Wednesday, August 26, 2015

Cảnh sát và an ninh

Lê Anh Hùng | VOA| 27.8.2015



Bộ máy công an Việt Nam bao gồm 2 lực lượng: cảnh sát và an ninh. Cảnh sát là lực lượng được giao nhiệm vụ bảo vệ và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội; còn an ninh là lực lượng có nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo vệ chế độ, bảo vệ Đảng và chính quyền.
Tuy nhiên, không phải ai cũng biết điều này, ai cũng phân biệt được cảnh sát với an ninh. Bản thân tôi trước kia cũng vậy, không để ý đến chuyện này, lý do chủ yếu có lẽ là vì mình chẳng liên quan mắc mớ gì với họ cả.
Câu chuyện trong tù
Tôi chỉ bắt đầu để ý phân biệt giữa cảnh sát và an ninh sau khi bị Công an Quảng Trị bắt lần đầu tiên vào ngày 25.12.2009.

Thời gian đầu ở trại tạm giam Công an Quảng Trị, tôi bị giam cùng phòng với một “sếp” nhỏ trong hệ thống công quyền. Anh ta tên là Nguyễn Thanh Trọng, sinh năm 1960, nguyên trạm phó Trạm Hải quan Cửa khẩu Lao Bảo, bị bắt vì hành vi mua ô tô từ Lào về rồi phù phép giấy tờ để bán lại cho người khác.
Bình thường thì với những hành vi phạm tội “nhỏ nhặt” như thế, người ta “chạy” khoẻ re. Kể cả khi bị bắt rồi thì người ta cũng dễ dàng lo lót để được tại ngoại hầu tra, rồi chịu một mức án treo nhẹ nhàng khi ra toà. Chính người bạn tù của tôi cũng nói với tôi vậy. Tuy nhiên, do vị trí công tác của mình, anh ta từng một lần “can tội” làm mếch lòng ngài Viện trưởng Viện KSND tỉnh Quảng Trị lúc bấy giờ, và đó là lý do chủ yếu khiến anh ta bị “hành” đến nơi đến chốn.
Làm việc với anh ta là những sỹ quan thuộc khối cảnh sát; còn tôi, với tội danh “tuyên truyền chống phá nhà nước” khi bị bắt, lại là đối tượng của các sỹ quan an ninh.
Là một công chức lâu năm, lại làm việc trong một môi trường tiếp xúc với đủ loại công an, nên người bạn tù của tôi chẳng lạ gì họ.
Một hôm, sẵn bức xúc với mấy tay cảnh sát điều tra làm việc với mình, anh ta tâm sự với tôi: “Bọn cảnh sát bây giờ đúng là quá bẩn. Với cây gậy pháp luật trong tay, lại được phụ trách những lĩnh vực ‘màu mỡ’ như buôn lậu, ma tuý, mại dâm, giao thông, kinh tế… nên thằng nào thằng nấy đều mập ú, ăn chơi, nhậu nhẹt, bù khú tá lả. Có quyền, có tiền, bị quyền lực tha hoá từng ngày nên chúng rất tham lam, tàn bạo, trắng trợn, lỗ mãng. Nhìn chúng rất khó cảm tình.”
Ngưng một lát, anh ta tiếp tục: “Còn đám an ninh thì nghèo hơn vì ít được tiếp xúc với kim tiền, ngoại trừ mấy tay an ninh kinh tế, phụ trách những vụ án kinh tế liên quan đến an ninh quốc gia, như lưu hành tiền giả chẳng hạn. Vì thế, trông họ lịch sự, đứng đắn và tử tế hơn đám cảnh sát kia.”
Thay ngôi đổi thứ
Kể từ đấy, tôi mới bắt đầu để ý quan sát và phân biệt giữa cảnh sát và an ninh. Rõ ràng là trong dân chúng, danh xưng “sỹ quan an ninh” nghe vẫn oai hơn “sỹ quan cảnh sát”; trường Đại học An ninh Nhân dân luôn “danh giá” hơn, với điểm thi tuyển đầu vào cao hơn trường Đại học Cảnh sát Nhân dân. Quân phục sỹ quan an ninh trông đẹp, trang nhã hơn quân phục sỹ quan cảnh sát. Bộ trưởng Công an và giám đốc công an các tỉnh, thành đa phần đều xuất thân từ lực lượng an ninh.
Lực lượng cảnh sát thì quả đúng như lời người bạn tù của tôi từng nhận xét. Điều khác biệt duy nhất hiện nay so với thời điểm tôi ngồi tù có lẽ là họ ngày càng mập mạp hơn, tham lam hơn, tàn bạo hơn, trắng trợn hơn, lỗ mãng hơn mà thôi.
Tuy nhiên, sự chênh lệch về “phẩm giá” giữa cảnh sát và an ninh trong mắt tôi lại chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn ngủi. Càng ngày tôi lại càng thấy đám cảnh sát võ biền thực ra còn dễ chấp nhận hơn đám an ninh trông có vẻ trí thức kia, không phải vì các sỹ quan an ninh ở Quảng Trị đã không bảo vệ tôi trong vụ án của mình. (Dù họ có muốn như vậy đi chăng nữa thì điều đó cũng nằm ngoài khả năng của họ.)
“Thượng bất chính…”
Hình ảnh những tên cướp ngày mang phù hiệu “Cảnh sát Giao thông” giờ đây đã trở nên quá đỗi quen thuộc với người dân Việt Nam. Dù vẫn là một hình ảnh phản cảm nhưng ở mức độ nào đó người ta cũng “chia sẻ” với những tên cướp mang quân phục khi họ không úp mở rằng để được cầm chiếc gậy ấy ra đứng đường, họ phải chạy chọt hàng trăm triệu, thậm chí cả tỷ bạc.
Số tiền mà họ ăn cướp được chỉ nằm lại túi họ một phần nào thôi: họ phải trích ra để rải từ đội trưởng đến trưởng phòng CSGT, đến ban giám đốc công an tỉnh, đến lãnh đạo Bộ Công an. Để được ngồi vào chiếc ghế của mình, đội trưởng CSGT phải lo chạy chọt trưởng phòng CSGT; trưởng phòng CSGT phải lo “cống nộp” ban giám đốc công an tỉnh, ban tổ chức tỉnh uỷ; ban giám đốc công an tỉnh phải lo “quà cáp” cho lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo Bộ Công an; lãnh đạo Bộ Công an phải lo lót Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ, Quốc hội… tất thảy đều từ những đồng tiền ăn cướp của nhân dân mà ra cả.
“Nhà dột từ nóc”, tham nhũng bắt đầu từ chính những lãnh đạo chóp bu của hệ thống, bất kể đó là người vẫn ví von “tham nhũng như ngứa ghẻ” hay đó là kẻ từng trịnh trọng tuyên bố “nếu không chống được tham nhũng tôi xin từ chức ngay”. Tình cảnh “ngậm miệng ăn tiền” trong các vụ tham nhũng không đơn thuần là điều mà đám cảnh sát chống tham nhũng vốn đã bị tha hoá ưa thích: họ không thể hành xử trái với “chỉ đạo” của những thực thể nằm ngoài sự điều chỉnh của pháp luật là “huyện uỷ”, “tỉnh uỷ” và “Bộ Chính trị”.
Nhìn chung, những viên CSGT kia, cũng như những cảnh sát điều tra trong các vụ án hình sự, thường lợi dụng cây gậy pháp luật mà “đảng và nhà nước” giao cho để dụ các khổ chủ, những “con mồi” của họ, tuân theo “đạo lý”: “của đồng chia ba, của nhà chia đôi”.
“Anh là ai?”
Trong khi đó, đối tượng của lực lượng an ninh Việt Nam hiện nay xem ra chủ yếu là giới đấu tranh, những người sẵn sàng hy sinh tất cả những gì mình có để đổi lấy tương lai tươi sáng cho đất nước, và… bà con dân oan, những nạn nhân bị cướp đoạt tài sản và bị đẩy vào đường cùng.
Trong khi người Trung Quốc, kẻ thù truyền kiếp của dân tộc, nghênh ngang khắp Việt Nam như đi vào chốn không người mà vẫn không khiến bộ máy an ninh Việt Nam phải bận tâm thì hầu như bất cứ động tĩnh nào của những người lên tiếng đấu tranh chống bành trướng Trung Quốc ở Việt Nam cũng đều không thoát khỏi con mắt cú vọ của họ.
Lực lượng an ninh không chỉ sách nhiễu, bắt giam, bỏ tù… những người dấn thân đấu tranh đòi tự do - dân chủ - nhân quyền cho Việt Nam, mà còn sẵn sàng hành xử như những tên côn đồ khát máu với họ. Chưa hết, an ninh cộng sản còn bày ra đủ trò cài cắm, mua chuộc, gây chia rẽ… vô cùng thâm độc, xảo quyệt hòng phá hoại phong trào đấu tranh.

