Tuesday, September 19, 2017

‘Đối thoại’ kiểu cộng sản: bắt cóc và cưỡng bức ‘đối thoại’

Lê Anh Hùng | VOA| 20.9.2017



Nhóm Nghiên cứu Thể chế là một nhóm tự nguyện, hình thành trên tinh thần nghiên cứu học thuật và tập trung vào nghiên cứu về thể chế dân chủ nhằm đưa ra dự án nghiên cứu của nhóm. Nhóm ra đời ngày 9/6/2017 tại Hà Nội và tôi là một trong bốn thành viên ban đầu.
Mặc dù chỉ thuần tuý vì mục đích học thuật, nhưng kể từ khi ra đời đến nay, nhóm Nghiên cứu Thể chế đã gặp phải sự sách nhiễu thường xuyên của nhà cầm quyền. Các thành viên đều lần lượt được cơ quan an ninh triệu tập để làm việc liên quan đến hoạt động của nhóm.
Hết triệu tập…
Ngày 25/8, cơ quan an ninh điều tra Công an Hà Nội đã phát giấy triệu tập lần thứ nhất cho tôi, yêu cầu tôi đúng 8h30 ngày 28/8 phải có mặt tại 89 Trần Hưng Đạo (Hà Nội) để “làm việc liên quan đến hoạt động của nhóm ‘Nghiên cứu Thể chế’”.

Tôi đã từ chối chấp hành giấy triệu tập phi pháp nói trên, bởi theo mục b khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng Hình sự thì điều tra viên được phân công điều tra vụ án hình sự có quyền “Triệu tập và hỏi cung bị can; triệu tập và lấy lời khai của người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án”, nghĩa là chỉ khi ai đó liên quan đến một vụ án hình sự đã được khởi tố thì mới bị công an triệu tập để làm việc. Ngoài ra, khoản 1.1 Điều 1 Thông tư số 01/2006/TT-BCA(C11) ngày 12/1/2006 của Bộ Công an còn quy định: “Điều tra viên được phân công thụ lý chính điều tra vụ án được ký giấy triệu tập bị can tại ngoại để hỏi cung, triệu tập và lấy lời khai người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án theo kế hoạch đã được Thủ trưởng hoặc Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra được phân công chỉ đạo điều tra vụ án duyệt.”

