Tuesday, October 20, 2015

THƯ TỐ CÁO LÃNH ĐẠO ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VIỆT NAM LẦN THỨ 74

Lê Anh Hùng

Kính gửi:        Các vị Đại biểu Quốc hội khoá XIII

Tên tôi là Lê Anh Hùng, sinh ngày 27/8/1973 tại Hà Tĩnh; hộ khẩu thường trú tại Tổ 2, Cụm 5, Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội; CMND số 012191640 do Công an Hà Nội cấp ngày 15/7/2004; tạm trú tại số nhà 19, ngõ 120/22/2 Kim Giang, Hà Nội; điện thoại: 01243210177.
Trước hết, tôi xin phép được gửi tới toàn thể quý vị lời chào kính trọng.
Kính thưa quý vị!
Đây là lần thứ bảy mươi tư (74) tôi gửi thư tố cáo này đến các đầy đủ các cơ quan chức năng trong nước qua đường Internet để tố cáo những tội ác khủng khiếp của các ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải và nguyên TBT Nông Đức Mạnh như buôn bán ma tuý, giết người, bán nước, v.v.

Đơn thư bằng văn bản gần đây nhất của tôi đã được gửi qua đường bưu điện cho Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang vào ngày 16.9.2013, đồng thời gửi trực tiếp cho ĐBQH Dương Trung Quốc tại văn phòng của ông cùng ngày.


Tuy nhiên, mặc dù đã hơn 2 năm trôi qua nhưng tôi vẫn chưa hề nhận được văn bản trả lời của ĐBQH Dương Trung Quốc cũng như của các cơ quan chức năng khác theo đúng quy định của pháp luật. Đây là hành vi cố ý chà đạp lên pháp luật của các cơ quan hữu quan Việt Nam, vì những lý do sau:
  1. Việc trước đây, năm 2010, tôi được Viện Pháp y Tâm thần Trung ương “giám định” là bị “tâm thần hoang tưởng” không có nghĩa là tôi bị “tâm thần hoang tưởng” suốt cả đời. Bản thân ông Đỗ Mười từng có thời gian điều trị bệnh thần kinh ở Trung Quốc, vậy mà về sau còn làm tới chức Tổng Bí thư, lãnh đạo cả một đất nước. Nghĩa là ngay cả khi tôi thực sự bị “tâm thần hoang tưởng” vào thời điểm tôi được “giám định” năm 2010 thì cũng không có gì đảm bảo rằng hiện nay tôi vẫn bị “tâm thần hoang tưởng”, để qua đó bác bỏ vụ tố cáo của tôi.
  2. Ngày 11.3.2011, vợ tôi – Lê Thị Phương Anh, người từng là một mắt xích quan trọng trong đường dây ma tuý của Phó Thủ tướng gốc Tàu Hoàng Trung Hải, đã viết Bản Cam Đoan khẳng định: “Chồng tôi, Lê Anh Hùng, là người hoàn toàn bình thường. Khi chồng tôi bị bắt ngày 25.12.2009, tôi khai chồng tôi bị bệnh tâm thần là do tôi bị đe doạ và ép buộc.”
  3. Suốt nhiều năm qua, trước và sau khi tôi bị Công an Quảng Trị bắt giam từ ngày 25.12.2009 – 24.8.2010, cũng như trước và sau khi tôi bị Công an Hà Nội và Công an Hưng Yên cưỡng chế vào trại tâm thần trá hình mang tên “Trung tâm Bảo trợ Xã hội II” ở Ứng Hoà, Hà Nội từ ngày 24.1 – 5.2.2013, tôi đều dịch thuật, viết blog, viết báo và sinh sống bình thường trong gia đình, cộng đồng và xã hội.
  4. Sau khi Lê Thị Phương Anh, vợ tôi, ra tù ngày 15.5.2015, cô đã lên tiếng tố cáo Công an Đồng Nai dùng nhục hình và ép cung cô trong thời gian cô bị Công an Đồng Nai bắt giữ trái phép từ ngày 15.5.2014. Những “lời khai” của Lê Thị Phương Anh tại Công an Đồng Nai rằng tôi đã ép buộc cô ấy phạm tội “vu khống” là không đủ cơ sở pháp lý vì (i) đó mới chỉ là lời khai một chiều từ phía vợ tôi, và (ii) sau khi ra tù, thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng, cô đã công khai tố cáo Công an Đồng Nai dùng nhục hình và ép cung cô. Ngoài ra, nếu cho rằng một người vợ biết chồng bị “tâm thần hoang tưởng” mà lại nghe theo lời chồng để “vu khống” người khác thì có lẽ trên đời này chỉ có trong cái gọi là “kết luận điều tra” của Cơ quan An ninh Điều tra - Công an Đồng Nai.
  5. Trang 3/18 của bản Kết luận Điều tra số 06/KLĐT-PA92 ngày 31.10.2014 của Cơ quan An ninh Điều tra Công an Đồng Nai ghi rõ: “Tháng 8/2010, [Lê Anh] Hùng chữa bệnh xong về ở với Phương Anh ở Đông Hà, Quảng Trị sau đó ra Hà Nội làm công nhân.” Tức là ngay cả khi tôi có bị “tâm thần hoang tưởng” như kết quả “giám định” pháp y tâm thần năm 2010 đi chăng nữa thì chính công an cũng đã thừa nhận rằng tôi đã “chữa bệnh xong” và đi làm rồi.
  6. Trang 7/8 của bản Cáo trạng số 139/CT-VKS-P2 ngày 28.11.2014 của Viện Kiểm sát Nhân dân Đồng Nai ghi: “Đối với Lê Anh Hùng… Cơ quan An ninh Điều tra tỉnh Đồng Nai sẽ tiếp tục phối hợp cùng các cơ quan chức năng để điều tra, làm rõ và xử lý theo quy định của pháp luật.”
  7. Điều 21 Luật Tố cáo năm 2011 quy định: “Thời hạn giải quyết tố cáo là 60 ngày, kể từ ngày thụ lý giải quyết tố cáo; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết là 90 ngày, kể từ ngày thụ lý giải quyết tố cáo.” Như vậy, tính từ khi ĐBQH Dương Trung Quốc tiếp nhận đơn thư tố cáo của chúng tôi, ngày 16.9.2013, cho đến khi Lê Thị Phương Anh bị bắt (rồi sau đấy bị dùng nhục hình và ép cung) vào ngày 15.5.2014 là 8 tháng, quá thời hạn phải giải quyết vụ tố cáo ít nhất là 5 tháng.
Rõ ràng, những lập luận trên đây là quá đủ để khẳng định rằng, việc ĐBQH Dương Trung Quốc cũng như Bộ Công an, cơ quan đã tiếp nhận đơn thư tố cáo của Lê Anh Hùng từ ông Dương Trung Quốc, suốt hơn hai năm qua vẫn chưa giải quyết đơn thư tố cáo công khai và đúng pháp luật của Lê Anh Hùng là hoàn toàn trái pháp luật.
Xét mức độ nghiêm trọng của vụ việc – đơn tố cáo nhằm vào những người đã và đang lãnh đạo đất nước suốt từ năm 2008 đến nay và thông tin về vụ tố cáo đã tràn lan trên mạng, còn người tố cáo thì thường xuyên bị sách nhiễu, khủng bố, triệt đường sống, bắt bỏ tù, tống vào trại tâm thần – thì thái độ im lặng, chà đạp lên pháp luật và dư luận của nhà chức trách Việt Nam lại càng không thể chấp nhận được.
Vì vậy, tôi tha thiết kêu gọi các vị Đại biểu Quốc hội, với trọng trách của mình trước Tổ quốc và nhân dân, yêu cầu các cơ quan hữu quan ở Việt Nam phải giải quyết vụ tố cáo đặc biệt nghiêm trọng này, nhất là trong bối cảnh Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN khoá XI đang chuẩn bị giới thiệu nhân sự cho Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị và Ban Bí thư khoá tới.
Nếu tôi tố cáo sai thì phải xử lý tôi về tội vu khống, bảo vệ uy tín và sự trong sạch cho những người bị vu khống, để nhân dân khỏi hoang mang, nghi ngờ những người đã và đang chèo lài con thuyền đất nước, nắm giữ vận mệnh của cả một dân tộc 90 triệu dân.
Nếu tôi tố cáo đúng thì phải xử lý những người bị tố cáo, để trước hết là cứu nước nhà khỏi âm mưu thôn tính của Trung Quốc, bởi trong câu chuyện tố cáo của chúng tôi, PTT Hoàng Trung Hải là người gốc Tàu, đã gài bẫy và khống chế được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, [nguyên] TBT Nông Đức Mạnh và một số vị lãnh đạo cao cấp khác, buộc họ đặt ông ta vào chiếc ghế quan trọng thứ hai trong chính phủ là Phó Thủ tướng phụ trách kinh tế, gây ra không biết bao nhiêu thảm hoạ về kinh tế - xã hội lẫn an ninh - quốc phòng cho Việt Nam.
Việc loại bỏ những nhân vật đã bị ông Hoàng Trung Hải và Bắc Kinh khống chế và thao túng là điều kiện tiên quyết để Việt Nam “thoát Trung”, mở đường cho công cuộc canh tân đất nước.
Nếu muốn cho rằng tôi bị tâm thần để bác bỏ vụ tố cáo thì phải tiến hành giám định pháp y tâm thần độc lập để kết luận, chứ dứt khoát không được chà đạp lên pháp luật, sử dụng đám côn đồ đội lốt công an bắt cóc rồi cưỡng chế tôi vào trại tâm thần như hồi đầu năm 2013, khiến dư luận trong và ngoài nước, các tổ chức nhân quyền quốc tế và đặc biệt là Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ phải gay gắt lên án.
Kính chúc quý vị luôn dồi dào sức khoẻ và hoàn thành tốt sứ mạng cao cả mà cử tri và nhân dân đã tin tưởng giao phó.
Trân trọng cám ơn quý vị.
Hà Nội, ngày 18.10.2015
Lê Anh Hùng

