Phạm Tư Thanh Thiện, nguyên Phó Trưởng ban Việt ngữ đài RFI, Pháp.
  81. Nguyễn Trung Thuần, nhà nghiên cứu, dịch giả, Hà Nội
  82. Trần Quốc Thuận, luật sư, nguyên Phó Chủ nhiệm văn phòng Quốc hội, TP HCM
  83. Tưởng Năng Tiến, Hoa Kỳ
  84. Vũ Ngọc Tiến, nhà văn, Hà Nội
  85. Bùi Tín, nhà báo tự do, Pháp
  86. Phạm Toàn, nhà nghiên cứu giáo dục, Hà Nội
  87. Nguyễn Thị Khánh Trâm, nghiên cứu viên văn hóa, TP HCM
  88. Phạm Đình Trọng, nhà văn, TP HCM
  89. Nguyễn Quang Trọng, Pháp
  90. Hà Vũ Trọng, dịch giả, TP HCM
  91. Hà Dương Tuấn, nguyên chuyên gia Công nghệ Thông tin, Pháp
  92. Hoàng Ngọc Tuấn, nhạc sĩ, nhà nghiên cứu Văn học Nghệ thuật, Úc
  93. Hoàng Tuỵ, GS, Viện Toán học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Hà Nội
  94. Phan Thị Trọng Tuyến, Pháp
  95. Dương Tường, nhà thơ, Hà Nội
  96. Hà Dương Tường, nguyên Giáo sư Đại học Compiègne, Pháp
  97. Nguyễn Đức Tường, tiến sĩ Vật lý, Canada
  98. Trần Thanh Vân, kiến trúc sư, Hà Nội
  99. Đào Quốc Việt, Hà Nội
  100. Nguyễn Hữu Vinh, cử nhân Luật, Hà Nội
  101. Augustine Hà Tôn Vinh, giáo sư Đại học San Francisco, Hoa Kỳ
  102. Dương Văn Vinh, cựu sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam, TP HCM
  103. Nguyễn Trọng Vĩnh, nguyên Thiếu tướng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc, Hà Nội
  104. Tô Nhuận Vỹ, nhà văn, Huế
  105. Hoàng Minh Xuân, nhà báo, TP HCM
  106. Phạm Xuân Yêm, GS TS, nguyên Giám đốc Nghiên cứu Vật lý, CNRS và Đại học Paris VI, Pháp
  107. Nguyễn Đông Yên, GS TSKH, Viện Toán học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Hà Nội
  108. Lê Viết Yên, giáo viên, TP HCM




Để ký tên vào Tuyên bố này, xin đồng bào trong và ngoài nước gửi e-mail về địa chỉ phandoinghidinh72@gmail.com, ghi rõ họ tên, nghề nghiệp, chức danh (nếu có), địa chỉ và số điện thoại (máy bàn, di động).
Nếu cần, chúng tôi sẽ công khai tất cả thông tin về người đã ký vào Tuyên bố (địa chỉ cụ thể, cơ quan làm việc, số điện thoại) trừ những bạn nào có yêu cầu không công bố.
Việc ký tên vào Tuyên bố này sẽ kết thúc vào lúc 19g ngày 28/8/2013 và toàn bộ danh sách sẽ được đăng trên trang mạng Bauxite Việt Nam vào sáng 29/8/2013.
Bauxite Việt Nam

Tuesday, August 20, 2013

Người Việt với định mệnh dân chủ của đất nước

LS Vũ Đức KhanhLê Anh Hùng 


Mấy ngày qua, sự kiện Đảng Dân chủ Xã hội do nhóm của Luật gia Lê Hiếu Đằng khởi xướng được loan báo là đang vận động thành lập và việc sinh viên Nguyễn Phương Uyên được thả tự do sau phiên toà phúc thẩm dường như cùng lúc đánh dấu hai diễn biến quan trọng trong tiến trình của đất nước: sự trưởng thành của phong trào đấu tranh dân chủ trong nước và sự chuyển hướng chiến lược của Hà Nội.
Cả hai dấu mốc nói trên đều là kết quả của một chặng đường dài: cuộc đấu tranh bền bĩ của nhiều thế hệ những người đấu tranh cho tự do, dân chủ trong nước và sự chuyển hoá về nhận thức của giới cầm quyền cũng như ý thức của họ về nguy cơ tồn vong của dân tộc.
Việt Nam đang hướng đến một chính thể dân chủ, đa đảng – đó vừa là mục đích tự thân của phong trào đấu tranh dân chủ trong nước vừa là lựa chọn bắt buộc của giới cầm quyền. Cánh cửa đã mở ra, tương lai đã dần hiện lên; tuy nhiên, con đường phía trước vẫn nhiều cam go và cạm bẫy. 