Những “chiến tích” của hung thần mang tên “an ninh cộng sản”
Bà con dân oan, những người phải rời bỏ quê hương bản quán ra thủ đô “ngàn năm văn hiến” lay lắt vật vạ để đòi quyền thiêng liêng nhất của con người là quyền được sống, cũng là đối tượng được bộ máy an ninh “chăm sóc” kỹ. Những vụ đàn áp nhằm vào dân oan do bộ máy an ninh chỉ đạo vẫn thường xuyên xẩy ra, thậm chí ngay cả khi bà con đang ngủ trong lều bạt giữa thời tiết giá rét.
Trong bài “Đôi mắt người dân oan”, blogger Người Buôn Gió đã tả cảnh một người dân oan bị mấy tay an ninh mặc thường phục hành hung và ngã xuống ở vườn hoa Mai Xuân Thưởng, nơi chỉ cách “Lăng Bác” mấy bước chân. Ông nằm bất động, với đôi mắt vô hồn, trống rỗng, ai oán, tuyệt vọng, không còn tha thiết gì với sự đời… Lảng vảng xung quanh ông là những sỹ quan “an ninh nhân dân” mặc thường phục, mang bộ mặt lạnh lùng, vô cảm.
Blogger Người Buôn Gió: “Hãy nhìn bước chân của người đàn ông quần âu đen này,
chúng ta hình dung ai có thể bước qua một người già đang nằm như vậy?”
“Thanh kiếm của Đảng”
Nhân kỷ niệm 70 năm hung thần “Công an Nhân dân” ra đời, ban lãnh đạo Đảng CSVN vừa mới trao tặng Huân chương Sao Vàng, phần thưởng “cao quý” nhất của chế độ, lần thứ 4 cho lực lượng mà họ luôn ví von là “thanh kiếm của Đảng”.
Để bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ XHCN “dân chủ gấp triệu lần tư bản” và bảo đảm cho cỗ máy tham tàn, buôn dân bán nước ở Việt Nam vận hành trơn tru, những “thanh kiếm của Đảng” mang tên an ninh và cảnh sát kia đều nhằm vào đầu nhân dân theo cách này hay cách khác.
Điều khác biệt đáng kể nhất ở đây là, trong khi lực lượng cảnh sát góp phần đưa đến ngày tàn của hệ thống, bởi nó khiến cho bộ máy ngày càng ruỗng mục, người dân ngày càng căm ghét chế độ, thì lực lượng an ninh lại không chỉ ra sức vùi dập bất cứ mầm mống nào đem đến hy vọng cho tương lai của giống nòi, mà còn sẵn sàng dẫm đạp lên những nỗi đau thê lương nhất của đồng loại./.

  • Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Lê Anh Hùng

Lê Anh Hùng là một blogger tự do trẻ trong nước tranh đấu cho tự do, dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam.


Nguồn: VOA

Washington Post: Trước thềm chuyến công du Hoa Kỳ của Tập Cận Bình, uy thế Trung Quốc suy giảm

Người dịch: Lê Anh Hùng



Tập Cận Bình | Ảnh: Lintao Zhang
Khi các nhà hoạch định chính sách của Hoa Kỳ lên kế hoạch cho chuyến thăm cấp nhà nước của Tập Cận Bình sang Washington vào tháng tới, họ hẳn đã mường tượng ra cảnh vị Chủ tịch Trung Quốc đặt chân đến xứ sở này, một cách đầy hình tượng, trên chiếc tàu sân bay bóng bẩy với những băng rôn mang dòng chữ “Giấcmơ Trung Hoa” phấp phới. Thách thức lúc đó đối với họ là làm thế nào để đối phó với một Bắc Kinh mạnh mẽ và tràn đầy tự tin.
Giờ đây, các nhà hoạch định cuộc gặp thượng đỉnh lại đối mặt với một bài trắc nghiệm mới: sau cơn bão kinh tế tháng Tám, Tập Cận Bình đang chèo lái một con tàu chông chênh hơn – vẫn với vẻ bóng bẩy bên ngoài, song lại kèm theo một số chỗ rò rỉ và vài khoang tả tơi. Vấn đề đặt ra là Hoa Kỳ có thể hợp tác thế nào với một Trung Quốc suy yếu hơn và mới trở nên mong manh hầu phục hồi tăng trưởng và ổn định kinh tế, mà không củng cố phong cách chính trị độc đoán của họ Tập?

Điều nghịch lý ở đây là một Trung Quốc bị thương tổn có thể khiến người ta khó đối phó hơn so với một Trung Quốc lành mạnh. “Trung Quốc đang hướng tới một giai đoạn đầy bất trắc và lo lắng trong nước, song điều này không nhất thiết dẫn đến một Trung Quốc ôn hoà hơn trên trường quốc tế” – đó là lời cảnh báo của Kurt Campbell, người từng giúp Tổng thống Obama lèo lái chính sách Châu Á trong nhiệm kỳ đầu của ông. “Họ Tập có thể sẽ thể hiện một lập trường cứng rắn hơn nhằm tránh bất kỳ biểu hiện nào cho thấy tình trạng suy yếu và dễ đổ vỡ.”
Các nhà quan sát Trung Quốc đã cảnh báo rằng một sự “điều chỉnh” kinh tế sắp diễn ra sau nhiều năm tăng trưởng nhanh và cho vay thiếu kiểm soát. Henry Paulson, cựu Bộ trưởng Tài chính, viết trong cuốn “Đối phó với Trung Quốc” mới xuất bản năm nay: “Tình trạng tăng trưởng kinh tế chậm lại và mức nợ xấu tăng lên nhanh chóng hiếm khi là một sự kết hợp vui vẻ, và xem ra cơn cuồng say vay mượn của Trung Quốc chắc chắn sẽ gây ra rắc rối.”
“Thành thật mà nói, vấn đề không phải là nếu, mà là khi nào thì hệ thống tài chính của Trung Quốc… sẽ đối mặt với một sự trả giá”, Paulson tiên đoán. Từ “khi nào” kia đã cho thấy là bây giờ.
Tập Cận Bình đã đặt ra mục tiêu kép cho mình là cải cách thị trường tự do và trấn áp tham nhũng nội bộ. Cả hai đều là những nỗ lực nhằm củng cố sự ổn định của Trung Quốc và bảo vệ chế độ cai trị của Đảng Cộng sản. Song họ Tập vẫn chưa đạt được những cải cách mà ông ta đã hứa hẹn, và chiến dịch chống tham nhũng tạo ra cho ông ta nhiều kẻ thù bên trong Đảng. Tập Cận Bình từng hy vọng tước bớt quyền lực của một phe nhóm do người tiền nhiệm của ông ta là Giang Trạch Dân cầm đầu; song nhóm này giờ lại được cho là mạnh bạo hơn trong việc chỉ trích họ Tập.
Tập Cận Bình sẽ đến Washington với một vị thế chính trị mong manh mới, cũng như với tình trạng hỗn loạn kinh tế. Ông ta muốn đạt được những biểu tượng quyền lực mà một cuộc gặp thượng đỉnh ở Washington có thể đem tới. Và ông ta sẽ cự tuyệt những nhượng bộ công khai mà người dân đại lục hiểu là một sự “mất mặt”. “Tất cả là sự thể hiện bên ngoài, dễ thấy về thái độ tôn trọng của người Mỹ”, Campbell giải thích.
Phái diều hâu có thể lập luận rằng thời điểm suy yếu này chính là lúc để gây áp lực lên Trung Quốc. Một số quan chức kỳ cựu ở Lầu Năm Góc đã gợi ý gần đây, chẳng hạn, rằng Hoa Kỳ cần tỏ ra mạnh mẽ hơn trong việc khẳng định quyền tự do đi lại ở Biển Đông, bằng cách phái máy bay và tàu bè đến nhằm thách thức yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở vùng biển tranh chấp.
Một cuộc bàn luận chính sách thầm lặng về chủ đề Biển Đông đang diễn ra ở Washington. Các quan chức Lầu Năm Góc lo ngại Trung Quốc đang xây dựng các cơ sở phục vụ hải quân ở vùng biển tranh chấp, mà không gặp phải sự phản đối của Hoa Kỳ. Phía chủ trương lập trường cứng rắn hơn bao gồm các đồng minh của Hoa Kỳ trong khu vực, chẳng hạn như Philippines và Việt Nam, hai quốc gia muốn Hoa Kỳ khôi phục cam kết lịch sử của mình trong việc bảo vệ tự do hàng hải.
Chính quyền Obama cự tuyệt những lời kêu gọi như thế, với lập luận rằng điều đó có thể châm ngòi cho một loạt phản ứng và chống phản ứng vốn dĩ khó lường. Trước thềm chuyến thăm của Tập Cận Bình, Nhà Trắng hầu như chắc chắn là sẽ bác bỏ bất kỳ động thái mang tính khiêu khích nào như thế. “Hãy cho tôi biết điều gì sẽ xẩy ra tiếp theo” là phản ứng thận trọng khả dĩ của Obama trước đề xuất trương cơ bắp quân sự ở Biển Đông, như ở Syria và Ukraina.
Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới quá bất ổn, Obama có lẽ sẽ theo đuổi một nghị trình hạn chế trong cuộc gặp thượng đỉnh với Tập Cận Bình. Chủ đề bao trùm có thể là Hoa Kỳ và Trung Quốc, với tư cách là hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, đang hợp tác vì sự ổn định và tăng trưởng toàn cầu. Những “kết quả” cụ thể có thể bao gồm sự tái khẳng định của Trung Quốc về thoả thuận hạt nhân Iran; một nhóm nghiên cứu chung nhằm tìm hiểu mối quan hệ giữa Ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng Châu Á do Trung Quốc mới khởi xướng với các định chế hiện hành như Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới; một nhóm công tác về các chủ đề không gian mạng; một tuyên bố chung thể hiện thái độ quan ngại về Bắc Triều Tiên; và việc hai bên lặp lại những cam kết nhằm hạn chế phát thải carbon trước thềm cuộc hội nghị về biến đổi khí hậu ở Paris vào tháng 12 tới.
Cơn biến động tài chính tuần này, với các thị trường lên xuống từ Thượng Hải cho đến Manhattan, là một lời nhắc nhở về sự phụ thuộc lẫn nhau của nền kinh tế thế giới. Đó là một thực tế không dễ chịu với cả Hoa Kỳ lẫn Trung Quốc. Quốc gia nào cũng muốn làm chủ định mệnh của mình – và muốn có khả năng định hình thế kỷ 21 theo cách của họ. Cuộc gặp thượng đỉnh tháng tới có thể sẽ cho thấy những giới hạn quyền lực ngay cả với hai đại cường của thế giới.