_______
Ghi chú:
  1. Blog cá nhân của tôi nằm ở địa chỉ: www.leanhhung.com. (Lưu ý: Hai blog ở địa chỉ www.leanhhung.orgwww.leanhhung.net đều là blog giả mạo – người ta đã mua 2 tền miền để lập blog giả mạo Lê Anh Hùng.)
    Email cũ của tôi là lehunglpa@gmail.comđã bị hacker “bí ẩn” chiếm mật khẩu hôm 9.7.2015, và vì đây là email quản trị cả tên miền www.leanhhung.com lẫn tài khoản Facebook www.facebook.com/lehunglpanên chúng đã kiểm soát blog và trang Facebook của tôi. Sau đó, tôi đã lập lại blog mới từ dữ liệu blog đã lưu trữ, lấy lại quyền quản trị tên miền www.leanhhung.com bằng cách đề nghị công ty P.A Vietnam, nơi tôi đăng ký mua tên miền, thay email quản trị đã bị cướp bằng email leanhhung2020@gmail.com. Gần đây tôi đã lấy lại được tài khoản Facebook www.facebook.com/lehunglpa, còn tài khoản lehunglpa@gmail.com thì không lấy lại được do hacker cài đặt chế độ bảo mật 2 lớp.
  2. Hai tác phẩm học thuật do tôi dịch là: (i) “Friedrich Hayek – Cuộc đời và tư tưởng” do NXB Tri Thức ấn hành năm 2007 & (ii) “Kinh tế học thể chể: Trật tự xã hội và chính sách công” do tôi công bố trên mạng năm 2011 (NXB Tri Thức ký hợp đồng dịch thuật với tôi nhưng không xuất bản được vì vụ tố cáo).
  3. Các bài viết của tôi trên trang Bauxite Việt Nam, diễn đàn của giới trí thức phản tỉnh trong nước, nằm ở đây;
  4. Các bài dịch thuật của tôi ở đây;
  5. Các bài viết của tôi trên trang mạng của Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) nằm ở địa chỉ http://www.voatiengviet.com/author/23311.html.
    Một số những bài viết của tôi trên VOA là nhằm cung cấp dữ liệu khách quan để chứng minh rằng PTT Hoàng Trung Hải là Hán tặc cướp nước và những kẻ bị ông ta khống chế và thao túng như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hay TBT Nông Đức Mạnh là Việt gian bán nước. Đó là thực trạng nền kinh tế ngày càng lệ thuộc nặng nề vào Trung Quốc, 90% các dự án hạ tầng trọng điểm quốc gia rơi vào tay nhà Trung Quốc, Trung Quốc lần lượt kiểm soát được các vị trí xung yếu về an ninh - quốc phòng trên cả nước, v.v.
  6. Kính mong quý vị chuyển bức thư này cho những người có trách nhiệm như Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban Bí thư, thành viên Chính phủ, thành viên Mặt trận TQVN, Uỷ viên TW Đảng, sỹ quan quân đội, sỹ quan công an, nhân sỹ, trí thức, những người có tiếng nói trong xã hội… và đặc biệt là các vị Đại biểu Quốc hội trong thời gian họ tập trung về Hà Nội dự kỳ họp thứ 10 Quốc hội khoá XIII, đồng thời phổ biến rộng rãi bức thư, hầu mong tạo áp lực dư luận các cơ quan hữu quan ở Việt Nam phải giải quyết vụ việc.

<><><> 

Bức thư này đã được gửi qua đường Internet vào ngày 18.10.2015 tới các địa chỉ email dưới đây:


Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam <webmaster@qh.gov.vn>; Cổng Thông tin Điện tử Chính phủ <thucongdan@chinhphu.vn>; Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam    <mttqvn@mattran.org.vn>; Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao <webmaster@vks.gov.vn>; Toà án Nhân dân Tối cao <tatc@toaan.gov.vn>; Hộp thư Tố giác Tội phạm - Bộ Công An    <togiactoipham@canhsat.vn>; Bộ Quốc phòng <info@mod.gov.vn>; Đài Truyền Hình Việt Nam  <thoisuvtv@vtv.vn>; Đài Tiếng Nói Việt Nam <toasoan@vovnews.vn>; Báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam    <dangcongsan@cpv.org.vn>; Báo Nhân Dân <nhandandientu@nhandan.org.vn>; Báo Quân Đội Nhân Dân <dientubqd@gmail.com>; Báo Thanh Tra <thanhtradientu@thanhtra.com.vn>; Tạp chí Tuyên Giáo – Ban Tuyên giáo TW <tctg@tuyengiao.vn>; Ban Thi đua Khen thưởng Trung ương    <thiduakt@thiduakhenthuongvn.org.vn>; Cục Kinh tế - Bộ Quốc phòng <xttm@ckt.gov.vn>; Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam  <webhoilhpnvn@yahoo.com>; Liên hiệp các Hội Khoa học & Kỹ thuật Việt Nam <thongtin@vusta.vn>; Hội Nông Dân Việt Nam <tonghophnd@gmail.com>; Hội Nhà báo Việt Nam <hnbvietnam@gmail.com>; Hội Nhà văn Việt Nam <vanvn.net@gmail.com>; Hội Sinh viên Việt Nam <vanphonghsvvn@gmail.com>; Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam <vnf-unesco@fpt.vn>; Thành Đoàn Hà Nội  <hanoituoitre@gmail.com>; Ban Thư ký - Thông Tấn Xã Việt Nam    <btk@vnanet.vn>; Báo Bảo Vệ Pháp Luật - Viện KSND Tối cao <baovephapluat_vksndtc@yahoo.com>; Báo Công Lý - Toà án ND Tối cao    <baocongly@fpt.vn>; Báo Công An Nhân Dân  <candonline@gmail.com>; Báo An Ninh Thủ Đô <antdonline@anninhthudo.vn>; Báo Biên Phòng    <banthukybaobp@gmail.com>; Báo Đại Đoàn Kết <toasoan@baodaidoanket.com.vn>; Báo Cựu Chiến Binh Việt Nam    <ccbvietnamdientu@gmail.com>; Báo Hà Nội Mới <webmaster@hanoimoi.com.vn>; Báo Sài Gòn Giải Phóng <sggponline@sggp.org.vn>; Báo Tuổi Trẻ    <toasoan@tuoitre.com.vn>; Báo Tiền Phong <online@baotienphong.com.vn>; Tạp chí Quản Lý Nhà Nước    <tcquanlynn@yahoo.com.vn>; Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp – Văn phòng QH <nclp@qh.gov.vn>; Tạp chí Nhà Văn <tapchinhavanhnv@gmail.com>; Tạp chí Quốc phòng Toàn dân <quocphongtoandan@viettel.vn>; Báo Công An Đà Nẵng <baocadn@gmail.com>; Thời báo Kinh Tế Việt Nam <vneconomy.vn@gmail.com>; Thời báo Kinh Tế Sài Gòn  <phathanh@thesaigontimes.vn>; Báo Công Thương <congthuongonline@gmail.com>; Báo Đầu Tư <baodautu.vn@gmail.com>; Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp <baodientu@dddn.com.vn>; Báo Đất Việt <datviet108@gmail.com>; Báo điện tử Vietnamnet    <tuanvietnam@vietnamnet.vn>; Báo điện tử VnExpress    <webmaster@VnExpress.net>; Báo điện tử Dân Trí <info@dantri.com.vn>; Báo Giao Thông Vận Tải <bandoc@baogiaothong.vn>; Báo Giáo Dục & Thời Đại    <gdtddientu@gmail.com>; Báo Phụ Nữ Tp HCM <toasoan@baophunu.org.vn>; Báo Du Lịch <baodulichdientu@gmail.com>; Báo Kiến thức <tkts@kienthuc.net.vn>; Báo Kinh Tế Nông Thôn <hungktnt@gmail.com>; Báo Lao Động <toasoan@laodong.com.vn>; Báo Người Lao Động <online@nld.com.vn>; Báo Nông Nghiệp Việt Nam <baonnvn@hn.vnn.vn>; Báo Nông Thôn Ngày Nay <thoisu@danviet.vn>; Báo Pháp Luật Tp HCM  <baophapluat@phapluattp.vn>; Báo Sài Gòn Tiếp Thị <info@saigontiepthi.vn>; Báo Thể Thao & Văn Hoá <ttvhonline@thethaovanhoa.vn>; Báo Thế Giới & Việt Nam    <webmaster@tgvn.com.vn>; Báo Tin Tức <toasoantintuc@gmail.com>; Báo Văn Hoá    <baovanhoa@fpt.vn>; Báo Tài nguyên & Môi trường <baotainguyenmoitruong@gmail.com>; Báo Thể Thao Tp HCM    <toasoan@thethaohcm.com.vn>; Báo Công An Nghệ An    <baocana@gmail.com>; Tạp chí Phong Cách Việt <phongcachviet@inbox.com>; Tạp chí Xưa & Nay    <Tapchixuavanay@yahoo.com>; Báo Ảnh Việt Nam <vietnamvnp@gmail.com>; Báo Vietnamnews <vnnews@vnagency.com.vn>; Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam <hoi-nhabao-doclap@googlegroups.com>;  Đài VOA <VOAbanlambao@gmail.com>; Báo Việt ngữ - Đài BBC    <vietnamese@bbc.co.uk>; Đài Á Châu Tự Do <vietweb@rfa.org>; Nhóm nữ nghị sỹ Việt Nam <nnsvn@qh.gov.vn>; Trang mạng Bauxite Vietnam <bauxitevn@gmail.com>; Blog Nguyễn Tường Thuỵ <tuongthuy52@gmail.com>; blog Nguyễn Xuân Diện <xuandienhannom@gmail.com>; Thông Luận <info@ethongluan.org>; Blog Anh Ba Sàm <BTVBlogBaSam@gmail.com>; VANGANH.INFO <vanganh.contact@gmail.com>; Dân Làm Báo <lienlacdanlambao@gmail.com>; Radio Chân Trời Mới <lienlac@radiochantroimoi.com>; Chương trình Từ Cánh Đồng Mây <theheviet@verizon.net>; Đàn Chim Việt <bbt.danchimviet@gmail.com>; Quan Làm Báo <vualambao@gmail.com>; Báo Người Việt <news@nguoi-viet.com>; ĐBQH - nhà sử học Dương Trung Quốc <quocxuanay@yahoo.com>; Đại biểu QH Trần Hoàng Ngân <ngannh@ueh.edu.vn>; Đại biểu QH Trương Trọng Nghĩa <nghia.truong@ykvn-law.com>; GS Chu Hảo <haochu2008@gmail.com>; TS Lê Đăng Doanh <ledangdoanh@gmail.com>; Ông Vũ Quốc Tuấn <tuanvuquoc@gmail.com>; nhà báo Trần Đăng Tuấn <trandangtuanvfc@yahoo.com>; Ông Nguyễn Trung <nguyentrungvt@gmail.com>, Ông Bùi Đức Lại <buiduclai@yahoo.com.vn>; Bà Phạm Chi Lan <phamchilan@gmail.com>; VDK LAW OFFICE <vdklawyer@rogers.com>; Nhà báo Tống Văn Công <vcongtong@gmail.com>, Thiếu tướng Lê Văn Cương <tuanla295@gmail.com>, GS Tương Lai <tnglai@gmail.com>; GS Đặng Vũ Minh <gsdangvuminh@yahoo.com.vn>; Diễn đàn Lý luận Phát triển <nguyenvikhai@gmail.com>

Monday, October 19, 2015

Hoa Kỳ tuần tra Biển Đông: Trung Quốc sẽ phản ứng thế nào?

Lê Anh Hùng dịch


Thông tin vừa mới được tiết lộ tuần trước rằng Lầu Năm Góc đã báo cho các đồng minh Châu Á là Hải quân Hoa Kỳ sẽ sớm tiến hành hoạt động tuần tra vì tự do hàng hải ở Biển Đông đã gia tăng căng thẳng trên vùng biển tranh chấp nóng bỏng nhất thế giới. Dự kiến sẽ diễn ra trong vài ngày tới, lần đầu tiên kể từ năm 2012, các tàu hải quân Hoa Kỳ sẽ tuần tra bên trong ranh giới 12 hải lý của ít nhất một trong những hòn đảo gây tranh cãi của Trung Quốc trên Biển Đông.
Trung Quốc đã phản ứng trước thông tin về hoạt động tuần tra sắp tới bằng cách tuyên bố họ sẽ “không cho phép bất cứ quốc gia nào xâm phạm vùng biển và vùng trời chủ quyền của Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa dưới danh nghĩa ‘bảo vệ quyền tự do hàng hải và hàng không.’” Tuy nhiên, thứ Ba tuần trước, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Ash Carter đã củng cố lập trường cứng rắn hơn của Hoa Kỳ trong khu vực, với tuyên bố rằng Hoa Kỳ “sẽ điều tàu thuyền, máy bay và hoạt động ở bất cứ đâu mà luật pháp quốc tế cho phép, như chúng tôi vẫn thực hiện trên khắp thế giới, và Biển Đông không phải và sẽ không phải là một ngoại lệ”.

