Wednesday, July 24, 2013

Asia Sentinel: Các blogger Việt Nam yêu cầu chính phủ tuân thủ luật lệ về nhân quyền

Hà Nội đang được cân nhắc cho một ghế trong Hội đồng Nhân quyền LHQ

Asia Sentinel | 23.7.2013 |

Lê Anh Hùng dịch




Những người bảo vệ nhân quyền thân thiện
Một mạng lưới gồm 65 blogger Việt Nam đang yêu cầu nước này sửa đổi luật pháp để chứng minh cam kết hợp tác với Hội đồng Nhân quyền LHQ về nhân quyền trước khi có thể được chấp thuận trở thành thành viên của tổ chức này.
Trong tuần, nhóm blogger này đã gửi thỉnh thư tới 17 tổ chức nhân quyền và tổ chức phi chính phủ quan trọng.
Việt Nam ứng cử vào Uỷ ban Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2014-2016 bất chấp thực tế là chính phủ nước này vẫn duy trì một trong những chính sách hà khắc nhất ở Đông Nam Á nhằm vào giới bất đồng chính kiến. Ngày 19.7, các quan chức Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nói với một tiểu ban Hạ viện rằng mối quan hệ gần gũi hơn với Việt Nam, đặc biệt là việc bán vũ khí, vẫn chưa được quyết định cho đến khi có “sự cải thiện liên tục, rõ rệt về tình hình nhân quyền”.
Thật không may, LHQ lại có một bảng thành tích về việc bổ nhiệm một số những quốc gia vi phạm nhân quyền tệ hại nhất trên thế giới vào Hội đồng Nhân quyền, trong đó có Saudi Arabia, Trung Quốc, Congo, CubaQatar, khiến chính quyền của Tổng thống Bush rút khỏi cơ quan này. Chính quyền Obama đã quay lại tổ chức này, và đòi được tham gia vào Uỷ ban Nhân quyền kể từ năm 2009.
Chắc chắn là những quan ngại về nhân quyền cho đến nay vẫn chưa khiến Việt Namgiảm trấn áp các blogger. Cảnh sát lại bắt giữ một người khác vào ngày 13.6 vừa qua, cáo buộc Phạm Viết Đào với tội danh “lợi dụng quyền tự do ngôn luận xâm phạm lợi ích của Nhà nước”. Theo hãng tin AP, 43 nhà bất đồng chính kiến đã bị tống giam trong năm nay, gấp hai lần con số của cả năm 2012.
“Việt Nam phải chứng minh các cam kết của mình nhằm hợp tác với HĐNQ và duy trì những chuẩn mực cao nhất trong việc xúc tiến và bảo vệ nhân quyền”, các blogger nói trong văn bản được công bố đầu tuần này.
“Những nghĩa vụ và trách nhiệm này không chỉ được áp dụng trên bình diện quốc tế, mà còn trong nội bộ Việt Nam. Chính quyền Việt Nam cũng cần xem xét ại tình trạng vi phạm nhân quyền trên đất nước họ và nhân dân Việt Nam cũng phải có quyền tự do tư tưởng và biểu đạt, kể cả các vấn đề nhân quyền. 
Để cải thiện việc bảo vệ nhân quyền ở Việt Nam, chúng tôi sẽ thực thi các nguyên tắc của HĐNQ như những hướng dẫn cho các hành động của chúng tôi, vốn cũng đồng thời tuân thủ các nghĩa vụ của Việt Nam theo luật nhân quyền quốc tế.”
Nhóm blogger thông báo trong bức thư ngỏ rằng họ sẽ tiếp tục nỗ lực đấu tranh vì chính sách nhân quyền. Họ tiếp tục:
“Chúng tôi sẽ:
- Tiếp tục xúc tiến và truyền đạt đến người dân Việt Nam về các quyền của họ bằng cách phân phối công khai bản Tuyên ngôn nhân quyền, tổ chức các diễn đàn công khai để thảo luận về nhân quyền ở Việt Nam và vận động cho những sự cải thiện cần thiết trong việc tôn trọng và bảo vệ nhân quyền. 
- Tiếp tục giám sát, báo cáo và bình luận công khai về sự cải thiện, thụt lùi hay vi phạm nhân quyền ở Việt Nam, với sự tập trung vào vấn đề chính sách và thực thi chính sách ảnh hưởng đến nhân quyền do nhà chức trách Việt Nam tiến hành. 
Để hoàn thành những hành động có trách nhiệm này, chúng tôi kêu gọi chính quyền Việt Nam và HĐNQ xem xét lại Điều 258 của Bộ luật Hình sự năm 1999, sửa đổi năm 2009 – “tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”. 
Trong tháng Năm năm 2013, hai blogger đã bị tạm giữ ngay sau khi họ phân phát bản Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền và cảnh sát cáo buộc họ “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước”. Chỉ vài tuần sau đó, hai blogger khác cũng bị tam giữ sau khi tham gia một cuộc dã ngoại để thảo luận về các nội dung của Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền. 