Giấy triệu tập Lê Anh Hùng lần thứ hai. Ảnh: Lê Anh Hùng
Ngày 28/8, viên cảnh sát khu vực lại đến nhà trao cho tôi giấy triệu tập lần thứ hai của cơ quan an ninh điều tra Công an Hà Nội, yêu cầu đúng 8h30 sáng ngày 29/8 tôi phải có mặt tại trụ sở cơ quan ANĐT Công an Hà Nội để “làm việc liên quan đến hoạt động của nhóm Nghiên cứu Thể chế”. Một lần nữa, tôi lại từ chối chấp hành giấy triệu tập phi pháp của Công an Hà Nội, với lý do nêu trên. Ngày 8/9, cơ quan ANĐT Công an Hà Nội lại phát giấy triệu tập tôi lần thứ ba, và tôi tiếp tục từ chối chấp hành.
…lại đến bắt cóc
Sáng 12/9, tầm 7h30, khi tôi vừa rời khỏi quán ăn sáng một đoạn thì bị khoảng chục nhân viên an ninh dưới sự chỉ huy của thiếu tá Nguyễn Thế Thanh áp sát. Họ chìa cho tôi xem giấy triệu tập lần thứ tư, nhưng tôi chưa kịp ngó qua thì đã bị cả toán cưỡng chế lên chiếc xe ô tô 7 chỗ đang chờ sẵn rồi áp giải tôi về trụ sở Công an Hà Nội. Đến nơi, khoảng hơn 8h, viên thiếu tá cùng một nhân viên an ninh dẫn tôi vào chính căn phòng tầng 1 mà ngày 10/5/2016, tôi đã bị bắt cóc và cưỡng chế đến để “làm việc” với họ về các bài viết đăng tải trên Internet.
Thiếu tá Nguyễn Thế Thanh yêu cầu tôi bỏ điện thoại ra. Tôi lấy điện thoại ra, tắt máy và để trên bàn làm việc; viên thiếu tá liền cầm lấy và để vào chiếc bàn nhỏ nằm trong góc phòng. Một nhân viên kỹ thuật mang máy quay phim vào đặt ở góc phòng và bật máy ghi hình.
Và lý lẽ “luật là tao”
Thiếu tá Nguyễn Thế Thanh nói: “Sau mấy lần phát giấy mà anh không đến làm việc. Hôm nay chúng tôi mời anh đến đây để làm việc về những nội dung liên quan đến hoạt động của nhóm Nghiên cứu Thể chế.” Tôi nói: “Đây không phải là ‘mời’. Đây là hành vi bắt cóc và cưỡng chế người trái pháp luật. Tôi phản đối việc các anh xâm phạm quyền tự do và quyền bất khả xâm phạm về thân thể của tôi, cũng như việc các anh quay phim ghi hình tôi.”
Tôi viện dẫn những căn cứ pháp lý ở phần trên để nêu lý do không chấp hành các giấy triệu tập của họ. Viên thiếu tá nói: “Giống như năm ngoái, khi anh từ chối làm việc với chúng tôi với lý do là anh không liên quan đến một vụ án nào đã được khởi tố nên không thể bị triệu tập. Chúng tôi đã nói là anh hiểu chưa đầy đủ về luật. Hôm nay tôi cho anh xem cái này.”
Anh ta đưa cho tôi tập Thông tư Liên tịch số06/2013/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC về việc “Hướng dẫn thi hành quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố” do Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp & PTNT và Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao ban hành ngày 2/8/2013, rồi chỉ cho tôi đến Điều 10 (“Nhiệm vụ, quyền hạn của thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra, điều tra viên”) của bản thông tư. Mục b khoản 3 của Điều 10 ghi rõ là điều tra viên được phân công giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố có quyền “triệu tập và lấy lời khai của những người có liên quan nhằm kiểm tra, xác minh nguồn tin”.
Tiếp theo, anh ta chìa cho tôi xem qua văn bản đầu tiên trong tập hồ sơ liên quan mà anh ta giữ khư khư trên tay. Đó là công văn số 1118/STTTT-TTĐT “Về bài viết trên mạng có nội dung vi phạm pháp luật” do Sở Thông tin - Truyền thông Hà Nội gửi Công an Hà Nội ngày 29/6/2017. Nội dung công văn đại khái là Sở TT-TT phát hiện thấy sự ra đời của một nhóm mang tên “Nghiên cứu Thể chế” với trang web tại địa chỉ http://nghiencuutheche.com (kèm theo thông tin và hình ảnh các thành viên), trong đó có những bài viết có nội dung “vi phạm pháp luật”. Tôi yêu cầu anh ta cho tôi xem kỹ công văn mà Sở TT-TT “tố giác” chúng tôi, nhưng anh ta từ chối.
