Monday, September 25, 2017

Vì sao Nguyễn Phú Trọng né đống ‘củi khô’ BOT?

Lê Anh Hùng | VOA| 25.9.2017



Hoàng Trung Hải và Thủ tướng TQ Ôn Gia Bảo
Hơn một tháng qua, công chúng Việt Nam hết xôn xao về dự án BOT đường tránh thị xã Cai Lậy lại đến bàn tán về các dự án BOT giao thông trên khắp Việt Nam.
Và càng ngày, khi sự thật về các dự án BOT càng được phanh phui, người ta càng nhận thấy sai phạm trong loại hình đầu tư công này không hề mang tính chất ngẫu nhiên, đơn lẻ. Ngược lại, chúng diễn ra một cách có hệ thống, từ trên xuống dưới.
Hầu như dự án BOT giao thông nào cũng có vấn đề, với hàng loạt sai phạm nghiêm trọng: người dân bị tước quyền lựa chọn (nói cách khác là bị ép buộc sử dụng thứ hàng hoá đặc thù này) khi dự án không phải là tuyến đường mới; mặc dù là dự án đầu tư công nhưng việc lựa chọn nhà đầu tư lại không thông qua thể thức đấu thầu công khai, mà lại được chỉ định thầu rất tuỳ tiện; thời hạn thu phí được xác định thiếu căn cứ, vượt quá xa thời gian hoàn vốn; các trạm thu phí đặt sai vị trí (quá gần nhau, hoặc theo kiểu “giăng lưới lùa xe”) và mức phí thì quá cao; tình trạng “tự tung tự tác” của các nhà đầu tư, còn vai trò quản lý nhà nước lại hết sức mờ nhạt, v.v.

