Wednesday, August 16, 2017

Hồ Chí Minh dưới góc nhìn của một cựu phiên dịch thân cận – Phần II

Lê Anh Hùng | VOA| 16.8.2017 



Đại tá Đoàn Sự. Ảnh Lê Anh Hùng
Ngày 15/8/2017, VOA đã đăng bài “Hồ Chí Minh dưới góc nhìn của một cựu phiên dịch thân cận”, ghi lại cuộc trò chuyện giữa tác giả với Đại tá Đoàn Sự, người từng làm phiên dịch cho ông Hồ Chí Minh. Đây là phần tiếp theo của câu chuyện, đặc biệt là nhằm trả lời câu hỏi mà nhiều người quan tâm: “Hồ Chí Minh có phải là Hồ Tập Chương không?”[i]
“[…] Thứ hai, Cụ sống rất là keo kiệt. Nói thật là thế. Cho nên gần Cụ thì vinh dự nhưng mà sợ lắm. Ăn uống, sinh hoạt rất là khổ. Không có được cái gì tự do cả. Bác bảo, ‘Cái hoàn cảnh tôi ngày xưa… thực ra con quan thật đấy, nhưng mà nghèo lắm, đói lắm… Các chú biết không, Nghệ Tĩnh có câu “dân cá gỗ mà”...”
“Bác hỏi thì mình trao đổi, mình nói nhưng mình không dám nói hết. Thực ra, tôi thấy Bác có mấy chỗ này. Thứ nhất, Bác rất máy móc trong việc thiểu số phục tùng đa số. Cho nên trong Cải cách Ruộng đất, trong Nghị quyết 9, trong tất cả các thứ, Bác không đồng ý, nhưng mà khi mình là thiểu số thì Bác vẫn thuận theo. Nhưng mà sau này thấy sai rồi, đáng lẽ Bác phải can đảm, dùng cái uy lực của mình để chặn cái chuyện đó lại thì lúc ấy Bác lại không làm. Bác coi như một cuộc thí điểm, mà thí điểm tai hại không biết chừng nào. Thứ hai, thực ra mà nói, cả cuộc đời mình, ông cụ đi từ lòng yêu nước thôi, sang đến bên kia Cụ mới giác ngộ giai cấp, Cụ vào Đảng Xã hội, sau đó Cụ mới vào cái đảng của Lenin, trong đó có vấn đề đấu tranh cho thuộc địa mà… Trong vụ khủng bố Bukharin - Zinoviev [tức Vụ án Moskva], Cụ đã thấy rằng ở Nga có vấn đề. Cụ đã có suy nghĩ rồi. Cho nên tư tưởng của Cụ, tuy rằng theo Marx-Lenin nhưng ngả dần về phía Tôn Dật Tiên, về chủ nghĩa tam dân…”
“Vừa rồi tôi sang địa chỉ của Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội, tôi giở những tài liệu giảng dạy ra. Trong đó có 3 người dạy. Người thứ nhất là ông Lưu Thiếu Kỳ, lúc bấy giờ là Chủ tịch Công hội Trung Quốc. Ông đến giảng về phong trào công đoàn. Người thứ hai là ông Bành Bái, lãnh tụ phong trào nông dân. Ông giảng về phong trào nông dân của Trung Quốc. Còn ông cụ, tất cả bài giảng của ông cụ là con đường cách mạng, trong đó phảng phất chủ nghĩa tam dân. Tuy rằng cũng có lồng chủ nghĩa Marx-Lenin đấy, nhưng mà nó có hơi hướng của chủ nghĩa tam dân. Bây giờ còn lại bút tích như thế. Thế cho nên mình mới thấy là ông cụ cũng có cái khác, củng cố nhận thức của tôi, là Cụ theo chủ nghĩa Marx-Lenin, Cụ dùng Marx-Lenin làm phương tiện, nhưng còn mục đích thì Cụ không nói.”