Nguồn: Washington Post  25.8.2015/ Việt Nam Thời Báo 26.8.2015

Thursday, August 20, 2015

Khiếu nại về việc cấm xuất cảnh và tước đoạt hộ chiếu của công dân

Lê Anh Hùng



Sáng hôm nay, 20.8.2015, tôi đã gửi “Đơn Khiếu Nại về việc cấm xuất cảnh và tước đoạt hộ chiếu của công dân” cho Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang (44 Yết Kiêu, Hà Nội) và Đồn Công an Cửa khẩu Sân bay Nội Bài (xã Phú Cường, H. Sóc Sơn, Hà Nội) qua đường bưu điện, đồng thời gửi trực tiếp cho Phòng PA67 (Chống khủng bố và phản động trong nước) tại trụ sở Công an Tp Hà Nội (87 Trần Hưng Đạo, Hà Nội).









Sunday, August 16, 2015

Văn hoá “quy hoạch” ở Việt Nam

Lê Anh Hùng | VOA | 16.8.2015



Tượng đài Hồ Chí Minh ở Tp Vinh
Vụ việc Hội đồng Nhân dân tỉnh Sơn La mới ban hành Nghị quyết thông qua “Đề án Xây dựng Tượng đài Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Tây Bắc gắn với Quảng trường tại Tp Sơn La”, với tổng mức đầu tư lên tới 1.400 tỷ VNĐ khiến dư luận đi từ kinh ngạc đến phẫn nộ.
Cơ sở pháp lý cho dự án này chính là Công văn số 2124/TTg-KGVX “V/v bổ sung tượng đài Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Tây Bắc tại Tp Sơn La, tỉnh Sơn La vào Quy hoạch Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh sau năm 2010”, do Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam ký ngày 30.10.2014.


Văn hoá “quy hoạch” ở Việt Nam
Phản ứng mạnh mẽ của dư luận một mặt khiến nhà chức trách phải luống cuống đối phó, mặt khác lại khiến người ta không khỏi đặt dấu hỏi với chuyện “quy hoạch” và “bổ sung quy hoạch” vốn dĩ đã trở thành thứ “văn hoá” “thâm căn cố đế” ở Việt Nam hàng chục năm qua.
Giống như các quốc gia cộng sản khác, Việt Nam vốn là một nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung. Cho dù đã chuyển sang cái gọi là “nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” từ lâu song văn hoá “kế hoạch”, “quy hoạch” vẫn thể hiện đậm nét trong hoạt động của bộ máy cầm quyền ở Việt Nam.
Từ một góc nhìn khác, xuất phát từ bản chất của một chế độ cộng sản toàn trị, Đảng CSVN vẫn luôn trưng câu thần chú “tăng cường sự lãnh đạo của Đảng” để chi phối mọi mặt của đời sống chính trị - kinh tế - xã hội (mà “ý kiến chỉ đạo” của Ban Bí thư được nêu trong Công văn số 2124/TTg-KGVX kể trên là một ví dụ), nên việc lập “kế hoạch” hay “quy hoạch” luôn được coi như một đòi hỏi tất yếu, đảm bảo cho sự vận hành của hệ thống.
Ở Việt Nam, người ta lập “quy hoạch” gần như mọi thứ; ở đâu có bàn tay của “đảng và nhà nước” là ở đó có “quy hoạch”, từ “quy hoạch đô thị”, “quy hoạch cán bộ”, “quy hoạch rừng”, “quy hoạch thuỷ điện” cho đến “quy hoạch tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh”, v.v.
Trật tự “kế hoạch hoá”
Trật tự xã hội trong chế độ xã hội chủ nghĩa (XHCN) là trật tự “kế hoạch hoá”; tuỳ theo mức độ toàn trị của hệ thống mà những bản “kế hoạch” hay “quy hoạch” đó chi phối sự vận hành của hệ thống đến mức nào. Đó là thứ trật tự nhân tạo, thể hiện ý chí của những nhà lãnh đạo quốc gia, những kẻ vẫn tự cho bản thân mình là “đỉnh cao trí tuệ” của nhân loại.
Đối lập với trật tự “kế hoạch hoá” ở các nước XHCN là trật tự tự phát ở các nước tư bản chủ nghĩa (TBCN), nơi mà nhiệm vụ chủ yếu của nhà nước là ban hành quy tắc (luật lệ) đảm bảo cho sự vận hành của hệ thống và giám sát việc tuân thủ các quy tắc đó. Những gì còn lại nhà nước chỉ việc phó mặc cho sự tương tác và sắp xếp tự phát của các phần tử trong hệ thống để hình thành nên một trật tự xã hội tối ưu.
Thời gian đã cho thấy trật tự “kế hoạch hoá” ưu việt hơn trật tự tự phát hay ngược lại: trật tự “kế hoạch hoá” đã lụi tàn cùng với sự sụp đổ của hệ thống các nước XHCN ở Liên Xô và Đông Âu trước kia, trong khi trật tự tự phát ở các nước TBCN vẫn không ngừng tự điều chỉnh, tự thích nghi và phát triển.
Những gì đang diễn ra ở Việt Nam, Trung Quốc hay vài nước XHCN còn lại là giai đoạn chuyển tiếp khi mà nhà nước cộng sản vẫn tìm cách can thiệp vào gần như mọi mặt của đời sống chính trị - kinh tế - xã hội, và mới chỉ trả lại phần nào quyền thiết lập một trật tự tự phát cho các lực lượng khác trong xã hội.
Quy hoạch ở Việt Nam – thất bại không tránh khỏi
Các nhà lãnh đạo cộng sản thường tự vỗ ngực cho rằng chế độ của họ là “ưu việt”, làm gì cũng có “kế hoạch”, “quy hoạch”, chứ không phải tự phát, vô kế hoạch như trong chế độ tư bản chủ nghĩa.
Tuy nhiên, những “kế hoạch” hay “quy hoạch” của giới chức cộng sản “ưu việt” đến đâu thì mọi người cũng đều đã nhìn thấy.
Ở Việt Nam chẳng hạn, hầu như mọi “quy hoạch” đều thành công một cách… thảm hại: "quy hoạch cán bộ" thì quan sau kém năng lực và tham tàn hơn quan trước; “quy hoạch đô thị” thì biến các thành phố thành những quần thể bê tông nham nhở; “quy hoạch rừng” thì dẫn đến những con số diện tích rừng chỉ tồn tại trên giấy; “quy hoạch mạng lưới các trường đại học và cao đẳng” thì gây ra hiện tượng “thừa thầy thiếu thợ”, chất lượng đào tạo không đáp ứng nhu cầu thực tế; “quy hoạch thuỷ điện” thì dẫn đến tình trạng phá rừng tràn lan, gây lụt lội và chết người hàng loạt, đặc biệt là ở các tỉnh miền Trung, v.v. và v.v.
Trên thực tế, đây là điều hoàn toàn dễ hiểu. Ngay cả khi người lập quy hoạch là những cá nhân “chí công vô tư” nhất thì họ cũng không thể nào nắm được đầy đủ mọi thông tin cần thiết để lập nên một bản quy hoạch hoàn hảo, đặc biệt là trong bối cảnh thế giới xung quanh luôn chuyển động và thay đổi không ngừng.
Ngoài ra, trong một môi trường vốn rất thuận lợi cho tiêu cực và tham nhũng sinh sôi nẩy nở như ở Việt Nam, người ta đã bắt đầu “chạy” ngay từ khi giới chức hữu trách manh nha lập “quy hoạch”, để làm sao tên mình, dự án của mình, trường đại học của mình… được đưa vào “quy hoạch”.
Chưa hết, nếu “quy hoạch” đã được lập và phê duyệt rồi thì người ta lại tìm mọi cách “chạy” để được “bổ sung quy hoạch”, mà vụ tượng đài Hồ Chí Minh nêu trên là một ví dụ. Chẳng ai lại ngây thơ đến mức tin rằng chữ ký của ngài PTT Vũ Đức Đam ở trên là hoàn toàn “chí công vô tư”, khi mà nó mở đường cho một dòng vốn ngân sách khổng lồ đổ về giúp bộ máy quan tham ở Sơn La thoả sức xây dựng “tượng đài Bác Hồ”.
Tóm lại, chừng nào nhà cầm quyền Việt Nam còn coi “quy hoạch” như một thứ công cụ hữu hiệu để thực thi nhiệm vụ quản lý nền chính trị - kinh tế - xã hội của đất nước, chừng đó Việt Nam còn phát triển chậm chạp và lệch lạc, tình trạng lãng phí tài nguyên vốn dĩ hiếm hoi của nước nhà còn tiếp tục diễn ra./.
Nguồn: VOA

