Friday, September 8, 2017

Ông Trần Đại Quang đang đóng vai gì?

Lê Anh Hùng | VOA| 9.9.2017



Số phận ông Trần Đại Quang đã an bài?
Cuộc “tái xuất” bất ngờ
Sau đúng 1 tháng 3 ngày vắng bóng trên truyền thông, ông Trần Đại Quang đã xuất hiện trong một loạt sự kiện liên tiếp: tiếp Đại sứ Cuba và Chánh án Toàn án Tối cao Hàn Quốc ngày 28/8; tham dự Hội nghị Quân uỷ Trung ương và tiếp Đại sứ Slovakia và Đại sứ Áo ngày 29/8, v.v.
Sự vắng mặt suốt hơn 1 tháng của người đứng đầu nhà nước Việt Nam đã khiến báo chí trong và ngoài nước tốn rất nhiều giấy mực, còn dân chúng thì bàn tán xôn xao và đưa ra vô số giả thuyết để lý giải cho sự kiện chưa từng có tiền lệ trên sân khấu chính trị “thời đại Hồ Chí Minh”. Cuộc “tái xuất” khiến nhiều người bất ngờ đến ngỡ ngàng của ông Trần Đại Quang đã giúp giải toả được một số “băn khoăn” mà dư luận từng nêu lên, chẳng hạn khả năng ông bị đầu độc rồi bị loại khỏi cuộc chơi, như trường hợp Nguyễn Bá Thanh năm 2015, đã không xẩy ra. Tuy nhiên, sự kiện này lại làm dấy lên những câu hỏi khác, bên cạnh những câu hỏi trước kia mà đến nay vẫn còn để ngỏ.  
Tựu trung, câu hỏi quan trọng nhất ở đây là: vị thế chính trị của ông Trần Đại Quang hiện nay là thế nào, hay chính xác hơn là ông ta đang sắm vai gì trên sân khấu chính trị Việt Nam?

