Lê Anh Hùng
Mới đây, trang WantChina Times, trang mạng Tiếng Anh của tờ Trung Quốc Thời Báo – nhật báo lớn thứ tư ở Đài Loan – đã đăng bài: “Khu trục hạm loại 052D của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc có thể đánh bại Su-22 của Việt Nam” (PLA's Type 052D destroyers can beat Vietnam's Su-22s: report).
WantChina Times | 23.4.2015 | Khu trục hạm loại 052D của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc có thể đánh bại Su-22 của Việt Nam
Lê Anh Hùng dịch
Mạng lưới tin tức quân sự Sina Military Network ở Bắc Kinh ngày 20.4 đưa tin, khu trục hạm loại 052D trang bị tên lửa dẫn đường của Trung Quốc có khả năng ngăn chặn và bắn hạ các tiêm kích bom Su-22 của Việt Nam trong trường hợp hai nước xẩy ra xung đột do tranh chấp ở Biển Đông.
Trước đây, Liên Xô từng cung cấp cho Không quân Nhân dân Việt Nam 184 máy bay chiến đấu Mig-21bis, 40 máy bay tấn công mặt đất Su-22M3 và 6 máy bay huấn luyện Su-22U nhằm thay thế các máy bay tấn công A-37 và máy bay chiến đấu F-5E đã cũ kỹ mà họ thu giữ từ Không quân Việt Nam Cộng hoà. Sau đó, Việt Nam còn nhận thêm 32 máy bay tấn công mặt đất Su-22M4 và 4 máy bay huấn luyện Su-22UM3 vào năm 1988. Chúng từng được coi là mối nguy hiểm lớn nhất đối với các lực lượng mặt đất của Trung Quốc ở khu vực biên giới giữa hai nước.
Trong cuộc đụng độ tại đảo Gạc Ma ở Biển Đông năm 1988, các máy bay Su-22M3 và Su-22M4 không được triển khai để chống lại tàu của Hải quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, tuy các thuỷ thủ Trung Quốc đã được cảnh báo về loại máy bay này. FlightGlobal, một website tin tức và thông tin về công nghiệp hàng không và vũ trụ, cho hay Việt Nam hiện có 38 Su-22 các loại đang hoạt động và hơn 50 chiếc nằm trong kho.
Với phạm vi tấn công 500km, máy bay Su-22 của Việt Nam có thể hoạt động trên không phận hai quần đảo đang tranh chấp là Hoàng Sa và Trường Sa. Mấy năm gần đây, Việt Nam đã thay thế các loại Su-22 cũ kỹ bằng 24 chiếc tiêm kích bom Su-30MK2V tiên tiến của Nga. Mặc dù vậy, chừng đó vẫn chưa đủ để loại bỏ hoàn toàn các loại máy bay Su-22 của Việt Nam. Bản tin trên Sina Military Network nhận định, trong tương lai, nếu xẩy ra một cuộc đối đầu giữa Trung Quốc và Việt Nam trên Biển Đông, các máy bay tấn công Su-22 không thể tránh khỏi kết cục bị các khu trục hạm hiện đại của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc tiêu diệt.
Nguồn: WantChina Times
Theo RFA, ngay từ đầu năm 1988 Trung Quốc đã có những hành động lấn chiếm các đảo đá thuộc quần đảo Trường Sa bằng cách đưa hai chiến hạm thị uy chung quanh khu vực. Trước hành động khiêu khích công khai ấy, Việt Nam đã khởi động chiến dịch có tên Chủ quyền 88 viết tắt là CQ-88 bằng cách gửi bộ đội công binh mang vật liệu xây dựng tới nhóm đảo Cô Lin, Len Đao và Gạc Ma để xây dựng các cơ sở tại đây nhằm khẳng định sự có mặt của Việt Nam trên nhóm đảo quan trọng này. Tuy biết trước sự hiếu chiến và quyết tâm chiếm đảo của Trung Quốc nhưng bộ đội công binh Việt Nam lại không được trang bị vũ khí và quan trọng hơn nữa họ được lệnh không được bắn trả lính Trung Quốc.
Một số nhân vật tên tuổi đã chỉ đích danh Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam lúc đó là Lê Đức Anh đã ra lệnh cho lực lượng công binh ở Trường Sa không được bắn trả lính Trung Quốc.
“Tôi cho rằng lúc bấy giờ ông Lê Đức Anh được đưa lên làm Bộ trưởng Quốc phòng mà làm cái việc như thế là một việc phản quốc. Ra lệnh không được bắn lại để cho Trung Quốc nó giết chiến sĩ của mình như là bia sống thì tôi cho đó là một hành động phản động, phản quốc.”
Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh | RFA
Tuy nhiên, điều quan trọng hơn ở đây chính là việc quân đội Việt Nam thậm chí đã không triển khai thứ vũ khí hữu hiệu nhất để bảo vệ Trường Sa, thứ mà quân Trung Quốc coi là “mối quy hiểm lớn nhất” lúc bấy giờ, máy bay tấn công Su-22, như phía Trung Quốc thừa nhận trong bài viết trên trang WantChina Times nói trên.
Phải chăng đây lại là một bằng chứng nữa vạch trần tội phản quốc của ngài Đại tướng/cựu Bộ trưởng Quốc phòng Lê Đức Anh?
"Phải chăng đây lại là một bằng chứng nữa vạch trần tội phản quốc của ngài Đại tướng/cựu Bộ trưởng Quốc phòng Lê Đức Anh?"
ReplyDeleteChỉ có bác Lê Đức Anh thôi ? Bác Hồ vĩ đại của chúng nó lúc nào cũng có cố vấn Trung Quốc bên cạnh tâm đầu ý hợp thì sao ? Nghĩa trang tình nguyện quân Trung Quốc đánh nhau ở VN thời đó lên tới 300 000 mộ . Với con số tử vong là 300 000, con số thật sự tham chiến là bao nhiêu ?
Mới có tiết lộ, phần lớn tàu không số đem súng đạn và viện trợ vào miền Nam là do Trung Quốc cung cấp .
Ô Tô Văn Trường mới nhắc lại câu nói bất hủ -nên mất ngủ- của Cố Tổng bí thư vĩ đại Lê Duẩn "Ta đánh đây là đánh cho Liên Xô, Trung Quốc". Tức là giải phóng miền Nam cũng là cho Liên Xô, Trung Quốc .
Bao nhiêu đó chưa đủ để Trung Quốc thao túng, hoặc ít nhất biết rõ từng cọng lông chân của lính trong quân đội Việt Nam hay sao ?
Bán nước đây là có truyền thống từ thời Bác Hồ vĩ đại của chúng nó lận . Chỉ mong các vị lãnh đạo đáng kinh, lộn, kính có bán thì bán được giá 1 tẹo . Bán rẻ quá tội nghiệp vong hồn những người đã thật sự đổ máu để bảo vệ từng tấc đất của Tổ quốc (không phải XHCN, cho rõ, vì các ông vô sỉ trí thức thích đánh tráo lắm!)
Hay nói như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, "Không đánh đổi chủ quyền lấy hữu nghị viển vông", nhưng hữu nghị thật sự thì đổi tuốt và đổi sạch sành sanh .
ReplyDeleteđại lý vé máy bay eva tại tphcm
vé máy bay đi mỹ hạng thương gia
korean airline vietnam
săn vé máy bay đi mỹ giá rẻ
vé máy bay đi canada giá bao nhiêu
Nhung Chuyen Di Cuoc Doi
Ngẫu Hứng Du Lịch
Tri Thuc Du Lich