Tức là, theo thiếu tá Nguyễn Thế Thanh, căn cứ vào Thông tư Liên tịch số 06/2013/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC và công văn số 1118/STTTT-TTĐT, việc cơ quan ANĐT Công an Hà Nội phát giấy triệu tập tôi đến làm việc về hoạt động của nhóm Nghiên cứu Thể chế là đúng pháp luật.
Tuy nhiên, tôi đã mạnh mẽ phản bác lại lập luận của anh ta. Thứ nhất, quyền triệu tập những đối tượng liên quan của điều tra viên đã được quy định tại mục b khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2003 và được giải thích cụ thể hơn tại khoản 1.1 Điều 1 Thông tư số 01/2006/TT-BCA(C11) ngày 12/1/2006 của Bộ Công an; mục b khoản 3 Điều 10 Thông tư Liên tịch số 06/2013/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC không chỉ ra đời sau mà còn trái với các quy định trong Bộ luật Tố tụng Hình sự và Thông tư số 01/2006/TT-BCA(C11), vì thế nó mặc nhiên vô hiệu, không có giá trị pháp luật.
Thứ hai, ngay cả khi mục b khoản 3 Điều 10 của Thông tư Liên tịch kia là đúng pháp luật đi nữa thì khoản 1 Điều 9 của thông tư đó cũng đã quy định rõ: “Sau khi tiếp nhận thông tin liên quan đến tội phạm, cơ quan điều tra phải tiến hành phân loại, xác minh sơ bộ ban đầu.” Vì vậy, tôi yêu cầu anh ta chỉ cho tôi thấy việc chúng tôi thành lập nhóm Nghiên cứu Thể chế, cũng như nội dung các tài liệu đăng tải trên website của nhóm, vi phạm pháp luật hay có dấu hiệu vi phạm pháp luật ở chỗ nào, theo điều nào của luật nào, mà cơ quan ANĐT đã dựa vào để “triệu tập” chúng tôi. Dĩ nhiên, anh ta không thể trả lời được câu hỏi đó.
Ngoài ra, trong buổi “làm việc”, tôi cũng nói rõ với thiếu tá Nguyễn Thế Thanh là tôi không còn niềm tin vào lực lượng công an nữa, bởi tôi là người đã tố cáo những tội ác khủng khiếp của một loạt lãnh đạo chóp bu suốt từ năm 2008 đến nay; mặc dù 9 năm đã trôi qua nhưng vụ tố cáo công khai, đúng pháp luật và đặc biệt nghiêm trọng của tôi vẫn chưa được nhà chức trách giải quyết đúng pháp luật; và trong khi người tố cáo lẽ ra phải được bảo vệ thì tôi lại thường xuyên bị sách nhiễu, khủng bố, trả thù với đủ mọi hình thức. Trước lập luận không thể bác bỏ được của tôi, anh ta đành chống chế là vụ tố cáo của tôi đang tạm gác lại (!).
Với những lý do nêu trên, tôi đã từ chối làm việc với cơ quan an ninh điều tra Công an Hà Nội, không trả lời các câu hỏi khi họ lập biên bản làm việc, và không ký vào biên bản. Cuối cùng, đến gần 16h30, họ đưa tôi lên ô tô và áp giải về nhà.
Thật mỉa mai, việc Công an Hà Nội triệu tập các thành viên nhóm Nghiên cứu Thể chế, một nhóm thuần tuý học thuật, hay  bắt cóc và cưỡng chế tôi đến “làm việc” với họ lại diễn ra trong bối cảnh chỉ mới vài tháng trước, ông Võ Văn Thưởng, người đứng đầu bộ máy tuyên truyền của Đảng CSVN, còn trịnh trọng loan báo: “Ban Tuyên giáo Trung ương đang chờ Ban Bí thư thông qua một văn bản hướng dẫn về việc tổ chức trao đổi và đối thoại với những cá nhân có ý kiến và quan điểm khác với đường lối, chủ trương, quan điểm của Đảng và pháp luật của Nhà nước”.
Không còn nghi ngờ gì, cách đối xử mà Công an Hà Nội dành cho nhóm Nghiên cứu Thể chế nói chung cũng như cá nhân tôi nói riêng đã cho thấy, đằng sau thông điệp “đối thoại” của nhà cầm quyền Việt Nam là lời cảnh báo: Hãy “đối thoại” với cộng sản theo cách họ muốn, nếu không muốn bị cưỡng bức “đối thoại” trước khi bị tống vào tù.