Không còn làm chủ tình hình?
Trong thời gian ông Trần Đại Quang vắng mặt, tên ông vẫn xuất hiện trên truyền thông qua những sự vụ như Chủ tịch nước gửi điện mừng Quốc khánh Cộng hoà Trung Phi hay Quốc khánh Đại Hàn Dân Quốc, v.v. Điều này không khiến người ta phải thắc mắc nhiều, bởi đó đơn thuần là những nghi thức trong bang giao quốc tế, Chủ tịch nước không phải trực tiếp nhúng tay vào.
Sự xuất hiện khiến nhiều người quan tâm và bình luận nhất là việc ngày 20/8, một loạt cơ quan truyền thông nhà nước đã đăng bài "Tăng cường công tác bảo đảm an toàn, an ninh mạng trong tình hình mới". Đây là chủ đề bàn tán khá rôm rả của cộng đồng mạng, mà chủ yếu là theo chiều hướng phê phán. Nhà nghiên cứu Trương Nhân Tuấn thậm chí còn bình luận: “Bài viết của ông Quang hoàn toàn không có lời nào của ‘ông Chủ tịch nước’. Mà chỉ thể hiện trí tuệ tầm thường của anh công an quèn.” Và vì thế mà ai cũng trù ông “chết phứt cho rồi”.
Đây là lý do khiến người ta tin rằng ngài Chủ tịch nước đã không còn làm chủ được cuộc chơi, dù chỉ là việc cho công bố một bài viết tử tế dưới tên mình ngay giữa lúc đang cần đến sự ủng hộ tinh thần của công chúng nhất. 
Thêm một “ông phỗng”?
Trong bài “Vụ Trịnh Xuân Thanh: Tương lai nào cho Trần Đại Quang” ngày 8/8/2017, chúng tôi đã đưa ra 4 kịch bản cho tương lai của đương kim Chủ tịch Việt Nam là: (i) Trước áp lực của Đức cũng như dư luận quốc tế, cộng với sự phản công của đối thủ, TBT Nguyễn Phú Trọng chấp nhận lùi bước, và những lời khai của Trịnh Xuân Thanh liên quan đến ông Trần Đại Quang sẽ bị xoá bỏ. Ông sẽ “thoát hiểm”, ung dung trở lại và “lợi hại hơn xưa”; (ii) Ông Trần Đại Quang đầu hàng Trung Quốc và phe phái thân Tàu trong bộ máy để được tiếp tục an vị trên chiếc ghế Chủ tịch nước và thậm chí vẫn còn cơ hội trở thành Tổng Bí thư nếu chấp nhận làm tay sai cho Bắc Kinh; (iii) Ông Trần Đại Quang bị xử lý trong nội bộ Bộ Chính trị, chấp nhận vai trò một “ông phỗng” và “ngồi chơi xơi nước” trên chiếc ghế Chủ tịch nước để “giữ bình”; và (iv) Ông Trần Đại Quang bị xử lý công khai và phải rời khỏi chiếc ghế Chủ tịch nước.
Cuộc tái xuất của ông Trần Đại Quang khiến cho cả 4 kịch bản trên đều có khả năng xẩy ra, ít nhất là trên lý thuyết. Tuy nhiên, cho dù bao nhiêu giả thuyết đi nữa thì rốt cuộc cũng chỉ có một kịch bản diễn ra trên thực tế.
Bây giờ chúng ta sẽ thử phân tích xem khả năng nào là lớn nhất.
Kịch bản thứ nhất và thứ hai nêu trên chỉ xẩy ra khi vụ Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc về Việt Nam kèm theo lời khai “nóng” của anh ta về vai trò của ông Trần Đại Quang chưa được đưa ra Bộ Chính trị. Song điều đáng tiếc là các diễn biến liên quan lại chỉ khiến người ta đi đến kết luận ngược lại.
Ngày 7/8, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Bộ Công an đã ra lệnh tạm giam Trịnh Xuân Thanh để “điều tra về hành vi cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”. Động thái này diễn ra trong bối cảnh vụ Trịnh Xuân Thanh đang được dư luận quốc tế dõi theo sát sao, còn dư luận trong nước thì đang nóng ran nóng rẫy trước sự kiện chưa từng có đó. Theo “thông lệ” của nền “pháp quyền XHCN” ở Việt Nam, vụ việc phải được đưa ra Bộ Chính trị và quy trình tố tụng đối với Trịnh Xuân Thanh chỉ được khởi động sau khi tập thể Bộ Chính trị nhất trí. Điều này có nghĩa là ông Trần Đại Quang không còn cơ hội nào để lật ngược tình thế được nữa, ít nhất là bởi trong Bộ Chính trị không chỉ có ông ta mà còn không ít kẻ đang nhòm ngó chiếc ghế của TBT Nguyễn Phú Trọng, kể cả khi một ứng cử viên sáng giá là Đinh Thế Huynh đã bị loại khỏi cuộc đua, như Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chẳng hạn.
Việc ông Trần Đại Quang đột ngột biến mất suốt hơn một tháng trước khi “tái xuất” với một bộ dạng nhợt nhạt, mất hết thần sắc và phong độ là bằng chứng cho thấy TBT Nguyễn Phú Trọng cùng thuộc hạ đã ra “đòn độc” với đối thủ theo kiểu “đập phát chết luôn”. Cách duy nhất để làm điều đó là đưa ngay vụ Trịnh Xuân Thanh ra Bộ Chính trị khi anh ta vừa được áp giải về tới Việt Nam, khiến ông Trần Đại Quang không kịp trở tay và rơi vào tình thế “hùm thiêng khi đã sa cơ cũng hèn”.
Như vậy, chỉ còn kịch bản thứ ba và thứ tư là có khả năng xẩy ra với ông Trần Đại Quang. Tuy nhiên, kịch bản thứ tư lại chỉ xẩy ra khi vụ Trịnh Xuân Thanh được đưa ra xét xử công khai và những sai phạm của ngài Chủ tịch nước được công bố trước bàn dân thiên hạ, một lựa chọn có thể dẫn đến những hệ luỵ khó lường đối với bộ mặt vốn đã nhem nhuốc của chế độ cũng như sự vận hành vốn đã chuệch choạc của hệ thống, trong khi nếu bị dồn vào đường cùng thì bất kỳ ai cũng trở nên nguy hiểm, nói gì đến một cựu Bộ trưởng Công an.
Tóm lại, kịch bản thứ ba là khả năng lớn hơn cả. Nghĩa là, số phận chính trị của ông Trần Đại Quang coi như đã an bài. Vụ Trịnh Xuân Thanh cùng lời khai liên quan đến ngài Chủ tịch nước đã được ra Bộ Chính trị; sau một thời gian chống cự trong bối cảnh bị quản thúc, ông ta đã đầu hàng để được sắm vai một “ông phỗng” trên chiếc ghế Chủ tịch nước hầu đảm bảo an toàn và “uy tín” cho mình, đồng thời “giữ bình” cho ngài TBT.[i]
_______
Ghi chú:
[i] Ở Việt Nam, việc một nhân vật chóp bu buộc phải sắm vai “ông phỗng” không phải bây giờ mới xẩy ra, mà đã từng có tiền lệ lịch sử.
Cuối thập niên 1960, Hồ Chí Minh từng bị Bộ Chính trị dưới sự khuynh loát của Lê Duẩn viện lý do sức khoẻ để gạt ra khỏi vòng quyền lực. Gần đây hơn, điều này cũng lặp lại với Nông Đức Mạnh, người đã bị gạt sang một bên từ tháng 4/2009 (tức gần 2 năm trước khi chính thức bàn giao chiếc ghế Tổng Bí thư cho Nguyễn Phú Trọng) do liên quan đến một vụ tố cáo đặc biệt nghiêm trọng.

