Sunday, May 31, 2015

Bộ Kinh tế biển và hiểm hoạ Hoàng Trung Hải

Lê Anh Hùng




Việc thành lập Bộ Kinh tế biển đã được một số Đại biểu Quốc hội nêu lên tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá XIII vào cuối năm ngoái. 
Ý tưởng mới mẻ này lại được đưa ra bàn tán sôi nổi tại kỳ họp Quốc hội đang diễn ra ở Hà Nội.
Đại biểu Bùi Thị An (Đoàn ĐBQH Hà Nội) cho rằng, kinh tế biển đóng góp 50% GDP cả nước nhưng thời gian qua việc quản lý biển, hải đảo bị chia cắt nhỏ, còn chồng chéo... “Tôi đề nghị Chính phủ thành lập Bộ Kinh tế biển và giao cho một Phó Thủ tướng phụ trách về hoạt động kinh tế biển”.
Nếu Bộ Kinh tế biển được thành lập thì đương nhiên nó sẽ thuộc quyền chỉ đạo trực tiếp của PTT gốc Tàu Hoàng Trung Hải, người được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng giao cho nhiệm vụ tối quan trọng là Phó Thủ tướng phụ trách kinh tế ngành.
Trong một bài viết cách đây 1 năm, “Vai trò nổi bật của PTT Hán tặc Hoàng Trung Hải ở Biển Đông”, tác giả đã chỉ rõ, kể từ khi được ngồi vào chiếc ghế quan trọng thứ hai trong chính phủ ngày 2.8.2007, ngài PTT gốc Tàu này được giao phụ trách những lĩnh vực liên quan đến Biển Đông như sau:
1. Tổng cục Biển và Hải đảo: Tổng cục này trực thuộc Bộ Tài nguyên – Môi trường mà bộ này lại thuộc quyền chỉ đạo trực tiếp của PTT Hán tặc Hoàng Trung Hải (theo Quyết định số 1476/QĐ-TTg ngày 25/8/2011 của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng);
2. Tổng cục Thuỷ sản: Đây là tổng cục trực thuộc Bộ NN&PTNT, bộ này lại thuộc quyền chỉ đạo của đ/c Hán tặc Hoàng Trung Hải;
3. Lực lượng Kiểm ngư: Lực lượng này trực thuộc Bộ NN&PTNT, bộ này lại thuộc quyền chỉ đạo của đ/c PTT Hán tặc Hoàng Trung Hải (đ/c ấy đã phát biểu chỉ đạo tại lễ ra mắt lực lượng kiểm ngư vào ngày 15.4.2014);
4. Uỷ ban Tìm kiếm Cứu nạn Quốc gia: Địa bàn chính của lực lượng này là Biển Đông, trong khi Chủ tịch Uỷ ban là đ/c PTT Hán tặc Hoàng Trung Hải. Chính đ/c PTT Hán tặc này là người đã trực tiếp chỉ đạo chiến dịch tìm kiếm chiếc máy bay MH-370 (đa số hành khách là người Trung Quốc) của hãng hàng không Malaysia Airlines hồi tháng Ba vừa qua một cách rầm rộ và tốn kém;
5. Cảnh sát biển Việt Nam: Lực lượng này cũng chịu sự quản lý, điều động của Uỷ ban Tìm kiếm Cứu nạn Quốc gia, Uỷ ban mà đ/c PTT Hán tặc là Chủ tịch;
6. Công nghiệp đóng tàu: Ngành này thuộc quyền chỉ đạo, giám sát của ngài Phó Thủ tướng “phụ trách kinh tế” Hoàng Trung Hải; Bộ Công Thương, cơ quan chủ quản của Vinashin, là bộ thuộc quyền quản lý của đ/c PTT Hán tặc;
7. Công nghiệp dầu khí: Đ/c PTT Hán tặc là Trưởng ban Chỉ đạo Nhà nước các dự án trọng điểm về dầu khí (chưa kể Petro Vietnam còn trực thuộc Bộ Công Thương, bộ thuộc quyền chỉ đạo trực tiếp của đ/c PTT Hán tặc);
8. Vận tải biển: Một ngành thuộc Bộ Giao thông – Vận tải và Bộ này lại thuộc quyền quản lý của đ/c PTT Hán tặc;
9. Phòng chống bão lụt: Biển Đông là mặt trận chính của công tác phòng chống bão lụt và đ/c PTT Hán tặc được Thủ tướng giao thay mặt mình phụ trách lĩnh vực này.
Một trong những lý do quan trọng nhất khiến nhiều vị ĐBQH đề xuất thành lập Bộ Kinh tế biển là họ muốn gắn việc quản lý và khai thác tài nguyên biển với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo. 
Tuy nhiên, thật mỉa mai, nếu ngài PTT gốc Tàu Hoàng Trung Hải được giao phó thêm quyền thay mặt Thủ tướng chỉ đạo Bộ Kinh tế biển nữa thì chẳng khác nào "chắp cánh cho hổ", để ông ta càng dễ dàng "dâng" cả Biển Đông cho quê hương Trung Quốc của mình./.
  • Một số bài cùng tác giả về hiểm hoạ Hoàng Trung Hải:
  1. Hiểm họa Trung Quốc và bài học từ Tiệp Khắc, Ukraina (VOA)
  2. Lào Cai: ‘Tử huyệt’ của phòng tuyến biên giới phía bắc?(VOA)
  3. PTT Hoàng Trung Hải - hiểm họa đằng sau những trò mị dân(VOA)
  4. Formosa Hà Tĩnh đã trở thành đặc khu của Trung Quốc? (VOA)
  5. Bauxite Việt Nam đã công khai lên tiếng về vụ PTT Tàu Hoàng Trung Hải (blog Lê Anh Hùng / Bauxite Việt Nam)
  6. Chính phủ Việt Nam đang ‘dâng’ nền kinh tế nước nhà cho Trung Quốc? (VOA)
  7. Trung Nam Hải đang toan tính gì với con bài Nguyễn Tấn Dũng?(VOA)
  8. Vì sao TQ cấm làm đường gần biên giới, còn VN lại mở toang cửa ngõ biên giới với TQ? (VOA)
  9. Trung tâm Nhiệt điện Vĩnh Tân và hiểm hoạ mất nước (VOA)