Thay đổi hay là chết
Việc chuyển từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN bắt đầu từ những năm 1980 đã tạo ra sự tăng trưởng kinh tế rất cần thiết cho một quốc gia nghèo đói và bị cô lập lúc bấy giờ.
Nếu Hiến pháp 1992 nên được coi là chân lý thì rõ ràng chủ nghĩa Marx-Lenin đã hết thời, và chính quyền từ lâu đã từ bỏ những nguyên lý của chủ thuyết này vì sự cuốn hút của chủ nghĩa tư bản.
Sự đổi mới về kinh tế này diễn ra sau khi người ta nhận ra rằng Việt Nam sẽ sụp đổ nếu không thay đổi.
Sau gần 30 năm, Việt Namlại rơi vào vòng xoáy của một cuộc khủng hoảng chính trị - kinh tế - xã hội mới. Trải qua gần một thập niên đạt tốc độ tăng trưởng cao, nền kinh tế chững lại giữa lúc các vấn đề chính trị - xã hội khác vốn tích tụ từ hàng chục năm qua đang ngày càng trở nên nhức nhối và cho thấy là không thể giải quyết nếu không có sự cải tổ hệ thống triệt để.
Bên cạnh đó, tình hình khu vực đang diễn biến ngày càng phức tạp, đặc biệt là sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc đang đe doạ an ninh khu vực và thế giới, mà quốc gia chịu ảnh hưởng trực tiếp và nguy hiểm nhất chính là Việt Nam.
Tình hình cả trong nước lẫn khu vực hết sức khó khăn đó buộc giới lãnh đạo Việt Nam phải đưa ra lựa chọn tương lai cho đất nước cũng như cho chính họ, nhất là khi mà hầu như ai cũng đã nhận ra rằng Đảng CSVN chỉ còn tồn tại mỗi cái tên.
Chuyến công du Hoa Kỳ của Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang từ ngày 24 – 26.7.2013, xác lập quan hệ đối tác toàn diện Việt-Mỹ, diễn ra trong bối cảnh đó.
Sự kiện một Đảng Dân chủ Xã hội đang được xúc tiến thành lập và việc sinh viên Nguyễn Phương Uyên được thả tự do là những diễn biến phù hợp với xu thế này.
“Thay đổi hay là chết” là mệnh lệnh đang trở nên ngày càng thúc bách với cả những người Việt Namquan tâm đến vận mệnh nước nhà lẫn những người đang gánh vác trọng trách trong bộ máy hiện hành.
Một hệ thống đa đảng và tam quyền phân lập – bước đầu tiên trên chặng đường dài và khó khăn
Một số người vẫn cho rằng nếu thực hiện bước quá độ từ một nhà nước độc đảng sang một chính thể đa đảng, Việt Namsẽ đi đến tự do và dân chủ. Tuy nhiên, điều này có thể không hoàn toàn đúng.
Trước đây, ngoài Đảng Cộng sản, Việt Nam còn có hai chính đảng khác là Đảng Dân chủ Việt Namvà Đảng Xã hội Việt Nam. Hai đảng này chủ yếu lệ thuộc vào Đảng CS và đã bị giải tán từ năm 1988.
Khi hai chính đảng này còn hoạt động thì tuy về mặt hình thức Việt Nam là một quốc gia đa đảng, nhưng do độc quyền lãnh đạo của Đảng CSVN được quy định trong Hiến pháp (Lời nói đầu Hiến pháp 1959 và Điều 4 Hiến pháp 1980) nên trên thực tế, Việt Nam là một nước độc tài độc đảng, không tam quyền phân lập.
Tuy nhiên, vấn đề không phải nằm ở chỗ liệu Việt Namcó thể thực hiện bước chuyển tiếp từ một nhà nước độc đảng sang một chính thể đa đảng hay không, mà là ở chỗ liệu điều đó có dẫn tới tự do và dân chủ hay không.
Một số quốc gia trên thế giới tuy theo thể chế tam quyền phân lập và đa đảng nhưng vẫn bị coi là chính thể độc tài, điển hình như Indonesiacủa Suharto và Philippinescủa Ferdinand Marcos trước đây hay Zimbabwe của Mugabe, Campuchia của Hunsen và nước Nga của Putin hiện nay.
Điều đó chứng tỏ con đường đi đến một nền dân chủ - tự do đích thực là một chặng đường đầy cam go, và một nước vừa thoát khỏi chế độ độc tài cộng sản toàn trị hoàn toàn có thể lại rơi vào một chính thể độc tài cá nhân, như Campuchia hay Nga chẳng hạn.
Tránh vết xe đổ
Kinh nghiệm của Nga và Campuchia (những nước từng có hệ thống chính trị tương đồng với Việt Nam) hay của các quốc gia đa đảng khác trên thế giới dần dần rơi vào chế độ độc tài cá nhân sẽ cho chúng ta nhiều bài học quý báu. Tuy các nước có bối cảnh lịch sử và điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau và hệ thống chính trị của nước này không thể áp đặt nguyên xi lên nước khác, song thất bại của một nền dân chủ lại là bài học không chỉ của riêng quốc gia nào.
Ở Nga, sự sụp đổ đột ngột của nhà nước cộng sản khiến đất nước này rơi vào hỗn loạn một thời gian dài. Sự bất lực của nhà nước mới trong việc thiết lập và duy trì trật tự xã hội mới bằng pháp luật chính là thời cơ cho sự nổi lên của các thế lực đen trong thế giới ngầm, góp phần duy trì trật tự xã hội bằng thứ “luật lệ” riêng của họ. Dưới thời Boris Yeltsin, các nhà tài phiệt cấu kết chặt chẽ với thế giới ngầm và các chính trị gia quyền lực đã thao túng và lũng đoạn xã hội. Trong bối cảnh đó, các tổ chức xã hội dân sự cũng như các đảng phái chính trị đối lập chịu đủ thứ kìm kẹp của bộ máy quyền lực muốn duy trì địa vị quyền lực không bị thách thức của nó.
Đến thời Putin, sau khi dùng quyền lực nhà nước (vốn ít bị giám sát) để khống chế giới tài phiệt, Putin nhanh chóng thâu tóm quyền lực tuyệt đối bằng những bước đi hợp pháp. Bên cạnh những biện pháp “truyền thống” như trấn áp lực lượng đối lập, khống chế và kiểm duyệt báo chí chặt chẽ, ông ta cũng không quên lợi dụng các “quy trình dân chủ” trước sự mất cảnh giác của Quốc hội cũng như nhân dân Nga để thâu tóm và duy trì quyền lực độc tài của mình. Từ năm 1995, Hiến pháp Nga quy định những người đứng đầu các tỉnh, miền phải được dân cử thông qua hình thức bầu cử rộng rãi. Năm 2006, theo “sáng kiến” của Tổng thông Putin, Hiến pháp lại quy định người đứng đầu các thực thể tỉnh, miền, nước cộng hòa tự trị trong Liên bang Nga là do tổng thống bổ nhiệm. Ngày 14/11 và 26/11/2008, lần lượt Hạ viện (Duma) và Thượng viện (Hội đồng Liên bang) của Nga thông qua việc sửa đổi hiến pháp, kéo dài nhiệm kỳ tổng thống từ 4 năm lên 6 năm, một động thái được những người hiểu biết lúc bấy giờ nhìn nhận là nhằm mở đường cho “triều đại” mới kéo dài 12 năm của Putin bắt đầu từ năm 2012.
Ở Campuchia, nhân tố “góp công” lớn nhất cho triều đại độc tài kéo dài của Hunsen chính là việc Hiến pháp Campuchia không giới hạn nhiệm kỳ của Thủ tướng, một khiếm khuyết phổ biến ở các chính thể độc tài khác như Indonesia hay Philippines trước đây và Zimbabwe hiện nay.
Những bước đi cụ thể
Sự chuyển mình mạnh mẽ của Myanmarkhiến cả thế giới phải dõi theo với một tâm thái thán phục. Đối với Việt Nam, Myanmar không chỉ là một tấm gương về dân chủ hoá đất nước, đây còn là hiện thân của một nguy cơ mà Việt Nam đang phải đối mặt: đất nước này đang trở thành đối thủ cạnh tranh nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI) hàng đầu của Việt Nam và tiến tới sẽ là đối thủ cạnh tranh các sản phẩm của Việt Nam trên thị trường thế giới.
Để tránh vết xe đổ nói trên, Hà Nội cần lên kế hoạch cụ thể về lộ trình dân chủ hoá đất nước theo các bước sau:
  1. Tiếp tục mạnh dạn trả tự do cho các tù nhân chính trị và những người bất đồng chính kiến đang bị giam cầm;
  2. Cho phép thành lập các đảng phái chính trị ở Việt Nam;
  3. Khẩn trương ban hành Luật về “Hội bất vụ lợi” trong kỳ họp Quốc hội tới đây để điều chỉnh việc thành lập và hoạt động của các tổ chức xã hội dân sự, một nền tảng quan trọng của trật tự xã hội tự do - dân chủ;
  4. Mở rộng Uỷ ban Sửa đổi Hiến pháp 1992 bằng cách cho phép mời các chuyên gia quốc tế về luật Hiến pháp tham gia hỗ trợ kỹ thuật cho Uỷ ban, đồng thời mời một số đại diện của các tổ chức quần chúng phi cộng sản tham gia vào Uỷ ban. Gia hạn cho Uỷ ban thêm 6 tháng nữa, đến ngày 31.3.2014, để trình một bản dự thảo Hiến pháp mới lên cho Quốc hội thảo luận và thông qua trong kỳ họp thứ 7 (diễn ra vào cuối tháng Năm). Bản Hiến pháp mới cần hết sức lưu ý những nguy cơ tiềm tàng có thể dẫn đến tình trạng lạm dụng quyền lực. Sau khi được Quốc hội thông qua, Hiến pháp mới phải được toàn dân phúc quyết thông qua một cuộc trưng cầu dân ý, chậm nhất là 6 tháng kể từ ngày Quốc hội chính thức thông qua;
  5. Tổ chức bầu cử Quốc hội mới chậm nhất là 12 tháng kể từ ngày Hiến pháp mới được phúc quyết.

