Wednesday, July 31, 2013

Xây dựng một di sản mới của Mỹ ở Việt Nam

LS Vũ Đức Khanh – Lê Anh Hùng
VOA | 31.7.2013 |



Cuộc gặp giữa Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang và Tổng thống Mỹ Barack Obama tuy không đạt được nhiều kết quả thực chất nhưng đã mở ra một chương mới trong quan hệ giữa hai nước.
Cuộc gặp giữa Chủ tịch Việt NamTrương Tấn Sang và Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama tại Nhà Trắng đã diễn ra đúng như những gì mà người ta có thể chờ đợi.
Bất chấp những khác biệt, cả Mỹ và Việt Nam đều có ý định phát triển mối quan hệ, với điều kiện, dĩ nhiên, là một số tiến bộ về phía Việt Nam.
Kết quả nổi bật nhất của cuộc gặp chính là việc Việt Nam và Hoa Kỳ đã xác lập mối quan hệ “đối tác toàn diện” nhằm xây dựng một khuôn khổ tổng thể để thúc đẩy quan hệ. Ý nghĩa lớn nhất của cuộc gặp có lẽ mang tính biểu tượng: cuộc gặp gỡ đã tạo cơ hội để hai vị nguyên thủ cho thế giới thấy rằng hai cựu thù đã sẵn sàng cho những bước kế tiếp.
Tuy nhiên, vấn đề đặt ra ở đây là liệu chuyến thăm này có dẫn đến những điều lớn lao hơn và tốt đẹp hơn hay không?
Những bước tiếp theo
Những gì diễn ra tiếp sau cuộc gặp này thì còn phải chờ thời gian trả lời. Tuy nhiên, sự can dự sâu sắc hơn về ngoại giao và chính trị dường như là mong muốn của cả hai bên.  
Việc đối thoại giữa các nước để xóa nhòa sự khác biệt, đặc biệt là về dân chủ và nhân quyền, chắc chắn sẽ cho thấy là khó khăn nhất, song đó lại là một thách thức xứng đáng để chinh phục.
Người Mỹ phải xây dựng một di sản mới ở Việt Nam thay vì chỉ là những mục tiêu chiến lược và lợi ích kinh tế.
Mười tám năm sau khi tái lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam năm 1995, di sản của Mỹ ở Việt Nam vẫn gần như không thay đổi: một cường quốc bên ngoài mà Việt Nam (hay đúng hơn Bắc Việt Nam trước năm 1975) từng chống lại trong một cuộc chiến, với hậu quả ngoài mong muốn là chất độc màu da cam cùng hiệu ứng phụ kéo dài cho đến tận hôm nay của nó.
Người Mỹ gọi cuộc xung đột này là chiến tranh Việt Nam, nhưng người Việt Nam lại gọi đó là cuộc kháng chiến chống Mỹ. Sự thù nghịch có thể không còn hiện diện ở đây nữa, thay vào đó là những quan ngại tức thời khác; song cho dù người ta có cố gắng thoát khỏi quá khứ để tiến về phía trước thì quá khứ cũng không bao giờ bị lãng quên.
Mặc dù cả hai nước đã xích lại gần nhau hơn kể từ năm 1995, song từ “gần nhau hơn” kia lại mang tính tương đối nếu xét tới thực tế là trước đây quan hệ giữa hai quốc gia không tồn tại. Hoa Kỳ tiếp tục duy trì lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Namcho đến khi thành tích nhân quyền của nó tiến bộ rõ rệt.
Thật không may là trước đây, sự phê phán của Hoa Kỳ về tình hình nhân quyền của Việt Namlại rơi vào những cái tai điếc ở Hà Nội. Như thể một bài toán chi phí - lợi ích, Hoa Kỳ không có nhiều để mất khi yêu cầu Việt Nam làm nhiều hơn để cải thiện tình hình nhân quyền, còn Việt Nam lại không có nhiều để mất khi phớt lờ yêu cầu đó.
Trên phương diện kinh doanh, cả hai nước đều khá hài lòng với tình trạng hiện thời. Hoa Kỳ coi Việt Nam như một thị trường mới khác để khám phá, còn Việt Nam thì xem Hoa Kỳ như một nhà đầu tư mới trong nền kinh tế đang phát triển của họ. Đối với các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ, điều quan trọng là Việt Namlàm nhiều hơn để cải thiện thành tích nhân quyền. Tuy nhiên, đơn giản là Việt Nam chưa bao giờ đủ quan trọng đối với chính phủ của các tổng thống kế tiếp nhau ở Mỹ để họ phải dốc hết năng lượng ngoại giao và chính trị cho chủ đề ấy.
Bây giờ thì điều này không còn đúng nữa. Với việc Mỹ thực hiện chiến lược tái cân bằng ở Châu Á – Thái Bình Dương, hay chính sách xoay trục như người ta vẫn thường đề cập đến, Đông Nam Á, bao gồm cả Việt Nam, đã trở thành một nhân tố trong chiến lược mới của Hoa Kỳ.
Ngược lại, như cách mà chiến lược tái cân bằng làm tăng giá trị của Việt Nam đối với Hoa Kỳ, sự quyết đoán ngày càng tăng của Trung Quốc cũng làm tăng giá trị của Mỹ đối với Việt Nam.
Bắt tay vào hành động
Bất kể là Tổng thống Obama hay một ai khác, Hoa Kỳ cũng cần nỗ lực để xây dựng một di sản mới ở Việt Nam. Một di sản được xây dựng dựa trên cải cách dân chủ và nhân quyền sẽ không chỉ đạt được những gì mà Hoa Kỳ từng đề ra để phấn đấu trong thời kỳ chiến tranh lạnh, mà còn đem đến cho nhân dân Việt Nam một xã hội tự do và cởi mở. Thay vì bom đạn, thứ vũ khí mà người ta lựa chọn ở đây sẽ là ngoại giao và giáo dục.
Chủ nghĩa Đại Hán đang hồi sinh mạnh mẽ ở Trung Quốc – thực ra nó chưa bao giờ ngủ quên mà như lời của cố lãnh tụ Trung Quốc Đặng Tiểu Bình là chỉ “náu mình chờ thời” thôi – và phả hơi nóng gay gắt vào Việt Nam. Cả thế giới đang phải dè chừng với Trung Quốc chứ không riêng gì Việt Nam, một đất nước luôn phải đứng trước âm mưu thôn tính từ hàng ngàn năm nay của họ.
Cho dù rồi đây Hoa Kỳ có trở thành đối tác chiến lược toàn diện hay đồng minh của Việt Nam đi chăng nữa thì đó vẫn chỉ là yếu tố ngoại lực, điều kiện đủ; còn điều kiện cần, điều kiện tiên quyết để Việt Nam có thể tồn tại và phát triển bên cạnh một gã láng giềng luôn lăm le nuốt chửng mình phải là nội lực, là một Việt Nam hùng mạnh. Muốn vậy, Việt Namphải là một đất nước tự do - dân chủ; chỉ với một thể chế dân chủ, minh bạch, các nguồn lực xã hội mới được phân bổ theo những cách thức mang lại hiệu quả cao nhất.
Vượt qua sức ỳ của cả một bộ máy khổng lồ, bảo thủ, trì trệ, cũng như sự kháng cự mạnh mẽ của các nhóm lợi ích đang tác oai tác quái trong hệ thống hiện hành ở Việt Nam để hướng tới cải cách là chuyện không đơn giản.
Muốn vậy, ngoài sự lên tiếng mạnh mẽ của các lực lượng tiến bộ trong nước, sự quyết đoán của các nhà lãnh đạo cấp tiến cũng như sự thức tỉnh của các nhà lãnh đạo bảo thủ thì áp lực bên ngoài là hết sức quan trọng.
Cao trào dân chủ hoá trên thế giới và trong khu vực đang tạo ra một áp lực lên giới lãnh đạo Việt Nam, nhưng đó chỉ là thứ áp lực vô hình, gián tiếp. Áp lực này đôi khi lại gây ra tác dụng ngược là đẩy giới lãnh đạo bảo thủ Việt Nam vào con đường cố thủ, như những gì mà chúng ta đã chứng kiến thời gian qua. Áp lực cụ thể, trực tiếp tác động đến lên hệ thống hiện hành là từ các đối tác mà Việt Nam buộc phải hợp tác như Liên Hợp Quốc, EU … và đặc biệt là Hoa Kỳ.
Chính vì vậy, Hoa Kỳ không được phép nương nhẹ Việt Nam trên những vấn đề có tính nguyên tắc như nhân quyền hay cải cách trong khu vực doanh nghiệp nhà nước (khi đàm phán TPP).
Thông điệp thay đổi
Lớp lãnh đạo hiện nay của Việt Namcần phải hiểu rằng thế giới đang thay đổi rất nhanh, rằng người dân Việt Nam đang ngày càng trở nên bất an, và rằng chính sách cầu hoà thường thấy của giới lãnh đạo Việt Nam không còn hiệu quả nữa.
Lớp trẻ Việt Namngày nay đã quá hiểu những hạn chế của chính phủ. Ngoài ra, họ cũng ý thức được rằng họ có nhiều lựa chọn.
Việc Việt Nam và Hoa Kỳ xác lập quan hệ đối tác toàn diện diễn ra trong bối cảnh Việt Nam đang tiến hành sửa đổi Hiến pháp 1992. Đây là cơ hội tuyệt vời để Việt Nam bắt tay vào tiến trình cải cách, dân chủ hoá đất nước bằng một bản hiến pháp mới tự do, dân chủ, phù hợp với xu thế của thời đại.
Điều này không chỉ phát đi tín hiệu rõ ràng và tích cực nhất đến một Hoa Kỳ vẫn đang còn hồ nghi, lưỡng lự, mà quan trọng hơn là mở đường cho sự phát triển bền vững của nước nhà, vì một Việt Nam tự do, dân chủ, nhân văn và cường thịnh.
Với cán cân quyền lực đang thuận lợi cho phía Mỹ, nhất là khi mà chính sách xoay trục sang Châu Á – Thái Bình Dương của họ không nhất thiết phải dựa vào sự hợp tác của Việt Nam, Hoa Kỳ có thể điều đình để đòi hỏi Việt Namphải cải cách.
Hoa Kỳ cần nêu rõ với Đảng CSVN rằng họ không phải là mối đe doạ đối với Việt Nam, rằng họ có thể đem đến sự hỗ trợ nào đó cho Việt Nam song chỉ khi một số điều kiện nhất định được thoả mãn.
Di sản Hoa Kỳ 
Việc Chủ tịch Việt NamTrương Tấn Sang trao tặng Tổng thống Obama một bản sao lá thư mà Chủ tịch Hồ Chí Minh từng gửi Tổng thống Truman là một thông điệp mang nhiều ý nghĩa.
67 năm trước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chọn lối rẽ cộng sản sau khi thất bại trong việc thiết lập quan hệ với Hoa Kỳ năm 1946 buộc họ phải dựa vào khối cộng sản để phát động 9 năm kháng chiến chống Pháp mà hệ quả sau đó là sự can thiệp của Hoa Kỳ vào cuộc chiến tranh Nam-Bắc Việt Nam 1954-1975.
67 năm sau, các nhà lãnh đạo Việt Namở Ba Đình lại cảm thấy cần đến Mỹ hơn bao giờ hết. Thông điệp không thể nhầm lẫn mà Chủ tịch Sang chuyển tới Tổng thống Obama là hãy hợp tác với chúng tôi vì quyền lợi của tất cả chúng ta; Việt Nam đã sẵn sàng bước qua khúc quanh lịch sử 67 năm để hướng tới một tương lai tươi sáng trong quan hệ Việt-Mỹ, như buổi sáng đẹp trời ấm áp hôm 25/7/2013, khi Chủ tịch hiện thời của Việt Nam bước vào Nhà Trắng mang theo bức thông điệp 67 năm trước của Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà - là hãy giúp Việt Nam chúng tôi!
Vài năm tới đây là cơ hội thuận lợi để Hoa Kỳ củng cố hình ảnh của họ không chỉ ở Việt Nam mà còn trên khắp cả khu vực, khẳng định rằng họ vẫn là nguồn cảm hứng cho tự do và dân chủ. Tuy nhiên, để biến điều này thành hiện thực, Hoa Kỳ phải hành động tương ứng. Liệu Hoa Kỳ còn có thể tạo ra một di sản nào lớn hơn ở Việt Nam so với việc thiết lập một nền tự do - dân chủ trên đất nước này?