Tuesday, May 19, 2015

Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh: Hai nhân vật Nguyễn Phú Trọng - Hoàng Trung Hải là cặp đôi tạo mối nguy cho nước ta



Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nổi tiếng quá thân Trung Quốc trong ngoài nước đều biết. Ông ấy đã để cho Trung Quốc làm gì thì làm đối với nước ta cũng được.
Tháng 5 năm 2014, Trung Quốc đưa giàn khoan HD 981 vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa nước ta, TBT Nguyễn Phú Trọng vẫn điềm nhiên chủ trì hội nghị TW bàn về văn hóa… như không có việc gì xảy ra. Không cho nhắc đến trận 2/1979 Trung Quốc huy động 60 vạn quân xâm lăng giết hại nhân dân và tàn phá các tỉnh biên giới nước ta; lại còn cho DLV mang biểu tượng ĐCS nhảy múa phá rối cuộc dâng hương tưởng niệm 64 cán bộ chiến sĩ ta phải làm bia sống cho quân Trung Quốc bắn giết khi chúng đánh chiếm trọn bãi đá Gạc Ma của chúng ta (do bởi Lê Đức Anh lệnh cho quân ta không được nổ súng); không phản đối khi TQ đang ngày đêm biến cụm bãi đá đánh chiếm của ta năm 1988 thành căn cứ quân sự có đường băng cảng, hòng chiếm nốt Trường Sa của chúng ta đồng thời thè cái lưỡi bò chiếm nốt biển Đông.

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải (là người) mà nhà cách mạng lão thành Phạm Hiện và Lê Anh Hùng – Phạm Thị Phương (tức Lê Thị Phương Anh – LAH) nhiều lần tố cáo là gốc Tàu. Bố là Sì Sói, tức Hoàng Thế Tài, quê Long Khê, Chương Châu, Phúc Kiến, Trung Quốc, hiện còn mộ ở Quỳnh Phụ – Thái Bình.
Phó Thủ Tướng Hoàng Trung Hải được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng giao rất nhiều quyền, và đã dùng quyền làm nhiều việc hại cho nước ta. Trong công văn ngày 6.6.2008, Hoàng Trung Hải đã đồng ý cho tập đoàn công nghiệp Formosa Đài Loan (thực tế là Hoa Lục Trung Quốc) thực hiện dự án khu liên hợp gang thép và cảng nước sâu Sơn Dương tại khu kinh tế Vũng Áng Hà Tĩnh. Tháng 12.2012 khởi công dự án rộng 3300 ha, được thuê 70 năm. Từ đó khu vực này được cho là “nội bất xuất, ngoại bất nhập”, trở thành một tiểu quốc Đại Hán trên đất nước Việt Nam.
Họ còn đề nghị bán đất lâu dài cho nhân viên khu kinh tế này dự kiến 15.000 người, nếu tính cả thân nhân sẽ là khoảng 60.000 người. Tại Công văn số 1406022/CVFHS ngày 10.6.2014, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đồng ý cho xây dựng các công trình phục vụ cho khu gang thép và dân sinh trong khu vực.
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải còn cho Trung Quốc thầu xây dựng hàng loạt nhà máy nhiệt điện từ Quảng Ninh vào miền Trung. Họ gỡ thiết bị lạc hậu từ trong nước đưa sang, kéo dài tiến độ và đưa ồ ạt cả vạn lao động Trung Quốc sang, rải khắp nơi có thể thành “đội quân thứ 5” trên đất nước ta. Vũng Áng là cổ họng nước ta, nếu có biến, nước ta liền bị chia cắt làm hai. Thực hiện lời hứa của nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho Trung Quốc vào khai thác bô-xít và đứng chân trên Tây Nguyên chiến lược của ta. Thế là những nơi hiểm yếu về quân sự đều có người Trung Quốc, đe dọa nghiêm trọng về an ninh, quốc phòng của nước ta. Nhân dân ta, cần cảnh giác cao độ và sẵn sàng đối phó.
NTV

