Monday, October 28, 2013

“MỘT HÀ TĨNH ĐẦY ẮP NGƯỜI TRUNG QUỐC”: VÌ ĐÂU NÊN NỖI?

Lê Anh Hùng

Trang mạng của Đài Á Châu Tự Do (RFA) ngày 23.10 vừa rồi đăng bài “Một Hà Tĩnh đầy ắp người Trung Quốc” với những thông tin hẳn khiến nhiều người phải giật mình:
…“Một người dân Kỳ Anh yêu cầu giấu tên, buồn bã nói với chúng tôi rằng dân Kỳ Anh đã thật sự đánh mất mình, họ không còn là chủ của mảnh đất cũng như cảm giác là người dân bản xứ cũng không còn mà thay vào đó là cảm giác lép vế, thua thiệt trước sự giàu có và hách dịch của người Trung Quốc. Đặc biệt, tuy mới sang Kỳ Anh sống chưa bao lâu nhưng các nhóm người Trung Quốc ở đây đã tổ chức thành đội ngũ, băng nhóm và các ông trùm khá dữ dằn.”…
…“Một người tên Hùng, là cha của hai thanh niên đang nghiện ngập, đau xót nói với chúng tôi rằng ông quá bàng hoàng và tuyệt vọng trước cơn nguy biến của gia đình. Đùng một cái, mảnh đất Kỳ Anh hiền hòa, nghèo khổ và chân chất bỗng dưng trở nên chộn rộn, nhặn xị, chẳng đâu vào đâu. Bây giờ, phần đông gia đình đã bán hết đất cho người Tàu, đất thì không còn nữa mà con cái thì nghiện ngập, hư hỏng, như vậy, chỗ an thân cũng không còn mà niềm hy vọng vào tương lai cũng bị đứt gãy. Điều này phải xem lại âm mưu của người Trung Quốc. Vì trước khi người Trung Quốc có mặt ở Kỳ Anh, thanh niên ở đây không biết gì về rượu chè, đến khi họ sang làm ăn, níu kéo thanh niên Kỳ Anh chơi bời, nghiện ngập…”
Vấn đề còn nằm ở chỗ, cảng Sơn Dương mà người ta đã “vô tư” dâng cho Formosa (nay đã sang nhượng toàn bộ cổ phần cho Trung Quốc) [1] lại là một trong 4 yếu huyệt của Việt Nam trên Biển Đông:
…“Ở vịnh Bắc Bộ, cảng Sơn Dương nằm phía nam Vũng Áng thuộc tỉnh Hà Tĩnh có vị trí khá đặc biệt. Vị trí này cùng vĩ tuyến với cảng Tam Á có hạm đội nguyên tử của Trung Quốc. Vị trí cảng Sơn Dương cũng nằm ngay phía bắc đèo Ngang nơi có quốc lộ 1A với đường đèo và hầm qua núi. Độ sâu cảng Sơn Dương sau khi xây đê 3.000m từ mũi Ròn đến hòn Sơn Dương thì vùng cảng kín sóng gió và đạt độ sâu đến trên -16m cùng với vùng nước rộng rãi. Vì vậy cảng Sơn Dương là yếu huyệt của vịnh Bắc Bộ, kiểm sóat đường biển và đường bộ từ Nam Bộ và Trung Bộ tiếp tế cho miền Bắc Việt Nam.”…[2]

Vậy ai đã ngây thơ đến mức “giao trứng cho ác” hay chính xác hơn là “rước voi về dày mả tổ” như vậy? 

Xin thưa, đó chính là ngài Phó Thủ tướng “phụ trách kinh tế ngành” Hoàng Trung Hải, với Công văn số 323/TTg-QHQT ngày 4/3/2008 “đồng ý chủ trương cho Tập đoàn công nghiệp nặng Formosa - Đài Loan lập Dự án đầu tư nhà máy liên hợp luyện thép và cảng nước sâu Sơn Dương tại Khu kinh tế Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh” và Công văn số 869/TTg-QHQT ngày 6/6/2008 “đồng ý việc Tập đoàn công nghiệp nặng Formosa thực hiện dự án đầu tư xây dựng khu liên hợp gang thép và cảng Sơn Dương tại Khu Kinh tế Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh”.[3]Theo sự chỉ đạo đó, ngày 12/6/2008, Ban Quản lý Khu Kinh tế Vũng Áng đã cấp Giấy Chứng nhận Đầu tư với thời hạn hoạt động 70 năm và ngày 1/10/2010 tiến hành bàn giao 33 km2 (bằng 1,2 lần diện tích Macao) trong Khu Kinh tế Vũng Áng cho Dự án Formosa.[4]

Những biển hiệu bằng chữ Hán, không có lấy một từ
Tiếng Việt nào ở Kỳ Anh (Ảnh: Pháp luật Tp HCM)
Không những vậy, chỉ vì một dự án đầu tư nước ngoài “lợi bất cập hại” mà khoảng trên 1,3 nghìn hộ dân (tương đương 33000 dân) đã bị chính quyền tỉnh Hà Tĩnh dùng công an cưỡng bức đi chỗ khác xa xôi, hẻo lánh, với điều kiện sinh kế hết sức khó khăn, bị đẩy vào bước đường cùng của cuộc sống. Mọi thông tin về vụ việc này đang bị bưng bít, khống chế, che đậy. Nhiều người đã bị tống vào tù chỉ vì lên tiếng đòi hỏi quyền lợi chính đáng của mình trong việc đền bù giải phóng mặt bằng và tái định cư.[5]


Tuy nhiên, người ta sẽ không ngạc nhiên với những gì trên đây nếu biết rằng ngay từ ngày 7/5/2007, ông Hoàng Trung Hải (lúc bấy giờ là Bộ trưởng Công nghiệp) đã bị một số cán bộ đảng viên đã và đang công tác tại “Ban Tổ chức TW, Ủy Ban KTTW, Ban Bảo vệ Chính trị Nội bộ TW và một số cơ quan trọng yếu cơ mật khác của Đảng, Nhà nước” tố cáo là khai man lý lịch: Bố đẻ của ông ta tên là Sì Sói, sinh quán ở Long Khê, Chương Châu, Phúc Kiến, Trung Quốc.[6] Ấy vậy nhưng ông ta không những không bị xử lý mà còn được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đặt vào chiếc ghế Phó Thủ tướng quan trọng thứ hai trong chính phủ.