Nguồn: VOA

Việt Nam – Hoa Kỳ: Tất cả cùng lên tàu?

The Economist | 30.7.2013 |
Lê Anh Hùng dịch


Ảnh: Hubert Van Es qua Wikimedia Commons
Mãi đến tận năm 1995, tức là tròn hai thập niên sau khi những chiếc trực thăng biểu tượng của Hoa Kỳ hối hả cất cánh tháo chạy khỏi tầng thượng của một toà nhà chính phủ ngay giữa lúc Sài Gòn sụp đổ (hay được giải phóng), Việt Nam và Hoa Kỳ mới bình thường hoá quan hệ ngoại giao. Kể từ đó, việc xây đắp mối quan hệ giữa hai nước là một “quá trình đau đớn”, như lời của John Kerry, Ngoại trưởng Hoa Kỳ và là một cựu binh của bên thua cuộc.
Nhưng giờ đây, người Mỹ lại coi kẻ thù năm xưa của họ như một đồng minh chiến lược trong một khu vực rộng lớn hơn. Còn với Việt Nam, Hoa Kỳ lại là một thị trường sống còn dành cho các sản phẩm nông sản và quần áo xuất khẩu, đồng thời là một quốc gia đối trọng về ngoại giao trước một Trung Quốc đang trỗi dậy. Kim ngạch thương mại hai chiều giữa hai nước hiện đạt gần 25 tỷ USD mỗi năm, với phần lớn giá trị hàng hoá chảy vào thị trường Mỹ. Việt Nam đã được đưa vào danh sách các quốc gia tham gia đàm phán về Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), một hiệp định tự do thương mại dự kiến sẽ bao gồm ít nhất 12 quốc gia ở Châu Á, Châu Đại Dương và Châu Mỹ.
Tuy nhiên, con đường đưa Việt Namđến với vị thế thành viên tiềm tàng của TPP cũng đầy những trở ngại tiềm tàng. Việt Namlo ngại hiệp định sẽ làm tổn thương ngành công nghiệp dệt may và cản trở các doanh nghiệp nhà nước với những cải cách không mong muốn. Và vì những năm gần đây, các quan chức Mỹ vẫn nhất quyết đòi phải thấy những bằng chứng về cải cách chính trị trước khi họ cho phép bất kỳ sự tiến triển nào trong hoạt động hợp tác kinh tế với Việt Nam, Obama có thể sẽ cảm thấy khó xử nếu Việt Nam ký TPP giữa lúc họ đang đàn áp những người bất đồng chính kiến.
Và sự đàn áp chính trị đang được đẩy mạnh. Theo Human Rights Watch, một tổ chức vận động cho nhân quyền, số vụ các nhà bất đồng chính kiến bị kết án trong nửa đầu năm 2013, vì những tội như “tuyên truyền chống phá nhà nước” và “âm mưu lật đổ chính quyền”, đã vượt quá số vụ của cả năm 2012. Hà Nội vẫn đang giam giữ Lê Quốc Quân, một luật sư nhân quyền nổi tiếng, với cáo buộc trốn thuế. Một văn bản pháp luật mới đây (Nghị định 72/2013/NĐ-CP) đã áp đặt các biện pháp kiểm soát bổ sung lên bất kỳ ai sử dụng internet, thứ tiện ích đã trở thành một phương tiện truyền thông phổ biến để chỉ trích chính phủ. Và vào cuối tháng Bảy này, Nguyễn Văn Hải, một blogger đang bị giam giữ và từng được Tổng thống Barack Obama nêu tên trong một bài phát biểu, đã bước vào tuần tuyệt thực thứ năm để phản đối việc ông bị đối xử tồi tệ trong tù.
Tình hình có vẻ không mấy thuận lợi vào ngày 25.7, thời điểm Chủ tịch Trương Tấn Sang thực hiện chuyến viếng thăm thứ hai của một nguyên thủ Việt Nam tới Nhà Trắng kể từ khi hai nước bình thường hoá quan hệ. Việc lựa chọn thời điểm để đưa ra lời mời của ông Obama có thể tạo cảm giác gần như ngớ ngẩn. Tuy nhiên, trong bức tranh tổng thể hơn, Hoa Kỳ lại đang quay qua Việt Nam như một đối tác chủ chốt trong chính sách “xoay trục” sang Châu Á của nó. Vì những lý do khác nữa mà ông Obama đang háo hức với việc chốt lại TPP, “hòn đá tảng” kinh tế trong chính sách kinh tế mà chính phủ của ông dành cho toàn khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
Vì thế, tại Washington, ông Obama và ông Sang đã tuyên bố về “quan hệ đối tác toàn diện” với định nghĩa mơ hồ và bộc lộ ý định của họ là ký kết TPP trong năm nay. Cả hai vị nguyên thủ đều kêu gọi giải quyết tranh chấp ở Biển Đông một cách hoà bình, và ông Obama bổ sung mà không đi vào chi tiết là ông và ông Sang đã bàn thảo về cả những “tiến bộ” lẫn “thách thức” trong hồ sơ nhân quyền của Việt Nam. Trước thực tế lời mời của ông Obama từng nhen lên hy vọng về những đột phá trong TPP hay quan hệ đối tác chiến lược, Ian Storey (Viện Nghiên cứu Đông Nam Á) đánh giá ít nhiều đây là một quả pháo xịt. Hai nhà lãnh đạo dường như chưa nói gì đến chuyện liệu tới đây Hoa Kỳ có cân nhắc việc dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí cho Việt Nam hay không, chuyện hai bên lên kế hoạch giải quyết những thắc mắc của Việt Nam về TPP như thế nào, cũng như nhiều chủ đề khác nữa.
Mức độ hưởng lợi từ TPP của Việt Nam, nếu họ gia nhập, vẫn tiếp tục chưa rõ ràng cho đến khi những điểm tinh tế nhất của hiệp định được ấn định. Dù vậy, vì Việt Nam là thành viên triển vọng với trình độ phát triển thấp nhất của TPP nên việc nâng cao cơ hội tiếp cận các thị trường nước ngoài có thể sẽ đem lại những lợi ích đáng kể. Edmund Malesky (Đại học Duke, Hoa Kỳ) bổ sung thêm là những quy định về quản trị nhà nước mang tính ràng buộc của hiệp định sẽ giúp đẩy nhanh quá trình cải cách ruộng đất đang diễn ra, đồng thời giảm bớt sự chi phối của các doanh nghiệp nhà nước (DNNN).
Sự phê chuẩn của Việt Namvẫn đang bị đặt dấu hỏi. Một điểm gây bế tắc ở đây là điều khoản đòi hỏi ngành công nghiệp dệt may của Việt Nam, với giá trị xuất khẩu sang Mỹ lên tới 7,6 tỷ USD mỗi năm, phải chấm dứt việc nhập khẩu nguyên liệu thô từ Trung Quốc và các quốc gia ngoài TPP khác. Điều này có thể dẫn tới việc sa thải nhân công và tệ hơn thế. Các nhóm lợi ích hùng mạnh thì cảnh giác với những điều khoản có thể hạn chế bớt quyền năng của các DNNN. Rốt cuộc, những trụ cột vốn thường bệ rạc và kém hiệu quả một cách tai hại trong nền kinh tế trì trệ của Việt Nam lại có nhiều bạn bè ở địa vị cao.
Chính phủ Việt Namcó lẽ sẽ cần phải phóng thích một vài tù nhân chính trị nổi tiếng trong những tháng tới đây để chứng tỏ là họ đã lắng nghe những lời phàn nàn của Hoa Kỳ về thành tích nhân quyền của mình (hay ít nhất là họ cũng không bị điếc trước những phàn nàn đó). Một người có khả năng được tại ngoại là ông Lê Quốc Quân, luật sư nhân quyền; phiên toà xét xử ông từng được ấn định vào ngày 9.7 nhưng rồi lại bị huỷ bỏ đột ngột, điều mà người ta cho là nhằm dọn đường cho sự xuất hiện của ông Sang ở Washington.