Quả thực, Biển Đông không nên là một ngoại lệ. Hoạt động tuần tra vì tự do hàng hải trên Biển Đông là hoàn toàn hợp pháp theo Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS). Điều này được Hoa Kỳ và một số đối tác coi là ngày càng cần thiết nhằm gửi một thông điệp mạnh mẽ đến Bắc Kinh rằng Hoa Kỳ – và suy rộng ra là phần còn lại của khu vực – sẽ không chấp nhận việc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đơn phương đối với Biển Đông, áp đặt tuyên bố chủ quyền một cách hiếu chiến và quân sự hoá các hòn đảo.
Tuy nhiên, hoạt động tuần tra tự do hàng hải cộng với những lời lẽ ngày càng cứng rắn hơn của Mỹ lại đặt Bắc Kinh vào thế “tiến thoái lưỡng nan”. Nếu Hoa Kỳ thực sự tiến hành các cuộc tuần tra, Bắc Kinh sẽ buộc phải vạch ra một lộ trình khó khăn giữa một phản ứng chừng mực, để không làm gia tăng căng thẳng nguy hiểm giữa hai cường quốc, và một phản ứng không tỏ ra yếu đuối trước một công chúng đang ngày càng trở nên dân tộc chủ nghĩa ở Trung Quốc.
Ảnh hưởng của chủ nghĩa dân tộc trong quảng đại quần chúng đối với ban lãnh đạo Trung Quốc là điều mà Hoa Kỳ nên cân nhắc để xem xét hệ luỵ từ những lời lẽ cứng rắn hơn về Biển Đông. Kể từ năm 1989, để củng cố tính chính danh trong nước, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã dựa vào hai trụ cột song sinh là tăng trưởng kinh tế và chủ nghĩa dân tộc, được khơi dậy bởi việc thận trọng xây dựng một chiến dịch giáo dục lòng yêu nước rộng rãi. Đảng CSTQ đã tích cực thúc đẩy một cuộc hội luận dân tộc chủ nghĩa, trong đó người ta đặt nền văn minh lâu đời và đáng tự hào của Trung Quốc bên cạnh những trải nghiệm đáng hổ thẹn dưới bàn tay các cường quốc thuộc địa trong “thế kỷ ô nhục”. Trên hết, Đảng CSTQ nhấn mạnh vai trò của Đảng trong thành công kinh tế và sự phục hồi vị thế quốc gia suốt 30 năm qua; họ đã thành công trong việc xác định cho mình vị thế người duy trì sự toàn vẹn lãnh thổ, người bảo vệ chủ quyền và người đấu tranh nhiệt thành cho lợi ích cốt lõi của Trung Quốc.
Khi người dân Trung Quốc ngày càng tỏ thái độ dân tộc chủ nghĩa đối với vấn đề Biển Đông, bất kỳ hành động “cứng rắn” nào của Mỹ trong khu vực cũng đều khả dĩ gây ra phản ứng mạnh mẽ ở Trung Quốc. Trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế đang chậm lại, hay đối mặt với “tình trạng bình thường mới” (new normal) ở Trung Quốc, Đảng CSTQ không thể chấp nhận được việc bị coi là yếu đuối trước bất kỳ hành vi thiếu tôn trọng chủ quyền lãnh thổ nào từ phía Mỹ. Điều này có thể khiến Đảng CSTQ phản ứng cứng rắn như một nỗ lực hòng xoa dịu cơn giận dữ trong nước. Đây sẽ không phải là lần đầu tiên ban lãnh đạo Trung Quốc thay đổi phản ứng chừng mực ban đầu trước những sự cố tương tự nhằm nỗ lực xoa dịu thái độ bất bình của dân chúng. Vụ máy bay do thám EP-3 của Mỹ năm 2001, vụ khoáng sản đất hiếm Senkaku/Điếu Ngư năm 2010 và những căng thẳng leo thang xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư năm 2012 đều là những ví dụ mà người ta dễ nhận thấy. Bất chấp trò thách đố cổ điển đang diễn ra trên Biển Đông, một phản ứng leo thang trước hoạt động tuần tra của Mỹ chắc chắn không nằm trong lợi ích chiến lược của Trung Quốc, ngay cả khi điều đó củng cố tính chính danh trong nước.
Câu châm ngôn của Nicholas Kristof rằng chủ nghĩa dân tộc là một “lực lượng đặc biệt lý thú ở Trung Quốc nếu xét cả tiềm năng trao cho chính phủ tính chính danh lẫn tiềm năng tước đi tính chính danh đó” thích hợp với hoàn cảnh này.
Người ta lập luận đâu đó rằng những nỗ lực quyết đoán của Mỹ sẽ không giải quyết được thách thức Biển Đông. Đúng vậy – tất cả những ngôn từ khiêu khích từ phía Mỹ sẽ kích thích thêm những căng thẳng trong nước mà Đảng CSTQ không thể phớt lờ. Điều này không phải là muốn nói rằng Hoa Kỳ nên ngưng các hoạt động tự do hàng hải. Chắc chắn là Hoa Kỳ cần phải tiến hành hoạt động tuần tra, nhưng nên đảo chiều ngôn ngữ và trung thành với việc nhấn mạnh hoạt động tuần tra là một hoạt động “thường lệ” và phù hợp với luật hàng hải quốc tế. Hoa Kỳ cũng cần giới hạn hoạt động tuần tra quanh những hòn đảo vốn là đảo chìm trước khi Trung Quốc tiến hành hoạt động bồi đắp đại quy mô, chẳng hạn như Đá Vành Khăn (Mischief Reef), nhằm tránh gia tăng căng thẳng ở Trung Quốc xung quanh vấn đề chủ quyền lãnh thổ.
Những bước đi này sẽ là một bước dài trong việc làm dịu một phần, nhưng chắc chắn không phải toàn bộ, sức nóng của những căng thẳng trên Biển Đông và tránh đẩy Bắc Kinh vào một tình thế không đem lại lợi ích cho cả Bắc Kinh lẫn Washington.

Sunday, October 18, 2015

Công an nhân dân hay lưu manh mặc quân phục?

Lê Anh Hùng | VOA | 18.10.2015



Cảnh sát canh gác trước Toà án Nhân dân TP HCM.
Sáng 13.10, tôi nhận được cuộc điện thoại của một người tự xưng là cán bộ Phòng Quản lý Xuất nhập cảnh - Công an Hà Nội. Anh ta nói là đã gửi giấy mời cho tôi đến địa chỉ thường trú của tôi và hỏi tôi đã nhận được chưa. Tôi nói, đó là nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, còn địa chỉ nơi ở thì tôi đã ghi rõ trên phong bì đựng đơn khiếu nại rồi.
Anh ta mời tôi 2h chiều ngày 15.10 đến làm việc về việc tôi bị cấm xuất cảnh và tước đoạt hộ chiếu tại sân bay Nội Bài vào ngày 7.5.2015, theo nội dung của đơn khiếu nại mà tôi đã gửi tới Bộ trưởng Công an, Phòng PA67 Công an Hà Nội và Đồn Công an Cửa khẩu Sân bay Nội Bài ngày 20.8.2015.

Tiếp tôi tại Phòng Quản lý Xuất nhập cảnh là trung tá Nguyễn Trường Giang, người đã gọi điện thoại cho tôi, và trung tá Hoàng Anh Tuấn.
Trung tá Giang chủ trì cuộc làm việc. Anh ta nói qua lý do mời tôi đến làm việc. Tôi phản đối việc họ cấm xuất cảnh đối với tôi, vì theo mục (d) khoản 1 Điều 22 Nghị định 136/2007/NĐ-CP thì “Bộ trưởng Bộ Công an quyết định chưa cho xuất cảnh đối với những người nêu tại khoản 6 Điều 21 Nghị định này” nên việc Đồn Công an Cửa khẩu Sân bay Nội Bài cấm tôi xuất cảnh chỉ với lý do “theo đề nghị của Phòng PA67 Công an Hà Nội” là hoàn toàn trái pháp luật. Họ chỉ phân bua rằng cái này là do trên Bộ Công an đề nghị xuống, họ chỉ chấp hành.
Tôi phản đối việc họ cướp đoạt hộ chiếu của tôi hôm 7.5, vì họ tước đoạt hộ chiếu của tôi nhưng lại không chịu lập biên bản theo yêu cầu của tôi. Họ nói đó không phải là cướp đoạt mà là “thu giữ” (!).
Tôi yêu cầu họ giải thích vì sao tôi lại có tên trong danh sách không được xuất cảnh “vì lý do bảo vệ an ninh quốc gia”, như khoản 6 Điều 21 Nghị định 136/2007/NĐ-CP quy định. Đây là điều khoản mà Đồn Công an Cửa khẩu Sân bay Nội Bài đã viện dẫn như cái cớ để không cho tôi xuất cảnh. Và tôi gây nguy hại cho “an ninh quốc gia” như thế nào? Viên trung tá Nguyễn Trường Giang lại giải thích: “Những chuyện này trên Bộ người ta quyết định, chúng tôi chỉ là cấp thừa hành nên không biết.”
Cuối cùng, họ dẫn Điều 24 của Nghị định 136 – “Người thuộc diện nêu tại Điều 21 và Điều 23 Nghị định này chưa được cấp giấy tờ có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh Việt Nam. Trường hợp đã cấp thì Cục Quản lý Xuất nhập cảnh - Bộ Công an thực hiện việc huỷ giá trị sử dụng giấy tờ đó.” – để thông báo với tôi rằng hộ chiếu của tôi sẽ bị tiêu huỷ.
Họ lập biên bản với những nội dung như trên. Viên trung tá Nguyễn Trường Giang đọc biên bản, ký vào bên dưới rồi yêu cầu tôi ký. Tôi yêu cầu anh ta lập thêm một bản nữa để tôi giữ, nhưng anh ta nói tôi ký xong họ sẽ photo và giao cho tôi một bản.
Tôi ghi vào dưới biên bản: “Tôi phản đối việc cấm xuất cảnh và thu giữ hộ chiếu của tôi. Tôi yêu cầu làm rõ việc tôi bị đưa vào danh sách cấm xuất cảnh “vì lý do bảo vệ an ninh quốc gia’ và trả lại hộ chiếu cho tôi.” Tôi ký xong, đưa lại cho trung tá Giang và đề nghị anh ta photo cho tôi một bản. Tuy nhiên, thái độ của anh ta lại khiến tôi hết sức bất ngờ. Anh ta điềm nhiên xếp tờ biên bản vào cặp rồi nói: “Chúng tôi sẽ gửi cho anh theo địa chỉ của anh sau” (!!!).  
Quá bức xúc, tôi nói thằng vào mặt hai viên sỹ quan an ninh: “Đây là hành động lừa đảo của những tên lưu manh.” Với vẻ mặt lạnh tanh, hai viên sỹ quan nói nhát gừng rằng họ đang bận, rằng họ sẽ gửi cho tôi qua đường bưu điện…
<> 
Ngày công an Hà Nội mời tôi đến “làm việc” cũng là ngày trang mạng của Đài Tiếng nói Hoa Kỳ đăng bài viết mới nhất của tôi – “Hà Tĩnh trước làn sóng ‘Hán hoá’ mới”. Trước đó, tôi đã viết rất nhiều bài báo để đánh động dư luận về hiểm hoạ Trung Quốc ở Quảng Trị, ở Thừa Thiên - Huế, ở Hải Vân, ở Đà Nẵng, ở Bình Thuận, ở Lào Cai, ở Quảng Ninh, ở Hà Nội, ở trong bộ máy điều hành chính phủ… và trên hết là vạch trần những tội ác khủng khiếp của bè lũ cướp nước và bán nước do PTT gốc Tàu Hoàng Trung Hải đứng đầu.
Lẽ ra lực lượng công an nói chung cũng như những Nguyễn Trường Giang hay Hoàng Anh Tuấn kia nói riêng phải bảo vệ tôi mới đúng, bởi tôi đang phải làm thay nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia của họ. Nhưng không, hết tống tôi vào trại giam họ lại nhốt tôi vô trại tâm thần; hết đưa tôi vào danh sách cấm xuất cảnh “vì lý do an ninh quốc gia” họ lại giở trò lưu manh với tôi ngay giữa chốn công đường.
Rời khỏi trụ sở Phòng Quản lý XNC, nỗi bức xúc trong tôi dần lắng xuống, nhường chỗ cho một nỗi buồn thương man mác cứ mỗi lúc một xâm chiếm tâm hồn.
Tôi không buồn cho tôi, bởi cho dù bao phen bầm dập, tan nát cả nhà cửa lẫn hạnh phúc gia đình trong cuộc chiến vô cùng gian nan và nguy hiểm vì tương lai giống nòi, tôi vẫn còn may mắn giữ được mạng sống, chứ chưa đến nỗi chết không toàn thây trong tay đám hung thần “công an nhân dân” như bao người khác, mà em Đỗ Đăng Dư 17 tuổi mới đây là một ví dụ.
Tôi chỉ buồn cho đất nước tôi. Tôi chỉ thương nhân dân tôi.
* Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Lê Anh Hùng là một blogger tự do trẻ trong nước tranh đấu cho tự do, dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam.