“Đồng tiền liền khúc ruột.” Giống như bà con dân oan khi bị các thế lực mafia trong và ngoài bộ máy cấu kết với nhau cướp đoạt đất đai, vườn tược dưới vỏ bọc các dự án kinh tế, các tài xế qua trạm thu phí BOT Cai Lậy cũng đã bày tỏ thái độ phản kháng theo cách của mình. Họ sử dụng tiền mệnh giá thấp để trả phí, buộc chủ đầu tư phải liên tục xả trạm để giải toả giao thông, bởi việc kiểm đếm tiền lẻ mất nhiều thời gian làm giao thông bị ùn tắc kéo dài. Cuối cùng, từ ngày 15/8, Công ty TNHH BOT Cai Lậy đã phải rút toàn bộ nhân viên khỏi trạm thu phí, và đến nay vẫn chưa hoạt động trở lại.
Thực ra, các tài xế qua trạm BOT Cai Lậy được “truyền cảm hứng” từ thắng lợi của người dân ở hai bên đầu cầu Bến Thuỷ 1 (Nghệ An – Hà Tĩnh). Mặc dù không đi trên đường BOT mà vẫn phải trả phí, họ đã kiên trì đấu tranh bằng cách căng băng-rôn phản đối, dùng tiền lẻ mua vé, v.v. Sau 4 tháng ròng rã như thế, đến ngày 11/4/2017, Bộ GT-VT đã quyết định giảm 100% phí cho cư dân hai đầu cầu qua trạm thu phí BOT Bến Thuỷ 1.
Thắng lợi của các tài xế qua trạm BOT Cai Lậy đã có tác dụng lan toả. Một mặt, chiến thuật sử dụng tiền mệnh giá thấp trả phí đã được giới tài xế sử dụng ở một số trạm thu phí BOT khác, như dự án BOT Biên Hoà, BOT quốc lộ 5 (Hưng Yên) hay BOT Cầu Rác (Hà Tĩnh). Mặt khác, nhân sự kiện “Cai Lậy thất thủ”, hàng loạt sai phạm tại các dự án BOT giao thông trên khắp cả nước đã bị báo chí phanh phui, khiến dư luận càng bức xúc.
Thậm chí, trong buổi tọa đàm khoa học "Các dự án BOT – Chính sách và giải pháp" được tổ chức tại Hà Nội ngày 8/9 vừa qua, TS Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, còn đề xuất: “Với những sai phạm mà Thanh tra Chính phủ công bố về các dự án BOT và BT, có thể đề nghị khởi tố theo quy định của pháp luật.”
Đề xuất của TS Nguyễn Sỹ Dũng không có gì là bất ngờ, bởi những sai phạm trong các dự án BOT và BT giao thông là quá rõ ràng, nghiêm trọng và đặc biệt là có hệ thống, còn nỗi bức xúc trong dư luận thì ngày càng dâng cao.
Điều khiến người ta phải ngạc nhiên ở đây là, mặc dù chiến dịch “đốt lò” do TBT Nguyễn Phú Trọng đang diễn ra đầy khí thế, với những tuyên bố hùng hồn của người “nhóm lò” (“Lò nóng lên rồi thì củi tươi vào cũng phải cháy”, v.v.), song chưa một quan chức nào dính líu đến sai phạm trong các dự án BOT/BT giao thông phải chịu bất kỳ hình thức kỷ luật nào, dù là nhẹ nhất, chứ đừng nói đến chuyện bị khởi tố.
Vì sao lại như vậy? Chẳng phải những quan chức ở Bộ GT-VT và các tỉnh thành liên quan không chỉ là thứ “củi” rất phù hợp với cái “lò” mà ngài Tổng Bí thư cùng bộ sậu đang hè nhau “đốt”, mà còn là “củi khô”, vốn rất dễ “bắt lửa” và “cháy” hay sao? Chẳng phải cựu Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng, người dính líu đến nhiều sai phạm ở các dự án BOT giao thông, đã bị cách chức Bí thư Thành uỷ Tp HCM, bị loại ra khỏi Bộ Chính trị và đang “ngồi chơi xơi nước” ở Ban Kinh tế Trung ương hay sao (tức không còn là thứ “củi tươi” đến mức không thể tống vào “lò” nữa)? Chẳng phải với 88 dự án BOT giao thông đang hoạt động trên khắp cả nước, vấn nạn này đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của hàng chục triệu người Việt, và việc mổ xẻ khối ung nhọt này do đó sẽ giúp lấy lại uy tín cho chính quyền hay sao?
Vậy lý do vì sao mà đến tận thời điểm này ngài TBT vẫn chưa hề hé răng lấy nửa lời về thảm nạn BOT giao thông?
Xin thưa, lý do không có gì quá khó hiểu: Tất cả các dự án BOT giao thông ở Việt Nam hiện nay đều thuộc  thẩm quyền quản lý nhà nước (phê duyệt chủ trương đầu tư, phê duyệt việc lựa chọn nhà thầu, chỉ đạo việc thực hiện dự án) của (cựu) Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án trọng điểm ngành giao thông - vận tải. Chính ngài Bí thư Thành uỷ Hà Nội, trong thời gian ngồi trên chiếc ghế Phó Thủ tướng phụ trách kinh tế từ năm 2007 đến 2016, mới là người có tiếng nói cuối cùng và chịu trách nhiệm cao nhất về các dự án BOT giao thông trên cả nước, chứ không phải là Bộ trưởng Giao thông - Vận tải.

Công văn số 404/TTg-KTN ngày 18/3/2013 của PTT Hoàng Trung Hải đồng ý chỉ định nhà đầu
tư dự án BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ, một dự án còn tai tiếng và nhơ nhuốc hơn cả BOT Cai Lậy.
Nguồn:
Báo Điện tử Chính phủ.
Mấu chốt vấn đề là, từ năm 2008 đến nay, ông Hoàng Trung Hải bị tố cáo những tội danh đặc biệt nghiêm trọng, và mặc dù 9 năm đã trôi qua nhưng vụ việc vẫn chưa được giải quyết đúng pháp luật, mà lý do là vì Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đã bắt tay với Hoàng Trung Hải để được ngồi vào chiếc ghế Tổng Bí thư khoá XI rồi dần dần bị ông ta khống chế, thao túng.
Thế nên, giống như với Formosa Hà Tĩnh, toà nhà 8B Lê Trực hay hàng loạt hiểm hoạ Trung Quốc khác mà “con ngựa thành Troy” Hoàng Trung Hải là “tác giả”, Nguyễn Phú Trọng đã và sẽ tiếp tục im lặng với vấn nạn BOT giao thông. Xem ra đó mới là sứ mạng cao cả nhất của ngài TBT khả kính trong sự nghiệp chính trị đầy vinh quang của mình.