“Cho nên vừa rồi ông Trương Minh Tuấn có viết cái bài về việc Bác Hồ xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa [bài “Kinh tế thị trường định hướng XHCN tạo ra phát triển ngoạn mục cho đất nước” của Bộ trưởng TT-TT] thì tôi bảo là không phải đâu. Câu ấy là người ta ghép cho Cụ Hồ thôi, chứ trong Di chúc, Cụ có nói gì về chuyện ấy đâu. Cụ có nói gì đến chuyện xây dựng CNXH đâu. Chính Cụ lại do dự chuyện ấy. Cho nên vừa rồi ông [GS] Chu Hảo và cả ông [GS Nguyễn Khắc] Mai nữa đã nói rằng, đến giai đoạn giải phóng dân tộc là Cụ bắt đầu bế tắc…”
“Có những trường hợp Cụ biết, như vụ Xét lại này này. Cụ biết chứ sao không biết, là vì xử trí ông Vũ Đình Huỳnh, thư ký của Cụ; xử trí ông Võ Nguyên Giáp là tay chân của Cụ, v.v. Cụ biết cả. Nhưng lúc bấy giờ Cụ bị sức ép. Sức ép thứ nhất là do đã phải dựa vào Trung Quốc, cho nên nó chỉ đạo, nó ép Cụ. Sức ép thứ hai là bộ phận tả khuynh của ta đã tranh thủ điều đó để nắm lấy quyền lực. Cụ thấy như thế cho nên trong những trường hợp đó, với vị trí của Cụ, Cụ cũng gần như là để thí điểm xem nó thế nào. Trong vụ Nhân văn Giai phẩm cũng thế. Cụ để cho ông Tố Hữu và ông Nguyễn Chí Thanh làm, chứ Cụ có dính gì đâu. Nhưng mà cái dở nhất của Cụ là thế này, sau khi biết làm có kết quả sai rồi thì phải mạnh dạn nhận ra mà trấn chỉnh cái đó lại thì Cụ lại không dám làm. Và Cụ bị ảnh hưởng [bởi] cái đó rất mạnh…”
“Khi ra Nghị quyết 9, chuyển sang đấu tranh vũ trang chính thức ở Miền Nam thì Cụ không tán thành. Và lúc bấy giờ Trung Quốc khuyên thế này: Đánh nhau thì đánh, có lực lượng thì chuẩn bị, cứ dần dần mà làm, nhưng mà không nên làm quy mô lớn. Vì nếu làm quy mô lớn lên thì Mỹ sẽ nhảy vào đấy. Kinh nghiệm Triều Tiên mà. Cho nên Cụ cho rằng vẫn tổ chức đấu tranh ở Miền Nam, vẫn thế này thế khác, nhưng mà gây dựng dần dần về ý thức, như vết dầu loang thôi, chứ chưa phải đánh nhau lớn được. Nhưng mà các cụ nhà ta lại hăng hái quá, cứ kiên quyết phải đánh, rồi thì là lập Đường 559... Cụ không tán thành.”
“Hôm bỏ phiếu Cụ bỏ ra ngoài, không tham gia bỏ phiếu. Ông Võ Nguyên Giáp, Ung Văn Khiêm, v.v. không tán thành, cho nên bị kỷ luật cả nút đấy. Nhưng mà đa số, ông Duẩn, ông Thọ, ông Trường Chinh… thì lại theo quan điểm này rồi. Thế thì khi xẩy ra, Cụ rất đau lòng. Lúc bấy giờ ông [Võ Nguyên] Giáp giao cho ông [Lê Trọng] Nghĩa và ông Đỗ Đức Kiên [Cục trưởng Cục Tác chiến] chuẩn bị một cuộc chiến đấu có quy mô lớn, chứ chưa phải cuộc tổng phản công – một cuộc chiến đấu về vấn đề chiến lược, đánh mạnh để tạo áp lực, chứ chưa phải tổng phản công, vì điều kiện chưa đầy đủ. Thế nhưng các cụ nhà ta lại nghe các báo cáo ở Miền Nam ra – bây giờ khắp nơi tốt lắm rồi, bây giờ nổi lên một cái là nó lật nhào ngay… Nhân thể đó đả luôn ông Giáp, bắt một loạt tay chân của ông Giáp, từ Cục trưởng Tác chiến, Chánh Văn phòng, Cục trưởng Tình báo… kể cả ông Nguyễn Văn Vịnh, Trung tướng, Chủ nhiệm Uỷ ban Thống nhất. Và cô lập Cụ, không cho Cụ tham gia gì cả, cứ lấy lý do là Cụ ốm đau mà, rồi tống Cụ đi.”