Khu mộ nhà Hoàng Trung Hải ở làng Đồng Sơn, Quỳnh Giao, Quỳnh Phụ, Thái Bình
(dòng chữ trên cột vàng bên trái: Hoa Kiều Tiên Hữu Tổng Mộ)
Nghiêm trọng hơn nữa là suốt hơn 5 năm nay, ông Phó Thủ tướng người Hán này còn bị tố cáo là trùm ma tuý, trùm băng đảng, giết hại nhiều người cũng như bán tài liệu liên quan đến an ninh quốc gia cho nước ngoài.[7] Và điều đã giúp ông ta cho đến nay vẫn bình an vô sự chính là sự “bảo kê” của nguyên TBT Nông Đức Mạnh (trước kia) và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (trước kia và hiện nay).
Nhờ tài phù phép của ngài Phó Thủ tướng gốc Tàu này (được Thủ tướng “ưu ái” giao nhiệm vụ phụ trách các mảng: công nghiệp, thương mại, nông nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải… nghĩa là gần như nắm trọn cả nền kinh tế Việt Nam trong tay) mà những năm gần đây, hầu hết các công trình trọng điểm quốc gia đều rơi vào tay nhà thầu Trung Quốc. Hơn 20 năm qua, FDI từ Trung Quốc chỉ chiếm 1,5% tổng vốn FDI đổ vào Việt Nam. Nhưng nếu là tổng thầu EPC thì tới 90% các công trình điện, khai khoáng, dầu khí, luyện kim, hóa chất…của Việt Nam đều do Trung Quốc đảm nhiệm.[8] Chính vì vậy mà người Tàu đã theo chân các dự án này tràn sang hầu khắp các tỉnh thành ở Việt Nam rồi tìm mọi cách để sinh cơ lập nghiệp.
Ngày 27/10 vừa qua, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, nguyên Uỷ viên TW Đảng, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc, sau khi đọc bài “Một Hà Tĩnh đầy ắp người Trung Quốc” trên RFA đã thốt lên: “Chả lẽ mất nước từng phần và tiếp tục bởi những mưu đồ đen tối của họ 'Bành' phương Bắc?”[9]
Việc nhà lão thành cách mạng Nguyễn Trọng Vĩnh lên tiếng như vậy là rất cần thiết, nhưng chừng ấy là chưa đủ, bởi ông vẫn chưa chỉ ra được nguyên nhân trực tiếp của thực trạng trên. Đó chính là sự thao túng và lũng đoạn hết sức ngang ngược[10] suốt bao năm qua của ngài Phó Thủ tướng Hán tặc Hoàng Trung Hải (với sự tiếp tay vô cùng đắc lực và hiệu quả của nguyên TBT Nông Đức Mạnh và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng).[11]
HÃY LÊN TIẾNG ĐỂ CỨU LẤY ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM NÀY TRƯỚC KHI QUÁ MUỘN! 
  • Bài liên quan:
  1. Điều gì đang xẩy ra với ngành điện lực của Việt Nam?
  2. Một nền kinh tế đang trên đà “Hán hoá”?
  3. Ông Hoàng Trung Hải lại tiếp tục ca bài mị dân





[10] Ngay giữa thanh thiên bạch nhật mà ông ta dám ngang nhiên cho đàn em xã hội đen bắt cóc người tố cáo tội ác của mình rồi tra tấn, ép buộc nạn nhân ký giấy tờ phủ nhận vụ tố cáo. May thay, dư luận trong và ngoài nước kịp thời lên tiếng nên ông ta mới buộc phải ra lệnh cho đàn em thả nạn nhận của mình trước khi dở bài tiêm thuốc độc và hãm hiếp như những lần trước. Điều này càng cho thấy cả hệ thống chính trị hiện hành ở Việt Nam đã bất lực với ông ta (hay chính xác hơn là đã bị ông ta thao túng, lũng đoạn) đến thế nào. Xem các bài: (i) Đài Á Châu Tự Do (RFA) ngày 15/10/2013: Bị khủng bố đánh đập vì tố cáo lãnh đạo; (ii) blog Lê Anh Hùng: Tường trình về vụ người tố cáo bị bắt cóc; (iii) trang Bauxite Việt Nam: Thư gửi Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc
[11] Một nhận xét trên blog Nguyễn Xuân Diện về bài viết nói trêncủa đài RFA: Nếu hỏi các quan qui hoạch ở Hà Tĩnh rằng: "Tại sao người TQ/Đài Loan lại chọn xây dựng nhà máy thép Formosa ở đó? Họ không biết rằng xây ở đó bất lợi thế nào về địa hình địa thế, về giao thông, về thời tiết khắc nghiệt ở miền Trung hay sao? Tại sao một nhà máy mà họ phải xây tường cao, hào sâu (họ đào hào sâu xung quanh nhà máy thép này như dạng hào nước ở các thành cổ ngày xưa)? Tại sao họ phải xây dựng tới 3 nhà máy điện công suất lớn trong đó? Tại sao họ phải xây dựng đủ hết hạ tầng từ nhà ở, trung tâm mua sắm, giải trí... có thể nói là gần như một pháo đài độc lập và không hề phụ thuộc một chút nhỏ nào ở bên ngoài? Khu vực biển Vũng Áng có đặc thù là bờ biển rất dốc, chỉ cần ra xa bờ chục mét là độ sâu đã đạt tới 15~20m rồi, vậy sao họ còn phải xây dựng cả một hệ thống đê vươn ra khơi cả mấy cây số, rồi nạo vét cảng Sơn Dương sâu hơn nữa? Chẳng một nhà đầu tư khôn ngoan nào lại đi làm cái việc thừa thãi, tốn kém đó chỉ để phục vụ mấy con tàu chở quặng vào và chở phôi thép của chỉ độc nhất một nhà máy thép ra?" Các ngài sẽ trả lời sao? Nhìn vào địa hình của khúc thắt nhất trên đất nước này, chỉ cần có một căn cứ hiện đại tại đây, thì hai đầu đất nước là vô phương tiếp cứu... lo lắm thay.