Nguồn: VOA

Wednesday, October 14, 2015

Hà Tĩnh trước làn sóng ‘Hán hoá’ mới

Lê Anh Hùng | VOA| 14.10.2015




Đại dự án – đại âu lo và bức xúc
Chúng tôi đến Kỳ Anh – Hà Tĩnh vào một ngày thượng tuần tháng 10. Đây là vùng đất mà suốt mấy năm nay đã khiến bất cứ ai quan tâm đến vận mệnh nước nhà cũng đều dõi theo với một tâm trạng vừa âu lo vừa bức xúc.
Âu lo vì cả một vùng lãnh thổ và lãnh hải bao lao, rộng bằng 1,2 lần diện tích Macao, ở một vị trí cực kỳ xung yếu, lại được người ta giao cho một tập đoàn của Đài Loan – Trung Quốc một cách rất chi là… vô tư và chóng vánh: chỉ trong vòng 4 tháng rưỡi, kể cả thời gian nghỉ Tết Nguyên đán, người ta đã hoàn tất toàn bộ mọi thủ tục để cho một đại dự án vô cùng nhạy cảm lên tới hàng chục tỷ USD ra đời, từ tờ trình của UBND tỉnh Hà Tĩnh xin chính phủ cho phép thực hiện dự án, ngày 16.1.2008, cho đến 2 văn bản do Phó Thủ tướng gốc Tàu Hoàng Trung Hải thay mặt Thủ tướng ký (i) chấp thuận chủ trương đầu tư ngày 4.3.2008, và (ii) phê duyệt dự án ngày 6.6.2008.

Bức xúc vì bất chấp những cảnh báo đầy tâm huyết của vô số nhân sỹ, trí thức, chuyên gia quân sự trong và ngoài nước, cả chính phủ trung ương lẫn chính quyền địa phương đều không chỉ phớt lờ mà còn dành cho Formosa Hà Tĩnh những ưu đãi “vô tiền khoáng hậu”.
Ám ảnh nhượng địa
Ấn tượng đầu tiên đầu tiên đập vào mắt chúng tôi khi đến Kỳ Anh là những biển hiệu bằng tiếng Trung Quốc xuất hiện nhan nhản khắp nơi, cứ như thể mình vừa lạc vào một “nước lạ” vậy.




Và những điều mắt thấy tai nghe
Qua câu chuyện với những người dân địa phương, chúng tôi biết thêm nhiều thông tin về Formosa mà phải đến đây thì mới thực sự được “mắt thấy tai nghe”, đặc biệt là về việc tập đoàn này sắp triển khai dự án lọc hoá dầu lên tới 12 tỷ USD.
Anh S., một lái xe hợp đồng chở rác bằng xe tải nhẹ từ trong khu vực dự án Formosa ra ngoài bãi rác, cho chúng tôi biết là cả con người lẫn phương tiện ra vào Formosa đều chịu sự kiểm soát hết sức gắt gao. Người có thẻ của người, xe có thẻ của xe. Mỗi lần vào chở rác, xe của anh phải đi qua 4 cửa kiểm soát; cả người lẫn xe đều bị kiểm tra.
Buổi sáng, anh đến cổng Formosa lúc 7h15 nhưng phải tới 8h15, anh mới đến được nơi cần đến là bãi rác công trường. Lúc đi ra thì lại còn nhiêu khê hơn, bởi người ta còn phải kiểm tra, cân đo đong đếm lượng rác trên xe. Thành ra, mỗi buổi anh chỉ chở được đúng một chuyến; cả ngày là hai chuyến. Năng suất vận chuyển chỉ bằng ¼ so với bình thường.
Trong công trường, có những khu vực mà ở đó công nhân Việt Nam và công nhân Trung Quốc làm việc cùng nhau. Nhưng cũng có những khu chỉ cán bộ và công nhân Trung Quốc làm việc; người Việt Nam không được phép bén mảng tới. An ninh được thắt chặt còn hơn cả khu quân sự đặc biệt, như thể đây là một quốc gia biệt lập ngay trong lãnh thổ Việt Nam vậy.
Với sự che chắn của cả chính phủ lẫn lãnh đạo Hà Tĩnh, Formosa chẳng coi các cơ quan chức năng địa phương ra gì; ưng thì họ cho vào, không ưng thì miễn. Các nhà báo thì hầu như không có cơ may lọt vào đây, trừ khi tháp tùng lãnh đạo cấp cao, và cũng chỉ được phép đến những nơi mà người ta đã “lên chương trình”.
Anh K., một người bán vật liệu bên ngoài dự án Formosa thì kể: Formosa cho tàu chở hàng ngàn công nhân từ Trung Quốc sang. Phần lớn số đó là phạm nhân, chẳng có lấy một mảnh giấy tuỳ thân. Không một cơ quan chức năng nào của Việt Nam kiểm tra, kiểm soát họ đến nơi đến chốn. Số người Trung Quốc bị đánh chết trong vụ bạo động ở Vũng Áng ngày 14.5.2014 lên đến hàng trăm người, chứ không phải chỉ 4 người như phía Trung Quốc và nhà chức trách Việt Nam thông báo. Một phần là do người ta muốn giảm mức độ nghiêm trọng của vụ việc, nhưng quan trọng hơn là vì hầu hết số người chết đều không có giấy tờ tuỳ thân.
Chỉ riêng việc Formosa đưa hàng ngàn phạm nhân từ Trung Quốc sang Việt Nam cũng đã cho thấy sự quan tâm hết sức đặc biệt mà nhà cầm quyền Bắc Kinh dành cho dự án này.
Ông L., thủ từ một ngôi đền trong khu vực thì kể, những người làm việc trong công trường cho ông biết, Formosa thiết kế những đường hầm rất lớn thông ra biển, chẳng hiểu để làm gì, rồi những khu nhà đúc toàn bằng bê tông cốt thép cực kỳ kiên cố nữa. Với những đường hầm khổng lồ thông ra biển, chỉ có Trời mới biết người Trung Quốc sẽ đưa gì từ ngoài “lãnh hải” của họ vào trong “lãnh thổ” của họ. 
Cảng nước sâu Sơn Dương, 1 trong 4 tử huyệt của VN trên Biển Đông, cùng
vùng biển bao la kéo dài 5km, đã thuộc quyền kiểm soát của người TQ trong
 ít nhất 70 năm. Với những đường hầm khổng lồ thông ra biển, chỉ có Trời
mới biết người TQ sẽ đưa gì từ “lãnh hải” của họ vào “lãnh thổ” của họ.
Cùng với sự đổ bộ nhanh chóng của hàng ngàn người Trung Quốc là sự bùng phát của các tệ nạn xã hội như xì ke ma tuý, mại dâm, thế giới ngầm, v.v. Đã xẩy ra các vụ loạn đả dẫn đến chết người giữa các băng nhóm xã hội đen, đặc biệt là giữa các băng Hải Phòng và các băng Hà Tĩnh, để tranh giành lãnh địa.
Tình hình trật tự trị an xã hội diễn biến theo chiều hướng xấu. Ngay cả đền thờ, miếu mạo cũng trở thành đối tượng của trộm cắp, mà bản thân chúng tôi cũng “may mắn” được chứng kiến một vụ trộm ở đền thờ Formosa. Tình trạng đàn ông Trung Quốc lấy vợ Việt Nam ở địa phương vẫn âm thầm diễn ra và rất khó kiểm soát.
Người dân địa phương bức xúc vì bị đuổi ra khỏi quê cha đất tổ, để đến “tái định cư” ở những nơi xa lạ, vô kế sinh nhai, vì mức độ “Hán hoá” ngày càng nặng nề, vì tình hình tệ nạn xã hội và an ninh trật tự ngày một xấu, vì tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng tăng, v.v. Thế nên họ lại càng tỏ ra hết sức quan ngại, bất an trước thông tin Formosa sắp sửa triển khai dự án lọc hoá dầu lên tới 12 tỷ USD, một dự án vốn không nằm trong kế hoạch đầu tư ban đầu của Formosa cũng như quy hoạch nhà máy lọc dầu của chính phủ Việt Nam.