“Chính sai lầm đó mà sau này một bà nhà văn Pháp đã viết một cuốn sách mà ta có dịch ra nhưng cắt phần đó đi. Bà nói, chính sai lầm Mậu Thân đã dẫn đến cái chết của ông Hồ Chí Minh. Chứ với điều kiện ấy, ông Hồ Chí Minh [lẽ ra] chưa chết đâu. Nhưng vì ông bị thất bại quá nhiều, trong việc thí điểm, nào là vụ Nhân văn, v.v. rồi dồn đến cái cuối cùng là không thực hiện được ý đồ, mà bị các ông kia lấn át, cho nên ông suy nghĩ, suy sụp và dẫn đến cái chết của ông.”
“Ngay từ hôm chuẩn bị Tết Mậu Thân, ông cụ đi máy bay từ Bắc Kinh về Hà Nội, xuống đến sân bay thì sân bay xẩy ra sự cố [ông Vũ Kỳ từng kể về sự cố bí hiểm có thể dẫn đến tai nạn này – đèn chỉ huy trên sân bay bị chệch 15 độ – trong bài “Bác Hồ với Tết Mậu Thân năm ấy” trên Văn Nghệ số Tết Mậu Dần 1998]. Lúc đó ra đón chỉ có ông Duẩn, ông Đồng, ông Thọ thôi…”
“Đến Tết, theo quyết định của Bộ Chính trị, Cụ lại đi [Trung Quốc] nghỉ. Cụ đi nghỉ mà có mang gì đâu, mỗi một ông Vũ Kỳ thôi. Hệ thống điện đài, hệ thống thông báo cho Cụ đều bị cắt hết. Cho nên Cụ có biết gì đâu. Vì vậy Cụ rất khổ tâm trong chuyện này. Cho nên ở trong Cụ Hồ nếu nhìn cho kỹ thì nó có cái bi kịch, bi kịch cuộc đời, không đơn giản đâu. Nhưng bây giờ tôi rất phản đối có những người với ý đồ xấu [với Cụ], hết chuyện này chuyện nọ…”
“Cậu đã có cuốn ‘Hồ Chí Minh sinh bình khảo’ chưa? Tôi sẽ cho cậu một cuốn… Là vì thế này, khi tôi sang  Quảng Châu [thăm trụ sở Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội], tôi vào cái buồng mật thì [ở đó] có cả cuốn này. Người ta [những người phụ trách di tích] hỏi tôi, ‘Cụ thấy cuốn này thế nào?’ Tôi hỏi lại, ‘Các vị thấy thế nào?’ Họ bảo, ‘Làm gì có cái chuyện này. Đây là họ phịa ra thôi, nhưng mà chúng tôi lưu lại đây để tham khảo.’”
“Trên gác hai di tích trụ sở Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội có một buồng rất to, ảnh rất nhiều. Lúc mình đến, đầu tiên họ không cho vào. Mình mới trình bày thì họ hẹn: ‘10h ngày mai mời Cụ đến’. 10h hôm sau mình đi ô tô đến thì mình thấy họ đã sắp xếp lại. Những ảnh nào có những người thân thiết với Cụ Hồ nhà mình thì họ để, nào là Mao, Chu Đức, Lưu Thiếu Kỳ… còn những người nào mà mình không khoái (như Đặng Tiểu Bình) thì họ cất đi. Nhưng họ lại để nhiều hình ảnh của ông Hoàng Văn Hoan, khi sang Trung Quốc thế nào. Khi xem thì tôi chỉ xem qua, vì tôi biết rồi. Bà phụ trách (ở đó chỉ 2-3 người thôi) nói: ‘Ở đây còn một buồng mật, chúng tôi chỉ mở cho một số cán bộ nghiên cứu, cần biết thì xem thôi. Ông có muốn xem không?’ ‘Ồ, thế thì hay quá!’ ‘Nhưng chỉ ông xem thôi nhé. Những người đi với ông không vào được đâu nhé.’ Thế là họ mở, buồng nhỏ thôi. Trong đó có cả ‘Hồ Chí Minh sinh bình khảo’, có cả những tài liệu của Hoàng Văn Hoan và những tài liệu khác… Mình xem qua một lượt xong thì họ hỏi mình, mình bảo: ‘Tôi thì tôi nói thật tôi tuy không lâu nhưng cũng đã tiếp xúc với Cụ Hồ. Và ngay từ thời kỳ đó tôi thấy là không thể đóng giả Cụ Hồ được. Đóng giả Cụ Hồ thế nào được. Sau này [gặp] bà Tống Khánh Linh, bà… v.v. rồi về phụ trách lớp học cán bộ cao cấp của ta ở trường đảng thì những Hà Huy Tập, Lê Hồng Phong… đều biết Cụ Hồ chứ sao không biết. Chuyện đó không giả được, mà chỉ là phịa thôi…”
“Hiện nay tôi có 2-3 bản [Hồ Chí Minh sinh bình khảo] gì đấy. Nếu cậu thích thì lấy về tham khảo thôi. Chứ còn tất cả tài liệu đó, nó viết nó phịa lắm, mà nó có những cái vô lý lắm. Vừa rồi ông Hà Tuấn Trung [nguyên Uỷ viên Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, TBT Tạp chí Kiểm tra] đã vạch ra cái sai trái của chuyện này rồi. Nhưng ông mới chỉ vạch sơ sơ thôi...”
“Đứng về chữ nghĩa mà nói, Cụ Hồ chỉ có 4 thứ tiếng giỏi thôi… Còn những thứ tiếng khác nói thế thôi chứ không giỏi đâu… Cụ giỏi Tiếng Pháp nhất. Sau rồi đến Tiếng Trung… là vì ở nhà Cụ đã học tam thư ngũ kinh Tiếng Hán rồi. Sau này sang Nga, Cụ lại học ba khoá Tiếng Nga… nên Tiếng Nga của Cụ rất khá… Từ Tiếng Pháp cụ lần ra Tiếng Anh, nhưng Tiếng Anh của Cụ thì vừa phải thôi…”
“Khi nó viết cái cuốn ấy [‘Hồ Chí Minh sinh bình khảo’] là nó có ý đồ xấu rồi. Cho nên nó lợi dụng tất cả các khía cạnh. Ngay trong cuốn ấy cũng có những chi tiết mâu thuẫn nhau cơ mà…”
Tác giả [Lê Anh Hùng] nói với Đại tá Đoàn Sự (về cuốn “Hồ Chí Minh sinh bình khảo”): “Đây là âm mưu của cả Trung Quốc lẫn ban lãnh đạo Việt Nam. Trung Quốc thì rõ ràng rồi. Lãnh đạo Việt Nam thì muốn trên không gian mạng, công chúng cứ cãi nhau về một chuyện vớ vẩn, vô bổ, một chuyện không có thật, làm mất thời gian và gây chia rẽ. Riêng chuyện này đã gây chia rẽ rồi. Đó là thứ nhất. Thứ hai, họ có ý đồ là muốn dân chúng hiểu rằng ‘Ừ, bây giờ Việt Nam đang lệ thuộc Trung Quốc đấy, nhưng chúng tôi đang phải giải quyết hậu quả của cái ông Hồ Tập Chương kia để lại.’ Lý do thứ ba là họ muốn tạo điều kiện, dọn đường về dư luận cho Hoàng Trung Hải lên nữa.”
*Xem toàn bộ cuộc trò chuyện giữa Đại tá Đoàn Sự và nhà báo Lê Anh Hùng trên Youtube tại địa chỉ: https://youtu.be/2B4j2xGoAss.
_____________
Ghi chú:
[i] Lưu ý, đây là góc nhìn của một người từng làm phiên dịch cho Hồ Chí Minh, từng có thời gian sống bên cạnh ông. Về phần mình, tôi đã có hai bài viết về nhân vật này: (i) “Cái giá của tự do là sự cảnh giác thường trực”, và (ii) “Các ông trùm gây tội ác với đồng loại như thế nào?