Việc phóng thích một vài nhà bất đồng chính kiến để tạo thuận lợi cho thoả thuận thương mại không phải là một sự thay đổi chính sách, điều mà những người chỉ trích kiên định của Việt Nam sẽ lưu ý. Việc đưa Việt Nam vào TPP có thể chọc tức một nhóm lớn tiếng trong Quốc hội Mỹ vốn đại diện cho các cộng đồng cử tri người Mỹ gốc Việt và vẫn ngờ vực động cơ của chế độ cộng sản ở Việt Nam. Các nghiệp đoàn và các nhà vận động cho quyền của người lao động vốn phản đối điều kiện làm việc tại các nhà máy ở Việt Nam có thể gia nhập nhóm này. Rõ ràng là ông Obama nghĩ rằng việc ve vãn ông Sang phụng sự các mục tiêu chiến lược và kinh tế của Hoa Kỳ tốt hơn so với việc chỉ trích. Điều này không có nghĩa là nó sẽ dễ dàng.

Friday, July 26, 2013

McDonald’s sẽ không làm người Việt thoả cơn đói nhân quyền

Andrew Lam
Huffington Post | 24.7.2013 |
Lê Anh Hùng dịch


SAN FRANCISCO – Việt Namlà xứ sở của những chuyện trớ trêu. Nhà lãnh đạo của xứ sở, Chủ tịch Trương Tấn Sang, tới thăm Nhà Trắng vào thứ Năm này. Người ta chờ đợi ông yêu cầu Hoa Kỳ dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam trong khi lại tìm kiếm sự ủng hộ cho việc ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền LHQ.
Thế còn chuyện trớ trêu?
Ngoài việc tìm cách mua vũ khí từ Hoa Kỳ, một đất nước mà họ từng đánh bại 4 thập kỷ trước, Hà Nội còn tiếp tục chà đạp lên nhân quyền, và vài năm qua đã tăng cường việc bắt bớ những người bất đồng chính kiến mà không hề e sợ sự chỉ trích của cộng đồng quốc tế hay sự phê phán của Mỹ.
Ồ, và họ lại còn chuẩn bị mở cửa hiệu McDonald’s đầu tiên trên xứ sở của mình nữa chứ, một sự kiện mà chỉ cần lướt qua hàng tít bài trên các phương tiện truyền thông ở đây thôi cũng đủ thấy là cả một câu chuyện. Đừng bao giờ bận tâm đến mấy chuyện truy bức kia nhé.
Việt Namngày nay đang rủng rỉnh hơn bao giờ hết, và đang tìm kiếm một vị thế quốc tế tương xứng với số của cải mà nó mới gom góp được. Chưa dừng lại ở đó, Việt Nam lại còn cần những thứ vũ khí tiên tiến nhằm chống lại mối đe doạ đang hiện lên lồ lộ từ Trung Quốc, quốc gia đang đòi chiếm hữu gần như toàn bộ Biển Đông.
Theo John Sifton, Giám đốc Ban Vận động Châu Á của tổ chức nhân quyền Human Rights Watch (HRW) thì “nếu Việt Nammuốn có chỗ đứng trên sân khấu thế giới, chính phủ của nó cần từ bỏ chính sách đàn áp bất đồng chính kiến và bắt tay vào cải cách. Đồ thị của lịch sử có thể là một đường cong dài, nhưng chắc chắn nó luôn uốn ra xa khỏi hang ổ của độc tài.”
Ông nói thêm: “Chủ tịch Sang không thể công khai biện minh cho chính sách đàn áp của chính phủ và nên tận dụng [cuộc gặp với Obama] để từ bỏ nó.”
Dân biểu Ed Royce (Đảng Cộng hoà – tiểu bang California), Chủ tịch Uỷ ban Đối ngoại Hạ viện Hoa Kỳ, lặp lại mối quan ngại của HRW trong bức thư ngỏ gửi Tổng thống Obama tuần này, thúc giục Obama nêu nhân quyền như một ưu tiên hàng đầu trong chuyến thăm của Chủ tịch Việt Nam.
“Việt Nam từ lâu là một trong những xã hội áp bức nhất ở Đông Nam Á”, Royce viết. “Khát vọng dân chủ, sự vận động cho nhân quyền cũng như việc tập hợp của quần chúng đều gặp phải sự đối xử tàn bạo của công an và dẫn đến những phiên toà trình diễn mà ở đó các bị cáo bị khước từ quyền được xét xử công khai và công bằng như Hiến pháp Việt Nam quy định.”
Quả thực, các blogger bất đồng chính kiến cứ đều đặn bị bắt giữ, với 50 nhà hoạt động dân chủ bị nhốt chỉ trong năm nay, chưa kể hàng chục thầy tu nổi tiếng đang chống chọi trong các trại tù của nó. Một số thầy tu, như Cha Nguyễn Văn Lý (67 tuổi) chẳng hạn, đang sa sút sức khoẻ. Cha Lý, một linh mục Công giáo bị tuyên án 15 năm tù giam vì lên tiếng đòi tự do tôn giáo cho đất nước, từng bị đột quỵ năm 2009 và hiện đang rất cần được chăm sóc y tế (tổ chức Ân xá Quốc tế - Amnesty International - đang lên tiếng ủng hộ chính nghĩa của ông).
Một nhà bất đồng chính kiến nổi bật khác là Nguyễn Văn Hải, người nổi tiếng với biệt hiệu Điếu Cày, thì đang tuyệt thực để phản đối việc bị đối xử tệ hại trong tù. Ông bị kết án 12 năm tù giam vì “tuyên truyền chống nhà nước”. Tội của ông là viết blog về nạn tham nhũng của chính quyền và lên tiếng đòi dân chủ. Từ chuyện viết lách này mà ông Hải vẫn đang tuyệt thực suốt 32 ngày nay.
Trong một sự kiện chưa từng có tiền lệ, người Việt đã xuống đường đòi hỏi nhân quyền vào đầu năm nay. Biểu ngữ phía trên là dòng chữ “Quyền Con Người Có Từ Khi Sinh Ra”. Phía dưới, những người Việt Nam cầm các biểu ngữ mang dòng chữ “Trả Lại Tự Do Cho Việt Nam”.
 
Song, không giống như Myanmar, Hoa Kỳ vẫn im lặng trước tình trạng vi phạm nhân quyền ở Việt Nam, nơi mà suốt 10 năm qua nó vẫn tăng cường đầu tư. Hà Nội khẳng định là trong hai năm tới, Hoa Kỳ sẽ trở thành nhà đầu tư lớn nhất Việt Nam, vượt qua Nhật Bản và Hàn Quốc.