“Không thể vỗ tay bằng một bàn tay.” Vì vậy, bên cạnh lộ trình dân chủ hoá đất nước mà Đảng CSVN cần thực hiện, cộng đồng những người đấu tranh cho tự do, dân chủ của Việt Nam trong và ngoài nước cũng cần khẩn trương thực hiện những bước đi cụ thể để tận dụng tốt thời cơ đã chín muồi này:
  1. Các lực lượng phi cộng sản trong và ngoài nước cần liên kết với nhau và phải được thống nhất để hình thành nên một lực lượng đủ sức đối trọng với Đảng CS. Một Việt Nam tự do, dân chủ trong tương lai chắc chắn là sẽ có nhiều chính đảng, kể cả Đảng CS. Tuy nhiên, trong bối cảnh Đảng CSVN vẫn còn mạnh như hiện nay, đặc biệt là với sự hậu thuẫn của bộ máy bạo lực và tuyên truyền, còn các đảng phái chính trị khác thì nhỏ bé và tản mát, việc tập hợp các lực lượng này dưới một ngọn cờ là hết sức cần thiết. Điều này vừa tạo ra một lực lượng đủ mạnh để đối trọng với Đảng CS, vừa tạo ra sự đoàn kết trong các lực lượng đấu tranh, tránh âm mưu phân hoá, chia rẽ tiềm tàng của Đảng CS;
  2. Liên minh các đảng phái đối lập nói chung và các đảng phái thành viên nói riêng cần vạch ra cương lĩnh chính trị và chương trình hành động cụ thể để tập hợp lực lượng, chứ không thể cứ nói khơi khơi là đấu tranh cho tự do, dân chủ và nhân quyền;
  3. Đây là điều tối quan trọng – đó là các bên cần thành tâm hoà giải, hoà hợp dân tộc vì mục tiêu chung: xây dựng và bảo vệ một Việt Nam tự do, dân chủ, nhân văn và cường thịnh. Hoà giải là hành trang không thể thiếu trên hành trình hướng tới mục tiêu cao cả đó. Người Việt Namvẫn có câu: “Đánh kẻ chạy đi chứ không ai đánh người chạy lại.” Nếu Cộng sản Hà Nội thật tâm thì chế độ mới nói chung và những nạn nhân của Cộng sản nói riêng cũng cần khoan dung, cho họ một cơ hội để trở về với dân tộc.

