Wednesday, September 16, 2015

TIME: Lý lẽ nực cười của một Phó Đô đốc Trung Quốc về chủ quyền Biển Đông

Hannah Beech | TIME| 15.9.2015
Người dịch: Lê Anh Hùng


Đài Loan, Việt Nam, Malaysia, Brunei và Phillippines đều tuyên bố chủ quyền đối với một số khu vực tại vùng biển tranh chấp
Trong một cái tên thì có những gì? Toàn bộ vùng biển, như lời khẳng định của Phó Đô đốc Yuan Yubai. Ngày 14.9 vừa qua, trong một cuộc hội thảo về quốc phòng tại London, Yuan nói: “Biển Nam Trung Hoa [tên Biển Đông trong Tiếng Anh – ND], như cái tên đã chỉ ra, là một vùng biển thuộc Trung Quốc.” Tư lệnh Hạm đội Biển Bắc của Hải quân Trung Quốc còn cho biết thêm là tuyến đường biển mênh mông đó đã thuộc về Trung Quốc từ thời nhà Hán, triều đại cai trị từ năm 206 TCN đến năm 220 SCN.

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với gần như tất cả các đảo đá, bãi cạn, đá ngầm và đảo nhỏ ở Biển Đông, mà họ khoanh vùng trong cái gọi là Đường Chín Đoạn vươn về phía nam cho đến tận Borneo, với diện tích lên đến 2 triệu km2. Dù vậy, 5 chính phủ khác – Đài Loan, Việt Nam, Malaysia, Brunei và Phillippines – cũng đang tranh giành nhau để sở hữu đủ loại đảo cát và đảo đá trên vùng biển giàu tài nguyên này. Những vụ đụng độ tại các bãi cạn và đảo đá ở đây đã lấy đi hàng chục sinh mạng trong nhiều thập niên.

Hình ảnh của DigitalGlobe ngày 16.3.2015 cho thấy các hoạt động xây dựng và nạo
v
ét đang diễn ra ở Đá Vành Khăn (Mischief Reef). Các cấu trúc, tường chắn sóng
bê tông cốt thép và thiết bị xây dựng hiện diện trên nhiều công trường.
Căng thẳng lại leo thang suốt 18 tháng qua, trong bối cảnh Trung Quốc mở rộng vùng lãnh thổ tranh chấp mà họ kiểm soát bằng cách bồi đắp những hòn đảo rất nhỏ. Mặc dù các nước khác cũng tham gia vào hoạt động xây đắp đảo song nỗ lực của Trung Quốc lại vượt quá xa những quốc gia đòi chủ quyền kia. Các nhà phân tích quốc phòng tin rằng máy bay phản lực của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Hoa sẽ hạ cánh được trên các hòn đảo nhân tạo này, biến chúng thành thứ mà Đô đốc Harry Harris, Tư lệnh Bộ Chỉ huy Mỹ ở Thái Bình Dương, mô tả là những căn cứ chiến tuyến tiềm tàng trong những tình huống chiến đấu có khả năng xẩy ra. Mùa Hè vừa qua, Harris đã gọi hành động mở rộng đảo của Trung Quốc là “sự thay đổi tình hình trên thực địa bằng cách chủ yếu tạo ra chủ quyền giả”.
Mặc dù tuyên bố không đứng về bên nào trong cuộc tranh chấp song Washington vẫn bảo vệ tự do hàng hải ở Biển Đông và kêu gọi Bắc Kinh cố gắng giải quyết tranh chấp lãnh thổ thông qua trọng tài quốc tế. Trên thực tế, mùa Hè vừa qua Phillippines đã kiện Trung Quốc ra Toà án Công lý Quốc tế ở The Hague, thông qua Công ước LHQ về Luật Biển. Tuy nhiên Trung Quốc lại từ chối tham dự phiên toà, với lập luận rằng tranh chấp ở Biển Đông không nằm trong phạm vi điều chỉnh của công ước.
Không hiểu Phó Đô đốc Yuan có nghĩ rằng Ấn Độ Dương thuộc về Ấn Độ, hay Vịnh Mexico thuộc về Mexico, đơn giản là vì cái tên của chúng hay không?

No comments:

Post a Comment