Gần đây nhất, trong tháng Năm và tháng Sáu năm 2013, điều 258 đã được sử dụng để bắt blogger Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào và Đinh Nhật Uy vì đã thực hiện quyền tự do biểu đạt bằng các đăng tải các bài viết ôn hoà lên blog của họ. 
Điều này vi phạm điều 19 của Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền: “Mọi người đều có quyền tự do tư tưởng và biểu đạt. Quyền này bao gồm sự tự do tư tưởng mà không bị cản trở, được tự do tìm kiếm, thu nhận và quảng bá tin tức và ý kiến qua mọi phương tiện truyền thông bất kể biên giới”. 
Sẽ là một trọng trách khi phụng sự như một quốc gia thành viên của HĐNQ, và là cơ hội để thúc đẩynhân quyền ở trong cũng như ngoài quốc gia đó. Để thành công trong việc ứng cử vào HĐNQ, chúng tôi tin rằng Việt Nam phải bãi bỏ hoặc sửa đổi điều 258 để đảm bảo rằng nhân dân Việt Nam được tự do để tự học hỏi về nhân quyền cũng như thúc đẩy nhân quyền. 
Chúng tôi hy vọng rằng Việt Nam sẽ xem xét việc hủy bỏ điều 258 để chứng tỏ cam kết của mình và đóng góp cho việc xúc tiến và bảo vệ nhân quyền, và chúng tôi hy vọng các thành viên Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc sẽ thúc đẩy Việt Nam thực hiện điều đó trong thời gian vận động tranh cử. 
Chúng tôi yêu cầu Việt Nam thể hiện các cam kết về nhân quyền của họ như một ứng cử viên tốt trước cuộc bầu cử, để tạo điều kiện cho các thành viên Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đánh giá các cam kết nhân quyền của họ. Việc bãi bỏ điều 258 phải là một trong các cam kết đó. 
Như Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon đã nói – “Tất cả các nạn nhân của việc vi phạm nhân quyền có thể trông cậy vào Hội đồng nhân quyền như một diễn đàn và một bàn đạp cho các hành động”. Là những người vận động cho tự do biểu đạt ở Việt Nam và là nạn nhân của các vi phạm nhân quyền vì các hoạt động của mình, chúng tôi xem việc ứng cử của Việt Nam vào Hội đồng Nhân quyền như một cơ sở cho các cuộc thảo luận có tính xây dựng về nhân quyền ở đất nước chúng tôi."
Danh sách các blogger Việt Nam ký tên vào bản Tuyên bố:
1. Võ Quốc Anh - Nha Trang
2. Huỳnh Ngọc Chênh - Sài Gòn
3. Phạm Lê Vương Các - Sài Gòn
4. Nguyễn Thảo Chi - Sài Gòn
5. Nguyễn Đắc Hải Di - Oslo, Norway
6. Lê Dũng - Hà Nội
7. Hoàng Văn Dũng - Sài Gòn
8. Nguyễn Văn Dũng - Hà Nội
9. Mai Xuân Dũng - Hà Nội
10. Trương Văn Dũng - Hà Nội
11. Ngô Nhật Đăng - Hà Nội
12. Nguyễn Chí Đức - Hà Nội
13. Phạm Văn Hải - Nha Trang
14. Hoàng Thu Hà - Hà Nội
15. Bùi Thị Minh Hằng - Vũng Tàu
16. Vũ Sỹ Hoàng - Sài Gòn
17. Nguyễn Thị Hợi - NamĐịnh
18. Lê Anh Hùng - Quảng Trị
19. Trần Văn Huỳnh - Sài Gòn
20. Nguyễn Việt Hưng - Hà Nội
21. Đặng Thị Hường - Hà Nội
22. Nguyễn Xuân Kim - Nghệ An
23. Đặng Ngọc Lan - Hà Nội
24. Bùi Tuấn Lâm - Hà Nội
25. Nguyễn Thùy Linh - Hà Nội
26. Đào Trang Loan - Hà Nội
27. Lê Thăng Long - Sài Gòn
28. Nguyễn Tiến Nam- Yên Bái
29. Phạm Thanh Nghiên - Hải Phòng
30. Vũ Quốc Ngữ - Hà Nội
31. Đào Hữu Nghĩa Nhân - Sài Gòn
32. Bùi Thị Nhung - Sài Gòn
33. Lê Hồng Phong - Hà Nội
34. Nguyễn Ngọc Như Quỳnh - Nha Trang
35. Trương Minh Tam - Hà Nội
36. Hồ Đức Thành - Hà Nội
37. Phạm Văn Thành - Pháp
38. Nguyễn Hồ Nhật Thành - Sài Gòn
39. Nguyễn Lân Thắng - Hà Nội
40. Châu Văn Thi - Sài Gòn
41. Khổng Hy Thiêm - Nha Trang
42. Võ Trường Thiện - Nha Trang
43. Linh mục Giuse Đinh Hữu Thoại - Sài Gòn
44. Nguyễn Tường Thụy - Hà Nội
45. Trịnh Kim Tiến - Sài Gòn
46. Phạm Toàn - Hà Nội
47. Lê Thu Trà - Hà Nội
48. Nghiêm Ngọc Trai - Hà Nội
49. Phạm Đoan Trang - Hà Nội
50. Nguyễn Thu Trang - Hà Nội
51. Hoàng Đức Trọng - Sài Gòn
52. Phạm Văn Trội - Hà Nội
53. Hoàng Anh Trung - Hà Nội
54. Nguyễn Anh Tuấn - Đà Nẵng
55. Trịnh Anh Tuấn - Buôn Ma Thuột
56. Vũ Quốc Tú - Sài Gòn
57. Đặng Vũ Tùng - Thụy Sĩ
58. Nguyễn Chí Tuyến - Hà Nội
59. Nguyễn Hoàng Vy - Sài Gòn
60. Nguyễn Văn Viên - Hà Nội
61. Bùi Quang Viễn –Sài Gòn
62. Lê Công Vinh - Vũng Tàu
63. J.B Nguyễn Hữu Vinh - Hà Nội
64. Đặng Tuấn Vũ - Hà Nội
65. Huỳnh Thục Vy - Quảng Nam