“Tiểu quốc” Formosa của Đại Hán – nơi vừa quyết liệt thể hiện tinh thần “độc lập” khi ban hành
luật lệ phạt tiền các phương tiện vượt đèn đỏ hay chạy quá tốc độ trong “lãnh thổ” của mình
Ông M., một nhà giáo về hưu, không giấu nổi ưu tư và bức xúc khi trò chuyện với chúng tôi: “Đành rằng Formosa đầu tư vào đây sẽ thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển, nhưng kéo theo đó là vô số hệ luỵ khó lường, đặc biệt là về an ninh – quốc phòng. Người dân chúng tôi cảm thấy rất đau đớn khi phải nhường đất đai của tổ tông cho người Trung Quốc – những cư dân xa lạ, xấu tính đang kéo đến ngày một đông và nghênh ngang như thể đây là giang sơn ngàn đời của họ.”
“Việc nâng cấp Đồn Biên phòng Cửa khẩu Cảng Vũng Áng thành Ban Chỉ huy Biên phòng Cửa khẩu Cảng Vũng Áng - Sơn Dương và điều động thêm nhiều công an, bộ đội biên phòng về Kỳ Anh tuy ngốn rất nhiều ngân sách nhưng vẫn chỉ là một giải pháp tâm lý nhiều hơn là thực chất. Nó mới chỉ phần nào giúp giải quyết vấn đề ở phần ngọn, chứ không phải là một biện pháp hữu hiệu và càng không phải là giải pháp rốt ráo giúp loại trừ hiểm hoạ Formosa, nhất là khi người Trung Quốc thì xưa nay vẫn ‘thâm như Tàu’.”  
“Thật khó hiểu khi chính phủ không chỉ giao cả một vùng lãnh thổ bao la ở nơi hiểm yếu này cho người Trung Quốc, mà còn dành cho họ vô số ưu đãi. Mà nào đã hết đâu, trong chuyến thăm Formosa Hà Tĩnh cách đây vài tuần, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thậm chí còn khẳng định sự ủng hộ của chính phủ Việt Nam đối với việc tập đoàn này sắp sửa xây dựng một nhà máy lọc hoá dầu trị giá tới 12 tỷ USD. Mới một dự án luyện cán thép mà Kỳ Anh – Hà Tĩnh đã bị ‘Hán hoá’ đến thế này. Rồi đây, với dự án lọc hoá dầu kia nữa, liệu vùng đất này còn gì là của người Việt Nam?”
Những gì đang diễn ra ở Kỳ Anh – Hà Tĩnh, cũng như ở bất cứ đâu có các “dự án kinh tế” hay hoạt động mua bán của người Trung Quốc trên dải đất mà họ vẫn nuôi dã tâm thôn tính cùng lời nguyền “Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt” suốt hàng ngàn năm nay, khiến người ta không khỏi liên tưởng đến câu chuyện ngụ ngôn về chú ếch trong tình cảnh bị luộc một cách từ từ và khó nhận biết.
Ban đầu, chú ta chỉ cảm thấy ấm áp, thậm chí còn lâng lâng, khoan khoái. Cho đến khi chú nhận ra mình sắp chín đến nơi rồi thì điều duy nhất mà chú có thể làm được là… ngáp.
*Ảnh trong bài: Lê Anh Hùng

*Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ

Lê Anh Hùng là một blogger tự do trẻ trong nước tranh đấu cho tự do, dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam.


Nguồn:VOA

Tuesday, October 13, 2015

Washington Post: Hoa Kỳ tuần tra đảo – phép thử cho cam kết của Trung Quốc đối với Biển Đông

Jeremy Page | Washington Post | 12.10.2015
Lê Anh Hùng dịch




Việc bắt đầu hoạt động tuần tra “chỉ còn là vấn đề thời gian”, bất chấp cam kết bất ngờ của Tập Cận Bình ở Washington.
Sân bay đang xây dựng trên Đá Chữ Thập
Ảnh: DIGITALGLOBE/AFP/GETTY IMAGES
WASHINGTON – Việc Hoa Kỳ quyết tâm thách thức Trung Quốc bằng hoạt động tuần tra gần các hòn đảo mà Trung Quốc xây dựng trên Biển Đông sẽ là phép thử đối với cam kết gần đây của Tập Cận Bình rằng Bắc Kinh không có ý định “quân sự hoá” các hòn đảo này – lời tuyên bố khiến giới chức Mỹ ngạc nhiên.
Nhà lãnh đạo Trung Quốc đưa ra cam kết trên trong cuộc họp báo với Tổng thống Barack Obama tại Nhà Trắng cuối tháng trước, mặc dù ông ta không nói rõ cam kết đó sẽ ảnh hưởng thế nào đến các hoạt động của Trung Quốc trong khu vực tranh chấp trên Biển Đông.

Nếu mục đích của ông Tập là ngăn ngừa Hoa Kỳ tiến hành tuần tra gần các hòn đảo nhân tạo đó thì xem ra ông ta đã không thành công. Sau hàng tháng tranh luận trong chính phủ Mỹ, người ta đã đi đến đồng thuận rằng Hải quân Hoa Kỳ cần phái tàu bè hoặc máy bay vào trong phạm vi 12 hải lý của các hòn đảo nhân tạo nhằm thách thức tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở đó – nguồn tin gần gũi với các cuộc thảo luận nội bộ cho biết.
Chủ nhật vừa qua, một quan chức Hoa Kỳ khẳng định là người ta đã quyết định về việc tiến hành hoạt động tuần tra, nhưng lại cho biết là chưa rõ thời điểm và địa điểm chính xác của các cuộc tuần tra khả dĩ. “Các cuộc tuần tra chỉ còn là vấn đề thời gian”, quan chức đó nói. Một quan chức khác của Mỹ lại cho hay hoạt động tuần tra có thể diễn ra trong ít ngày tới.