  • Lê Anh Hùng
  • Lê Anh Hùng là một blogger/dịch giả/nhà báo độc lập ở Hà Nội và là người đấu tranh vì tự do, dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam từ nhiều năm nay.


Nguồn: VOA

23 comments:

  1. Lê Anh Hùng đừng nên nói những lời xuyên tạc như vậy, nếu không có vi phạm gì, không có liên quan gì thì cớ sao cơ quan An ninh Việt Nam lại mời ông lên làm việc, có phải họ nhàn rỗi đâu, đằng này năm lần bảy lượt ông không chịu hợp tác, phải để người ta gửi giấy triệu tập nhiều lần. Người dân Việt Nam sống và làm việc theo pháp luật, chấp hành tốt quy định của pháp luật.

    ReplyDelete
  2. Cơ quan An ninh điều tra Công an thành phố Hà Nội đã 3 lần gửi giấy triệu tập Lê Anh Hùng để đấu tranh làm rõ những hành vi sai phạm của “Nhóm nghiên cứu thể chế” nhưng hắn tỏ ra là một kẻ ngoan cố, không chấp hành và có những lời lẽ thách thức các cơ quan chức năng. Vì vậy, cơ quan công an đã áp giải đối tượng Hùng về trụ sở Công an thành phố Hà Nội để phục vụ điều tra. Điều này hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và hợp lòng dân.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Chắc Quan Trường là 1 trong những người đi tranh đấu ở Giáo xứ Thọ hòa, Xuyên mộc, Đồng nai vừa rồi đây. Gớm chưa, có hiếu với Bác Hồ quá.

      Delete
    2. Chúng ta tin vào lẽ phải, sống và làm việc theo pháp luật. Mọi người hãy đề cao cảnh giác với những luận điệu xuyên tạc bôi nhọ, vu khống kích động của Lê Anh hùng- một kẻ tâm thần lệch lạc,trí tưởng tượng dường như bị bóp méo.Không biết cái gọi là “Nghiên cứu Thể chế” là cái gì, nó ra làm sao, Nhà nước Việt Nam không cần đến thứ này

      Delete
  3. Sáng 12/9, tầm 7h30, khi tôi vừa rời khỏi quán ăn sáng một đoạn thì bị khoảng chục nhân viên an ninh dưới sự chỉ huy của thiếu tá Nguyễn Thế Thanh áp sát. Họ chìa cho tôi xem giấy triệu tập lần thứ tư, nhưng tôi chưa kịp ngó qua thì đã bị cả toán cưỡng chế lên chiếc xe ô tô 7 chỗ đang chờ sẵn rồi áp giải tôi về trụ sở Công an Hà Nội. Đến nơi, khoảng hơn 8h, viên thiếu tá cùng một nhân viên an ninh dẫn tôi vào chính căn phòng tầng 1 mà ngày 10/5/2016, tôi đã bị bắt cóc và cưỡng chế đến để “làm việc” với họ về các bài viết đăng tải trên Internet. MỘt thằng tẻ ranh như Lê Hùng mà cần chục An ninh bắt. Đúng là chỉ có trong trí tưởng tượng của ông ta

    ReplyDelete
    Replies
    1. Ngày 25/8, cơ quan an ninh điều tra Công an Hà Nội đã phát giấy triệu tập lần thứ nhất cho tôi, yêu cầu tôi đúng 8h30 ngày 28/8 phải có mặt tại 89 Trần Hưng Đạo (Hà Nội) để “làm việc liên quan đến hoạt động của nhóm ‘Nghiên cứu Thể chế’”. Cho thích đáng tên bán nước

      Delete
    2. Ông này thì có tài cán gì đâu. Tôi thấy bài viết toàn trí tượng tượng thôi. Toàn bốc phét ấy. Gì mà toàn cho mình là trung tâm của vũ trụ để tán phét thế Lê Anh HÙng

      Delete
  4. "Nhóm Nghiên cứu Thể chế là một nhóm tự nguyện, hình thành trên tinh thần nghiên cứu học thuật và tập trung vào nghiên cứu về thể chế dân chủ nhằm đưa ra dự án nghiên cứu của nhóm." NHóm vớ vẩn, chống phá đất nước