Ở đây chúng ta cần dứt khoát là Cộng sản nên thành tâm vì bây giờ đã là năm 2013 rồi chứ không phải như thời 1945, 1954 hay 1975 nữa. Những người Cộng sản đừng nghĩ rằng họ vẫn tiếp tục lừa gạt được nhân dân Việt Nam và cộng đồng quốc tế. Lịch sử đã sang trang và đây là cơ hội cuối cùng để những người Cộng sản một thời như ông Lê Hiếu Đằng và ông Hồ Ngọc Nhuận không chỉ trở về với dân tộc mà còn khảng khái lên tiếng góp phần xây dựng một nước Việt Nam mới.
Như đã chỉ ra ở trên, dân chủ là điều không hề dễ dàng. Nó đòi hỏi cả công sức lẫn sự hy sinh, nhưng những cơ hội và phần thưởng mà nó đem tới lại hoàn toàn tương xứng.

Nhân dân Việt Namđang đứng trước cơ hội làm chủ vận mệnh của nước nhà. Tuy nhiên, tự do và dân chủ không thể tới nếu người dân không thực sự dũng cảm đứng lên đòi quyền sống, quyền mưu cầu hạnh phúc và quyền làm chủ đất nước trong một xã hội văn minh, công bằng và nhân bản./.