Mối quan hệ quân sự cũng đang tiến triển. Kể từ năm 2010, hai nước đã bắt tay vào các cuộc tập trận hải quân chung. Năm ngoái, Hà Nội đi xa tới mức đã bóng gió với Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Leon Panetta khi ông đến đây rằng họ muốn nối lại các cuộc đàm phán về việc cho thuê Vịnh Cam Ranh, căn cứ hải quân cũ của Hoa Kỳ trong chiến tranh Việt Nam.
Vậy thì tại sao, trong kỷ nguyên của vẻ cởi mở và tiến bộ kinh tế, Hà Nội lại tăng cường đàn áp? Câu trả lời ngắn gọn ở đây là vì nó có thể, trong lúc này.
Bất chấp thành tích nhân quyền ảm đạm, Việt Nam vẫn được tưởng thưởng nhờ mở cửa nền kinh tế. Năm 2006, Việt Nam được trao tư cách thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và bước vào sân chơi kinh tế thế giới khi tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC). Tổng sản phẩm quốc dân (GNP) của nó tăng trưởng đều đặn ở mức ấn tượng 7% trong phần lớn mười năm qua.
Và cho dù bất đồng chính kiến thì không được phép, người dân vẫn đang nếm trải những quyền tự do cá nhân lớn hơn trước rất nhiều. Nhiều người được phép đi ra nước ngoài, còn chuyện đi lại trong nước thì tự do thoải mái. Một tầng lớp trung lưu đang nổi lên với thu nhập cao cùng khả năng truy cập Internet. Và vấn đề nằm ở chỗ này.
Khi của cải tăng lên và được tiếp xúc nhiều hơn với thế giới bên ngoài, người ta lại chờ đợi sự mở rộng quyền tự do chính trị. Quả thực, bất chấp các vụ bắt bớ, ngày càng nhiều người Việt Nam viết blog trên mạng, lên tiếng đòi nhà chức trách tôn trọng nhân quyền nhiều hơn, chỉ trích nạn tham nhũng trắng trợn và lên án Hà Nội về thái độ quỵ luỵ Trung Quốc, như họ nhận thấy.
Thêm vào đó, nỗ lực của Hà Nội nhằm kiểm soát làn sóng bất mãn đang dâng cao hiện nay lại bị cản trở bởi sự bùng nổ của công nghệ thông tin liên lạc. Việt Nam hiện có 132 triệu điện thoại di động đang sử dụng trong một đất nước 93 triệu dân, hay khoảng 2 điện thoại trên một người trưởng thành. Facebook chính thức đặt chân vào Việt Namtháng 10 năm ngoái và đến tháng Ba năm nay đã có trên 12 triệu người sử dụng.
 
Người Việt Nam xuống đường ở Hà Nội để đòi hỏi một bản dự thảo hiến pháp mới với các điều khoản về nhân quyền (tháng 3.2013)
Lo ngại về một cuộc cách mạng theo kiểu Mùa Xuân Ả-rập, phản ứng của Hà Nội cho đến nay vẫn là bắt bớ, bắt bớ và bắt bớ.
Việc họ làm thế mà không sợ sự lên án của cộng đồng quốc tế một phần lớn là bởi thái độ bàng quan của Mỹ. Tổng thống Bush thăm Việt Nam năm 2006 để dự Hội nghị Thượng đỉnh APEC, và lập tức đưa Việt Nam ra khỏi danh sách các quốc gia hạn chế ngặt nghèo tự do tôn giáo ngay giữa lúc các nhà lãnh đạo tôn giáo vẫn tiếp tục chống chọi trong các trại tù của nó.
Dưới thời Obama, người Mỹ đang háo hức vì đã phát hiện ra một cánh cửa để đường hoàng trở lại với sân chơi Châu Á - Thái Bình Dương. Vì thế, họ khá kín tiếng về vấn đề nhân quyền.
“Thật khó mà được coi là quan ngại sâu sắc về vấn đề nhân quyền khi bạn vẫn đang ăn ngủ cùng Bộ Chính trị và bán những McDonald’s hay Starbuck”, một người Mỹ gốc Việt sống ở Hà Nội nhận xét.
Vậy nên không có gì phải thắc mắc khi những người đang đấu tranh cho dân chủ ở Việt Namkhông còn hướng tới Hoa Kỳ như một nguồn cổ vũ quan trọng của họ. Trong các phòng chát trên mạng, những người bất đồng chính kiến ngày càng tìm thấy nhiều cảm hứng từ các phong trào phản kháng ở Tunisia, Ai Cập và Myanmar.
Tuy nhiên, sẽ là một bi kịch nếu Chú Sam, trong khi bày tỏ quan ngại về nhân quyền, lại dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương và ủng hộ Việt Nam ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền LHQ. Bi kịch đó sẽ trở nên trớ trêu nếu một Mùa Xuân Việt Nam lại nổ ra, chỉ để bị đàn áp bằng súng đạn của Hoa Kỳ.


Thursday, July 25, 2013

VN trước những lựa chọn khó khăn

LS Vũ Đức Khanh
BBC | 24.7.2013







Chuyến thăm Mỹ của Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang tới đây đang là chủ đề nóng thu hút sự chú ý của dư luận. 

Và sau kết quả đáng thất vọng của chuyến thăm Trung Quốc từ 19 ¸ 21/6 vừa qua của người đứng đầu Nhà nước Việt Nam, một lần nữa vị thế nhạy cảm của Việt Nam giữa hai siêu cường lớn nhất thế giới đang ngày càng tỏ ra kình nhau này lại được đưa ra mổ xẻ.
Đối mặt với một Trung Quốc đang không ngừng trỗi dậy với cuồng vọng bành trướng ngày càng lộ rõ, trước hết là yêu sách độc chiếm hầu hết Biển Đông cùng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, Việt Namcàng lúc càng cảm thấy đơn độc và đang cố tìm kiếm đồng minh cho cuộc đấu không cân sức này.
Cả Ấn Độ và Nga đều có quan hệ truyền thống với Việt Nam và đã tiến vào Biển Đông bất chấp sự phản đối của Trung Quốc, nhưng họ lại quan tâm đến những thương vụ trên Biển Đông nhiều hơn. Bắt tay với Philippines, Việt Namkhông đơn độc khi thách thức Trung Quốc vì giữa hai nước cùng có lợi ích chung là Biển Đông và quần đảo Trường Sa, nhưng đây lại là một kiểu đối tác mà người ta thường nói là “ốc còn chưa mang nổi mình ốc”.
Ngoảnh đi ngoảnh lại, lựa chọn đồng minh khả dĩ nhất của Việt Nam đủ sức đương đầu với Trung Quốc lại là một quốc gia mà trong thâm tâm các nhà lãnh đạo Việt Nam không hề muốn gọi là “bạn”: Hoa Kỳ, cựu thù của Đảng CSVN trong cuộc chiến tranh Việt Nam, chưa kể đất nước biểu tượng của thế giới tự do này lại còn đề cao những giá trị mà các nhà lãnh đạo cộng sản Việt Nam luôn cảm thấy dị ứng mỗi khi nghe đến, đó là tự do, dân chủ và nhân quyền.
“Chỉ có lợi ích quốc gia là vĩnh viễn”
Winston Churchill (1874-1965), cựu thủ tướng Anh, một trong những nhà lãnh đạo quan trọng nhất trong lịch sử thế giới, từng nói: “Thế giới này không có bạn bè hay kẻ thù vĩnh viễn, chỉ có lợi ích quốc gia là vĩnh viễn.”
Thế cuộc xoay vần, những cựu thù của cuộc chiến tranh đẫm máu ngót 40 năm trước lại tìm thấy lợi ích của mình trong đối thủ năm xưa. Hoa Kỳ không chỉ cần đảm bảo tự do hàng hải trên Biển Đông mà quan trọng hơn là muốn kiềm chế kỳ phùng địch thủ đang lăm le thách thức ngôi vị cường quốc số 1 thế giới của mình. Một trong không nhiều nước có thể giúp Hoa Kỳ đạt được mục đích đó chính là Việt Nam, ít nhất là một Việt Nam ở vị thế trung lập. Việt Nam không chỉ muốn bác bỏ yêu sách độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc, giữ nguyên các đảo mà mình đang kiểm soát ở Trường Sa và tiến tới đòi Trung Quốc phải trao trả các đảo bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép ở Trường Sa và cả Hoàng Sa, mà còn muốn ngăn chặn âm mưu khuynh loát và thôn tính Việt Nam theo nhiều cách khác nhau của Trung Quốc, từ kinh tế - chính trị - xã hội cho đến an ninh - quốc phòng. Quốc gia duy nhất có thể giúp Việt Nam đạt được mục đích đó chính là Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, vấn đề ở đây là liệu Hoa Kỳ sẵn lòng đồng hành với Việt Nam tới đâu, nhất là trong khi Hoa Kỳ còn có những lựa chọn khả dĩ khác?
Việt Namvẫn là một nhà nước độc tài cộng sản với thành tích nhân quyền ngày càng tệ hại. Mối quan hệ đang ấm lên kia đặc biệt gây khó chịu cho cộng đồng người Mỹ gốc Việt, những người vẫn sợ rằng việc mở rộng hoạt động giao thương với Việt Namđang diễn ra với một sự trả giá về nhân quyền. Ngoài ra, Hoa Kỳ còn có lợi ích thiết thân trong việc bảo vệ sức mạnh mềm quan trọng nhất của mình: đó chính là các giá trị tự do - dân chủ vốn đã biến đất nước này trở thành biểu tượng của thế giới tự do, là nguồn cảm hứng cho hàng tỷ người bị áp bức trên thế giới, trong đó có hàng chục triệu người Việt Nam, và khiến nó trở nên khác biệt so với các đối thủ khác, đặc biệt là Trung Quốc.
Bài toán Trung Quốc
Việt Nam và Hoa Kỳ cùng có chung một bài toán khó giải là Trung Quốc. Các nhà lãnh đạo Việt Nammong muốn những tranh chấp này được giải quyết trên cơ sở đa phương. Trong khi đó Trung Quốc, quốc gia đòi chủ quyền phần lớn Biển Đông và các đảo trong khu vực cũng như mong muốn giải quyết tranh chấp trên cơ sở song phương với các quốc gia tranh chấp, lại phản đối bất kỳ hình thức can thiệp quốc tế nào.