    ReplyDelete
    Replies
    1. nhóm Nghiên cứu Thể chế nghe cứ như to tát quá. Mấy thằng này toàn bán nước chứ cứu gì. Tôi thấy nhóm của bọn ông toàn góp ý phá hoại chứ đóng góp gì đâu. Đúng là vớ vẩn quá đi

      Delete
  5. cách đối xử mà Công an Hà Nội dành cho nhóm Nghiên cứu Thể chế tôi thấy còn nhẹ. Lũ này cần mạnh tay không cứ to mồm viết mấy từ loanh quanh để kiếm tiền thôi mà.

    ReplyDelete
  6. bất kỳ hình thức hoạt động nào của đám dân chủ cũng đều được che đậy, ngụy biện bằng con bài “dân chủ”. Nhóm nghiên cứu này cũng không phải là một ngoại lệ. Chúng nghiên cứu thể chế dân chủ cho phong trào dân chủ Việt què quặt bấy lâu nay.

    ReplyDelete
    Replies
    1. “Nhóm nghiên cứu Chấn” đã tổ chức nghiên cứu, phân tích tình hình kinh tế, chính trị, xã hội và nhận định Việt Nam sẽ bị khủng hoảng kinh tế vào cuối năm 2010, lúc đó là thời cơ hành động để thay đổi chế độ chính trị ở Việt Nam; Thức gọi thời điểm này là “Lúc phất cờ” (viết tắt là “LPC”), lúc đó Thức sẽ tham gia lãnh đạo “Chính phủ mới” điều hành đất nước…

      Delete
  7. đây không phải là lần đầu tiên thể loại này được đám dân chủ thành lập. Trước đó, cuối năm 2005, nhà dân chủ Trần Huỳnh Duy Thức đứng ra thành lập tổ chức chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam có tên gọi “Nhóm nghiên cứu Chấn”. Trần Huỳnh Duy Thức đã lôi kéo các nhà dân chủ khác như Lê Công Định, Lê Thăng Long, Nguyễn Tiến Trung.. tham gia

    ReplyDelete
    Replies
    1. “Nhóm nghiên cứu Chấn” đề ra đường lối hoạt động rất cụ thể như: Lập website “Chanlachong” tuyên truyền hoạt động lật đổ chính quyền nhând ân của tổ chức chống nhà nước “Nhóm nghiên cứu Chấn; Tuyên truyền lôi kéo tầng lớp trí thức (tập trung vào nhà báo, luật sự) để phát triển lực lượng và tranh thủ sự ủng hộ đối với hoạt động của tổ chức chống nhà nước “Nhóm nghiên cứu Chấn”

      Delete
  8. dù che đậy bằng hình thức nào thì cũng không thể dấu nổi bản chất cố hữu bên trong của nó đó là âm mưu chống chế độ. Cái giá phải trả cho những hành vi của các thành viên trong Nhóm nghiên cứu Chấn là những bản án tù rất nặng nề. Vì vậy, Nhóm nghiên cứu thể chế kia hãy liệu có đi vào vết xe đổ của Nhóm nghiên cứu Chấn của Trần Huỳnh Duy Thức năm xưa?

    ReplyDelete
  9. Có thể nói, phong trào dân chủ hoạt động khá đa dạng. Có những hoạt động mang tính bề nổi như kích động, tổ chức biểu tình, có những anh hùng bàn phím chuyên gia chửi đồng chế độ trên không gian mạng, có những kẻ chỉ cắp cặp đi “vận động” kêu gọi nước ngoài can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam. Đặc biệt, có một số tiến hành tổ chức nghiên cứu hình thành con đường lật đổ chế độ Cộng sản và thiết lập chế độ mới cho phong trào dân chủ. Mới đây, ngày 09/6/2107 trên mạng đã xuất hiện “Nhóm nghiên cứu thể chế” để thực hiện mục tiêu của phong trào dân chủ

    ReplyDelete
  10. phong trào dân chủ hoạt động khá đa dạng. Có những hoạt động mang tính bề nổi như kích động, tổ chức biểu tình, có những anh hùng bàn phím chuyên gia chửi đồng chế độ trên không gian mạng, có những kẻ chỉ cắp cặp đi “vận động” kêu gọi nước ngoài can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam.