Lê Anh Hùng là một blogger/dịch giả/nhà báo độc lập ở Hà Nội và là người đấu tranh vì tự do, dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam từ nhiều năm nay.


Nguồn: VOA

25 comments:

  1. “Đứng về chữ nghĩa mà nói, Cụ Hồ chỉ có 4 thứ tiếng giỏi thôi… Còn những thứ tiếng khác nói thế thôi chứ không giỏi đâu… Cụ giỏi Tiếng Pháp nhất. Sau rồi đến Tiếng Trung… là vì ở nhà Cụ đã học tam thư ngũ kinh Tiếng Hán rồi. Sau này sang Nga, Cụ lại học ba khoá Tiếng Nga… nên Tiếng Nga của Cụ rất khá… Từ Tiếng Pháp cụ lần ra Tiếng Anh, nhưng Tiếng Anh của Cụ thì vừa phải thôi…” Toàn lời lẽ xuyên tạc

    ReplyDelete
  2. Cụ sống rất là keo kiệt. Nói thật là thế. Cho nên gần Cụ thì vinh dự nhưng mà sợ lắm. Ăn uống, sinh hoạt rất là khổ. Không có được cái gì tự do cả. Bác bảo, ‘Cái hoàn cảnh tôi ngày xưa… thực ra con quan thật đấy, nhưng mà nghèo lắm, đói lắm… Các chú biết không, Nghệ Tĩnh có câu “dân cá gỗ mà”...” Đúng là VOA xuyên tạc hết chỗ nói

    ReplyDelete
  3. Ra đi tìm đường cứu nước khi 21 tuổi, với khát vọng cháy bỏng giành độc lập tự do cho dân, cho nước, Người bôn ba khắp năm châu bốn biển, vừa lao động, học tập, vừa quan sát, nghiên cứu lý luận và kinh nghiệm các cuộc cách mạng điển hình trên thế giới. Chính cuộc hành trình này đã giúp Người hiểu rõ cội nguồn những khổ đau của nhân dân lao động là ở sự áp bức, bóc lột của chủ nghĩa tư bản đế quốc và hình thành nên ý thức giai cấp rõ rệt.

    ReplyDelete
  4. Cũng dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam, cách mạng nước ta đã vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách, đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Đó là thắng lợi của cách mạng tháng Tám và việc thành lập Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, Nhà nước do dân làm chủ đầu tiên trong lịch sử dân tộc. Đó là thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp mà đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu", giải phóng hoàn toàn miền Bắc, xây dựng hậu phương lớn cho công cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà...

    ReplyDelete
  5. Công lao của Chủ tịch Hồ Chí Minh với dân tộc ta như non cao, biển rộng. Người đã gắn bó và hiến dâng trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng của Đảng ta và dân tộc ta, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân cho đến hơi thở cuối cùng. Người đã để lại cho chúng ta và các thế hệ mai sau một gia tài đồ sộ, một di sản hết sức quý báu. Đó là: Tư tưởng Hồ Chí Minh; Thời đại Hồ Chí Minh; và Tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” - Tổng Bí thư nhấn mạnh.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là một tấm gương vô cùng trong sáng và cao thượng, kết tinh của tinh hoa văn hoá Việt Nam. Người không chỉ là một nhà tư tưởng lỗi lạc về văn hoá, sáng tạo ra một nền văn hoá mới, văn hoá cách mạng Việt Nam, kiến tạo ra một thời đại mới trong lịch sử phát triển của văn hoá dân tộc, mà chính bản thân Người, cuộc sống của Người, những việc làm bình thường hằng ngày của Người là hiện thân của nền văn hoá Việt Nam, là mẫu mực của con người Việt Nam.