Chương trình Từ Cánh Đồng Mây phỏng vấn Lê Anh Hùng

Lê Anh Hùng


Ngày 15.8.2015, chương trình Từ Cánh Đồng Mây thuộc Đài Phát thanh Saigon – Dallas (Hoa Kỳ) phỏng vấn Lê Anh Hùng. Nội dung cuộc phỏng vấn chủ yếu xoay quanh vụ việc Lê Anh Hùng tố cáo bè lũ cướp nước và bán nước Hoàng Trung Hải – Nguyễn Tấn Dũng – Nông Đức Mạnh – Nguyễn Phú Trọng – Trương Tấn Sang, đặc biệt là “Tài liệu tố cáo Nguyễn Phú Trọng và Trương Tấn Sang bán nước” mà Lê Anh Hùng mới công bố hôm 1.7 vừa qua.



Saturday, August 15, 2015

Hoa Ban Trắng

Lê Anh Hùng

PHỤ NỮ 
hãy để lại trong ta những niềm thương
đừng gieo vào lòng ta những nỗi đau...

Tháng 10.1998, thời gian tôi đang làm việc cho Cty Tư vấn Xây dựng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (thuộc Bộ NN-PTNT) ở Hà Nội, tôi có một chuyến công tác 3 ngày lên Sơn La. Lúc đó, Cty chúng tôi đang liên danh với tập đoàn Arkadis của Hà Lan để đấu thầu cung cấp gói thầu tư vấn cho Dự án Phát triển Hạ tầng Nông thôn do Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) tài trợ.
Sơn La là một tỉnh nằm trong vùng dự án. Chuyến đi của chúng tôi nhằm mục đích tìm hiểu tình hình thực tế để đưa vào hồ sơ dự thầu.
Đoàn chúng tôi gồm 3 người; một người Pháp tên là Prieur, 29 tuổi; một người Pháp gốc Việt tên là Nguyễn Minh Tường, tầm ngoài 50 (hai người này đại diện cho Arkadis); tôi vừa đại diện cho Cty của mình vừa làm phiên dịch. Chi phí chuyến đi do bên nước ngoài bỏ ra. Họ thuê một chiếc xe 7 chỗ ngồi của Bộ NN&PTNT.

Chúng tôi rời Hà Nội từ sớm, lên đến thị xã Sơn La vào tầm cuối buổi chiều, rồi vào nhà khách UBND tỉnh thuê phòng. Hai người Pháp kia mỗi người một phòng. Tôi cùng người lái xe, đã đứng tuổi, ở chung một phòng.
Ăn tối xong, hai người kia về phòng nghỉ ngơi để chuẩn bị cho cuộc làm việc với UBND tỉnh vào sáng hôm sau. Tôi và người lái xe lấy ô tô đi chơi khắp thị xã. Sau khi đi một vòng quanh thị xã, chúng tôi ghé vào một quán karaoke gần nơi chúng tôi nghỉ. Nữ chủ nhân của quán karaoke đó tên là Vương, hoá ra lại làm trong nhà khách UBND tỉnh, nơi chúng tôi đang ở.
Phục vụ tại quán karaoke nhỏ này là một cô gái rất xinh xắn. Cô tên là Vi Thị Ngọc Hải, dân tộc Thái, sinh năm 1981, nghĩa là lúc đó mới 17 tuổi. Vẻ đẹp cùng sự ngây thơ của cô gái miền sơn cước gần như ngay lập tức cuốn hút tôi, một chàng trai mới 25 tuổi, chưa vợ. Tôi hầu như không hát mà chỉ ngồi nói chuyện với cô. Hoàn cảnh của cô rất đáng thương. Bố cô mất sớm. Mẹ cô đi bước nữa và cô ở với bố dượng cùng mấy đứa em cùng mẹ khác cha. Gia cảnh quá khó khăn nên cô chỉ học đến lớp 5 rồi nghỉ ở nhà giúp mẹ. Nhà cô cách thị xã Sơn La khoảng 40km. Cô mới xuống thị xã xin vào phục vụ ở đó.
Mới gặp nhau lần đầu nhưng cả hai chúng tôi đều quyến luyến không muồn rời nhau. Sau 3 hôm ở Sơn La thì chúng tôi đã thực sự cảm mến nhau. Nàng rủ tôi ở lại cuối tuần đi du lịch ở một con suối gần thị xã Sơn La. Dù rất muốn nhưng tôi vẫn quyết định chia tay nàng để về theo đoàn.
Trên đường về, người tôi cứ thẫn thờ. Tôi thậm chí bắt đầu tính đến chuyện chuyển về Sơn La công tác để được gần nàng và cưới nàng làm vợ.
Về Hà Nội, chúng tôi thường xuyên liên lạc với nhau. Hồi đó tôi làm thư ký giám đốc nên điện thoại (bàn) xài thoải mái. Tôi đặt cho nàng cái tên Hoa Ban Trắng. Tôi hứa trước Tết sẽ lên Sơn La thăm nàng. Nhưng tôi chưa kịp lên thì nàng đã cùng một người bạn nữa xuống Hà Nội thăm tôi.
Tôi bố trí cho nàng và bạn ở trong phòng trọ của một người bạn thân hồi học đại học với tôi. Mấy hôm đó tôi suy nghĩ rất lung. Nàng thật sự yêu tôi, muốn lấy tôi và sẵn sàng dâng hiến cho tôi.
Tuy nhiên, thời gian ấy hoàn cảnh tôi còn rất khó khăn. Tôi chỉ là một nhân viên mới toe ở một Cty nhà nước vừa cổ phần hoá, tiền thân là Viện Thiết kế Nông nghiệp, lương tháng èo uột. Nơi ở chỉ là một phòng trọ chung với mấy người. Thậm chí tôi còn không có xe máy mà phải đi xe đạp. Nghĩa là tôi không đủ sức để cưu mang nàng. Còn chuyện lên Sơn La thì xem ra cũng xa vời quá. Tôi không có mối liên hệ nào ở đấy để có thể nhờ cậy trong chuyện xin việc. Tôi không thể bỏ công việc đang làm để dấn thân vào hành trình tìm việc đầy rủi ro ở một thành phố xa lạ. Ngoài ra, nếu lên Sơn La thì vừa quá xa quê hương, vừa phải rời xa Hà Nội, thành phố mà tôi rất đỗi yêu thích.
Tôi quyết định là phải chia tay nàng, không muốn làm khổ mình và khổ nàng. Tôi cũng quyết định là không lấy đi sự trinh trắng của nàng, mặc dù nàng sẵn sàng dâng hiến cho tôi, vì nghĩ nếu về sau nàng gặp bất hạnh thì tôi sẽ phải rất ân hận. Tôi phân tích cho nàng thấy tình cảnh của chúng tôi và khuyên nàng hãy quên tôi. Tôi gọi điện cho chị Vương để báo với chị điều đó.
Bắt xe ôm đưa nàng ra bến xe Sơn La và chờ cho đến khi xe chuyển bánh rồi khuất tầm nhìn, tôi cứ thế đi bộ lếch thếch trở về suốt mấy km như người mất hồn.
Trở về Sơn La, mấy lần nàng viết thư cho tôi nhưng tôi không hồi âm. Tôi muốn quên nàng và cũng muốn nàng quên tôi. Tôi thậm chí còn đem đốt tất cả ảnh và thư mà nàng gửi cho tôi để không còn bất cứ thứ gì gợi nhớ về nàng nữa.
Mối tình ngắn ngủi và đẫm nước mắt đó khiến tôi day dứt mãi khôn nguôi. Tôi vẫn định bụng là về sau lúc nào có điều kiện thì sẽ lên Sơn La thăm nàng.