    ReplyDelete
  11. Làm ra tài liệu có nội dung tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân, phao tin bịa đặt gây hoang mang trong nhân dân; xuyên tạc sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước và sự điều hành của Chính phủ; nói xấu lãnh đạo Đảng và Nhà nước truyền tải lên mạng Internet, gửi cho các tổ chức, cá nhân phản động lưu vong người Việt và các thế lực thù địch bên ngoài sử dụng chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam.

    ReplyDelete
  12. một số người cho rằng việc Lê Anh Hùng tham gia nhóm Nghiên cứu thể chế cho đó là bình thường, là phản biện, sao lại bị tra khảo? Không cần nói nhiều, chỉ cần google sẽ thấy đây là "dự án" của nhà zân chủ- cựu tù từng bị kết án về tội tuyên truyền chống Nhà nước Nguyễn Vũ Bình lập ra. Lê Anh Hùng và 2 người nữa là thành viên. Trước hết đây là nhóm trái phép. Mục đích của dự án là "xây dựng thể chế dân chủ" mới cho Việt Nam theo "các chuẩn mực về tự do, dân chủ". Các tài liệu được giới thiệu, toàn là hướng dẫn vận dụng mô hình, cách thức biến các cuộc cách mạng đường phố ở Ai Cập hay những mô hình lật đổ thể chế khác trên thế giới để áp dụng vào Việt Nam và hy vọng nó sẽ "thành công" ở đây

    ReplyDelete
    Replies
    1. Ờ,thời vô nại thẻ kinh hành ngu zốt lam tham cõng ác độc nhẽ không bị Lịch sử vùi chôn,Đất nước,Dân tộc zủa nguyền báng phỉ.Mày đã mù,ngu,đởm còn vống hiểm nguy cún bợ phân à.

      Delete
    2. Ông nặc danh này hình như cũng đang bị rối loạn tâm thần rồi ấy nhỉ? có giao du quan hệ gì với Lê Anh Hùng không mà ngày càng giống nhau thế. Thật tội nghiệp! Muốn trở lại thành người bình thường thì nên ăn năn hối cải, sống và làm việc theo pháp luật,làm điều tốt, bớt ngồi làm anh hùng bàn phím mà ngày càng trở nên mê muội bởi những lời lẽ xuyên tạc, bịa đặt này đi .

      Delete
  13. quy luật cho thấy, phàm các dự án kiểu này luôn được thế lực nào đó hậu thuẫn đằng sau, cấp tài chính, tổ chức truyền thông cho nó, thổi phồng vai trò và ảnh hưởng xã hội để thu hút người quan tâm, hưởng ứng. Vậy nên dù là "tâm thần" nhưng công an vẫn phải triệu tập, điều tra là dễ hiểu. Bởi khi làm việc với công an, biết đâu kẻ tâm thần này cung cấp ối thông tin có giá trị giúp công an điều tra, xử lý kẻ giật dây, điều hành chúng.

    ReplyDelete
  14. nếu nhóm nghiên cứu thể chế của anh hoạt động theo tính chất nghiên cứu học thuật đơn thuần thì anh đường hoàng mà tới làm việc với cơ quan an ninh, tại sao anh phải né tránh hay hoạt động của các anh thực sự có vấn đề? tôi chỉ biết chỉ cần google sẽ thấy đây là "dự án" của nhà zân chủ- cựu tù từng bị kết án về tội tuyên truyền chống Nhà nước Nguyễn Vũ Bình lập ra cùng anh và 2 thành viên khác.

    ReplyDelete