Trung Quốc không muốn đa phương hóa vấn đề lãnh hải
Không may cho Việt Namlà nó lại ở cạnh gã láng giềng luôn có âm mưu thôn tính mình. Mặc dù mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Namđã cải thiện song Hà Nội vẫn chưa có một hiệp ước quốc phòng song phương để dựa dẫm như Philippines. Một khi đã từ chối bán vũ khí cho Việt Nam thì không có gì đảm bảo rằng Hoa Kỳ sẽ ra tay bảo vệ Việt Nam trong trường hợp xẩy ra chiến tranh, đặc biệt là một cuộc chiến chống Trung Quốc. Việc Việt Nam xích lại gần Hoa Kỳ và phương Tây là tất yếu, bởi họ không thể nào tự đứng vững khi buộc phải ra mặt chống Trung Quốc.
Dĩ nhiên, điều lý tưởng là Việt Namkhông nên trở thành công cụ của nước này nhằm chống lại nước khác. Láng giềng mãi mãi là láng giềng, và một Trung Quốc kẻ thù sát nách rõ ràng không phải là điều tốt nhất của Việt Nam, bởi hiểm hoạ chiến tranh là tai hoạ đối với tất cả các bên liên quan. Sự tiết chế và hoạt động ngoại giao linh hoạt là điều cần thiết để Việt Nam đi đến tăng cường quan hệ với Hoa Kỳ trong khi vẫn duy trì một mối quan hệ hiệu quả và cảnh giác với Trung Quốc.
Thay đổi để tồn tại
Hoa Kỳ đã nhiều lần tỏ ý rằng họ sẵn sàng nâng cấp quan hệ với Việt Nam nếu Việt Nam chứng tỏ thiện chí cải thiện tình trạng nhân quyền, tôn trọng tự do chính kiến của người dân và cam kết cải cách chính trị theo chiều hướng tự do và dân chủ hóa đất nước thông qua tiến trình sửa đổi hiến pháp với sự tham gia rộng rãi của tất cả mọi người dân. 
Với những gì mà nó vẫn đang thể hiện, chính phủ hiện hành ở Việt Nam chính là một trở ngại cho việc tăng cường mối quan hệ Việt – Mỹ. Trong cuộc trao đổi với báo chí mới đây nhân chuyến thăm sắp tới của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ Nguyễn Quốc Cường phát biểu là "đã đến lúc Việt Nam - Hoa Kỳ cần xác lập khuôn khổ đối tác mới cho quan hệ hai nước” nhưng lại với điều kiện là Hoa Kỳ phải "tôn trọng thể chế chính trị VN". Điều đó có nghĩa là sẽ không tự do, dân chủ, đa nguyên, đa đảng hay nhân quyền gì cả, mà chỉ có Đảng CS thôi!?
Điều này quả là khó có thể chấp nhận. Trong bang giao quốc tế, không nhất thiết hai quốc gia phải có cùng thể chế; tùy theo đặc tính riêng của từng quốc gia, dân tộc mà mỗi nước có thể chế chính trị riêng của mình và nhất định không bao giờ có chuyện sao chép 100%. Điều mấu chốt là những giá trị chung mà toàn nhân loại vẫn đang theo đuổi, đó là những quyền cơ bản của con người thể hiện trong Hiến chương Nhân quyền của Liên Hợp Quốc, hay chế độ bầu cử tự do với sự tham gia của tất cả các lực lượng chính trị và thủ tục phúc quyết hiến pháp, v.v. Đây là những gì mà Việt Nam không có và cũng chính là những gì tạo ra sự khác biệt đáng ngại trong quan hệ Việt - Mỹ.
Dù khó khăn nhưng chắc chắn Việt Nam không thể không cải cách nếu muốn được Hoa Kỳ coi là bạn và, quan trọng hơn, nếu muốn thoát khỏi cuộc khủng hoảng sâu sắc về chính trị - kinh tế - xã hội hiện nay, sản phẩm tất yếu của hệ thống hiện hành.

Liệu cuộc gặp Sang - Obama tại Tòa Bạch Ốc ngày 25/7 sắp tới có viết nên trang sử mới cho Việt Namkhông? Câu trả lời hiện giờ dường như rằng tất cả vẫn còn đang ở phía trước... và ở phía nhà lãnh đạo Việt Nam, Chủ tịch Trương Tấn Sang.
Bài viết có sự đóng góp của blogger Lê Anh Hùng từ Hà Nội.
Nguồn: BBC

Wednesday, July 24, 2013

Hội kiến Sang – Obama: Khởi đầu chương mới trong quan hệ Việt - Mỹ?

RFA | 24.7.2013 |

Vũ Đức KhanhAsia Sentinel | Lê Anh Hùng chuyển ngữ



Chủ tịch Trương Tấn Sang gặp gỡ các TNS thuộc Uỷ ban
Đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ ngày 24.7 tại Washington
(RFA)
Liệu chuyến công du của Chủ tịch Việt Nam tới Hoa Kỳ có thể mở ra một kỷ nguyên mới trong quan hệ Việt-Mỹ?
Chuyến thăm Nhà Trắng của Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang ngày 25/7/2013 mới chỉ là lần thứ hai một nhà lãnh đạo CS Việt Nam đặt chân đến Washington kể từ khi Hoa Kỳ và Việt Nam bình thường hoá quan hệ năm 1995, trước đó là chuyến thăm năm 2007 của Chủ tịch Nguyễn Minh Triết dưới thời Tổng thống George W. Bush.
Mặc dù chuyến thăm này được ca ngợi là mang tính “lịch sử” nếu xét tới lịch sử chung của hai nước, người ta vẫn phải chờ xem di sản của nó là gì?
Khác xa với những hào nhoáng và lễ lạt vẫn thường bao quanh các chuyến thăm cấp nhà nước, chuyến thăm chính thức của Chủ tịch Sang tới Nhà Trắng sẽ diễn ra chóng vánh và tương đối tiết chế, nhưng chắc chắn những gì mà ông ta hy vọng đạt được với phía Mỹ là khó khăn.

Hai nhà lãnh đạo sẽ có nhiều chuyện để bàn thảo, từ việc tăng cường quan hệ kinh tế và quân sự cho đến tình hình nhân quyền ở Việt Nam. Tuy nhiên, khác xa với sự kỳ vọng về những thoả thuận mang tính đột phá, những gì mà người ta có thể hy vọng là sự khởi đầu của một chương mới trong quan hệ Việt-Mỹ.

Thời thế đổi thay

Kể từ chuyến thăm của Chủ tịch Triết tới Nhà Trắng năm 2007, nhiều thứ đã thay đổi ở Mỹ cũng như Việt Nam. Sáu năm trước, Việt Nam bước vào sân chơi WTO với sự giúp đỡ của Hoa Kỳ, và còn đang tỏa sáng trong số các nền kinh tế Đông Nam Á; trong khi đó thì ở Mỹ, cuộc suy thoái sắp đến là điều mà chưa ai nhìn thấy và chưa ai nghĩ tới.
Giờ đây, Việt Nam đang mạo hiểm đùa bỡn với thảm hoạ kinh tế, sau nhiều năm quản lý kinh tế yếu kém và nạn tham nhũng hoành hành, còn Hoa Kỳ thì vẫn tiếp tục quá trình hồi phục kinh tế kéo dài và chậm chạp.
Kể từ đấy, Hoa Kỳ đã chuyển hướng trọng tâm từ Trung Đông sang Châu Á–Thái Bình Dương theo chiến lược mới “tái cân bằng”, một phần là nhằm tìm kiếm các thị trường mới trong quá trình phục hồi kinh tế quốc nội, và theo đúng nghĩa, đã bắt đầu vun xới mối quan hệ với các đối tác trong khu vực. Không có gì đáng ngạc nhiên khi trục xoay này gặp phải sự hoài nghi của các quan chức Trung Quốc ở Bắc Kinh, những người cũng có mưu đồ riêng với khu vực.
Đối với Việt Nam, sự thay đổi của thời thế cũng đưa đến những thách thức mới, từ sự bất bình của dân chúng trước cách thức điều hành nền kinh tế và nỗ lực sửa đổi hiến pháp của chính phủ, cho đến sự quả quyết của Trung Quốc trên Biển Đông và ở Đông Nam Á. Mặc dù quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam vẫn tiến triển kể từ năm 1995, mối quan ngại của Hà Nội trước ý đồ của Trung Quốc trong khu vực lại góp phần thúc đẩy quá trình đó – hay đúng hơn là Việt Nam cần phải làm thế.