Danh sách các tổ chức quốc tế nhận bản Tuyên bố:



1. Office of the United Nations High Commissioner for Human Rights InfoDesk@ohchr.org

2. Asian Forum for Human Rights and Development (FORUM-ASIA) yap@forum-asia.org
3. Southeast Asian Press Alliance (SEAPA) seapa@seapa.org
4. Human Right Watch hrwpress@hrw.org
5. Freedom House info@freedomhouse.org
6. Committee to Protect Journalists (CPJ) info@cpj.org
7. International Freedom of Expression Exchange network (IFEX) campaigns@ifex.org media@ifex.org
8. International Federation for Human Rights (FIDH) amanet@fidh.org
9. Civil Rights Defenders info@civilrightsdefenders.org
10. Amnesty International press@amnesty.org
11. Asian Forum for Human Rights and Development (FORUM-ASIA) info@forum-asia.org
12. Human Right Law Network contact@hrln.org
13. Southeast Asian Human Rights Studies Network (SEAHRN) http://www.seahrn.org/
14. Southeast Asia Press Alliance(SEAPA) http://www.seapabkk.org/
15. Swedish International Development Cooporation Agency (SIDA) sida@sida.se
16. Open Society Foundation (OSF) http://www.opensocietyfoundations.org/
17. Front Line Defenders info@frontlinedefenders.org


No comments:

Post a Comment