<><><> 

Cuối năm 2004, thời gian tôi đang làm cho Cty Xây dựng và Thương mại Miền núi thuộc Bộ GTVT, tôi lại có một chuyến lên Sơn La công tác.
Đã dự định từ trước nên lên đến thị xã Sơn La tôi lập tức đi tìm nàng, sau khi đã ổn định chỗ ăn nghỉ vào buổi tối hôm đó. Tôi đi cùng với cậu lái xe của Cty. Chúng tôi đến Nhà khách UBND tỉnh để hỏi chị Vương thì được biết là chị đã nghỉ hưu. Hỏi mấy lượt mới tìm được nhà mới của chị. Chị cho biết là nàng đã lấy chồng, có một đứa con trai, nhưng đã li dị chồng. Chị cho tôi địa chỉ nơi nàng thuê trọ ngay trong thị xã Sơn La.
Tôi tìm được đến nơi ở của nàng thì đã hơn 9h tối. Nàng cứ nhìn tôi chằm chằm, ngờ ngợ. Nàng nói, trông khuôn mặt tôi thì thấy quen nhưng chưa nhớ ra là ai. Lúc đó nàng đang ngồi uống rượu một mình. Lòng dạ tôi lúc ấy thực vô cùng bùi ngùi, cám cảnh.
Tôi nghĩ việc nàng không nhận ra tôi một phần là do buổi tối, một phần là do nàng đã uống rượu và một  phần nữa là sau khi lấy vợ thì tôi béo ra. Cuối cùng tôi đành phải “tự giới thiệu”. Lúc này nàng mới ồ lên một tiếng. Nàng lấy chén mời tôi uống rượu. Lúc đấy tôi còn lấy đâu ra tâm trạng mà nuốt nổi chén rượu.
Nàng kể với tôi là sau khi trở về từ Hà Nội một thời gian, bặt tin tôi, nàng đã lấy chồng. Tuy nhiên, thật không may, vợ chồng nàng sống không hạnh phúc với nhau và hai người đã li dị. Nàng sống một mình nuôi con. Công việc mưu sinh của nàng bây giờ là chụp ảnh du lịch quanh thị xã… Chia tay nàng mà lòng tôi trĩu nặng.
Ngày hôm sau, chúng tôi đã rời Sơn La nên tôi không còn gặp lại nàng nữa. Và từ bấy đến nay tôi cũng bặt tin nàng. Tôi vẫn cầu mong cho nàng được hạnh phúc, bình an./.

Hoa Ban Trắng

Lê Anh Hùng

PHỤ NỮ 
hãy để lại trong ta những niềm thương
đừng gieo vào lòng ta những nỗi đau...

Tháng 10.1998, thời gian tôi đang làm việc cho Cty Tư vấn Xây dựng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (thuộc Bộ NN-PTNT) ở Hà Nội, tôi có một chuyến công tác 3 ngày lên Sơn La. Lúc đó, Cty chúng tôi đang liên danh với tập đoàn Arkadis của Hà Lan để đấu thầu cung cấp gói thầu tư vấn cho Dự án Phát triển Hạ tầng Nông thôn do Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) tài trợ.
Sơn La là một tỉnh nằm trong vùng dự án. Chuyến đi của chúng tôi nhằm mục đích tìm hiểu tình hình thực tế để đưa vào hồ sơ dự thầu.
Đoàn chúng tôi gồm 3 người; một người Pháp tên là Prieur, 29 tuổi; một người Pháp gốc Việt tên là Nguyễn Minh Tường, tầm ngoài 50 (hai người này đại diện cho Cty Arkadis); tôi vừa đại diện cho Cty của mình vừa làm phiên dịch. Chi phí chuyến đi do bên nước ngoài bỏ ra. Họ thuê một chiếc xe 7 chỗ ngồi của Bộ NN&PTNT.

Chúng tôi rời Hà Nội từ sớm, lên đến thị xã Sơn La vào tầm cuối buổi chiều, rồi vào nhà khách UBND tỉnh thuê phòng. Hai người Pháp kia mỗi người một phòng. Tôi cùng người lái xe, đã đứng tuổi, ở chung một phòng.
Ăn tối xong, hai người kia về phòng nghỉ ngơi để chuẩn bị cho cuộc làm việc với UBND tỉnh vào sáng hôm sau. Tôi và người lái xe lấy ô tô đi chơi khắp thị xã. Sau khi đi một vòng quanh thị xã, chúng tôi ghé vào một quán karaoke gần nơi chúng tôi nghỉ. Nữ chủ nhân của quán karaoke đó tên là Vương, hoá ra lại làm trong nhà khách UBND tỉnh, nơi chúng tôi đang ở.
Phục vụ tại quán karaoke nhỏ này là một cô gái rất xinh xắn. Cô tên là Vi Thị Ngọc Hải, dân tộc Thái, sinh năm 1981, nghĩa là lúc đó mới 17 tuổi. Vẻ đẹp cùng sự ngây thơ của cô gái dân tộc gần như ngay lập tức cuốn hút tôi, một chàng trai mới 25 tuổi, chưa vợ. Tôi hầu như không hát mà chỉ ngồi nói chuyện với cô. Hoàn cảnh của cô rất đáng thương. Bố cô mất sớm. Mẹ cô đi bước nữa và cô ở với bố dượng cùng mấy đứa em cùng mẹ khác cha. Gia cảnh quá khó khăn nên cô chỉ học đến lớp 5 rồi nghỉ ở nhà giúp mẹ. Nhà cô cách thị xã Sơn La khoảng 40km. Cô mới xuống thị xã xin vào phục vụ ở đó.
Mới gặp nhau lần đầu nhưng cả hai chúng tôi đều quyến luyến không muồn rời nhau. Sau 3 hôm ở Sơn La thì chúng tôi đã thực sự cảm mến nhau. Nàng rủ tôi ở lại cuối tuần đi du lịch ở một con suối gần thị xã Sơn La. Dù rất muốn nhưng tôi vẫn quyết định chia tay nàng để về theo đoàn.
Trên đường về, người tôi cứ thẫn thờ. Tôi thậm chí bắt đầu tính đến chuyện chuyển về Sơn La công tác để được gần nàng và cưới nàng làm vợ.
Về Hà Nội, chúng tôi thường xuyên liên lạc với nhau. Hồi đó tôi làm thư ký giám đốc nên điện thoại (bàn) xài thoải mái. Tôi đặt cho nàng cái tên Hoa Ban Trắng. Tôi hứa trước Tết sẽ lên Sơn La thăm nàng. Nhưng tôi chưa kịp lên thì nàng đã cùng một người bạn nữa xuống Hà Nội thăm tôi.
Tôi bố trí cho nàng và bạn ở trong phòng trọ của một người bạn thân hồi học đại học với tôi. Mấy hôm đó tôi suy nghĩ rất lung. Nàng thật sự yêu tôi, muốn lấy tôi và sẵn sàng dâng hiến cho tôi.
Tuy nhiên, thời gian ấy hoàn cảnh tôi còn rất khó khăn. Tôi chỉ là một nhân viên mới toe ở một Cty nhà nước vừa cổ phần hoá, tiền thân là Viện Thiết kế Nông nghiệp, lương tháng èo uột. Nơi ở chỉ là một phòng trọ chung với mấy người. Thậm chí tôi còn không có xe máy mà phải đi xe đạp. Nghĩa là tôi không đủ sức để cưu mang nàng. Còn chuyện lên Sơn La thì xem ra cũng xa vời quá. Tôi không có mối liên hệ nào ở đấy để có thể nhờ cậy trong chuyện xin việc. Tôi không thể bỏ công việc đang làm để dấn thân vào hành trình tìm việc đầy rủi ro ở một thành phố xa lạ. Ngoài ra, nếu lên Sơn La thì vừa quá xa quê hương, vừa phải rời xa Hà Nội, thành phố mà tôi rất đỗi yêu thích.
Tôi quyết định là phải chia tay nàng, không muốn làm khổ mình và khổ nàng. Tôi cũng quyết định là không lấy đi sự trinh trắng của nàng, mặc dù nàng sẵn sàng dâng hiến cho tôi, vì nghĩ nếu về sau nàng gặp bất hạnh thì tôi sẽ phải rất ân hận. Tôi phân tích cho nàng thấy tình cảnh của chúng tôi và khuyên nàng hãy quên tôi. Tôi gọi điện cho chị Vương để báo với chị điều đó.
Bắt xe ôm đưa nàng ra bến xe Sơn La và chờ cho đến khi xe chuyển bánh rồi khuất tầm nhìn, tôi cứ thế đi bộ lếch thếch trở về suốt mấy km như người mất hồn.
Trở về Sơn La, mấy lần nàng viết thư cho tôi nhưng tôi không hồi âm. Tôi muốn quên nàng và cũng muốn nàng quên tôi. Tôi thậm chí còn đem đốt tất cả ảnh và thư mà nàng gửi cho tôi để không còn bất cứ thứ gì gợi nhớ về nàng nữa.
Mối tình ngắn ngủi và đẫm nước mắt đó khiến tôi day dứt mãi khôn nguôi. Tôi vẫn định bụng là về sau lúc nào có điều kiện thì sẽ lên Sơn La thăm nàng.

