Lê Anh Hùng | Việt Nam Thời Báo | 31.12.2017
Sau ba tháng rưỡi đóng cửa vì phản ứng quyết liệt của giới tài xế, ngày 30/11 trạm thu phí dự án BOT Cai Lậy bắt đầu hoạt động trở lại, đồng thời giảm 30% giá vé qua trạm như một động thái nhằm xoa dịu phản ứng của dân chúng.
“Đồng tiền liền khúc ruột”
Tuy nhiên, giới tài xế dứt khoát không chấp nhận giải pháp lừa mị đó. Lý do họ đưa ra là giá vé giảm mà thời hạn thu phí lại kéo dài thì thực chất cũng chẳng khác gì. Trong khi đó, yêu cầu trước sau như một của họ là phải dời trạm thu phí khỏi quốc lộ 1A và đặt trên tuyến đường tránh, và những ai đi vào đường tránh thì mới phải trả tiền.
Lần này, giới tài xế sáng tạo ra chiêu thức đưa tiền lẻ 25.100 VNĐ rồi đòi nhân viên thu phí thối lại 100 VNĐ, hoặc dùng tiền mệnh giá 500.000VNĐ để mua vé khiến nhân viên mất nhiều thời gian thối lại. Thậm chí họ còn nhất quyết đứng ì tại trạm, không chịu mua vé. Kết quả là chỉ trong vòng 5 ngày, từ 30/11 đến 4/12, chủ đầu tư đã phải xả trạm tới 24 lần để tránh ách tắc giao thông.
Vụ việc BOT Cai Lậy một lần nữa lại khiến dư luận cả nước lên cơn sốt. Và hầu như mọi tiếng nói đều ủng hộ giới tài xế, phản đối chính quyền và chủ đầu tư.
Vụ việc BOT Cai Lậy một lần nữa lại khiến dư luận cả nước lên cơn sốt. Và hầu như mọi tiếng nói đều ủng hộ giới tài xế, phản đối chính quyền và chủ đầu tư.
Thái độ dè dặt của Thủ tướng
Trước áp lực của dư luận, ngày 4/12, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định dừng thu phí từ 1-2 tháng để các bên làm rõ các vấn đề liên quan và đề xuất phương án xử lý.
Mặc dù dân chúng nói chung hoan nghênh quyết định của người đứng đầu chính phủ, song câu hỏi không thể không đặt ra ở đây là: Tại sao một vụ việc sai phạm rõ rành rành như vậy, công chúng phản đối mạnh mẽ và rộng khắp như vậy, mà Thủ tướng lại không sớm chỉ đạo giải quyết, dù nó đã khiến dư luận nóng sốt từ hơn 3 tháng trước, và khi lên tiếng chỉ đạo ông còn phải “mua” thời gian thêm 1-2 tháng?
Lời giải đáp cho thắc mắc nói trên nằm trong bài “BOT Cai Lậy, ‘hoạ sỹ’ Hoàng Trung Hải và giao thông VN” trên VOA ngày 21/8/2017. Nội dung bài báo đã chỉ rõ, Hoàng Trung Hải là người chịu trách nhiệm cao nhất không chỉ trong dự án BOT đường tránh Cai Lậy mà còn trong tất cả các dự án BOT giao thông nói chung, bởi ông ta là Phó Thủ tướng phụ trách kinh tế ngành kiêm Trưởng ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án trọng điểm ngành giao thông - vận tải từ năm 2007 đến 2016. Ở dự án BOT Cai Lậy, chẳng hạn, ngay cả việc chỉ định thầu cũng phải được ngài (cựu) PTT chỉ đạo qua công văn số 97/TTg-KTNngày 15/1/2014 rồi Bộ GT-VT mới được thực hiện.
Điều đáng nói là, suốt mười mấy năm qua, Hoàng Trung Hải là một cái tên “bất khả xâm phạm” ở Việt Nam, bất chấp thực tế gắn liền với nhân vật này là vô số sai phạm đặc biệt nghiêm trọng và rõ rành rành, là bản lý lịch “made in China” nay đã trở thành một thứ “bí mật” mà ai ai cũng biết, là những đơn thư tố cáo ngập tràn trên không gian mạng…
Vì sao Ngô Văn Dụ?