      Delete
    2. Đạo đức là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu và xuyên suốt toàn bộ sự nghiệp cách mạng của Hồ Chí Minh. Người không chỉ để lại những tác phẩm lý luận về đạo đức, mà còn là hiện thân mẫu mực của những hành vi đạo đức. Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh bắt nguồn từ truyền thống đạo đức của dân tộc Việt Nam, những giá trị của tư tưởng đạo đức phương Đông và phương Tây, đặc biệt quan trọng là những tư tưởng đạo đức của chủ nghĩa Mác - Lênin. Hồ Chí Minh đã thực sự làm một cuộc cách mạng trên lĩnh vực đạo đức ở Việt Nam.

      Delete
    3. theo Người đạo đức là gốc, là nguồn, là nền tảng, biểu hiện tập trung thông qua ba mối quan hệ: đối với mình, đối với người và đối với công việc. Đức là gốc, những đức và tài phải kết hợp, phải đi đôi với nhau; người cách mạng phải có cả đức và tài mới hoàn thành được trọng trách Đảng và nhân dân giao cho.

      Delete
  6. Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà hoạt động cách mạng thực tiễn vĩ đại, nhà tổ chức kiệt xuất, đồng thời là nhà lý luận, nhà chiến lược thiên tài của cách mạng Việt Nam. Nét đặc sắc ở Hồ Chí Minh là lý luận nhưng không giáo điều, sách vở, trái lại, luôn gắn bó chặt chẽ, nhuần nhuyễn với thực tiễn; lý luận mà không cao xa, cầu kỳ, trái lại, rất mộc mạc, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm, thiết thực.

    ReplyDelete
    Replies
    1. cần chú trọng nắm bắt cốt lõi của tư tưởng Hồ Chí Minh: Tư tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người; độc lập, tự do, hạnh phúc. Đây chính là giá trị nền móng phát triển bền vững, có khả năng giải quyết được những nhiệm vụ thực tiễn của cách mạng Việt Nam.

      Delete
    2. Đối với mỗi cán bộ, đảng viên, mỗi con người, học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh phải trở thành nhu cầu nội tại, tự giác, là nhiệm vụ rất quan trọng và thường xuyên, nhằm tự giáo dục rèn luyện bản thân mình. Trước hết là hoàn thiện nhân cách làm người, trên nền tảng đó, mới nói đến việc trở thành nhân cách cộng sản, làm người cán bộ, xứng đáng là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, là “người lãnh đạo, người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”.

      Delete
    3. Tư tưởng, tâm hồn, cốt cách của Người là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế trong sáng, kết tinh những giá trị văn hoá phương Đông và phương Tây, truyền thống và hiện đại, dân tộc và quốc tế.