Lê Anh Hùng là một blogger/dịch giả/nhà báo độc lập ở Hà Nội và là người đấu tranh vì tự do, dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam từ nhiều năm nay.


Nguồn: VOA

27 comments:

  1. Tác giả Lê Anh Hùng đúng là có trí hoang tưởng thật phong phú, cái gì cũng có thế nói được, toàn lời xuyên tạc bịa bặt, bôi nhọ lãnh đạo.Ai đúng, ai sai, ai vi phạm sẽ được điều tra làm rõ theo đúng quy định của pháp luật. Chúng ta không thể phủ nhận những đóng góp to lớn của các dự án BOT đối với nền kinh tế của đất nước,với cuộc sống, nhu cầu của người dân.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Theo báo cáo của Đoàn giám sát UBTVQH, giai đoạn 2011-2016, Bộ Giao thông vận tải đã huy động khoảng 171.308 tỷ đồng, trong đó vốn BOT là 154.481 tỷ đồng/59 dự án, chiếm khoảng 90,2%.

      Delete
    2. cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cần làm rõ, sau một loạt dự án BOT hạ tầng giao thông đã hoàn thiện và đưa vào sử dụng, nhà đầu tư được hưởng lợi như thế nào, Nhà nước thu được gì và lợi ích của người dân, doanh nghiệp sử dụng hạ tầng giao thông ra sao, từ đó xác định được “nhà đầu tư xấu” và “nhà đầu tư tốt”.

      Delete
    3. Bằng các nguồn vốn đầu tư ngoài ngân sách nhà nước, ngành GTVT đã đưa vào sử dụng hàng nghìn km đường bộ, trong đó có khoảng 700 km đường cao tốc (như đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai; đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây...), các cầu quy mô lớn (như cầu Cổ Chiên, cầu Rạch Miễu, cầu Việt Trì, cầu Yên Lệnh...), các cảng hàng không T2 Nội Bài, Phú Quốc, Vinh… Do huy động thêm được các nguồn lực ngoài ngân sách để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông nên đến nay năng lực và chất lượng của hạ tầng giao thông Việt Nam đã được cải thiện đáng kể.

      Delete
    4. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

      Delete
    5. trong điều kiện nợ công đang ở mức cao như hiện nay, việc huy động được nguồn vốn nhàn rỗi của người dân, của tư nhân cho phát triển kết cấu hạ tầng không chỉ hạn chế mức nợ công, mà còn góp phần hạn chế tình trạng lãng phí, tham nhũng trong đầu tư xây dựng.

      Delete
    6. quan trường là con chó dư lợn viên à, địt mẹ mày bot làm lũng đoạn nhân dân thu tiền vô tội vạ vào túi bọn cẩ quan lợi ích nhóm chứ tốt gì cho dân.

      Delete
  2. Chúng ta chưa làm rõ được vấn đề ở đâu, như thế nào và một chuỗi các công việc diễn ra trong một quá trình từ khi hình thành các ý tưởng cho đến việc triển khai tổ chức thực hiện và thu phí như thời gian vừa qua. Chúng ta cần phải làm rõ tất cả những cái đó thì mới xác định được mấu chốt của vấn đề nằm ở đâu, nguyên nhân như thế nào và tìm ra giải pháp

    ReplyDelete
    Replies
    1. Việc triển khai đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông vừa bảo đảm mục tiêu phát triển KT-XH, vừa góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, giảm áp lực nợ công, kích cầu đối với sản xuất trong nước; tạo động lực thúc đẩy phát triển KT-XH, góp phần bảo đảm quốc phòng-an ninh, hạn chế ô nhiễm môi trường, giảm ùn tắc, tai nạn giao thông và trực tiếp làm tăng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.