Saturday, October 19, 2013

Mỹ - Trung trong quan hệ với Đông Nam Á hiện nay

Với sự vắng mặt của Hoa Kỳ, Trung Quốc tận dụng thời cơ ở Đông Nam Á

The Economist | 19.10.2013
Người dịch: Lê Anh Hùng



Hàng trăm ngàn người đứng hai bên đường trên các tuyến phố của thủ đô Việt Nam ngày 13.10.2013 khi Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đến đây trong chuyến công du kéo dài ba ngày. Tuy nhiên, họ lại không đứng đó để chào đón ông ta. Đây là lễ tang cấp nhà nước của vị tướng huyền thoại Võ Nguyên Giáp, người chỉ đứng sau Hồ Chí Minh trong ngôi đền thiêng dành cho các anh hùng dân tộc của Việt Nam. Trong thực tế, nhiều người Việt Nam nhận thấy việc Lý Khắc Cường lựa chọn thời điểm đến thăm là khá phản cảm và nghĩ rằng ông ta nên hoãn lại để tránh chọc vào nỗi đau của họ. “Thiếu tôn trọng” và “ngạo mạn” là hai tính từ được người ta sử dụng. “Tiêu biểu” là một tính từ khác.
Không hề tỏ ra bối rối, Lý Khắc Cường vẫn có thể mô tả cuộc gặp với người đồng cấp Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng là một “bước đột phá”. Sự kiện này khép lại hai tuần ngoại giao cấp cao của Trung Quốc ở Đông Nam Á, nhằm mục đích hàn gắn các mối quan hệ vốn đã xấu đi trong mấy năm gần đây bởi những yêu sách lãnh thổ quá lố và gây tranh chấp của Trung Quốc trên Biển Đông.
Tập Cận Bình, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản kiêm Chủ tịch Trung Quốc, đã tới thăm Indonesia, Malaysia và dự hội nghị thượng đỉnh của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC). Lý Khắc Cường đã tham dự một cuộc họp thượng đỉnh ở Brunei với các nhà lãnh đạo của mười nước ASEAN rồi tới thăm Thái Lan. Việc Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama dự kiến có mặt tại APEC và ASEAN nhưng rồi rút lui vì bế tắc ngân sách ở Washington khiến cho các chuyến công du của hai nhà lãnh đạo Trung Quốc càng thêm nổi bật.
Việt Nam là quốc gia ASEAN mà ở đó thái độ nghi ngại đối với Trung Quốc là lớn nhất. Sau nhiều thế kỷ thù địch và cuộc chiến tuy ngắn ngủi nhưng đẫm máu năm 1979, một cuộc tranh chấp lãnh thỗ vẫn đang âm ỉ – cuộc tranh chấp lớn nhất trong số 4 nước ASEAN tranh chấp với Trung Quốc (các nước còn lại là Brunei, Malaysia và Philippines). Việt Nam và Trung Quốc không chỉ cùng đưa ra yêu sách chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa ở phía Nam, mà Việt Nam còn cho rằng họ bị xua đuổi một cách bất hợp pháp khỏi quần đảo Hoàng Sa ở phía Bắc, khi Trung Quốc chiếm đoạt quần đảo này năm 1974 từ chế độ Việt Nam Cộng hoà đang ngắc ngoải ở miền Nam Việt Nam lúc đó. Các cuộc đối đầu liên quan đến hoạt động đánh bắt cá và thăm dò dầu khí vẫn diễn ra thường xuyên.
Mặc dù vậy, tháng Sáu vừa qua, trong chuyến thăm Trung Quốc của Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang, hai nước đã ký một “hiệp định đối tác chiến lược” mới. Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam – ấy là còn chưa tính đến hoạt động buôn bán bất hợp pháp vốn diễn ra tấp nập giữa biên giới hai nước –  và cũng là đối tác thương mại lớn nhất của ASEAN nói chung. Bước đột phá của Lý Khắc Cường là tiếp tục lèo lái cuộc tranh chấp lãnh thổ sao cho không gây ảnh hưởng đến chuyện khác. Ông ta thậm chí còn đồng ý thành lập một nhóm công tác về “hợp tác trên biển”.
Ở Trung Quốc, điều này đã giúp người ta quên đi ký ức khó chịu của năm 2010: Trong một cuộc họp tại Hà Nội, Hillary Clinton, Ngoại trưởng Hoa Kỳ lúc bấy giờ, đã bước vào cuộc tranh chấp trên Biển Đông với lời tuyên bố rằng Hoa Kỳ có “lợi ích quốc gia” ở đó. Trung Quốc đổ lỗi cho sự can thiệp của Mỹ khi chứng kiến một Việt Nam và một Philippines mạnh dạn đối đầu với họ trên biển. Nay thì tờ China Daily, một tờ báo chính thống, đã dẫn lời một nhà phân tích người Trung Quốc: “Hà Nội đã nhận ra rằng việc dựa vào Washington để nhận được sự ủng hộ của công luận dành cho các yêu sách chủ quyền đối với một số hòn đảo là phi thực tế.”
Kiểu phân tích như thế là quá lố. Dù vậy, chuyến công du của Lý Khắc Cường, giống như chuyến công du của Tập Cận Bình, vẫn là một lời nhắc nhở cả về tầm vóc cường quốc khu vực mà Trung Quốc đã vươn tới lẫn mức độ thiếu vắng của Barack Obama. Bất cứ ở đâu họ cũng đều phô diễn ra sức mạnh kinh tế của mình. Ở Thái Lan, chẳng hạn, Lý Khắc Cường khiến chính phủ Thái vui vẻ bằng cách đề nghị trợ giúp hai lĩnh vực vốn tự gây ra tổn thất kinh tế: Trung Quốc đồng ý mua thêm gạo và cao su. Trước đó, Tập Cận Bình đã đề xuất ý tưởng thành lập một “ngân hàng hạ tầng Châu Á” do Trung Quốc lãnh đạo nhằm góp phần đáp ứng một trong những nhu cầu bức thiết nhất của khu vực. Tại Brunei, Lý Khắc Cường đã đề nghị một hiệp định mới với ASEAN, hòng hiện thực hoá tầm nhìn của ông ta về một “thập kỷ kim cương” trong quan hệ giữa ASEAN và Trung Quốc.
Không mê hoặc đến thế
Mặc dù vậy, nếu đây là một cuộc tập kích mê hoặc (charm offensive) thì có một nước ASEAN vẫn phải hứng chịu cuộc tập kích mà không được nếm trải sự mê hoặc của nó. Trung Quốc rất tức giận khi Philippines bác bỏ yêu sách lãnh thổ mơ hồ và bao trùm trên Biển Đông của họ trước toà án quốc tế về luật biển của Liên Hợp Quốc. Trung Quốc cảm thấy thoả mãn khi tìm cách cô lập Philippines. Tuy nhiên, các học giả Việt Nam lại nói rằng chính phủ của họ hoàn toàn ý thức được điều đó – và không loại trừ khả năng tham gia vụ kiện với Philippines.
Vài tuần hoạt động ngoại giao vẫn chưa thay đổi được thực tế cơ bản: Đông Nam Á coi Trung Quốc là đối tác thương mại chính và coi Hoa Kỳ là quốc gia đảm bảo an ninh quan trọng nhất. Dù vậy, những hoạt động trên cũng nêu bật một nhận thức rằng quyền lực trong khu vực đang thay đổi. Một bài bình luận trên tờ Jakarta Post, tờ báo tiếng Anh ở Indonesia, lập luận thẳng thừng: “Trung Quốc, chứ không phải Hoa Kỳ, mới là nhà lãnh đạo khu vực Châu Á - Thái Bình Dương trong thế kỷ 21.” Đề cập đến sự vắng mặt của Obama cùng việc chính phủ Mỹ đóng cửa, bài báo kết luận rằng “chính sách ‘xoay trục’ sang Châu Á được quảng bá rầm rộ của Obama khiến người ta cảm thấy là nó giống với động tác xoay tròn trên ngón chân của diễn viên mua ballet nhiều hơn, qua sự nhấn mạnh thái quá vào sự can dự quân sự”.
Báo chí Trung Quốc thì tỏ vẻ hân hoan khi tạo ra ấn tượng về một sự chuyển giao quyền lực, đồng thời đưa luận điểm này vượt ra ngoài khuôn khổ Đông Nam Á. Tân Hoa Xã, cơ quan thông tấn chính thống của Trung Quốc, công bố một bài bình luận kêu gọi một thế giới “phi Mỹ hoá”. Bài báo lập luận rằng, với khả năng một vụ vỡ nợ quốc gia xẩy ra ở siêu cường này, “những tháng ngày đáng sợ như thế, khi số phận của những quốc gia khác lại nằm trong tay một quốc gia đạo đức giả, phải bị chấm dứt”.
Ý tưởng trên thu hút được một sự đồng cảm nào đó ở Đông Nam Á; tuy nhiên, ít người muốn trật tự thế giới do Mỹ lãnh đạo lại phải nhường chỗ cho một trật tự thế giới do Trung Quốc chi phối. Một số quan chức Việt Nam nghĩ rằng sự chỉ trích nhằm vào việc lựa chọn thời điểm diễn ra chuyến thăm Việt Nam của Lý Khắc Cường là bất công. Dù sao thì ông ta cũng đã đến đây đúng lúc để chia sẻ nỗi tiếc thương của cả nước. Tuy nhiên, không phải chỉ ở Việt Nam mà ở nhiều nơi khác, nhiều người đã sẵn sàng liên hệ động cơ của Trung Quốc với những gì tệ hại nhất.