Trở ngại cho việc thắt chặt quan hệ

Bất chấp quan hệ giữa hai nước đã được bình thường hóa năm 1995, Hoa Kỳ vẫn tiếp tục duy trì chính sách cấm vận trong việc bán vũ khí sát thương cho Việt Nam. Việc tháo bỏ lệnh cấm vận này tuỳ thuộc vào sự tiến bộ về nhân quyền ở Việt Nam, điều mà Việt Nam vẫn tiếp tục không đáp ứng được. Chính vấn đề Dân chủ và Nhân quyền đã và đang là một trở ngại cho việc thắt chặt quan hệ.
Trong lời phát biểu gần đây về cuộc gặp sắp tới giữa Tổng thống Obama và Chủ tịch Sang, Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ Nguyễn Quốc Cường đã thừa nhận những khác biệt giữa hai nước. Bất chấp những khác biệt, ông hy vọng là cả hai nước sẽ bắt tay vào “mối quan hệ hợp tác bình đẳng và cùng có lợi… và (đồng thời) tôn trọng thể chế chính trị của nhau”.
Chắc chắn là nếu Việt Nam dự định duy trì tình trạng như hiện nay, Việt Nam và Hoa Kỳ có thể bắt tay vào mối quan hệ hợp tác cùng có lợi. Tuy nhiên, nếu Việt Nam dự định tăng cường quan hệ với Hoa Kỳ và muốn Washington dỡ bỏ chính sách cấm vận vũ khí, Việt Nam phải làm nhiều hơn nữa để tôn trọng và thừa nhận những quan ngại của Hoa Kỳ. Ở thời điểm này, Hoa Kỳ đang nắm tất cả các quân bài.
Mặc dù chính sách xoay trục sang Châu Á–Thái Bình Dương của Mỹ sẽ gặp nhiều thuận lợi nếu quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam trở nên gần gũi hơn, song chính sách đó vẫn không tùy thuộc vào sự hợp tác tích cực của Việt Nam. Hoa Kỳ không hề thiếu đồng minh ở Châu Á–Thái Bình Dương, trong đó phải kể đến Australia ở phía Nam, Philippines và Nhật Bản ở phía Bắc; hay đối tác, chẳng hạn như Indonesia, Malaysia và Singapore.
Tăng cường quan hệ với Việt Nam sẽ giúp mở cửa thị trường cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ; tuy nhiên, mối quan hệ kinh tế lại phập phù ở chỗ nó chỉ tồn tại chừng nào người ta vẫn còn kiếm được cái gì. Để một mối quan hệ lâu bền, nó phải được thiết lập trên một nền móng vững chắc hơn: lòng tin và các giá trị chung.
Ai đó có thể tranh luận rằng Hoa Kỳ sẽ gặp tổn thất trong mối quan hệ tương lai với Việt Nam nếu Hoa Kỳ khẳng định đòi Việt Nam cải thiện nhân quyền. Dĩ nhiên là đúng với nhãn quan "chính trị thực dụng", nhưng trong trường hợp này, Mỹ chỉ có thể tự hại chính mình nếu làm ngơ trước những thành tích nhân quyền tồi tệ của chính phủ Việt Nam chỉ vì quyền lợi ích kinh tế.
Những công dân Việt Nam mong muốn một xã hội tự do hơn và cởi mở hơn thật khó mà có cái nhìn thiện cảm với những nước đang giúp đỡ chính phủ hạn chế quyền của họ. Việc cho rằng Đảng CS mãi mãi nắm quyền lực sẽ là thiển cận.
Nếu Hoa Kỳ có ý định lãnh đạo thế giới tự do, họ phải hành động tương xứng. Hợp tác với một chế độ vẫn truy bức các bloggers và các nhà hoạt động dân chủ sẽ phát đi một tín hiệu sai.
Chủ tịch Sang đã đúng khi nhận xét rằng những khác biệt giữa Hoa Kỳ và Việt Nam là bình thường. Tuy nhiên, đây lại không phải là điều bình thường khi những khác biệt đó lại là sự vi phạm rõ ràng những quyền phổ quát đã được nêu trong Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền mà Việt Nam đã phê chuẩn. Mặt khác, Hoa Kỳ cũng có bổn phận với luật pháp của nước họ, và sẽ làm cho bản hiến pháp và thiện chí của Hoa Kỳ mất uy tín ở nước ngoài một khi Hoa Kỳ tham gia vào những hoạt động xâm phạm các quyền mà hiến pháp Mỹ bảo vệ.

Một Việt Nam mới

Chuyến công du này có thể không đưa đến các hiệp định hay những tuyên ngôn đột phá từ Chủ tịch Sang và Tổng thống Obama; tuy nhiên, nó lại có thể đặt nền móng cho một chương mới trong quan hệ Việt-Mỹ. Vì thế, hai nguyên thủ quốc gia cần tận dụng cuộc gặp này để thiết lập cơ hội cho các cuộc đối thoại trong tương lai, và rồi để đi đến đàm phán về những khác biệt.
Tự do và Dân chủ gắn liền với Thịnh vượng và Phát triển. Việt Nam khắc khoải quay trở về với thời kỳ hoàng kim, khi nó là một tín hiệu về sự phát triển kinh tế thịnh vượng ở Đông Nam Á, và việc thúc đẩy hoạt động giao thương với Hoa Kỳ có thể giúp Việt Nam phần nào trở lại với thời kỳ huy hoàng về kinh tế trong quá khứ; tuy nhiên, bất kỳ giả thuyết nào cho rằng mọi chuyện rồi sẽ lặp lại như cũ đều chẳng có giá trị gì.
Khi người dân Việt Nam trở nên sung túc và mức sống tăng lên, họ sẽ sớm đòi hỏi ngày càng nhiều cho đến khi chính phủ, trong tình trạng hiện hành, không thể tiếp tục đáp ứng. Việc các công dân Việt Nam tìm đến Internet để bày tỏ thái độ bất mãn về các nhà lãnh đạo và khát khao đa nguyên chính trị, quyền tư hữu đất đai hay những thứ tốt đẹp hơn chỉ là một phần của những vấn đề đó.
Cuộc gặp gỡ này có thể mở đường cho chuyến thăm Hà Nội của Tổng thống Obama vào cuối năm nay và thừa nhận Việt Nam là một đối tác chiến lược – tất cả những điều đó sẽ tuỳ thuộc vào việc liệu Hoa Kỳ và Việt Nam có thể xoá nhoà được những khác biệt hay không.
Những năm tới đây người ta sẽ được chứng kiến một Việt Nam thay đổi. Liệu lớp lãnh đạo hiện thời trong Đảng CS có nhận ra những thay đổi này là tất yếu và phải điều chỉnh để thích nghi hay không là điều còn phải chờ thời gian trả lời. Như với lẽ tự nhiên, nếu Đảng CS không thích nghi được, nó sẽ bị đào thải. Và thay vì tiếp sức cho một thể chế đã tới số, Hoa Kỳ nên chuẩn bị cho một Việt Nam mới.
(Vũ Đức Khanh là luật sư và giáo sư Luật bán thời gian tại Đại học Ottawa. Ông chuyên nghiên cứu chính trị Việt Nam, quan hệ quốc tế và luật quốc tế.)
Bản dịch Việt ngữ của blogger Lê Anh Hùng từ Hà Nội cung cấp.
Nguồn: RFA / Asia Sentinel 