Lê Anh Hùng là một blogger/dịch giả/nhà báo độc lập ở Hà Nội và là người đấu tranh vì tự do, dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam từ nhiều năm nay.

Nguồn: VOA

22 comments:

  1. việc một chủ tịch nước đi đâu làm gì như thế nào không cần phải báo cáo cho đám dân chủ biết. Đừng nên xuyên tạc trong vụ việc của Trịnh Xuân Thanh, ai sai người đó phải chịu trách nhiệm, nhà nước Việt Nam luôn công bằng xét xử đúng người đúng tội, không bao che cho bất cứ ai.Người dân hãy tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Đã đến lúc cả xã hội và các cơ quan pháp luật phải vào cuộc, đồng thời các chủ nhân của các trang mạng xã hội cũng cần tự nhận thức được các hành vi nguy hiểm khi sử dụng các diễn đàn, mạng xã hội nhằm mục đích bôi nhọ danh dự, nhân phẩm, xâm hại đến các quyền và lợi ích của cá nhân, tổ chức được pháp luật bảo vệ.

      Delete
    2. số phận chính trị của ông Trần Đại Quang coi như đã an bài. Vụ Trịnh Xuân Thanh cùng lời khai liên quan đến ngài Chủ tịch nước đã được ra Bộ Chính trị; sau một thời gian chống cự trong bối cảnh bị quản thúc, ông ta đã đầu hàng để được sắm vai một “ông phỗng” trên chiếc ghế Chủ tịch nước hầu đảm bảo an toàn và “uy tín” cho mình, đồng thời “giữ bình” cho ngài TBT. Toàn sự suy đoán chính trị vô căn cứ

      Delete
    3. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

      Delete
    4. Sự vắng mặt suốt hơn 1 tháng của người đứng đầu nhà nước Việt Nam đã khiến báo chí trong và ngoài nước tốn rất nhiều giấy mực, còn dân chúng thì bàn tán xôn xao và đưa ra vô số giả thuyết để lý giải cho sự kiện chưa từng có tiền lệ trên sân khấu chính trị “thời đại Hồ Chí Minh”. Nói như tên này Chủ tịch nước ko có việc riêng

      Delete
    5. Sự xuất hiện khiến nhiều người quan tâm và bình luận nhất là việc ngày 20/8, một loạt cơ quan truyền thông nhà nước đã đăng bài "Tăng cường công tác bảo đảm an toàn, an ninh mạng trong tình hình mới". Đây là chủ đề bàn tán khá rôm rả của cộng đồng mạng, mà chủ yếu là theo chiều hướng phê phán.