Friday, October 18, 2013

Luồng gió thương mại thổi vào Việt Nam

Liệu một hiệp định thương mại do Mỹ dẫn dắt có giúp ích gì cho các nhà cải cách ở Việt Nam hay không?

The Economist | 19.10.2013
Người dịch: Lê Anh Hùng



HÀ NỘI | Theo một vài chỉ số thì nền kinh tế Việt Nam đang chuyển động với một nhịp độ nhanh chóng. Hiện tượng lạm phát tới mức hai con số từng hoành hành trong năm 2011 đã dịu bớt, và xuất khẩu hàng dệt may và điện tử đang bùng nổ. Theo hãng xếp hạng tín nhiệm Fitch thì đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở đây tăng 36% mỗi năm.
Tuy vậy, tốc độ tăng trưởng GDP lại diễn ra chậm chạp: chỉ 5% vào năm ngoái, thấp nhất kể từ năm 1999. Một nguyên nhân quan trọng của thực trạng này là việc Đảng Cộng sản không đưa được các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) vào khuôn phép và làm sạch những khoản nợ xấu đang ẩn hiện trong hệ thống ngân hàng. Như ở nước láng giềng Trung Quốc, các quan chức cao cấp của đảng và chiến hữu của họ cũng chẳng mặn mà gì với việc can thiệp vào cái hiện trạng đang phục vụ tốt cho lợi ích của họ.
Song tính chính danh của chính quyền thì lại phụ thuộc vào khả năng đem lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho 90 triệu người dân. Những tháng gần đây, các quan chức đã bắt đầu hoạch định những cải cách kinh tế quan trọng. Trong số những dấu hiệu đáng khích lệ là một nghị quyết của Bộ Chính trị hồi tháng Tư, theo đó hội nhập kinh tế được ưu tiên hàng đầu, và những cuộc tranh luận gần đây giữa các nhà lập pháp về cách thức “cổ phần hoá”, hay tư nhân hoá một phần, các DNNN. Tháng Chín vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng cam kết sẽ đối xử với 1.300 DNNN giống như các công ty tư nhân và nâng trần sở hữu trong các ngân hàng sở tại cho các nhà đầu tư nước ngoài từ 30% lên 49%.
Một nhà ngoại giao phương Tây nói rằng vấn đề bây giờ không phải là liệu cải cách thực sự có diễn ra hay không, mà là tốc độ cải cách. Nếu điều này là đúng thì tốc độ thay đổi có thể phụ thuộc vào các điều khoản chi tiết của Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), một hiệp định tự do thương mại với 12 nước do Hoa Kỳ dẫn dắt. Một trong những yêu cầu của TPP là các nước thành viên phải hạn chế những thái quá của các DNNN.
Việc TPP hướng trọng tâm vào các DNNN đem lại sự hậu thuẫn chính trị cho các nhà lập pháp có đầu óc cải cách để họ theo đuổi nghị trình của mình, chuyên gia kinh tế Phùng Đức Tùng nhận xét. Câu hỏi còn để ngỏ ở đây là họ sẽ tiến xa tới đâu thôi, nhưng ông Tùng tin rằng tư nhân hoá phần lớn các DNNN sẽ thúc đẩy nền kinh tế và đặt nền móng cho một cơ sở thuế doanh nghiệp (corporate tax base – số doanh nghiệp đóng thuế) tốt hơn.
Các DNNN, vốn chiếm 40% GDP, lại xoắn xuýt đầy nguy hiểm với các ngân hàng quốc doanh – đây chính là những ngân hàng tài trợ cho việc mở rộng hoạt động kinh doanh đầy rủi ro sang lĩnh vực bất động sản trong giai đoạn phát triển bùng nổ sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2007. Thất bại của một số vụ đầu tư như thế khiến tình hình nợ công của Việt Nam xấu đi và thị trường bất động sản tơi tả.
Theo báo chí nhà nước, các DNNN đang tích cực “tái cấu trúc”. Không ai chờ đợi hiện tượng vay ngân hàng tràn lan của chúng lặp lại. Tuy nhiên, các DNNN vẫn hoạt động kém hiệu quả; một số doanh nghiệp bị chìm trong nợ đến mức không trả nổi lương cho nhân viên.
Đây quả là tín hiệu không vui cho hàng trăm ngàn thanh niên bước chân vào thị trường việc làm ảm đạm của Việt Nam, với những ai ngán ngẩm trước tình trạng tham nhũng và bất bình đẳng đang gia tăng thì lại càng không. Một ngày nào đó, cùng với tình trạng bất mãn phổ biến về giáo dục, y tế và chính sách đối với đất đai, những vấn đề như thế có thể châm ngòi cho sự bùng nổ của hiện tượng bất ổn xã hội.
Trong khi đó, các nhà đàm phán thương mại Mỹ vẫn đang nóng lòng muốn kết thúc đàm phán TPP. Sự hấp dẫn đối với Việt Nam là cơ hội thâm nhập thị trường Mỹ tốt hơn dành cho một số ngành thâm dụng lao động như dệt may và giày dép. Tuy nhiên, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam David Shear lại nói rằng Việt Nam cần cho thấy “tiến bộ rõ rệt” về nhân quyền để góp phần khơi dậy sự ủng hộ TPP ở Mỹ. Trên phương diện này, việc Việt Nam mới bỏ tù luật sư nhân quyền Lê Quốc Quân dựa trên cáo buộc trốn thuế nguỵ tạo sẽ không giúp ích được gì. Bất chấp điều đó, nhiều khả năng hai bên vẫn sẽ ký kết hiệp định vào một thời điểm nào đấy trong năm tới.

Wednesday, October 16, 2013

Đài Á Châu Tự Do lên tiếng về vụ tố cáo của Lê Anh Hùng – Lê Thị Phương Anh

Gia Minh | RFA| 15.10.2013



Lê Thị Phương Anh trong cuộc biểu tình
chống Trung Quốc tại Hà Nội ngày 2.6.2013
Một đôi vợ chồng vì dám tố cáo các vị lãnh đạo đương thời từ mấy năm qua liên tục bị bắt bớ đánh đập và bị cho là tâm thần trong khi đơn tố cáo của họ không được xem xét giải quyết thỏa đáng.
Vụ việc của họ nay được chú ý qua sự lên tiếng của người khác yêu cầu cơ quan chức năng phải điều tra giải quyết đến nơi đến chốn.
Bắt bớ đánh đập
Vào ngày 8 tháng 10 vừa qua, bà Lê thị Phương Anh, vợ của ông Lê Anh Hùng ngụ tại thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị lại bị một nhóm người bắt cóc từ chiều đến tối khuya mới thả ra.
Bản thân bà Lê thị Phương Anh kể lại sự việc như sau:
Chiều hôm qua tôi nhận lương tháng thứ hai nơi làm việc, và bạn bè rủ đi ra một quán nhậu bình dân tại Đông Hà. Khi tôi đi vệ sinh, mở cửa ra tôi thấy một nhóm thanh niên đứng ngoài và giơ tay bị miệng tôi. Lúc đó tôi không biết gì cả. Khi tỉnh lại tôi thấy đang nằm trong một căn nhà trê có lợp ngói. Chúng hăm dọa, đánh vào đầu và bụng tôi và yêu cầu phải ký vào tập giấy xác nhận vụ việc chồng tôi là Lê Anh Hùng tố cáo là hoàn toàn bịa đặt và vu khống cho lãnh đạo nhà nước Việt Nam.