<><><> 

Cuối năm 2004, thời gian tôi đang làm cho Cty Xây dựng và Thương mại Miền núi thuộc Bộ GTVT, tôi lại có một chuyến lên Sơn La công tác.
Đã dự định từ trước nên lên đến thị xã Sơn La tôi lập tức đi tìm nàng, sau khi đã ổn định chỗ ăn nghỉ vào buổi tối hôm đó. Tôi đi cùng với cậu lái xe của Cty. Chúng tôi đến Nhà khách UBND tỉnh để hỏi chị Vương thì được biết là chị đã nghỉ hưu. Hỏi mấy lượt mới tìm được nhà mới của chị. Chị cho biết là nàng đã lấy chồng, có một đứa con trai và đã li dị chồng. Chị cho tôi địa chỉ nơi nàng thuê trọ ngay trong thị xã Sơn La.
Tôi tìm được đến nơi ở của nàng thì đã hơn 9h tối. Nàng cứ nhìn tôi chằm chằm, ngờ ngợ. Nàng nói, trông khuôn mặt tôi thì thấy quen nhưng chưa nhớ ra là ai. Lúc đó nàng đang ngồi uống rượu một mình. Tôi thực sự vô cùng cám cảnh.
Tôi nghĩ việc nàng không nhận ra tôi một phần là do buổi tối, một phần là do nàng đã uống rượu và một  phần nữa là sau khi lấy vợ thì tôi béo ra. Cuối cùng tôi đành phải “tự giới thiệu”. Lúc này nàng mới ồ lên một tiếng. Nàng lấy chén mời tôi uống rượu. Lúc đấy tôi còn lấy đâu ra tâm trạng mà nuốt nổi chén rượu.
Nàng kể với tôi là sau khi trở về từ Hà Nội một thời gian, bặt tin tôi, nàng đã lấy chồng. Tuy nhiên, thật không may, vợ chồng nàng sống không hạnh phúc với nhau và hai người đã li dị. Nàng sống một mình nuôi con. Công việc mưu sinh của nàng bây giờ là chụp ảnh du lịch quanh thị xã… Chia tay nàng mà lòng tôi trĩu nặng.
Ngày hôm sau, chúng tôi đã rời Sơn La nên tôi không còn gặp lại nàng nữa. Từ đó đến nay tôi cũng bặt tin nàng.
Tôi vẫn cầu mong cho nàng được hạnh phúc, bình an./.

Saturday, August 8, 2015

Cộng sản Việt Nam sợ gì nhất?

Lê Anh Hùng | VOA| 9.8.2015



Chủ nghĩa cộng sản là tấn bi kịch của nhân loại. Thật không may khi Việt Nam chúng ta lại là một phần trong tấn bi kịch có lẽ là lớn nhất trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại đó.
Đáng buồn hơn, trong khi hầu hết các quốc gia trong cái gọi là “phe xã hội chủ nghĩa” đều đã đoạn tuyệt với CNCS theo cách này hay cách khác thì Việt Nam vẫn là một trong số những quốc gia cộng sản ít ỏi còn sót lại trên trái đất.
Dù vậy, theo đúng quy luật đào thải của lịch sử, sự tồn tại của chế độ cộng sản ở Việt Nam cũng chỉ còn được tính từng năm. Như một lẽ tự nhiên, càng gần đến thời khắc sụp đổ, giới chức cộng sản càng lo sợ, nhìn đâu cũng thấy kẻ thù, nhìn đâu cũng thấy “thế lực thù địch”.