Hồi đầu tháng, truyền thông “lề trái” đã phơi bày một sự thật: Ông chủ thật sự của BOT Cai Lậy, BOT Hoài Nhân... chính là Ngô Hồng Thắng, con trai của Ngô Văn Dụ, nguyên Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương Đảng khoá từ năm 2011 đến 2016. (Công ty Tư vấn Đầu tư Xây dựng Bắc Ái nắm 65% cổ phần trong Công ty TNHH Đầu tư QL1 Tiền Giang, pháp nhân đầu tư dự án BOT Cai Lậy, còn ông chủ của Bắc Ái lại là Ngô Hồng Thắng.)
Nguồn tin trên cho biết thêm là Bắc Ái còn là chủ đầu tư của nhiều dự án khủng từ bắc chí nam khác, và đặc biệt là “do tất cả các dự án của Bắc Ái thực hiện đều được Chính phủ, mà cụ thể là Hoàng Trung Hải, chỉ định thầu nên Bắc Ái phất lên nhanh chóng”.
Bất kỳ ai là chủ nhân của BOT Cai Lậy thì người đó cũng nằm trong “nhóm lợi ích giao thông” do Hoàng Trung Hải cầm đầu. Dù vậy, người ta vẫn có lý do để “thắc mắc” là tại sao cái tên Ngô Văn Dụ lại xuất hiện ở đây?
Câu trả lời tưởng như có thể nhìn thấy ngay. Uỷ ban Kiểm tra Trung ương Đảng là địa chỉ quan trọng đầu tiên mà những đơn thư tố cáo bản lý lịch “made in China” cũng như hàng loạt sai phạm nghiêm trọng và có hệ thống của (nguyên) Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tìm đến.
Vậy nhưng, thay vì lẽ ra phải làm đúng chức trách của mình để ngăn chặn vô số thảm hoạ mà “nhóm lợi ích Tàu” Hoàng Trung Hải gây ra cho đất nước, nhân vật đứng đầu bộ máy kiểm tra, kỷ luật của đảng giai đoạn 2011-2016 lại chọn cách “thiết thực” hơn là “ngậm miệng ăn tiền” hay chính xác hơn là “sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi”.
“Tiếng nói là quyền lực”
Cùng ngày với quyết định của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tạm dừng thu phí BOT Cai Lậy, Kiểm toán Nhà nước cũng ban hành kế hoạch kiểm toán năm 2017, trong đó có 20 dự án BOT, vốn thuộc phạm vi trách nhiệm của (cựu) Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải.
Những động thái trên đây cho thấy, một phần “di sản” khổng lồ của Hoàng Trung Hải, nhân vật đang thống lĩnh bộ máy dân sự và quân sự của một Hà Nội “ngàn năm văn hiến”, bắt đầu được các cơ quan chức năng “soi”.
Dù vậy, thiết tưởng cũng cần nhắc lại là sau đại thảm hoạ môi trường do Formosa Hà Tĩnh gây ra tháng 4 năm 2016, mặc dù một loạt quan chức Bộ Tài nguyên - Môi trường và tỉnh Hà Tĩnh đã phải nhận những hình thức kỷ luật khác nhau, nhưng riêng cựu PTT Hoàng Trung Hải – nhân vật đã “khai sinh” và dành cho Formosa Hà Tĩnh những ưu đãi “vô tiền khoáng hậu” – vẫn tiếp tục bình chân như vại.
Liên quan đến sự kiện chấn động dư luận đó, thậm chí không một tờ báo chính thống nào ở Việt Nam dám một lần nhắc đến tên ông ta, chứ đừng nói là đòi kỷ luật.
Như chúng tôi đã nhiều lần khẳng định, bất kỳ giải pháp nào cho tương lai Việt Nam, nếu muốn khả thi, đều cần kèm theo “lời giải” cho vấn đề Hoàng Trung Hải.
Chỉ có quyền lực mới chống lại được quyền lực. Vì vậy, muốn giúp nước nhà thoát khỏi tình cảnh “thù trong giặc ngoài” đang ngày một bủa vây hiện nay, trước hết chúng ta cần sử dụng quyền lực của tiếng nói chính nghĩa để góp phần xô đổ thành trì quyền lực của “con ngựa thành Troy” Hoàng Trung Hải.
Nguồn: Việt Nam Thời Báo
Ngay đến con trai thằng trọng già là: nguyễn trọng trường cũng có vài dự án BOT thì hỏi rằng? nguyễn xuân phúc làm được gì để ngăn chặn lợi ích nhóm BOT.
ReplyDelete