Tôi không chịu ký thì họ dọa sẽ tiêm thuốc và cho đàn em hiếp. Trong lúc đó chuông điện thoại trong xách của tôi đổ lên, một thằng cầm chân và một thằng cầm tay, còn bốn thằng đứng phía ngoài, chúng định tiêm tôi; nhưng chuông điện thoại trong xách của tôi đổ, chúng ngưng lại và lấy điện thoại nói với ai rằng ‘Xếp ơi, máy con này có số điện thoại nước ngoài nhiều lắm, hai thằng bỏ ra ngoài nghe điện thoại; một lúc sau chúng vào đánh và thả ra cho tôi về.

Ông Lê Anh Hùng, chồng của bà Phương Anh cũng từng bị bắt do việc tố cáo các lãnh đạo cao cấp Việt Nam hiện nay gồm phó thủ tướng Hoàng Trung Hải, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và ông Nông Đức Mạnh, nguyên tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam. Ông Lê Anh Hùng kể lại:
Họ bắt tôi hai lần: một lần vào ngày 25 tháng 12 năm 2009. Sau 8 tháng, tôi được trả tự do ngày 24 tháng 8 năm 2010. Lần thứ hai vào ngày 24 tháng 1 năm 2013 đến ngày 5 tháng 2, 2013 thả tôi ra; họ đẩy tôi vào trại tâm thần trá hình là Trung tâm Bảo trợ 2 Hà Nội.
Riêng ông Lê Anh Hùng cho biết quá trình gửi đơn thư tố cáo của hai vợ chồng ông:
Vụ việc này tôi đã tố cáo từ năm 2008 đến nay. Tận bây giờ họ vẫn chưa giải quyết đúng pháp luật mặc dù chúng tôi đã gửi đơn thư rất nhiều lần. Nếu tính qua đường Internet thì đã đến 73 lần và lần mới nhất là ngày 16 tháng 9 vừa rồi, vợ chồng tôi đã cùng ký đơn và cùng gửi cho chủ tịch nước Trương Tấn Sang, bộ trưởng Công an Trần Đại Quang và đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc. Trong lá đơn mới nhất đó cả vợ tôi và tôi cùng ký tên. Đến bây giờ họ vẫn chưa hồi âm gì về lá đơn thư mới nhất của chúng tôi. Trước đó họ giải quyết không đúng pháp luật nên chúng tôi không chấp nhận.
Trả lời giải quyết
Một nơi được ông Lê Anh Hùng gửi thư tố cáo đến để nhờ yêu cầu giúp đỡ là đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc. Vị đại biểu quốc hội này đã trả lời cho ông, tuy nhiên theo ông Lê Anh Hùng thì nội dung trả lời không đáp ứng được yêu cầu mong đợi:
Ngày 6 tháng 6 năm 2012 tôi gửi đơn thư trực tiếp cho ông Dương Trung Quốc, đến ngày 18 tháng 7 năm 2013 tức hơn một năm sau, ông Dương Trung Quốc chuyển cho tôi văn bản trả lời của Bộ Công An. Văn bản trả lời của Bộ Công an, họ cắt đầu, cắt đuôi không biết cơ quan nào phát hành, không biết ai ký cả. Họ lấy lại kết quả điều tra năm 2009 để trả lời cho vụ việc lần này. Mặc dù trong tố cáo lần này, vợ tôi viết bản cam đoan phủ nhận những lời khai trước đây khi tôi bị bắt năm 2009 mà vợ tôi đã khai. Vợ tôi phủ nhận lại và khẳng định vai trò của vợ tôi trong câu chuyện, nhưng họ lại không căn cứ vào bản cam đoan của vợ tôi mà bê nguyên xi kết luận của lần tôi bị bắt trước để trả lời cho tố cáo lần này. Tôi thấy không thuyết phục và đó là cách trả lời theo kiểu chà đạp lên pháp luật.
Bản thân ông Lê Anh Hùng cho hay dù biết khi làm đơn tố cáo đối với những nhân vật cao cấp như thế tại Việt Nam hiện nay sẽ phải đối diện với mọi hình thức trấn áp, trả thù mà vợ chồng ông từng chịu trong thời gian năm năm qua; tuy nhiên theo ông lương tâm con người buộc ông phải làm điều đó.
Người ngoài lên tiếng
Sau khi xảy ra vụ bắt cóc, đánh đập và hăm dọa mới đối với bà Lê thị Phương Anh, một người dân tại thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, bà Ngô thị Hồng Lâm có thư gửi cho đại biểu quốc hội Dương Trung Quốc đề nghị ông Dương Trung Quốc không phải làm việc chuyền phát thư tín của bưu điện mà phải giám sát quá trình xử lý đơn thư tố cáo của hai vợ chồng bà Lê thị Phương Anh và ông Lê Anh Hùng. Bà Ngô thị Hồng Lâm cho biết:
Tình trạng cô này bị bắt cóc, tôi thấy đã lên mạng rất nhiều lần rồi, thế thì tôi lập tức thông báo đến bạn bè của tôi trong facebook để tất cả cùng lên tiếng cứu cô Phương Anh; chứ tình trạng một người phụ nữ mà cứ bị một bọn khủng bố, sức dài vai rộng, lực lưỡng đàn ông bắt đánh đập, rồi hãm hiếp người ta. Người ta là con người chứ đâu phải con vật mà tình trạng đó cứ kéo dài đi, kéo dài lại.
Trước đây tôi chưa hề lên tiếng trong việc này; nhưng theo dõi trên truyền thông tôi thấy cứ lặp đi lặp lại đối với một người phụ nữ như thế thì vừa tàn nhẫn, vừa dã man quá mà không có trường hợp nào đứng ra bênh vực hai vợ chồng dân đen này; cho nên tôi bắt buộc bằng những kiến thức, những hiểu biết của mình để chất vấn ông đại biểu Dương Trung Quốc và tôi sắp đi Hà Nội đến tận nơi chất vấn ông này vì sao một trường hợp công dân như vậy! Đại biểu quốc hội đại diện cho dân phải lên tiếng, phải giám sát chứ không phải ngồi đó chuyển phát thư, xong rồi nói theo chiều gió là không được.

Monday, October 14, 2013

Thư của một công dân gửi ĐBQH Dương Trung Quốc về vụ tố cáo của Lê Anh Hùng - Lê Thị Phương Anh

 Ngô Thị Hồng Lâm | Bauxite Việt Nam | 13.10.2013




Sài Gòn, ngày 10/10/2013

Thưa Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc,

Tên tôi là: Ngô Thị Hồng Lâm; sinh năm: 1957; địa chỉ: 541 đường 30/4 phường Rạch Dừa, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; số điện thoại: 01259815119.