Câu hỏi đặt ra lúc này là liệu Trung Quốc sẽ phản ứng trước hoạt động tuần tra đó như thế nào? Họ sẽ chấm dứt kế hoạch bồi đắp đảo hay từ bỏ cam kết không quân sự hoá chúng, với cái cớ rằng hoạt động tuần tra của Mỹ là hành động khiêu khích?
Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ đã sẵn sàng tiến hành “các hoạt động tự do hàng hải” xung quanh những hòn đảo nhân tạo của Trung Quốc từ nhiều tháng trước khi Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Ash Carter yêu cầu đề ra các giải pháp hồi đầu năm nay. Quyết định khởi sự hoạt động tuần tra dường như đã bị trì hoãn nhằm tránh phá vỡ cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Trung – nguồn tin gần gũi với các cuộc thảo luận nội bộ cho hay.
“Các hoạt động tự do hàng hải của Mỹ tạo cơ hội cho Trung Quốc khẳng định rằng Hoa Kỳ là quốc gia ‘quân sự hoá’ Biển Đông và, nếu Trung Quốc muốn, những hoạt động đó là cái cớ để Trung Quốc tiếp tục quân sự hoá hoặc bồi đắp những hòn đảo mà họ chiếm đóng”, Taylor Fravel – chuyên gia về quân đội Trung Quốc tại Học viện Công nghệ Massachusetts – nhận xét.
Trong các cuộc trao đổi riêng với Tổng thống Obama, ông Tập không đưa ra cam kết nào về ý định không quân sự hoá các hòn đảo, những người được thông báo về các cuộc đàm phán cho biết, và các quan chức Mỹ không có thời gian ngay sau cuộc họp báo để đề nghị những người đồng cấp bên phía Trung Quốc làm rõ nội hàm của từ “quân sự hoá”.
Các quan chức Hoa Kỳ, những người vẫn đang tìm kiếm lời giải thích từ những người đồng cấp bên phía Trung Quốc, không nghĩ rằng ông Tập nhỡ lời. Tuy nhiên, sự khẳng định bất ngờ về một trong những chủ đề nhạy cảm nhất trong quan hệ Trung-Mỹ lại cho thấy phong cách lãnh đạo áp đặt của ông Tập có thể khiến người ta bối rối như thế nào.
Người phát ngôn Nhà Trắng từ chối bình luận về lời lẽ của ông Tập nhưng lại đề cập đến tuyên bố của Tổng thống Obama trong cuộc họp báo chung: “Hoa Kỳ sẽ tiếp tục điều động tàu thuyền, máy bay cũng như tiến hành hoạt động ở bất cứ đâu mà luật pháp quốc tế cho phép.”
Hoạt động bồi đắp của Trung Quốc xung quanh các đảo đá và đá ngầm mà họ kiểm soát trên Biển Đông trong năm qua đã khiến Hoa Kỳ cùng các đồng minh và đối tác trong khu vực lo sợ rằng Bắc Kinh sẽ khẳng định yêu sách chủ quyền của mình bằng sức mạnh quân sự.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền không thể tranh cãi đối với tất cả các hòn đảo ở Biển Đông cùng các vùng biển tiếp giáp. Họ nói các hòn đảo nhân tạo của họ chủ yếu phục vụ hoạt động dân sự như theo dõi thời tiết hay hoạt động tìm kiếm và cứu nạn, nhưng cũng sẽ được sử dụng cho mục đích quân sự.
Hoa Kỳ nói Trung Quốc đe doạ tự do hàng hải tại một trong những tuyến giao thương nhộn nhịp nhất thế giới và đang sử dụng cơ bắp quân sự để doạ dẫm những quốc gia láng giềng có yêu sách chủ quyền chồng lấn với họ – Việt Nam, Đài Loan, Malaysia, Brunei và Philippines, một đồng minh hiệp ước của Mỹ.
Các quan chức Hoa Kỳ cho hay, trước khi cuộc gặp thượng định Mỹ-Trung diễn ra, Ngoại trưởng John Kerry đã thuyết phục các quốc gia đòi chủ quyền khác đồng ý không bồi đắp các hòn đảo mà họ đang kiểm soát ở Trường Sa nếu Trung Quốc cam kết chấm dứt hoạt động bồi đắp đảo, hoạt động xây dựng quy mô lớn và hoạt động quân sự hoá.
Tháng Tám vừa qua, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị mô tả đề xuất của Hoa Kỳ là “không khả thi” và loan báo Bắc Kinh đã chấm dứt hoạt động bồi đắp đảo. Tuy nhiên, những bức ảnh vệ tinh mà người ta chụp được từ bấy đến nay lại cho thấy Trung Quốc đã tiếp tục hoạt động nạo vét, xây dựng và hoàn thành một đường băng.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc không hồi âm đề nghị bình luận về hàm ý quân sự hoá của ông Tập cũng như việc liệu ông ta có đưa ra cam kết đó trong các cuộc trao đổi riêng với Tổng thống Obama hay không.
Tuy nhiên, trong buổi họp báo thường kỳ hôm thứ Sáu mới đây, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Xuân Oánh lại nói rằng Bắc Kinh “hết sức quan ngại” về những thông tin truyền thông theo đó Hoa Kỳ có thể bắt đầu hoạt động tuần tra trong phạm vi 12 hải lý của các hòn đảo nhân tạo ở Trường Sa, nơi Trung Quốc gọi là Nam Sa.
Trung Quốc tôn trọng tự do hàng hải nhưng “chúng tôi cương quyết phản đối việc các nước khác xâm nhập vào vùng biển và vùng trời chủ quyền của Trung Quốc ở quần đảo Nam Sa dưới chiêu bài bảo về quyền tự do hàng hải và hàng không”, bà Hoa phát biểu.
Theo giới chức Hoa Kỳ, nước này đã tiến hành 6 cuộc tuần tra tự do hàng hải trên Biển Đông kể từ năm 2011, trong đó có 3 lần diễn ra xung quanh Trường Sa. Nhưng kể từ năm 2012, họ không còn tuần tra trong phạm vi 12 hải lý của các đảo đá và đá ngầm mà Trung Quốc đã biến thành những hòn đảo nhân tạo.
Việc đi vào trong phạm vi 12 hải lý có ý nghĩa quan trọng, bởi theo Công ước LHQ về Luật Biển, những quốc gia có chủ quyền đối với những hòn đảo và đảo đá được hình thành một cách tự nhiên thì có quyền chủ quyền đối với vùng biển rộng 12 hải lý xung quanh.
Song cũng theo Công ước, nguyên tắc đó lại không áp dụng cho phần lớn các bãi đá chìm và nửa nổi, ngay cả khi chúng đã biến thành đảo thông qua hoạt động bồi đắp.

Saturday, October 10, 2015

Đền thờ Formosa bị trộm: báo động tình trạng tệ nạn xã hội ở Kỳ Anh - Hà Tĩnh

Lê Anh Hùng | Việt Nam Thời Báo | 10.10.2015



Chiều ngày 8.10, khi mở cửa dẫn chúng tôi vào thăm “Đền thờ thần linh và các vong linh mất mộ trong khu vực dự án Formosa”, ông Lâm – thủ từ của ngôi đền mà người dân địa phương thường gọi là “đền thờ Formosa” – phát hiện ra kẻ gian đã đột nhập vào đền lúc nào không hay.

Đền thờ Formosa nằm ngay bên ngoài tường rào khu dự án Formosa Hà Tĩnh, một đại dự án của Trung Quốc bên bờ Biển Đông và dưới chân đèo Ngang
Người thủ từ hốt hoảng khi không còn nhìn thấy chiếc máy bơm nước cạnh cửa ngách bên trái; ngó sang hòm công đức thì bao nhiêu tiền trong đó cũng đã bị khoắng sạch.

Chiếc máy bơm cạnh cửa ngách bên trái biến mất

Hòm công đức bị mở, phong bì bị xé để lấy tiền
Thì ra kẻ trộm đã đập vỡ lỗ thông gió ở bên trái gian thờ chính để chui vào. Sau khi khoắng hết mọi thứ, chúng mở chốt cửa ngách để đi ra.