      Delete
  7. Nói cách khác, Chủ tịch Hồ Chí Minh là một nhà lý luận cách mạng giàu thực tiễn và kinh nghiệm đấu tranh, đồng thời là một nhà thực tiễn giàu lý luận khoa học. Ở Người có sự thực tiễn hóa lý luận và lý luận hóa thực tiễn. Người đến với chủ nghĩa Mác - Lênin là để tìm kim chỉ nam cho sự nghiệp cứu nước, giải phóng dân tộc, tức là từ nhu cầu thực tiễn của cách mạng Việt Nam, cốt nắm lấy cái tinh thần, cái bản chất, vận dụng lập trường, quan điểm và phương pháp của chủ nghĩa Mác - Lênin để tự tìm ra những chủ trương, giải pháp, đối sách phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể, từng thời kỳ cụ thể và cả những vấn đề cụ thể của Việt Nam chứ không đi tìm những kết luận có sẵn trong sách vở.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Hồ Chí Minh đã để lại cho chúng ta và các thế hệ mai sau một gia tài đồ sộ, một di sản hết sức quý báu: Tư tưởng Hồ Chí Minh; đạo đức Hồ Chí Minh; phong cách Hồ Chí Minh. Đó là di sản vô cùng đa dạng và phong phú, thấm đượm trong toàn bộ cuộc đời, sự nghiệp, trong tư tưởng, đạo đức phong cách của Người; toả sáng trong những trước tác phẩm, trong từng việc làm, từng cử chỉ và mối quan tâm sâu sắc, ân cần đối với con người với dân, đất nước và nhân loại, nhất là nhân dân các dân tộc bị áp bức.

      Delete
    2. Cuộc đời Hồ Chí Minh là một biểu tượng trong sáng, cao đẹp về chí khí cách mạng kiên cường, tinh thần độc lập tự chủ, lòng yêu nước, yêu nhân dân tha thiết, đạo đức cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, tác phong khiêm tốn, giản dị. Người để lại cho chúng ta một tấm gương sáng, về lòng nhân hậu, một tình cảm chan chứa yêu thương, vì nước, vì dân, vì Đảng; một trí tuệ anh minh, mẫn tiệp; một tầm nhìn xa rộng, sâu sắc; một mẫu mực tuyệt vời về phong cách tư duy, phong cách diễn đạt, phong cách làm việc; phong cách ứng xử và phong cách sinh hoạt; sự nhất quán giữa tư tưởng và hành động, giữa nói và làm.

      Delete
    3. Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống các quan điểm toàn diện sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, kết quả của những năm bôn ba, lăn lộn trong hoạt động thực tiễn, nghiên cứu, học tập, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại.

      Delete
  8. Tuổi trẻ bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với Đảng quang vinh, Bác Hồ vĩ đại , nhân dân anh hùng và tri ân lớp lớp các thế hệ đi trước đã chiến đấu kiên cường, hy sinh anh dũng vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân. Thế hệ trẻ Việt Nam nguyện rèn đức, luyện tài , trở thành chủ nhân đáng tin cậy của đất nước, góp phần đưa đất nước Việt Nam “sánh vai với các cường quốc năm châu” như mong muốn của Bác Hồ lúc sinh thời.

    ReplyDelete
  9. Bác Hồ là biểu tượng kiệt xuất về quyết tâm của cả dân tộc, đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam", Chủ tịch Hồ Chí Minh đã làm thay đổi vận mệnh dân tộc Việt Nam, từ thân phận nô lệ trở thành dân tộc tự do, độc lập.

    ReplyDelete
  10. Bác Hồ là hiện thân của những khát vọng của các dân tộc trong việc khẳng định bản sắc của mình", Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là người đầu tiên đã lãnh đạo nhân dân ta thi hành Bản án chế độ thực dân ở Việt Nam mà còn cùng nhân dân các dân tộc thuộc địa thực hiện bản án đó, xóa đi sự áp bức, nô dịch của chủ nghĩa thực dân trên hành tinh của chúng ta.

    ReplyDelete
  11. Bác Hồ là "tiêu biểu cho việc thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau" giữa các dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dẫn dắt nhân dân Việt Nam thực hiện mục tiêu hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh cho đất nước của mình, đồng thời Người cũng "góp phần vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội"; là "vị Anh hùng giải phóng dân tộc và nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam", cuộc đời, sự nghiệp và di sản của Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ có giá trị đối với dân tộc Việt Nam mà còn có ý nghĩa đối với nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới ở thời đại hiện nay.