Với tư cách là một công dân bỏ phiếu bầu các đại biểu Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, tôi viết thư này phản ảnh đến ông nỗi bức xúc của tôi như sau:

Tôi không quen biết anh Lê Anh Hùng. Tôi biết đến anh Lê Anh Hùng qua những bài viết trên các trang mạng trong và ngoài nước. Trang mạng Bauxite Việt Nam của giới trí thức phản tỉnh trong nước đã đăng rất nhiều bài viết của anh ta. Kể cả các cơ quan truyền thông quốc tế như Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA), Đài Á Châu Tự DO (RFA)… cũng từng đăng bài của anh ta. Tuần báo TIME (Mỹ), đài BBC (Anh), đài RFI (Pháp), VOA, RFA… từng phỏng vấn anh ta. Không những thế, anh ta còn dịch một số cuốn sách học thuật vào loại khó và chuyển ngữ vô số bài viết một cách khúc triết, mượt mà, mẫn tiệp. Ngoài ra, anh ta còn có một blog cá nhân mà nhiều độc giả trong và ngoài nước tìm đến.
Theo dõi trên truyền thông thì tôi được biết anh Lê Anh Hùng đã 73 lần gửi đơn tố cáo những vi phạm pháp luật của những người đứng đầu nhà nước Việt Nam mà nhân chứng là chị Lê Thị Phương Anh (vợ anh Hùng). Từ đó tình trạng cô Lê Thị Phương Anh bị bọn xã hội đen khủng bố bắt cóc, đánh đập tàn nhẫn, cướp tài sản lặp đi lặp lại nhiều lần, gây sự bất ổn cho gia đình anh Lê Anh Hùng và vợ với 3 con nhỏ cũng chỉ vì sự dũng cảm dám đứng đơn tố cáo những tội ác của những người cầm đầu nhà nước Việt Nam.

Vào lúc 17g59 ngày 8/10/2013, tôi được tin cô Lê Thị Phương Anh vợ của anh Lê Anh Hùng bị một bọn người xấu bắt cóc và nhắn tin vào máy của anh Lê Anh Hùng đe dọa giết cô Lê thị Phương Anh, yêu cầu cô ta phải ký đơn phủ nhận đơn thư tố cáo kia. Trước sự thất nhân tâm của bọn lưu manh này, một lần nữa tai hoạ lại xẩy đến với gia đình anh Lê Anh Hùng trong tiếng kêu thất thanh của người chồng khi vợ mình bị hãm hại.

Nhận được tin tôi đã điện vào số máy 0903416928 của Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc để cấp báo tin này đến ông và được ông cho biết: Đơn tố cáo của anh Lê Anh Hùng đã có hồi âm từ những cơ quan chức năng rằng “anh Hùng tố cáo là không có cơ sở vì anh Hùng có biểu hiện tâm thần!”

Tuy nhiên, trong lần tố cáo thứ 73, anh Lê Anh Hùng đã cho biết là ngày 16/9/2013, anh ta đã gửi đơn thư mới đến Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang và đồng kính gửi ĐBQH Dương Trung Quốc. Trong đơn thư mới này, vợ anh ta (nhân chứng trực tiếp trong vụ việc) là người ký tên đầu tiên. Ông cũng đã xác nhận với anh ta là văn phòng của ông đã nhận được đơn thư (mới) của anh ta. Vậy thì câu “trả lời” trên đây của ông là không ổn chút nào.

Thưa Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc,

Qua việc hồi âm của ông đến công dân tôi xin được đặt những câu hỏi sau đây đến ông:

1. Anh Lê Anh Hùng không nhờ ông làm chức năng chuyển phát thư tín của Bưu Điện.

2. Với chức năng của Quốc hội là chức năng giám sát, anh Lê Anh Hùng và những người dân theo dõi sự việc này cần một sự xử lý tích cực, minh bạch theo đúng pháp luật, dưới sự giám sát của Đại biểu Quốc hội. Những người đứng đầu ngành công an phải vào cuộc làm rõ sự việc. CÓ hay KHÔNG việc ông Phó Thủ tướng người của Chính phủ có dính líu đến đường dây ma túy và nhiều vị khác nữa như trong đơn anh Lê Anh Hùng tố cáo.

3. Căn cứ giám định khoa học nào để những vị có trách nhiệm kết luận về anh Lê Anh Hùng bị tâm thần để từ đó không xử lý đơn thư tố cáo của công dân?! Nếu cho rằng anh Lê Anh Hùng bị tâm thần mà nay vợ anh ta là cô Lê Thị Phương Anh đã ký đơn thư tố cáo, cũng như công khai lên tiếng trên các phương tiện truyền thông trong và ngoài nước về vụ tố cáo, về vai trò của cô ta trong câu chuyện. Vậy nhà chức trách trả lời sao đây? Hay lại “giám định” và “kết luận” cả hai vợ chồng đều bị “tâm thần hoang tưởng”?

4. Nếu như sự việc không có thật thì tại sao ngành an ninh lại phải vội vàng tống giam anh Lê Anh Hùng vào bệnh viện tâm thần, một cách mờ ám nhằm diệt khẩu và bọn xã hội đen lại thường tổ chức bắt cóc, đánh đập, cướp tài sản đối với cô Lê Thị Phương Anh nhằm khủng bố gia đình anh Lê Anh Hùng???

5. Khi được tin cấp báo của anh Lê Anh Hùng về Lê Thị Phương Anh lại bị bắt cóc. Bản thân tôi đã gọi điện vào số mày của cô Lê Thị Phương Anh 3 lần, nhưng đều nhận được trả lời “không liên lạc được”. Sang đến ngày hôm qua (10/10) thì bọn xã hội đen đã nhắn 4 tin vào máy của tôi kêu gọi anh Lê Anh Hùng từ bỏ việc tố cáo nói trên và còn lớn tiếng đe dọa khủng bố tôi và cô Đặng Bích Phượng (xin kèm theo ảnh chụp tin nhắn từ số máy 0120551728). Nội dung từ những tin nhắn này với Lê Anh Hùng và cô Lê Thị Phương Anh đã cho khách quan khẳng định được rằng đây là sự việc mang đầy mờ ám mà những kẻ giấu mặt rất sợ bị phanh phui trước công luận.




6. Đề nghị sau cùng của tôi đến ông Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc: Đại biểu Quốc hội phải có trách nhiệm nhắc nhở cơ quan công an có biện pháp bảo vệ an toàn tính mạng cho công dân trực tiếp là những người tố cáo; chấm dứt ngay tình trạng bắt cóc, đánh đập dã man cướp bóc tài sản của công dân mà bọn người giấu mặt đã khủng bố với cô Lê Thị Phương Anh.

Trân trọng kính chào ông.

Ngô Thị Hồng Lâm

Saturday, October 12, 2013

Ý kiến của ông Đào Tiến Thi về vụ tố cáo của Lê Anh Hùng – Lê Thị Phương Anh

Kính thưa quý vị!
Sau khi bức thư mà ông Đào Tiến Thi gửi cho tôi cùng hơn 70 địa chỉ khác được đăng trên blog của tôi, ông Đào Tiến Thi đã phải chịu rất nhiều áp lực. Chính vì thế, ông đã đề nghị tôi gỡ bài viết đó xuống.
Tôn trọng đề nghị của ông và để tránh cho ông khỏi những phiền toái mà người ta cố tình gây ra cho ông một cách vô đạo đức và trái pháp luật, tôi đã gỡ nội dung bức thư đó xuống.
Việc họ gây áp lực rất lớn đối với ông Đào Tiến Thi không chỉ cho thấy họ sợ hãi vụ tố cáo của vợ chồng tôi đến thế nào mà còn chứng tỏ sự bất lực của cả hệ thống trước tên gián điệp người Hán Hoàng Trung Hải cũng như sự vô trách nhiệm của nhiều người hữu trách trước vận mệnh của dân tộc.
Một lần nữa, tôi xin chân thành cám ơn những ý kiến tâm huyết của ông Đào Tiến Thi.
Xin thông báo để quý vị độc giả được biết và trân trọng cám ơn quý vị!
Quảng Trị, ngày 20/10/2013


Lê Anh Hùng

Tin liên quan:
  1. Tâm Huyết Thư của các cán bộ, đảng viên Ban Tổ chức TW, Uỷ ban Kiểm tra TW tố cáo lý lịch mờ ám của PTT Hoàng Trung Hải (hoặc đọc ở đây)
  2. Tường trình về vụ người tố cáo bị bắt cóc
  3. Thư Tố Cáo lần thứ 73

Thursday, October 10, 2013

TƯỜNG TRÌNH VỀ VỤ NGƯỜI TỐ CÁO BỊ BẮT CÓC

Kính thưa quý vị!