Người thủ từ đang gọi điện báo chính quyền bên ô thông gió bị đập vỡ

Hiện trường bên ngoài đền thờ, nơi ô thông gió bị đập vỡ
Công an phường Kỳ Phương, thị xã Kỳ Anh, đến làm việc
Ông Lâm nhận định, kẻ trộm chỉ có thể là bọn nghiện ngập, chứ người bình thường chẳng ai dám làm thế. Ông còn cho biết là vài tháng trước, đền thờ Lê Quảng Chí cách đấy chưa đầy 1km cũng bị trộm vào khoắng sạch; trước đấy nữa là đền thờ bà Nguyễn Thị Bích Châu. Thủ phạm đều là các đối tượng nghiện ngập.
Được biết, ngôi đền này khởi công từ tháng 6 năm ngoái và mới khánh thành dịp Tết Nguyên đán vừa rồi.
Tình trạng các ngôi đền thiêng ở Kỳ Anh liên tiếp bị con nghiện khua khoắng là bằng chứng rõ ràng cho thấy mức độ đáng báo động về tình trạng tệ nạn cũng như trị an xã hội trên vùng đất đang bị “Hán hoá” ngày một nặng nề này.

Thursday, October 8, 2015

Người Trung Quốc lại sắp lập căn cứ ở Lăng Cô – Thừa Thiên Huế?

Lê Anh Hùng | VOA | 8.10.2015



Công ty TNHH MTV Bãi Chuối là chủ đầu tư dự án khu nghỉ dưỡng Bãi Chuối, thuộc khu vực đèo Hải Vân. Đây là một vị trí rất nhạy cảm về an ninh – quốc phòng, chính vì vậy mà dư luận đã lên tiếng phản đối gay gắt.
Tuy nhiên, không dừng ở dự án trên, mới đây chúng tôi còn phát hiện ra rằng, Cty này còn đang nhắm đến một vị trí nhạy cảm khác ở huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Đó là dự án khu nghỉ dưỡng nằm ở thôn Lập An, thị trấn Lăng Cô và thôn Phú Hải 2, xã Lộc Vĩnh.
Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết diện tích đất được giao cho dự án lên tới xấp xỉ 200ha. Khu vực dự án nằm ngay cạnh bờ biển, cách đường quốc phòng chạy quanh núi Hòn Dòn (nơi có kho vũ khí của Bộ Quốc phòng) khoảng 1km, cách Cảng Chân Mây chừng 4km, cách đèo Phú Gia trên QL 1A hơn 1 km, cách đèo Hải Vân khoảng 7km, và cách đèo Phước Tượng trên QL 1A khoảng 17km.

 Khu vực dự án và các vị trí xung yếu về an ninh – quốc phòng xung quanh
(Lưu ý: bấm vào phóng to để xem cho rõ)
Vùng biển dưới chân Hòn Dòn, đặc biệt là cảng Chân Mây, có mực nước rất sâu; sát chân núi đã có những chỗ sâu mười mấy mét; cách chân núi một quãng ngắn mực nước đã sâu xấp xỉ hai chục mét, cho phép tàu tải trọng từ hàng chục đến hàng trăm ngàn tấn cập vào.
Với địa thế trước mặt là biển, sau lưng là núi và nằm ở vị trí như trên, khu vực dự án của Cty TNHH MTV Bãi Chuối rõ ràng là một địa điểm hết sức nhạy cảm về an ninh – quốc phòng.
Nếu một quốc gia bên ngoài thiết lập được căn cứ quân sự ở đây thì khi có biến, đội quân nằm vùng sẽ khống chế đường quốc phòng ven biển, tạo điều kiện cho lực lượng đổ bộ từ biển vào, kiểm soát và khai thác kho vũ khí của Bộ Quốc phòng, chiếm lĩnh các cao điểm trên núi Hòn Dòn, khống chế cảng Chân Mây cùng toàn bộ khu vực xung quanh, đồng thời chia cắt QL 1A tại 2 vị trí xung yếu là đèo Hải Vân và đèo Phú Gia, chưa kể đèo Phước Tượng và cầu Nước Ngọt (bắc qua sông Bu Lu, nằm giữa đèo Phú Gia và đèo Phước Tượng) cũng cách đấy không xa. Việt Nam dễ dàng bị chia cắt thành hai phần ở dải đất hẹp với nhiều chỗ hiểm trở này.
 Khu vực dự án nằm dưới chân núi Phú Gia, chỉ cách đèo Phú Gia hơn 1km, và ngay sát Biển Đông.

 Đường quốc phòng ven biển, chạy quanh Hòn Dòn. Khu vực này không chỉ có kho vũ khí bí mật của Bộ Quốc phòng, mà mực nước biển dưới chân núi còn rất sâu, cho phép tàu chiến tải trọng hàng chục ngàn tấn trở lên đổ bộ.
Câu hỏi không thể không đặt ra ở đây là: Một công ty nước ngoài nhắm đến những vị trí nhạy cảm về an ninh – quốc phòng như vậy thì phải chăng có điều gì khuất tất, mờ ám?
Xin thưa, tổng giám đốc Cty TNHH MTV Bãi Chuối là ông Lim Kam Lo, một người Hoa quốc tịch Canada. Trước đây, khi được giao 100ha đất để đầu tư dự án khu nghỉ dưỡng Bãi Chuối vào tháng 3.2008, người ta công bố công ty mẹ của dự án là Cty Cattigara One Ltd. của Singapore. Tuy nhiên, khi chúng tôi tìm kiếm trong danh sách công ty ở Singapore thì cái tên Cattigara One lại không tồn tại. Điều đáng ngạc nhiên là kết quả tìm kiếm lại cho ra một doanh nghiệp khác liên quan đến cái tên Cattigara vẫn còn đang hoạt động – đó là công ty Cattigara Two Private Limited. 

 Kết quả tìm kiếm trên trang Singapore Company Name Check chỉ cho ra Cty Cattigara Two Limited, Cty Cattigara One Limited hiện đã biến mất.
Chưa hết, mặc dù là chủ của những dự án hàng trăm triệu USD ở Việt Nam, nhưng Cattigara (cả Cattigara One Ltd. lẫn Cattigara Two Private Ltd.) lại không nằm trong danh sách những công ty nổi bậtở Singapore và thậm chí còn không để lại bất cứ thông tin gì trên các trang thông tin doanh nghiệp nói riêng hay trên Internet nói chung, ngoại trừ… dòng địa chỉ của Cattigara Two Private Ltd.
Singapore hoàn toàn không phải là địa bàn xa lạ gì với người Trung Quốc, và dư luận thì vẫn đang xôn xao về vụ lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi dự định mời tập đoàn CPG, một công ty Singapore nhưng đã bán cho một doanh nghiệp nhà nước của Trung Quốc, lập quy hoạch huyện đảo Lý Sơn.
Không còn nghi ngờ gì, giống như Cty Silver Shores Ltd., chủ đầu tư của những dự án nằm ở những vị trí nhạy cảm về an ninh – quốc phòng ở Đà Nẵng, công ty Cattigara One Ltd, công ty mẹ của Cty TNHH MTV Bãi Chuối, cũng là một công ty ma. Và, tương tự Silver Shores Ltd., Cattigara One Ltd. cũng biến mất sau khi đã hoàn thành “sứ mạng” đóng cho các ông chủ đầu tư “made in Trung Nam Hải” cái mác công ty Mỹ hay công ty Singapore – một mánh khoé chẳng có gì là quá cao siêu song vẫn đủ giúp cho đám quan chức “sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi” tự tin vung tay quả quyết: Dự án đã được cấp phép “đúng quy trình”.
Những người có ruộng đất thuộc diện bị thu hồi để thực hiện dự án cho chúng tôi biết, chính quyền và nhà đầu tư đã đến đo đạc trên khu đất vài lần; lần mới nhất chỉ cách đây chừng 1 tháng.
Sau những Formosa ở Hà Tĩnh, Trung tâm Nhiệt điện Vĩnh Tân ở Bình Thuận, hay Silver Shores ở Đà Nẵng, phải chăng người ta đã sẵn sàng chào đón một căn cứ quân sự trá hình khác của Trung Hoa Đại Hán ở Thừa Thiên – Huế?
*Ảnh trong bài: Lê Anh Hùng & Nguyễn Đức Quốc

*Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ

Lê Anh Hùng

Lê Anh Hùng là một blogger tự do trẻ trong nước tranh đấu cho tự do, dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam.




 
Nguồn: VOA