Trong phạm vi bài viết này, chúng ta sẽ cùng phân tích xem chế độ cộng sản ở Việt Nam sợ nhất điều gì.
Dân oan
Với một chế độ độc tài, phi nhân, buôn dân bán nước như ở Việt Nam thì trong 90 triệu người dân Việt Nam ai cũng là nạn nhân của nó. Tuy nhiên, “đồng tiền liền khúc ruột”, chỉ đến khi bị tước đoạt đến những thứ “liền khúc ruột” nhất thì một bộ phận trong số họ mới quyết vùng lên để đòi lại.
Ở Việt Nam, những dân oan bị tước đoạt phi pháp nhà cửa, ruộng vườn của mình thông qua đủ kiểu “dự án” gần như hiện diện khắp nơi. Không chỉ chống đối chính quyền sở tại, một số dân oan còn kéo ra tận thủ đô Hà Nội để trường kỳ đấu tranh, không đơn thuần là để đòi lại tài sản chính đáng của mình mà chính là đòi một quyền còn thiêng liêng hơn: quyền được sống.
Vậy dân oan có phải là mối lo sợ lớn nhất của chế độ cộng sản ở Việt Nam hay không? Xin thưa là không. Dân oan chưa phải là vấn đề được đề cập đến nhiều nhất trên các phương tiện truyền thông của nhà nước. Dù bị trấn áp, sách nhiễu, thậm chí bị kết án tù, nhưng ở Hà Nội vẫn luôn hiện diện một lực lượng dân oan khá đông, mà một trong những lý do chính cho sự tồn tại làm lem luốc bộ mặt chế độ ấy là vì dân oan chưa phải là mối nguy lớn nhất cho chế độ.
Giới đấu tranh dân chủ
Phong trào đấu tranh đòi tự do, dân chủ và nhân quyền đang ngày càng lớn mạnh ở Việt Nam, đặc biệt là những năm gần đây. Dĩ nhiên, nhà cầm quyền Việt Nam cũng nhận ra mối đe doạ ngày càng lớn này, thể hiện qua chính sách đàn áp, khủng bố ngày càng khốc liệt và tinh vi nhằm vào những người đấu tranh.
Tuy nhiên, phong trào đấu tranh dân chủ vẫn chưa phải là mối đe doạ lớn nhất của hệ thống. Dù không ngừng lớn mạnh trong thời gian qua, nhưng lực lượng này vẫn còn yếu, chưa đủ sức thách thức chế độ, chưa phải là chủ đề được bàn tới như là mối đe doạ lớn nhất đối với chế độ trên báo chí “lề đảng”.
Tham nhũng
Lãnh đạo Việt Nam nói rất nhiều về tham nhũng và chống tham nhũng, với những lời lẽ khó có thể mạnh mẽ hơn như “Tham nhũng đe doạ sự tồn vong của chế độ” hay “Nếu tôi không chống được tham nhũng, tôi xin từ chức ngay”, v.v.  Nhưng họ làm thế nào thì ai ai cũng biết.
Tham nhũng có thể đe doạ sự tồn vong của chế độ trong dài hạn, nhưng chính nhờ tham nhũng nên mới có những kẻ sẵn sàng sống chết để bảo vệ chế độ, khi càng ngày họ càng nhận ra cái gọi là “lý tưởng cộng sản” kia chung quy cũng chỉ là quyền lực và lợi lộc mà thôi.
Không khó để nhận ra, tham nhũng chính là “lẽ sống” của cả bộ máy cầm quyền ở Việt Nam hiện nay, nghĩa là còn lâu nó mới là mối đe doạ lớn nhất đối với chế độ.
Hoa Kỳ
Hoa Kỳ từng là đối thủ của chế độ cộng sản ở Việt Nam trong cuộc chiến tranh Việt Nam 1954-1975. Giai đoạn 1975-1994, lệnh cấm vận thương mại của Mỹ nhằm vào Việt Nam là một trong những tác nhân chính khiến Việt Nam lao đao. Hàng chục năm qua, Hoa Kỳ luôn là nguồn cỗ vũ lớn nhất cho phong trào đấu tranh đòi tự do, dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam.
Vậy Hoa Kỳ có phải là mối đe doạ lớn nhất cho sự tồn vong của chế độ cộng sản ở Việt Nam hay không? Câu trả lời là không. Việc Nhà Trắng mở cửa chào đón TBT Nguyễn Phú Trọng trong chuyến thăm Mỹ vừa qua của người đứng đầu chế độ cộng sản ở Việt Nam là một minh chứng nữa cho triết lý thực dụng của Hoa Kỳ: “Không có kẻ thù vĩnh viễn, chỉ có lợi ích quốc gia mới là vĩnh viễn.”
Hoa Kỳ không muốn Việt Nam rơi vào khoảng trống quyền lực, một khả năng khó tránh khỏi nếu chế độ CS ở Việt Nam bất ngờ sụp đổ. Một khi điều đó xẩy ra, Trung Quốc sẽ phát động cuộc tấn công chớp nhoáng nhằm vào Trường Sa hòng kiểm soát hoàn toàn Biển Đông, thậm chí có thể gây chiến với Việt Nam hầu bảo đảm chí ít chế độ hậu cộng sản ở Việt Nam không đi theo quỹ đạo của Mỹ.
Đương nhiên, Hoa Kỳ không thể khoanh tay đứng nhìn Trung Quốc “múa gậy vườn hoang” như thế được: họ có quá nhiều lợi ích ở Việt Nam nói riêng và khu vực Châu Á – Thái Bình Dương nói chung. Song nếu để bị động kéo vào một cuộc chiến tranh với Trung Quốc thì kết cục rất khó lường và tổn thất cho Hoa Kỳ là không nhỏ chút nào.
Vì vậy, bản thân Hoa Kỳ cũng mong muốn Việt Nam sẽ từng bước chuyển tiếp sang một chế độ dân chủ và nhân bản. Hoa Kỳ đã và vẫn là một mối đe doạ với chế độ cộng sản ở Việt Nam, nhưng hoàn toàn không phải là hiểm hoạ lớn nhất. Thậm chí Việt Nam còn cần Hoa Kỳ hơn Hoa Kỳ cần Việt Nam. Không có Việt Nam thì Hoa Kỳ còn rất nhiều lựa chọn khác trong cuộc đối đầu thế kỷ Mỹ-Trung, nhưng nếu không có Hoa Kỳ thì Việt Nam rất dễ bị Trung Quốc thôn tính, từ lãnh thổ cho đến kinh tế - chính trị.
Trung Quốc
Trung Quốc là kẻ thù truyền kiếp của dân tộc Việt Nam. Điều đó thì hầu như người dân Việt Nam nào cũng biết, còn đảng viên Đảng CSVN thì chẳng mấy ai biết, ít nhất là qua lời nói và việc làm của họ. Thậm chí, các nhà lãnh đạo Việt Nam, từ TBT Nguyễn Phú Trọng trở xuống, còn tôn thờ cái gọi là “phương châm 4 tốt 16 vàng” như thể đó chính là ông bà ông vải của họ.
Trung Quốc có muốn chế độ cộng sản ở Việt Nam hiện nay sụp đổ không? Xin thưa là không đời nào. Bởi cứ đà này thì sớm muộn gì Trường Sa cũng rơi vào tay họ, khi mà lãnh đạo Việt Nam chẳng ai hé răng phản đối việc Trung Quốc cấp tập bồi đắp các đảo đá ở Trường Sa trong bối cảnh cộng đồng quốc tế kịch liệt lên án Trung Quốc, còn Quốc hội Việt Nam thì không ra nổi một nghị quyết; khi mà Việt Nam không dám kiện Trung Quốc ra toà án quốc tế như Philippines bất chấp việc họ ngang ngược đặt dàn khoan HD981 ngay trong vùng đặc quyền kinh tế của mình.
Trong khi đó, ban lãnh đạo Việt Nam vẫn đang ngày đêm “dâng”nền kinh tế nước nhà cho Trung Quốc;  các vị trí xung yếu về an ninh - quốc phòng của Việt Nam lần lượt bị người láng giềng “4 tốt 16 vàng” khống chế; Campuchia thì đã bị Bắc Kinh “mua” đứt và những diễn biến gần đây ở biên giới Tây Nam cho thấy Campuchia là con bài cực kỳ lợi hại với Trung Nam Hải và là bài toán vô cùng nan giải với Việt Nam; Lào cũng tỏ ra ngày càng lạnh nhạt với Hà Nội và mặn nồng với Bắc Kinh.
Nghiêm trọng hơn cả, việc Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, một người Hán khai man lý lịch và đã bị tố cáo công khai, nắm trong tay gần như cả nền kinh tế Việt Nam suốt từ năm 2007 đến nay và gây ra không biết bao nhiêu thảm hoạ cho Việt Nam cả về kinh tế - xã hội lẫn an ninh - quốc phòng là bằng chứng không thể chối cãi rằng bộ máy chóp bu ở Việt Nam đã bị ông Hoàng Trung Hải và Bắc Kinh khống chế, thao túng.
Như vậy, nếu cứ đà này thì sớm muộn gì Việt Nam chẳng trở thành “một bộ phận không thể tranh cãi” của Trung Hoa Đại Hán. Trung Quốc dại gì mà mong hay làm cho chế độ hiện nay ở Việt Nam sụp đổ, bởi khi đó họ sẽ bị đặt vào thế phải phát động chiến tranh cả trên biển lẫn trên đất liền để rồi khó tránh khỏi phải gánh chịu rủi ro khôn lường.
“Tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”
Không phải dân oan, không phải giới đấu tranh dân chủ, không phải tham nhũng, không phải Hoa Kỳ và càng không phải Trung Quốc, vậy đâu mới là điều cộng sản Việt Nam sợ nhất? Mối đe doạ lớn nhất đối với sự tồn vong của chế độ độc tài cộng sản ở Việt Nam hiện nay là gì?
Xin thưa, đó chính là hiện tượng mà bộ máy tuyên truyền của đảng gọi là “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ.
Giới lãnh đạo cộng sản ở Việt Nam thừa khôn ngoan để hiểu rằng, nhân tố bên trong mới đóng vai trò quyết định trong sự sụp đổ của bất kỳ hệ thống nào. Đó là những gì từng xẩy ra ở Liên Xô và Đông Âu trước kia; Việt Nam bây giờ cũng không phải ngoại lệ. Càng nhiều người “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” thì ngày tàn của chế độ CSVN càng đến gần.
Chính vì vậy, không phải “thế lực thù địch”, “phản động”, “Việt Tân”… mà chính “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” mới là những cụm từ được nhắc đến nhiều nhất trong các cuộc hội thảo, các bài tham luận, các bài báo, các bài phát biểu… ở Việt Nam khi đề cập đến những mối đe doạ đối với chế độ.
Trong lễ kỷ niệm 85 ngày truyền thống ngành Tuyên giáo mới đây, việc chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” tiếp tục được đặt ra như một nhiệm vụ trọng tâm của ngành.
Bộ máy cầm quyền ở Việt Nam không sợ dân oan, không sợ giới đấu tranh dân chủ, thậm chí không sợ quảng đại quần chúng… chừng nào các công cụ trấn áp trong tay họ như công an, viện kiểm sát, toà án, quân đội… còn nghe theo họ mà sách nhiễu dân oan, kìm kẹp dân chúng, khủng bố những người đấu tranh đòi tự do, dân chủ và nhân quyền.
Họ chỉ sợ khi cỗ máy đàn áp này “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”, không còn tuân lệnh họ để gây tội ác với những người dân vô tội, với những người dấn thân vì cộng đồng, xã hội và đất nước; họ chỉ sợ những hình ảnh thảm thương của dân oan khiến ngày càng nhiều người trong bộ máy thức tỉnh lương tri, trở về với nhân dân, với chính nghĩa dân tộc.
Để chống hiện tượng “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong bộ máy, nhà cầm quyền ra sức tuyên truyền, nhồi sọ họ. Bên cạnh đó, lực lượng trấn áp, đặc biệt là công an và quân đội, luôn nhận được chế độ đãi ngộ cao nhất trong số những đối tượng hưởng lương từ ngân sách.
Giới lãnh đạo chóp bu Việt Nam không quá sợ những vụ tố cáo nhằm vào họ; pháp luật trong tay họ, họ muốn “điều tra” thế nào thì điều tra, muốn “xử” thế nào thì xử. Họ chỉ thực sự lo sợ khi sự thật về những vụ tố cáo đó được phơi bày trên các phương tiện truyền thông đại chúng, khiến dân chúng và đặc biệt là những người trong bộ máy biết được bộ mặt thật thối tha, nhơ nhuốc của chế độ.
Họ luôn tìm mọi cách che dấu, bưng bít những vụ tố cáo “khủng” đó, bởi chúng không chỉ khiến cho quá trình “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” bên trong bộ máy diễn ra nhanh hơn mà thậm chí có khi còn đủ sức làm tê liệt cả hệ thống.(i)
 __________________
Ghi chú:

(i) Đây là một trong những lý do khiến tác giả bài viết này kiên trì theo đuổi vụ tố cáo nhằm vào các ông Nguyễn Tấn Dũng – Hoàng Trung Hải – Nông Đức Mạnh suốt từ năm 2008 đến nay, cũng như việc công bố “Tài liệu tố cáo Nguyễn Phú Trọng và Trương Tấn Sang bán nước” hôm 1.7 vừa qua.

Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Lê Anh Hùng

Lê Anh Hùng là một blogger tự do trẻ trong nước tranh đấu cho tự do, dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam.


Nguồn: VOA

Tuesday, August 4, 2015

Tạp chí Tuyên giáo xoá bài viết về kế hoạch xây thêm 58 tượng đài Hồ Chí Minh: Nhà chức trách cuống với dư luận?

Lê Anh Hùng



Dư luận trong và ngoài nước đang phẫn nộ trước thông tin Hội đồng Nhân dân tỉnh Sơn La, một tỉnh nghèo ở biên giới phía Bắc, vừa ban hành Nghị quyết thông qua “Đề án Xây dựng Tượng đài Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Tây Bắc gắn với Quảng trường tại Tp Sơn La”, với tổng mức đầu tư lên tới 1.400 tỷ VNĐ.
Thiên hạ lại càng tá hoả hơn khi biết rằng tượng đài Hồ Chí Minh ở Sơn La chỉ là 1 trong số khoảng 58 tượng đài mà Bộ Văn hoá – Thể thao – Du lịch đã lên kế hoạch sẽ xây dựng trên toàn quốc từ nay đến hết năm 2030, đưa tổng số tượng đài của người vỗ ngực tự xưng là “Cha già Dân tộc” lên con số 192 (hiện cả nước đã có 134 tượng đài Hồ Chí Minh các loại).
Điều đáng nói là người ta sẵn sàng vung tay chi những số tiền khổng lồ như trên để xây dựng tượng đài cho người mà họ ca ngợi là “Một đời thanh bạch, chẳng vàng son / Mong manh áo vải hồn muôn trượng / Hơn tượng đồng phơi những lối mòn” trong bối cảnh tại phần lớn các địa phương trong cả nước, người dân vẫn còn ăn chưa đủ no, mặc chưa đủ ấm, hệ thống trường học tồi tàn…
Theo báo cáo của UBND tỉnh Sơn La: "Tình trạng thiếu đói giáp hạt xuất hiện sớm từ tháng 1-2015 và cao điểm đến 5-3-2015 đói giáp hạt đã xảy ra ở 5 huyện Quỳnh Nhai, Thuận Châu, Mường La, Bắc Yên, Mộc Châu với 82.00 hộ và 36.031 nhân khẩu thiếu đói chiếm 3,13% tổng số hộ và 3,05% tổng số nhân khẩu toàn tỉnh"
Trước sự lên án mạnh mẽ của dư luận, nhà cầm quyền Việt Nam xem ra đã bắt đầu tìm cách đối phó. Bài “Xây mới thêm 58 tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh từ nay đến hết năm 2030” đăng trên trang mạng của Tạp chí Tuyên giáo từ ngày 23.4.2015, ngày hôm qua vẫn còn truy cập được, nhưng sáng nay đã biến mất một cách bí hiểm, hiện chỉ còn lưu trong bộ nhớ cache trên mạng.

Chúng tôi xin đăng lại bài viết đó dưới đây hầu giúp độc giả hình dung ra phần nào sự hoang phí đến mức rồ dại của cả bộ máy trong việc chi tiêu những đồng tiền thuế xương máu của nhân dân.
(TG) - Vừa qua, Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch đã tổ chức buổi Hội thảo về “Tiêu chí, nội dung, địa điểm xây dựng tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh đến năm 2030”.  Với đề xuất mới của Bộ VH – TT và DL thì từ nay đến hết năm 2030, các địa phương sẽ xây mới thêm khoảng 58 tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh trên cả nước.
Theo số liệu thống kê hiện trên cả nước có 134 tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh các loại. Trong đó, tại các khuôn viên trụ sở cơ quan, đơn vị trên cả nước có 103 tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh (trong đó có 45 tượng “Bác Hồ với Bộ đội Biên phòng” được nhân bản từ một mẫu đặt ở khuôn viên 45 đơn vị bộ đội biên phòng trong cả nước). Tượng đài được xây dựng tại quảng trường, trung tâm hành chính, chính trị là 31 tượng. Ngoài ra vừa qua các tỉnh, thành phố đề xuất đưa vào quy hoạch xây dựng mới tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh đến hết năm 2030 là 58 tượng đài.
Tuy nhiên, thực tế hiện nay việc xây dựng quy hoạch tượng đài chưa được triển khai đồng bộ cùng với quy hoạch xây dưng của các địa phương trên toàn quốc. Một số tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được xây dựng từ lâu, bằng chất liệu bê – tông, đến nay đã xuống cấp, một số không đạt yêu cầu về thẩm mỹ và kỹ thuật cần được thay thế hoặc thay bằng chất liệu khác phù hợp hơn.
Về xử lý kỹ thuật, trong khâu đúc kim loại chủ yếu bằng phương thức thủ công truyền thống đối với các công trình tượng đài lớn, nên một số tượng đài chưa đáp ứng được yêu cầu về nghệ thuật và kỹ thuật. Sau khi xây dựng xong, một số tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh chưa phát huy được tác dụng do địa điểm dựng tượng không thích hợp và chưa có kế hoạch bảo quản, tu bổ thường xuyên, dẫn đến tình trạng xuống cấp, ảnh hưởng đến chất lượng nghệ thuật của tượng đài. Nguyên nhân là do việc tính toán vị trí đặt tượng đài còn thiếu khoa học chưa phù hợp về địa điểm, không gian kiến trúc và không thuận lợi cho việc phát huy tác dụng, hiệu quả. Việc sáng tác, thi công, trong đó có cả phần xây dựng hạ tầng ở một số tượng đài còn chưa đồng bộ, chất lượng và hiệu quả nghệ thuật chưa cao, thể hiện sự hạn chế về tính chuyên nghiệp. Công tác đào đạo nhà điêu khắc, kiến trúc sư đầu ngành chuyên sâu về tượng đài nói chung, tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh nói riêng còn nhiều hạn chế. Còn ít công trình áp dụng tiến bộ khoa học – công nghệ cao vào công tác thi công, thể hiện, chuyển chất liệu đối với các tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nguồn kinh phí dành cho xây dựng tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh, đặc biệt là kinh phí công tác bảo quản, tu bổ, chỉnh trang trước kia chưa huy động được nguồn vốn xã hội hóa nên còn bị động, chưa nhất quán.
Theo đó, trong thời gian tới (dự kiến 12 tháng kể từ ngày Đề cương được phê duyệt) Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm sẽ xây dựng “Quy hoạch tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh đến năm 2030”. Từ đó, xác định có tính chất tổng thể, gắn kết quy hoạch tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh với quy hoạch kiến trúc – xây dựng của các địa phương trên toàn quốc. Tạo hành lang pháp lý, hoàn thiện công cụ quản lý Nhà nước cho các cơ quan quản lý, tránh hiện tượng xây dựng không đúng quy hoạch, không đảm bảo tính mỹ thuật và kỹ thuật công trình.
Theo họa sỹ Vi Kiến Thành – Cục trưởng Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm cho biết: “Dự kiến nội dung, địa điểm xây dựng tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh sẽ căn cứ theo những tiêu chí sau: Những địa phương gắn với các sự kiện trọng đại của cách mạng Việt Nam, ghi đậm dấu ấn về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, gắn với mốc lịch sử đặc biệt quan trọng của đất nước. Địa phương là quê hương, nơi Bác đã học tập, đến thăm và làm việc. Một số địa phương có vị trí đặc biệt trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.”
Ông Vương Duy Biên, Thứ trưởng Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch cho biết: “Xung quanh các vấn đề Quy hoạch tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh cần tập trung vào một số vấn đề như thực trạng các công trình tượng đài đã xây dựng đến năm 2014. Các tiêu chí, nội dung, địa điểm xây dựng tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh đến năm 2030. Yêu cầu, nhiệm vụ, giải pháp để xây dựng tốt các tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh đến năm 2030”.
Dự kiến từ nay cho đến hết năm 2030 trên cả nước sẽ có khoảng 192 tượng đài Bác Hồ đã và sẽ được hoàn thành được đặt tại nhiều địa phương khác nhau trong cả nước./.
Nhật Minh