QUAN HỆ MỸ - VIỆT - TRUNG VÀ CHUYẾN THĂM ĐẦY PHẤP PHỎNG CỦA ÔNG SANG

Lê Anh Hùng
VOA | 23.7.2013 |



Chủ tịch Trương Tấn Sang và TT Obama tại Hội nghị
Thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á - TBD
ở Hawaii ngày 12.11.2011
Chuyến thăm Hoa Kỳ sắp tới đây của Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang đang thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận trong và ngoài nước, nhất là sau kết quả đáng thất vọng của chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 19 ¸ 21/6 vừa qua của người đứng đầu Nhà nước Việt Nam.
Bối cảnh phức tạp
Trong nhiều năm qua, tình hình khu vực Châu Á – Thái Bình Dương vẫn diễn biến theo chiều hướng ngày càng phức tạp và khó lường. Bối cảnh này có nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng nổi bật hơn cả là sự suy yếu (tương đối) về vị thế của Mỹ trên thế giới và sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc mà kèm theo đó là tham vọng bá quyền khó che dấu của họ.
Sức mạnh tuyệt đối của Mỹ, vốn giúp duy trì một trật tự thế giới đơn cực sau sự sụp đổ của Liên bang Soviet cùng hệ thống các nước XHCN – kết thúc trật tự thế giới lưỡng cực tồn tại trong gần nửa thế kỷ – chỉ kéo dài hơn một thập kỷ. Sa lầy trong các cuộc chiến tranh ở Iraq và Afganistan cùng sự trỗi dậy của một số quyền lực cũ như Nga, Ấn Độ và đặc biệt là Trung Quốc khiến Mỹ nhanh chóng đánh mất vị thế độc tôn mà một thời tưởng như không thể bị thách thức của mình.
Khác với vị tiền nhiệm George W. Bush, người đã khiến nước Mỹ khánh kiệt bằng cách tiến hành cuộc chiến “lấy le” ở Iraq hay sử dụng bóng ma Bin Laden và Al-Qaeda để hù doạ cử tri Mỹ, Tổng thống Obama đã sớm nhận ra hiểm hoạ từ một Trung Quốc đang không ngừng trỗi dậy với cuồng vọng “bình thiên hạ” vốn đã chảy trong huyết quản người Hán ngay từ thuở “khai thiên lập địa”. Chính sách “xoay trục sang Châu Á” của ông là nhằm ngăn chặn hiểm hoạ này đồng thời tạo thế cân bằng quyền lực mới trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương cũng như trên thế giới. Thế giới vẫn đang trong quá trình tìm kiếm một sự cân bằng quyền lực mới, một trật tự thế giới mới. Trong quá trình xác lập trật tự đó, chiến tranh là một nguy cơ luôn hiện ra trước mắt chúng ta.
Một Việt Nam không may là láng giềng của gã hàng xóm to xác và xấu bụng, lại án ngữ cửa ngõ phía Nam – lối thoát khả dĩ nhất của Trung Quốc khi mà phía Tây, phía Bắc và phía Đông nó đều gặp phải những bức tường thành khó lòng vượt qua của Ấn Độ, Nga và Nhật Bản – bỗng trở nên chông chênh trước hiểm hoạ bị thôn tính theo cách này hay cách khác ngày càng hiển lộ. Đây chính là lý do mà ở Việt Namngười ta vẫn nói rằng “theo Mỹ là để cứu nước”.
Việt Namcần Mỹ và Mỹ cần Việt Namtrong bối cảnh đó. Hai bên đều cần đến nhau nhưng một cuộc “hôn nhân” Mỹ - Việt xem ra khó diễn ra ngay lúc này, không chỉ bởi sự hăm doạ và chống phá quyết liệt của người láng giềng “4 tốt 16 chữ vàng” Trung Quốc, mà còn bởi một lý do xem ra còn quan trọng hơn khác: sự xung đột lợi ích bên trong của Việt Nam.
Xung đột giữa lợi ích của Đảng và lợi ích quốc gia ở Việt Nam
Khi một người Mỹ được nhân dân bầu làm tổng thống, ông ta không được tiếp tục sử dụng hộp thư cá nhân của mình nữa: ông ta đã trở thành công dân số 1 và phải đặt lợi ích quốc gia lên trên hết, mọi hoạt động của ông ta nếu không công khai minh bạch trước dân chúng thì cũng nằm trong tầm kiểm soát của các thiết chế quyền lực khác nhau. Thậm chí lúc này vấn đề đảng phái đối với ông ta cũng chỉ đóng vai trò thứ yếu khi mà các tổng thống Mỹ đều luôn sẵn sàng dành một số vị trí nội các cho đảng đối lập nếu điều đó phù hợp với lợi ích quốc gia.
Ở Việt Namthì lại khác, Đảng CS luôn đứng trước Nhà nước, chức danh trong Đảng luôn được nêu trước chức vụ trong chính quyền. Một người muốn trở thành Chủ tịch nước hay Thủ tướng trước hết phải là Uỷ viên Bộ Chính trị, việc ông ta được bầu lên hay bị hạ bệ đều tuân theo các quy trình quyền lực trong Đảng, chứ không phải do nhân dân quyết định. Bởi vậy, như một lẽ tự nhiên, lợi ích của Đảng bao giờ cũng được cứu xét trước hết mỗi khi có sự xung đột giữa lợi ích của Đảng và lợi ích quốc gia, điều không ít khi xẩy ra trong thực tế. Do ý thức hệ và hệ thống chính trị tương đồng giữa hai nước nên dù vẫn ý thức được tham vọng thôn tính Việt Nam từ ngàn xưa của người láng giềng phương Bắc song các nhà lãnh đạo Việt Nam vẫn cứ khư khư ôm ấp tinh thần “4 tốt 16 chữ vàng”, sản phẩm loè bịp của những bộ óc theo chủ nghĩa Đại Hán. Đây là lý do mà ở Việt Nam người ta vẫn nói rằng “theo Trung Quốc là để cứu Đảng”.
Và những phấp phỏng về chuyến thăm
Kết quả chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 19 ¸ 21/6 vừa qua của Chủ tịch Trương Tấn Sang bị dư luận cả trong và ngoài nước phản ứng mạnh mẽ. Một nhân vật trước nay vẫn được xem là cấp tiến, thân Mỹ và bài Trung Quốc, và vẫn giương cao ngọn cờ đó để tập hợp lực lượng, bỗng dưng lại nhanh chóng thay đổi lập trường khi chấp nhận ký với Trung Quốc nhiều nội dung bất lợi trong chuyến thăm vừa qua. Điều này khiến dư luận không khỏi phấp phỏng về hai khả năng trong chuyến thăm sắp tới của ông:
  1. Giới lãnh đạo Việt Nam đã “đồng thuận” với “phương châm” “theo Trung Quốc để cứu Đảng” và kết quả chuyến thăm Mỹ của ông Trương Tấn Sang sẽ rất hạn chế, bất chấp những nỗ lực và thiện chí từ phía Mỹ trong bối cảnh các tổ chức xã hội dân sự, các tổ chức nhân quyền và đặc biệt là Quốc hội Mỹ đang gây áp lực mạnh mẽ lên chính quyền Obama về tình hình nhân quyền ngày càng tệ hại của Việt Nam. Nếu khả năng này xẩy ra, Việt Nam sẽ ngày càng rơi vào vòng kiềm toả của Trung Quốc và lún sâu vào cuộc khủng hoảng kinh tế - chính trị - xã hội lớn nhất trong gần 30 năm qua, đồng thời nguy cơ đổ vỡ, thậm chí trở thành một Tân Cương hay Tây Tạng mới, là khó tránh khỏi;
  2. Những nhượng bộ quá mức mà ông Trương Tấn Sang ký với Trung Quốc là một “bước lùi chiến thuật” để ông dễ dàng tiến tới việc kéo Mỹ xích lại gần với Việt Namhơn. Đây là nhận định có cơ sở bởi cả hai chuyến thăm Trung Quốc và Mỹ của Chủ tịch Việt Nam đều diễn ra bất ngờ: Ông Trương Tấn Sang thăm Trung Quốc khi Quốc hội vẫn đang họp và với kết quả khiến dư luận ngạc nhiên, còn chuyến thăm Mỹ sắp tới lại được đẩy lên sớm so với dự kiến ban đầu (tháng 9). Tiếp theo, Tuyên bố chung Việt – Trung vừa ký còn chưa ráo mực mà Trung Quốc đã gây ra 2 vụ cướp tàu đánh cá của Việt Nam, hành hung ngư dân và chặt cờ Việt Nam ở Hoàng Sa hôm 6/7, rồi Đại sứ Trung Quốc Khổng Huyễn Hựu hôm 11/7 bỗng dưng lại tổ chức họp báo về “kết quả chuyến thăm Trung Quốc của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang”. Đây có thể xem là lời cảnh báo sỗ sàng từ phía Trung Quốc trước chuyến thăm được đẩy lên sớm nói trên.
Trong khi Mỹ quá quan trọng với Việt Nam thì Việt Nam lại chỉ là một quân cờ trên bàn cờ chiến lược toàn cầu của Mỹ. Quan trọng hơn, qua những gì đã trình bày ở trên, các nhà lãnh đạo Việt Nam cần hiểu rằng số phận của số phận của họ, chứ không phải của Đảng CSVN, mới gắn liền với số phận của dân tộc này. Và họ vẫn còn đầy đủ cơ hội – dù thời gian không còn nhiều bởi xã hội Việt Nam đang biến chuyển rất nhanh – để tự định đoạt số phận của mình: tiếp bước Myanmar, dân chủ hoá đất nước và hoà nhập vào thế giới tự do - dân chủ để không chỉ cứu nước mà trước hết là tự cứu lấy mình./.
Nguồn: VOA

Asia Sentinel: Các blogger Việt Nam yêu cầu chính phủ tuân thủ luật lệ về nhân quyền