      Delete
  2. Bây giờ mà bạn Quan Trường còn kêu gọi Người dân hãy tin tưởng vào sự lãnh đạo của ĐCSVN!? Có lẽ bạn không hiểu biết, hay cố tình mị dân. Sau 42 năm kể từ ngày thống nhất đất nước, nền kinh tế, khoa học kỹ thuật và cuộc sống của người dân Việt Nam như thế nào so với các nước trong khu vực? Trong khi đó sự giàu có và cuộc sống vương giả, xa hoa của hàng ngũ quan chức chính quyền từ trung ương đến địa phương thì không một nước tư bản giẫy chết nào bằng!

    ReplyDelete
    Replies
    1. Theo quan điểm của tôi, Chủ tịch nước hiện nay là rất có uy tín và là người làm ở cơ quan an ninh. Cho dù Chủ tịch nước có đi trị bệnh thì cũng là chuyên bình thường, vì con người ai mà không có bệnh. Tuy nhiên hôm nay chủ tịch nước đã khỏe lại, tôi thật thấy vui mừng cho đất nước. Và hy vọng rằng lãnh đạo đất nước, hãy lèo lái con đường tương lai cho đất nước, không có chiến tranh, người dân từng bước vượt qua khó khăn. Đó là điều mà các nhà lãnh đạo mong muốn. Mọi người hãy tin tưởng vào sự lãnh đạo chủa Chủ tịch nước, chính phủ để đất nước ta ngày càng tốt đẹp hơn. Đừng suy diễn quá làm cho người dân hoang mang và đánh mất lòng tin vào Nhà nước, chính phủ Việt Nam.

      Delete
  3. chỉ dựa vào việc không thấy Chủ tịch nước xuất hiện trên truyền thông mà đã có những kẻ bịa đặt ra, nói nào là bị đầu độc, ám sát, trốn, bị chết, bị thủ tiêu…. đòi Chủ tịch nước phải “công khai lộ diện”,… sau Chủ tịch nước xuất hiện trên truyền thông thì chúng bảo Chủ tịch nước là người giả, sống sao cho vừa lòng đây ?

    ReplyDelete
    Replies
    1. cái ông Huy Đức nổi từ thời Năm Cam. Chuyên cầm bút đâm người kiếm tiền. Nếu nói lưu manh thì bọn lưu manh cầm bút là đáng sợ nhất. Huy Đức ngoài đáng sợ thì còn đáng khinh, đáng ghê tởm nhất. vì mấy đồng tiền mà quay đầu đâm vào cả quê hương, tổ quốc và đồng bào của mình.

      Delete
    2. Cơ quan Cảnh sát Điều tra Bộ Công an đã ra lệnh tạm giam Trịnh Xuân Thanh để “điều tra về hành vi cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”. Động thái này diễn ra trong bối cảnh vụ Trịnh Xuân Thanh đang được dư luận quốc tế dõi theo sát sao, còn dư luận trong nước thì đang nóng ran nóng rẫy trước sự kiện chưa từng có đó. Trịnh Xuân Thanh đúng người đúng tội. Đừng suy diễn loanh quanh

      Delete
    3. “pháp quyền XHCN” ở Việt Nam, vụ việc phải được đưa ra Bộ Chính trị và quy trình tố tụng đối với Trịnh Xuân Thanh chỉ được khởi động sau khi tập thể Bộ Chính trị nhất trí. Điều này có nghĩa là ông Trần Đại Quang không còn cơ hội nào để lật ngược tình thế được nữa, ít nhất là bởi trong Bộ Chính trị không chỉ có ông ta mà còn không ít kẻ đang nhòm ngó chiếc ghế của TBT Nguyễn Phú Trọng, kể cả khi một ứng cử viên sáng giá là Đinh Thế Huynh đã bị loại khỏi cuộc đua, như Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chẳng hạn. Giọng văn đầy xuyên tạc