      Delete
    2. Bộ Giao thông vận tải rà soát, đề xuất điều chỉnh mức phí đường bộ, phí BOT để giảm chi phí cho doanh nghiệp và người dân. Đến nay, có 35 dự án đã giảm giá vé (giảm giá vé loại 4 từ 140.000 đồng xuống 120.000 đồng; giảm loại 5 từ 200.000 đồng xuống 180.000 đồng).

      Delete
    3. ngoài việc tính toán đảm bảo hiệu quả tài chính hoàn vốn đầu tư, Bộ GTVT đã chỉ đạo tư vấn đánh giá tổng thể hiệu quả kinh tế - xã hội. Các tuyến đường được đầu tư nâng cấp, xây dựng mới đã mang lại nhiều lợi ích do rút ngắn được thời gian vận chuyển hàng hóa và hành khách, tiết kiệm nhiên liệu, giảm chi phí sửa chữa, khấu hao phương tiện; lợi ích mang lại cho người sử dụng lớn hơn so với mức phí người sử dụng phải đóng.

      Delete
  3. Trước hết, cần có một cuộc thanh tra đầy đủ, đánh giá toàn diện và chính xác mọi vấn đề về BOT giao thông. Quan điểm của tôi là sự xung đột xảy ra ở các dự án BOT giao thông là cái cần được quan tâm; còn nguyên nhân sâu xa thì phải tìm hiểu các quy trình, quy định về tổ chức, triển khai các BOT giao thông phải được xem xét một cách toàn diện.

    ReplyDelete
    Replies
    1. các dự án giao thông đầu tư theo hình thức BOT góp phần quan trọng làm thay đổi diện mạo giao thông Việt Nam trong những năm gần đây. Diễn đàn năng lực cạnh tranh toàn cầu xếp hạng về giao thông đường bộ, năm 2011-2012, Việt Nam xếp hạng 123, nhưng gần đây nhất đã vươn lên xếp hạng 89, tăng 34 bậc chỉ sau 6 năm.

      Delete
    2. những nhà đầu tư "có vấn đề" nên được công khai để xã hội được biết. Công khai cũng là giải pháp chấm dứt được các tình trạng tiêu cực khi triển khai các dự án BOT hạ tầng giao thông.

      Delete
    3. Việc sớm hoàn thành và đưa vào khai thác các dự án đã phát huy ngay hiệu quả, mang lại lợi ích trên nhiều phương diện cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đầu tư theo hình thức PPP hiện đang phổ biến trên thế giới, vì ngoài việc khắc phục sự thiếu hụt nguồn lực đầu tư công thì đây là hình thức đầu tư có sự giám sát chặt chẽ của nhiều bên

      Delete
  4. thanh tra pháp vân cầu rẽ thì theo kết luận của Thanh tra Chính phủ, giai đoạn 1 của dự án mới chỉ đầu tư 30% vốn để cải tạo yếu tố hình học, thảm lại mặt đường mà được thu giá 1.500 đồng/km tính theo xe quy đổi, tương đương với đường cao tốc xây dựng mới hoàn toàn là bất hợp lý và bất thường, không tuân thủ nguyên tắc bảo đảm lợi ích nhà đầu tư, người tham gia giao thông và nhà nước.

    ReplyDelete
    Replies
    1. chủ trương huy động vốn ngoài ngân sách đầu tư xây dựng các công trình giao thông là đúng đắn, qua đó giải quyết điểm nghẽn của nền kinh tế, xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng của đất nước. Nhiều công trình trọng điểm quốc gia được xây dựng, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH cả nước và từng vùng.

      Delete
    2. việc huy động các nguồn lực tư nhân để phát triển kết cấu hạ tầng giao thông thông qua hình thức đầu tư PPP là một hướng đi đúng trong việc hiện thực hóa chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và mang lại hiệu quả trên nhiều phương diện.