Hà Nội đang được cân nhắc cho một ghế trong Hội đồng Nhân quyền LHQ

Asia Sentinel | 23.7.2013 |

Lê Anh Hùng dịch




Những người bảo vệ nhân quyền thân thiện
Một mạng lưới gồm 65 blogger Việt Nam đang yêu cầu nước này sửa đổi luật pháp để chứng minh cam kết hợp tác với Hội đồng Nhân quyền LHQ về nhân quyền trước khi có thể được chấp thuận trở thành thành viên của tổ chức này.
Trong tuần, nhóm blogger này đã gửi thỉnh thư tới 17 tổ chức nhân quyền và tổ chức phi chính phủ quan trọng.
Việt Nam ứng cử vào Uỷ ban Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2014-2016 bất chấp thực tế là chính phủ nước này vẫn duy trì một trong những chính sách hà khắc nhất ở Đông Nam Á nhằm vào giới bất đồng chính kiến. Ngày 19.7, các quan chức Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nói với một tiểu ban Hạ viện rằng mối quan hệ gần gũi hơn với Việt Nam, đặc biệt là việc bán vũ khí, vẫn chưa được quyết định cho đến khi có “sự cải thiện liên tục, rõ rệt về tình hình nhân quyền”.
Thật không may, LHQ lại có một bảng thành tích về việc bổ nhiệm một số những quốc gia vi phạm nhân quyền tệ hại nhất trên thế giới vào Hội đồng Nhân quyền, trong đó có Saudi Arabia, Trung Quốc, Congo, CubaQatar, khiến chính quyền của Tổng thống Bush rút khỏi cơ quan này. Chính quyền Obama đã quay lại tổ chức này, và đòi được tham gia vào Uỷ ban Nhân quyền kể từ năm 2009.
Chắc chắn là những quan ngại về nhân quyền cho đến nay vẫn chưa khiến Việt Namgiảm trấn áp các blogger. Cảnh sát lại bắt giữ một người khác vào ngày 13.6 vừa qua, cáo buộc Phạm Viết Đào với tội danh “lợi dụng quyền tự do ngôn luận xâm phạm lợi ích của Nhà nước”. Theo hãng tin AP, 43 nhà bất đồng chính kiến đã bị tống giam trong năm nay, gấp hai lần con số của cả năm 2012.
“Việt Nam phải chứng minh các cam kết của mình nhằm hợp tác với HĐNQ và duy trì những chuẩn mực cao nhất trong việc xúc tiến và bảo vệ nhân quyền”, các blogger nói trong văn bản được công bố đầu tuần này.
“Những nghĩa vụ và trách nhiệm này không chỉ được áp dụng trên bình diện quốc tế, mà còn trong nội bộ Việt Nam. Chính quyền Việt Nam cũng cần xem xét ại tình trạng vi phạm nhân quyền trên đất nước họ và nhân dân Việt Nam cũng phải có quyền tự do tư tưởng và biểu đạt, kể cả các vấn đề nhân quyền. 
Để cải thiện việc bảo vệ nhân quyền ở Việt Nam, chúng tôi sẽ thực thi các nguyên tắc của HĐNQ như những hướng dẫn cho các hành động của chúng tôi, vốn cũng đồng thời tuân thủ các nghĩa vụ của Việt Nam theo luật nhân quyền quốc tế.”
Nhóm blogger thông báo trong bức thư ngỏ rằng họ sẽ tiếp tục nỗ lực đấu tranh vì chính sách nhân quyền. Họ tiếp tục:
“Chúng tôi sẽ:
- Tiếp tục xúc tiến và truyền đạt đến người dân Việt Nam về các quyền của họ bằng cách phân phối công khai bản Tuyên ngôn nhân quyền, tổ chức các diễn đàn công khai để thảo luận về nhân quyền ở Việt Nam và vận động cho những sự cải thiện cần thiết trong việc tôn trọng và bảo vệ nhân quyền. 
- Tiếp tục giám sát, báo cáo và bình luận công khai về sự cải thiện, thụt lùi hay vi phạm nhân quyền ở Việt Nam, với sự tập trung vào vấn đề chính sách và thực thi chính sách ảnh hưởng đến nhân quyền do nhà chức trách Việt Nam tiến hành. 
Để hoàn thành những hành động có trách nhiệm này, chúng tôi kêu gọi chính quyền Việt Nam và HĐNQ xem xét lại Điều 258 của Bộ luật Hình sự năm 1999, sửa đổi năm 2009 – “tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”. 
Trong tháng Năm năm 2013, hai blogger đã bị tạm giữ ngay sau khi họ phân phát bản Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền và cảnh sát cáo buộc họ “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước”. Chỉ vài tuần sau đó, hai blogger khác cũng bị tam giữ sau khi tham gia một cuộc dã ngoại để thảo luận về các nội dung của Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền. 
Gần đây nhất, trong tháng Năm và tháng Sáu năm 2013, điều 258 đã được sử dụng để bắt blogger Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào và Đinh Nhật Uy vì đã thực hiện quyền tự do biểu đạt bằng các đăng tải các bài viết ôn hoà lên blog của họ. 
Điều này vi phạm điều 19 của Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền: “Mọi người đều có quyền tự do tư tưởng và biểu đạt. Quyền này bao gồm sự tự do tư tưởng mà không bị cản trở, được tự do tìm kiếm, thu nhận và quảng bá tin tức và ý kiến qua mọi phương tiện truyền thông bất kể biên giới”. 
Sẽ là một trọng trách khi phụng sự như một quốc gia thành viên của HĐNQ, và là cơ hội để thúc đẩynhân quyền ở trong cũng như ngoài quốc gia đó. Để thành công trong việc ứng cử vào HĐNQ, chúng tôi tin rằng Việt Nam phải bãi bỏ hoặc sửa đổi điều 258 để đảm bảo rằng nhân dân Việt Nam được tự do để tự học hỏi về nhân quyền cũng như thúc đẩy nhân quyền. 
Chúng tôi hy vọng rằng Việt Nam sẽ xem xét việc hủy bỏ điều 258 để chứng tỏ cam kết của mình và đóng góp cho việc xúc tiến và bảo vệ nhân quyền, và chúng tôi hy vọng các thành viên Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc sẽ thúc đẩy Việt Nam thực hiện điều đó trong thời gian vận động tranh cử. 
Chúng tôi yêu cầu Việt Nam thể hiện các cam kết về nhân quyền của họ như một ứng cử viên tốt trước cuộc bầu cử, để tạo điều kiện cho các thành viên Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đánh giá các cam kết nhân quyền của họ. Việc bãi bỏ điều 258 phải là một trong các cam kết đó. 
Như Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon đã nói – “Tất cả các nạn nhân của việc vi phạm nhân quyền có thể trông cậy vào Hội đồng nhân quyền như một diễn đàn và một bàn đạp cho các hành động”. Là những người vận động cho tự do biểu đạt ở Việt Nam và là nạn nhân của các vi phạm nhân quyền vì các hoạt động của mình, chúng tôi xem việc ứng cử của Việt Nam vào Hội đồng Nhân quyền như một cơ sở cho các cuộc thảo luận có tính xây dựng về nhân quyền ở đất nước chúng tôi."
Danh sách các blogger Việt Nam ký tên vào bản Tuyên bố:
1. Võ Quốc Anh - Nha Trang
2. Huỳnh Ngọc Chênh - Sài Gòn
3. Phạm Lê Vương Các - Sài Gòn
4. Nguyễn Thảo Chi - Sài Gòn
5. Nguyễn Đắc Hải Di - Oslo, Norway
6. Lê Dũng - Hà Nội
7. Hoàng Văn Dũng - Sài Gòn
8. Nguyễn Văn Dũng - Hà Nội
9. Mai Xuân Dũng - Hà Nội
10. Trương Văn Dũng - Hà Nội
11. Ngô Nhật Đăng - Hà Nội
12. Nguyễn Chí Đức - Hà Nội
13. Phạm Văn Hải - Nha Trang
14. Hoàng Thu Hà - Hà Nội
15. Bùi Thị Minh Hằng - Vũng Tàu
16. Vũ Sỹ Hoàng - Sài Gòn
17. Nguyễn Thị Hợi - NamĐịnh
18. Lê Anh Hùng - Quảng Trị
19. Trần Văn Huỳnh - Sài Gòn
20. Nguyễn Việt Hưng - Hà Nội
21. Đặng Thị Hường - Hà Nội
22. Nguyễn Xuân Kim - Nghệ An
23. Đặng Ngọc Lan - Hà Nội
24. Bùi Tuấn Lâm - Hà Nội
25. Nguyễn Thùy Linh - Hà Nội
26. Đào Trang Loan - Hà Nội
27. Lê Thăng Long - Sài Gòn
28. Nguyễn Tiến Nam- Yên Bái
29. Phạm Thanh Nghiên - Hải Phòng
30. Vũ Quốc Ngữ - Hà Nội
31. Đào Hữu Nghĩa Nhân - Sài Gòn
32. Bùi Thị Nhung - Sài Gòn
33. Lê Hồng Phong - Hà Nội
34. Nguyễn Ngọc Như Quỳnh - Nha Trang
35. Trương Minh Tam - Hà Nội
36. Hồ Đức Thành - Hà Nội
37. Phạm Văn Thành - Pháp
38. Nguyễn Hồ Nhật Thành - Sài Gòn
39. Nguyễn Lân Thắng - Hà Nội
40. Châu Văn Thi - Sài Gòn
41. Khổng Hy Thiêm - Nha Trang
42. Võ Trường Thiện - Nha Trang
43. Linh mục Giuse Đinh Hữu Thoại - Sài Gòn
44. Nguyễn Tường Thụy - Hà Nội
45. Trịnh Kim Tiến - Sài Gòn
46. Phạm Toàn - Hà Nội
47. Lê Thu Trà - Hà Nội
48. Nghiêm Ngọc Trai - Hà Nội
49. Phạm Đoan Trang - Hà Nội
50. Nguyễn Thu Trang - Hà Nội
51. Hoàng Đức Trọng - Sài Gòn
52. Phạm Văn Trội - Hà Nội
53. Hoàng Anh Trung - Hà Nội
54. Nguyễn Anh Tuấn - Đà Nẵng
55. Trịnh Anh Tuấn - Buôn Ma Thuột
56. Vũ Quốc Tú - Sài Gòn
57. Đặng Vũ Tùng - Thụy Sĩ
58. Nguyễn Chí Tuyến - Hà Nội
59. Nguyễn Hoàng Vy - Sài Gòn
60. Nguyễn Văn Viên - Hà Nội
61. Bùi Quang Viễn –Sài Gòn
62. Lê Công Vinh - Vũng Tàu
63. J.B Nguyễn Hữu Vinh - Hà Nội
64. Đặng Tuấn Vũ - Hà Nội
65. Huỳnh Thục Vy - Quảng Nam


Danh sách các tổ chức quốc tế nhận bản Tuyên bố:



1. Office of the United Nations High Commissioner for Human Rights InfoDesk@ohchr.org

2. Asian Forum for Human Rights and Development (FORUM-ASIA) yap@forum-asia.org
3. Southeast Asian Press Alliance (SEAPA) seapa@seapa.org
4. Human Right Watch hrwpress@hrw.org
5. Freedom House info@freedomhouse.org
6. Committee to Protect Journalists (CPJ) info@cpj.org
7. International Freedom of Expression Exchange network (IFEX) campaigns@ifex.org media@ifex.org
8. International Federation for Human Rights (FIDH) amanet@fidh.org
9. Civil Rights Defenders info@civilrightsdefenders.org
10. Amnesty International press@amnesty.org
11. Asian Forum for Human Rights and Development (FORUM-ASIA) info@forum-asia.org
12. Human Right Law Network contact@hrln.org
13. Southeast Asian Human Rights Studies Network (SEAHRN) http://www.seahrn.org/
14. Southeast Asia Press Alliance(SEAPA) http://www.seapabkk.org/
15. Swedish International Development Cooporation Agency (SIDA) sida@sida.se
16. Open Society Foundation (OSF) http://www.opensocietyfoundations.org/
17. Front Line Defenders info@frontlinedefenders.org