      Delete
  4. Nếu chúng ta đặt mình vào hoàn cảnh gia đình có người đang sống bị tung tin qua đời thì sẽ thấy đó là việc làm phi đạo đức, đáng bị lên án. Nếu là người lương thiện, không bao giờ vạch lá tìm sâu chân dung và soi mói đời tư người khác. Xuyên tạc, bịa đặt, cắt ghép người khác là hành động vô liêm sỉ. Chúng không chỉ đang cố tình bôi nhọ Chủ tịch nước, mà còn làm xấu đi hình ảnh đất nước, gây ảnh hưởng trực tiếp đến những câu chuyện ngoại giao.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Tự do ngôn luận không có nghĩa là thích viết gì, đưa gì, nói gì cũng được, mà tự do ngôn luận càng phải tuân thủ luật pháp, tôn trọng quyền riêng tư của con người. Việc tung hình ảnh, thông tin với mục đích bêu xấu, hạ nhục người khác trên Facebook đã gióng lên hồi chuông báo động.

      Delete
  5. Những câu chuyện bịa đặt kiểu này luôn giống như “sở trường” của những đối tượng này, kiểu nào cũng nói được, từ dựng chuyện không thành có, xuyên tạc, vu khống, tung tin giả,… đến gào thét, la lối,… như trước đây có chuyện: Hải Điếu Cày bị công an chặt cụt tay rồi “mọc lại”, Cù Huy Hà Vũ tuyệt thực một tháng gần chết nhưng vẫn béo quay như thùng phi, Tạ Phong Tần tuyệt thực gần 30 ngày mà không chết, Trương Văn Dũng bị công an “tạt axit” vào mặt nhưng mặt vẫn đẹp, nhiều người chết rồi tự nhiên sống lại,… toàn là những câu chuyện hư cấu “thần thánh” nhờ mạng xã hội để lan truyền.

    ReplyDelete
  6. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    ReplyDelete
  7. nhiều kẻ chuyên viết bài tung tin bôi nhọ người khác đăng trên các trang mạng từ nước ngoài chưa bị xử lý. Hoạt động phạm tội trên không gian mạng ngày càng tinh vi gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế, ảnh hưởng đến tư tưởng, văn hóa, xã hội.

    ReplyDelete
  8. Tổ cha mấy thằng phản động không có việc gì làm thử hỏi trong nhà bọn bay có người nào đó vô tự nhận làm cha, làm mẹ thì người trong gia đình có nhận ra không ? không lẽ 90 triệu dân VN không phân biệt được đâu là chủ tịch nước của mình, vàng thì có giả chứ người làm sao giả. Đề nghị công an vào cuộc bắt hết bọn này để tránh gây hoang mang trong dư luận.

    ReplyDelete
  9. Qua sự việc này để thấy thế lực thù địch cực kỳ nham hiểm, điển hình như Trương Huy San. Hắn đưa ra một loạt tin bài giả nhằm nhiễu thông tin sao động lòng dân tấn công vào chủ tịch nước Trần Đại Quang. Việc làm của y diễn đi, diễn lại nhiều năm thiết nghĩ cần phải có những hành động cứng rắn trừng trị thích đáng đối với tên này.

    ReplyDelete
  10. ông Trần Đại Quang đột ngột biến mất suốt hơn một tháng trước khi “tái xuất” với một bộ dạng nhợt nhạt, mất hết thần sắc và phong độ là bằng chứng cho thấy TBT Nguyễn Phú Trọng cùng thuộc hạ đã ra “đòn độc” với đối thủ theo kiểu “đập phát chết luôn”. Tác giả uống fishi cho trí tưởng tượng

    ReplyDelete
  11. con người có lúc khỏe, lúc yếu là chuyện bình thường và đương nhiên. về việc đi chữa bệnh của Chủ tịch nước Trần Đại Quang không có thông tin đơn là vì nó là thông tin bí mật. có vậy thôi mà tác giả phải tốn nhiều công sức ngồi 1 chỗ rồi vẽ ra tới ba, rồi bốn khả năng, phương án. trí tưởng tượng thật phong phú!

    ReplyDelete
  12. tác giả này đang ảo tưởng với lối suy diễn của mình đây mà

    ReplyDelete