      Delete
  5. Bộ Giao thông sẽ tiến hành rà soát các trạm BOT để đánh giá cụ thể về dự án, phương án tài chính và hoạt động thu phí thực tế trên lưu lượng xe; xem đó là căn cứ để đàm phán với các nhà đầu tư và thống nhất mức phí có thể giảm. như vậy là có sự tiếp thu và điều chỉnh các trạm BOT theo nguyện vọng của người dân và doanh nghiệp

    ReplyDelete
  6. Bộ GTVT đang nghiên cứu các phương án để đưa ra chính sách chung nhằm đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp và người dân. Đồng thời, Bộ GTVT mong muốn nhận được sự chia sẻ và trách nhiệm của các địa phương, sự hợp tác trên tinh thần tự nguyện của các nhà đầu tư.

    ReplyDelete
  7. Các phương án cụ thể để giải quyết những vướng mắc, bất cập tại các trạm BOT sẽ được Ban Cán sự Đảng Bộ GTVT thảo luận, xem xét và quyết định trên tinh thần công khai, minh bạch. Thời gian tới, Tổng cục Đường bộ VN cần tiếp tục nỗ lực trong công tác đàm phán hợp đồng với các nhà đầu tư BOT

    ReplyDelete
  8. Để tiếp tục xử lý các bất cập tại các trạm thu phí dịch vụ, Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu tiếp tục nghiên cứu điều chỉnh Thông tư 35/2016/TT-BGTVT để phù hợp với thực tế các dự án BOT đang triển khai. Các Vụ, Cục chức năng thuộc Bộ nghiên cứu đề xuất của Tổng cục Đường bộ Việt Nam để tham gia ý kiến, xây dựng phương án giải quyết các bất cập tại các trạm thu phí BOT

    ReplyDelete
  9. Bộ Giao thông Vận tải giao các Ban Quản lý dự án chỉ đạo Nhà đầu tư các dự án đã quyết toán nhưng chưa ký phụ lục Hợp đồng điều chỉnh thời gian thu phí của dự án, khẩn trương cập nhật lưu lượng thực tế, giá trị quyết toán công trình để tính toán lại phương án tài chính, giảm giá dịch vụ theo đúng chỉ đạo của Chính phủ, trình Bộ thống nhất để ký phụ lục Hợp đồng điều chỉnh theo quy định

    ReplyDelete
  10. không có quy định nào không cho BOT làm trên tuyến đường có sẵn, vấn đề là mức phí hợp lý và thời gian thu phí ra sao. Đường mới chi phí đầu tư khác, hay đường nhà nước làm rồi, giờ xuống cấp thì chi phí đầu tư nó sẽ khác, chứ không phải như đường mới. Do đó mức thu phí và thời gian thu phí phải khác.

    ReplyDelete
  11. hiện chúng ta chưa thực sự quan tâm đến những dự toán kinh phí của các doanh nghiệp tư nhân khi thực hiện những tuyến đường BOT. Và đến khi đưa vào sử dụng sẽ gây ảnh hưởng đến rất nhiều đối tượng. Vì vậy cần phải quản lý và thực hiện việc kiểm tra dự toán chặn chẽ từ đầu vào đến việc kiểm soát thời gian thu phí, mức phí sao cho chuẩn xác.

    ReplyDelete
  12. nếu có bất cập hoặc sai phạm trong việc phê duyệt, quản lý đối với các trạm BOT thì sẽ có cơ quan chức năng vào cuộc, tất nhiên điều gì cũng phải có quá trình, phải được tiến hành thận trọng, khách quan. có trách nhiệm của ông Hải ở đây hay không và tới mức độ nào chắc chắn không liên quan gì tới cái luận điệu "nhóm lò" gì đó mà tác giả nêu. bài viết này đã đưa ra quan điểm trong đó có sự liên hệ hoàn toàn vô căn cứ, là sự xuyên tạc trắng trợn.

    ReplyDelete
  13. theo dõi trang này có thể thấy tác giả cố tình suy luận, gán ghép một cách có hệ thống các sự kiện thời sự diễn ra hàng ngày với tình hình nội bộ của Đảng Cộng sản Việt Nam. qua nhiều bài viết cho thấy, đã có sự cố tình xuyên tạc hướng dư luận tới sự mâu thuẫn trong nội bộ đảng. có lẽ mọi người nên cảnh giác với những thông tin được đăng tải trên trang này.

    ReplyDelete