    ReplyDelete
  12. Người không chỉ coi trọng đại đoàn kết dân tộc, giải quyết thành công mối quan hệ dân tộc với giai cấp, mà còn hết sức coi trọng tăng cường tình đoàn kết giữa nhân dân Việt Nam với các lực lượng yêu chuộng hòa bình và tiến bộ trên thế giới, kể cả với nhân dân Pháp và nhân dân Mỹ. Người đã giải quyết thành công mối quan hệ giữa dân tộc và quốc tế, hình thành trên thực tế một mặt trận nhân dân thế giới ủng hộ Việt Nam chống xâm lược, đưa hai cuộc kháng chiến vĩ đại của Việt Nam đến thắng lợi hoàn toàn. Đường lối chiến lược đó được loài người tiến bộ thừa nhận là đường lối chiến lược hoàn hảo của thời đại chúng ta.

    ReplyDelete
  13. Tư tưởng và tấm gương đấu tranh bất khuất cho độc lập, tự do của Hồ Chí Minh và nhân dân Việt Nam đã trở thành nguồn cổ vũ mạnh mẽ đối với phong trào đấu tranh giải phóng của các dân tộc thuộc địa trong thế kỷ XX. Nhiều quốc gia độc lập đã thừa nhận ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp của cách mạng Việt Nam và tư tưởng Hồ Chí Minh.

    ReplyDelete
  14. Ngày nay, tư tưởng "không có gì quý hơn độc lập, tự do" vẫn giữ nguyên sức sống. Hàng trăm nước sau khi thoát khỏi chế độ thuộc địa vẫn đang bị kìm hãm trong tình trạng lạc hậu, kém phát triển. Một số cường quốc đang lợi dụng toàn cầu hóa, lợi dụng thế mạnh về kinh tế - tài chính, khoa học - công nghệ cao để mở rộng biên giới lợi ích quốc gia, xâm phạm độc lập và chủ quyền của các nước đang phát triển, đe dọa hòa bình, an ninh chính trị - xã hội của các nước này. Trong tình hình đó, tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc, chủ nghĩa yêu nước kết hợp với chủ nghĩa quốc tế, độc lập phồn vinh cho đất nước mình, đồng thời cho tất cả các dân tộc, vẫn đang tiếp tục tỏa sáng, vẫn là mục tiêu và khát vọng của loài người trong thời đại ngày nay.

    ReplyDelete
  15. Chủ nghĩa xã hội ở Hồ Chí Minh không phải là những giáo điều cứng nhắc, xa lạ với lợi ích vật chất và tinh thần của con người, mà nó hết sức cụ thể và thiết thực. Người nói: "Chủ nghĩa xã hội trước hết nhằm làm cho nhân dân lao động thoát nạn bần cùng, làm cho mọi người có công ăn việc làm, được ấm no và sống một đời hạnh phúc"3...Có thể gọi đó là chủ nghĩa xã hội "dân giàu, nước mạnh", một quan niệm về chủ nghĩa xã hội phù hợp với quan niệm truyền thống của dân tộc Việt Nam và hợp với xu thế của thời đại hiện nay.

    ReplyDelete
  16. Quan niệm của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội là sự vận dụng sáng tạo tư tưởng Mác - Lênin kết hợp với truyền thống văn hóa Việt Nam, với khát vọng công bằng, bác ái của loài người. Vì vậy, các dân tộc, trong khi từ chối con đường đau khổ của chủ nghĩa tư bản, có thể tìm thấy trong tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội một hướng đi thích hợp cho sự lựa chọn của mình. Ngày nay, nhận thức của chúng ta về chủ nghĩa xã hội, về con đường và phương pháp xây dựng chủ nghĩa xã hội đã có nhiều thay đổi. Tuy nhiên, trong sự thay đổi đó vẫn có những điều cơ bản không hề thay đổi, đó là khát vọng về một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, nhân đạo, văn minh - nói chung là lý tưởng mà Hồ Chí Minh đã nêu lên và suốt đời theo đuổi. Đi theo chỉ dẫn đó, công cuộc đổi mới ở Việt Nam gần 25 năm qua đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, tiềm lực đất nước và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế không ngừng được nâng cao.

    ReplyDelete