Sáng 9/10/2013, vợ tôi (Lê Thị Phương Anh) đã tới trụ sở Công an Phường 5, Đông Hà, Quảng Trị để gửi đơn trình báo về vụ cô ấy bị bọn xã hội đen bắt cóc vào hồi 4h chiều ngày 8/10.

Chiều ngày 9/10, Đại uý Nguyễn Minh Đông, Phó Công an Phường 5, gọi điện cho tôi báo mời vợ tôi qua làm việc. Tôi đề nghị họ chuẩn bị giấy mời cho đúng thủ tục. Tuy nhiên, khi vợ tôi qua làm việc thì họ lại không đưa giấy mời cho vợ tôi, vì thế cô ấy đã từ chối làm việc. Vợ tôi đã “làm việc” theo kiểu “không chính thức” như thế rất nhiều lần với rất nhiều đoàn Công an rồi, nhưng cuối cùng họ chỉ biết lợi dụng chúng tôi mà không hề bảo vệ chúng tôi.
Đến cuối buổi chiều, Đại uý Nguyễn Minh Đông đã sang nhà trao giấy mời cho vợ tôi. Sáng nay, 10/10, vợ tôi đã sang trụ sở Công an Phường 5 để làm việc về vụ bắt cóc. Nội dung cơ bản như những gì mà vợ tôi tường trình dưới đây.

Trước kia, khi đơn thư tố cáo các ông Hoàng Trung Hải, Nguyễn Tấn Dũng, Nông Đức Mạnh chỉ do tôi ký, nhà chức trách luôn tìm cách vu cho tôi là bị “tâm thần hoang tưởng”. Giờ đây, vợ tôi (nhân chứng trực tiếp, người từng nằm trong băng đảng ma tuý của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải – tên gián điệp người Hán lợi hại nhất trong lịch sử) đã trực tiếp ký đơn thư tố cáo cũng như lên tiếng trên các phương tiện truyền thông trong và ngoài nước về vụ tố cáo này.

Những tên đàn em xã hội đen của ông Hoàng Trung Hải đã ngang nhiên bắt cóc nạn nhân ngay giữa thanh thiên bạch nhật rồi tra tấn, cướp bóc và thiếu chút nữa thì tiêm thuốc độc rồi hãm hiếp (chúng đã làm rất nhiều lần như thế kia, khi vợ tôi vì quá sợ hãi mà không dám lên tiếng). Điều này cho thấy ngài Phó Thủ tướng gốc Tàu này đã ngang ngược đến mức độ nào, cả một hệ thống chính trị với 16 vị Uỷ viên Bộ Chính trị, 175 vị Uỷ viên Trung ương Đảng, 499 vị Đại biểu Quốc hội đã bất lực đến thế nào trước “con ngựa thành Tơ-roa” này.

Tôi khẩn thiết đề nghị ĐBQH Dương Trung Quốc thực hiện đúng chức trách của mình. Việc ông tiếp nhận đơn thư của chúng tôi là một hành động có trách nhiệm; nhưng dù biện hộ thế nào thì ông cũng là một trong những người phải chịu trách nhiệm về việc vợ chồng tôi phải gặp bao nguy hiểm suốt thời gian qua, cũng như an nguy của chúng tôi hiện nay. Chúng tôi không yêu cầu ông phải bênh vực chúng tôi, nhưng ông có quyền lên tiếng yêu cầu nhà chức trách phải làm đúng pháp luật. Đây là một nhiệm vụ nặng nề nhưng rõ ràng cũng hết sức cao cả đối với một vị Đại biểu Quốc hội.

Tôi khẩn thiết đề quý vị lên tiếng để không phải chỉ bảo vệ chúng tôi mà quan trọng hơn hết là bảo vệ đất nước Việt Nam thân yêu của chúng ta.

Xin trân trọng cám ơn quý vị!

Quảng Trị, ngày 10/10/2013

Lê Anh Hùng

GIẤY MỜI LÀM VIỆC CỦA CÔNG AN PHƯỜNG 5, ĐÔNG HÀ, QUẢNG TRỊ:


MỘT SỐ TIN NHẮN CỦA NHỮNG KẺ BẮT CÓC GỬI VÀO SỐ MÁY CỦA VỢ CHỒNG TÔI:





THƯ TỐ CÁO mà chúng tôi đã gửi cho Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang và ĐBQH Dương Trung Quốc ngày 16/9/2013:




MỘT SỐ PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC ĐƯA TIN VỀ VỤ BẮT CÓC:
  1. Blog Nguyễn Tường Thuỵ: TIN KHẨN
  2. Dân Làm Báo: Chị Lê Thị Phương Anh bị bắt cóc
  3. Đàn Chim Việt: Vợ Lê Anh Hùng bị bắt cóc
  4. Radio Chân Trời Mới: Vợ blogger Lê Anh Hùng bị kẻ lạ bắt cóc
  5. Radio Chân Trời Mới: Diễn tiến kẻ lạ bắt cóc chị Lê Thị Phương Anh
  6. Blog Phương Bích: Chuyện hoang đường, xứ thiên đường
  7. Việt Châu phỏng vấn vợ kỹ sư Lê Anh Hùng vừa được trả tự do

Xem thêm: THƯ TỐ CÁO lần thứ 73

Bọn bắt cóc cho vợ tôi gặp chồng qua điện thoại (gọi từ số 0162822344 sang số máy 01243210177 của tôivào khoảng 17h25 ngày 8/10/2013:



BỨC THƯ NÀY ĐÃ ĐƯỢC GỬI TỚI CÁC ĐỊA CHỈ DƯỚI ĐÂY QUA ĐƯỜNG INTERNET NGÀY 10/10/2013:

Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam <webmaster@qh.gov.vn>; Cổng Thông tin Điện tử Chính phủ <thucongdan@chinhphu.vn>; Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam    <mttqvn@mattran.org.vn>; Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao <htqt@vks.gov.vn>; Toà án Nhân dân Tối cao <tatc@toaan.gov.vn>; Hộp thư Tố giác Tội phạm - Bộ Công An    <togiactoipham@canhsat.vn>; Đài Truyền Hình Việt Nam  <thoisuvtv@vtv.vn>; Đài Tiếng Nói Việt Nam <toasoan@vovnews.vn>; Báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam    <dangcongsan@cpv.org.vn>; Báo Nhân Dân <nhandandientu@nhandan.org.vn>; Báo Quân Đội Nhân Dân <dientubqd@gmail.com>; Báo Thanh Tra <thanhtradientu@thanhtra.com.vn>; Tạp chí Tuyên Giáo – Ban Tuyên giáo TW <tctg@tuyengiao.vn>; Ban Thi đua Khen thưởng Trung ương    <thiduakt@thiduakhenthuongvn.org.vn>; Cục Kinh tế - Bộ Quốc phòng <xttm@ckt.gov.vn>; Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam  <tttt@hoilhpn.org.vn>; Liên hiệp các Hội Khoa học & Kỹ thuật Việt Nam <thongtin@vusta.vn>; Hội Nông Dân Việt Nam <tonghophnd@gmail.com>; Hội Nhà báo Việt Nam <hnbvietnam@gmail.com>; Hội Nhà văn Việt Nam <vanvn.net@gmail.com>; Hội Sinh viên Việt Nam <hoisinhvien@hsvvn.vn>; Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam <vnf-unesco@fpt.vn>; Thành Đoàn Hà Nội  <hanoituoitre@gmail.com>; Ban Thư ký - Thông Tấn Xã Việt Nam    <btk@vnanet.vn>; Báo Bảo Vệ Pháp Luật - Viện KSND Tối cao <baovephapluat_vksndtc@yahoo.com>; Báo Công Lý - Toà án ND Tối cao    <baocongly@fpt.vn>; Báo Công An Nhân Dân  <candonline@gmail.com>; Báo An Ninh Thủ Đô <antdonline@anninhthudo.vn>; Báo Biên Phòng    <banthukybaobp@gmail.com>; Báo Đại Đoàn Kết <toasoan@baodaidoanket.com.vn>; Báo Cựu Chiến Binh Việt Nam    <ccbvietnamdientu@gmail.com>; Báo Hà Nội Mới <webmaster@hanoimoi.com.vn>; Báo Sài Gòn Giải Phóng <sggponline@sggp.org.vn>; Báo Tuổi Trẻ    <toasoan@tuoitre.com.vn>; Báo Tiền Phong <online@tienphong.vn>; Công Báo <info@congbao.vn>; Tạp chí Quản Lý Nhà Nước    <tcquanlynn@yahoo.com.vn>; Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp – Văn phòng QH <nclp@qh.gov.vn>; Tạp chí Truyền Hình - Đài THVN    <tapchith@vtv.org.vn>; Tạp chí Nhà Văn <tapchinhavanhnv@gmail.com>; Tạp chí Quốc phòng Toàn dân <quocphongtoandan@viettel.vn>; Tạp chí Thế Giới Phụ Nữ    <admin@thegioiphunu-pnvn.com.vn>; Thời báo Kinh Tế Việt Nam <vneconomy.vn@gmail.com>; Thời báo Kinh Tế Sài Gòn  <sgt@thesaigontimes.vn>; Báo Công Thương <congthuongonline@gmail.com>; Báo Đầu Tư <baodautu.vn@gmail.com>; Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp <baodientu@dddn.com.vn>; Báo Đất Việt <datviet108@gmail.com>; Báo điện tử Vietnamnet    <tuanvietnam@vietnamnet.vn>; Báo điện tử VnExpress    <webmaster@VnExpress.net>; Báo điện tử Dân Trí <info@dantri.com.vn>; Báo Giao Thông Vận Tải <baogiaothong@fpt.vn>; Báo Giáo Dục & Thời Đại    <gdtddientu@gmail.com>; Báo Phụ Nữ Tp HCM <toasoan@baophunu.org.vn>; Báo Du Lịch <baodulichdientu@gmail.com>; Báo Khoa Học & Đời Sống <tkts@bee.net.vn>; Báo Kinh Tế Nông Thôn <hungktnt@gmail.com>; Báo Lao Động <toasoan@laodong.com.vn>; Báo Người Lao Động <online@nld.com.vn>; Báo Nông Nghiệp Việt Nam <baonnvn@hn.vnn.vn>; Báo Nông Thôn Ngày Nay <baodanviet@gmail.com>; Báo Pháp Luật Tp HCM  <baophapluat@phapluattp.vn>; Báo Sài Gòn Tiếp Thị <sgtt@sgtt.com.vn>; Báo Thể Thao & Văn Hoá <ttvhonline@thethaovanhoa.vn>; Báo Thế Giới & Việt Nam    <webmaster@tgvn.com.vn>; Báo Tin Tức <toasoantintuc@gmail.com>; Báo Văn Hoá    <baovanhoa@fpt.vn>; Báo Tài nguyên & Môi trường <baotainguyenmoitruong@gmail.com>; Báo Vietnamnews <vnnews@vnagency.com.vn>; Đài VOA <VOAbanlambao@gmail.com>; Báo Việt ngữ - Đài BBC    <vietnamese@bbc.co.uk>; Đài Á Châu Tự Do <vietweb@rfa.org>; Nhóm nữ nghị sỹ Việt Nam <nnsvn@qh.gov.vn>; Trang mạng Bauxite Vietnam <bauxitevn@gmail.com>; Blog Nguyễn Tường Thuỵ <tuongthuy52@gmail.com>; blog Nguyễn Xuân Diện <lamkhanghn@yahoo.com.vn>; Blog Phạm Viết Đào <Thuykhue40@gmail.com>; Thông Luận <info@ethongluan.org>; Blog Anh Ba Sàm <basamvietnam@gmail.com>; VANGANH.INFO <vanganh.contact@gmail.com>; Dân Làm Báo <lienlacdanlambao@gmail.com>; Radio Chân Trời Mới <lienlac@radiochantroimoi.com>; Chương trình Từ Cánh Đồng Mây <theheviet@verizon.net>; Đàn Chim Việt <bbt.danchimviet@gmail.com>; Quan Làm Báo <vualambao@gmail.com>; Báo Người Việt <news@nguoi-viet.com>; ĐBQH - nhà sử học Dương Trung Quốc <quocxuanay@yahoo.com>; Đại biểu QH Trần Hoàng Ngân <ngannh@ueh.edu.vn>; Đại biểu QH Trương Trọng Nghĩa <nghia.truong@ykvn-law.com>; GS Chu Hảo <haochu2008@gmail.com>; PGS.TS Hồ Uy Liêm <houyliem@vusta.vn>; TS Lê Đăng Doanh <ledangdoanh@gmail.com>; Ông Vũ Quốc Tuấn <tuanvuquoc@gmail.com>; nhà báo Trần Đăng Tuấn <trandangtuanvfc@yahoo.com>; Ông Nguyễn Trung <nguyentrungvt@gmail.com>, Ông Bùi Đức Lại <buiduclai@yahoo.com.vn>; Bà Phạm Chi Lan <phamchilan@gmail.com>; VDK LAW OFFICE <vdklawyer@rogers.com>; Nhà báo Tống Văn Công <vcongtong@gmail.com>, Thiếu tướng Lê Văn Cương <tuanla295@gmail.com>, GS Tương Lai <tnglai@gmail.com>; nhà văn Phạm Đình Trọng <phamdinhtrong2006@yahoo.com.vn>; GS Đặng Vũ Minh <gsdangvuminh@yahoo.com.vn>; Diễn đàn Lý luận Phát triển <nguyenvikhai@gmail.com>;