Ảnh: Thủ bút của Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, nguyên Uỷ viên BCHTW Đảng CSVN, cựu Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc từ 1974-1987


Ảnh: Khu mộ nhà Hoàng Trung Hải ở làng Sơn Đồng, Quỳnh Giao, Quỳnh Phụ, Thái Bình
(dòng chữ trên cột vàng lớn bên trái: Hoa Kiều Tiên Hữu Tổng Mộ)
 Bài liên quan:
  1. Hiểm họa Trung Quốc và bài học từ Tiệp Khắc, Ukraina (VOA)
  2. Lào Cai: ‘Tử huyệt’ của phòng tuyến biên giới phía bắc? (VOA)
  3. PTT Hoàng Trung Hải - hiểm họa đằng sau những trò mị dân (VOA)
  4. Formosa Hà Tĩnh đã trở thành đặc khu của Trung Quốc? (VOA)
  5. Bauxite Việt Nam đã công khai lên tiếng về vụ PTT Tàu Hoàng Trung Hải (blog Lê Anh Hùng / Bauxite Việt Nam)
  6. Chính phủ Việt Nam đang ‘dâng’ nền kinh tế nước nhà cho Trung Quốc? (VOA)
  7. Trung Nam Hải đang toan tính gì với con bài Nguyễn Tấn Dũng? (VOA)
  8. Vì sao TQ cấm làm đường gần biên giới, còn VN lại mở toang cửa ngõ biên giới với TQ? (VOA)
  9. Trung tâm Nhiệt điện Vĩnh Tân và hiểm hoạ mất nước (VOA)

Lời chứng của một nữ tù nhân lương tâm

RFA | 19.5.2015





Chị Lê Thị Phương Anh bị bắt trong lần công nhân Đồng Nai nổi lên biểu tình chống lại Trung Quốc mang dàn khoan HD-981 vào Việt Nam.
Sau một năm bị giam giữ với bản án vi phạm luật 258 chị Phương Anh kể lại những gì đã xảy ra cho một nữ tù nhân lương tâm.
Mặc Lâm: Xin chúc mừng chị đã được tự do. Chị có thể kể lại câu chuyện mà một năm trước đây chị và hai người bạn bị bắt tại khu công nghiệp Biên Hòa để thính giả hiểu thêm về những gì đã xảy ra lúc ấy hay không?
Chị Lê Thị Phương Anh: Thưa anh lúc xảy ra biểu tình thuộc khu vực Đồng Nai em muốn tìm hiểu từ đâu mà công nhân có cuộc biểu tình như vậy. Lúc đó em và hai người bạn nữa từ Sài Gòn đến khu vực Amata, đang đứng trước cổng chào của Amata thì công an cơ động tới bắt và kiểm tra tất cả đồ đạc trong người em và yêu cầu em xóa hết những hình ảnh đã chụp được. Em nghe theo và em xóa hết nhưng công an cơ động vẫn đánh em. Em chống cự lại thì bị đánh chảy máu miệng luôn. Họ kéo em vào khu vực giam giữ các công nhân đang biểu tình, sau đó em bị đẩy lên xe công an cơ động giao cho công an điều tra của công an tỉnh Đồng Nai.
Lúc ấy em bị đánh em gào lên tại sao lại bắt chúng tôi thì nó chửi nó bảo “Lũ phản động chúng mày to mồm to miệng. Sao mày không ngậm miệng mày lại đi? Nó tát vào miệng em lúc đó em đau quá không nói gì được nữa nó mang lên xe thùng luôn.
Mặc Lâm: Khi vào cơ quan điều tra họ lấy lời khai của chị như thế nào và thái độ hỏi cung của điều tra viên có gì đáng nói không?
Chị Lê Thị Phương Anh: Sau khi bị bắt họ in các tài liệu trong Facebook của em, nó ghép em tội gây rối trật tự công cộng và nó bắt em ký. Lúc đầu em không ký, em không thừa nhận vì nó bắt ép mình, nó chửi bới mình thậm chí nó đánh mình nữa. Những người đánh em có người tên là Nam, họ tên em không rõ nhưng mặc áo thường chứ không mặc quần áo của an ninh. Lúc đó em chưa ký vào giấy dưới hình thức gì cả thì ông Nam đó ký trên đầu em, đánh trên đầu em. Cầm đầu em đập dưới bàn làm việc. Ông Nam này chắc chị Lê Thị Kim Thu biết rõ vì trước đó chị Kim Thu bị bắt và ông Nam là công an điều tra như bọn em. Chỗ đó là trại giam B5 giam giữ nữ tù nhân.
Trong thời gian hai tháng liên tục từ lúc 7 giờ sáng, có hôm 7 giờ có hôm 8 giờ cho tới 7-8 giờ tối em mới được đưa trả về lại trại tạm giam trở lại. Họ cứ hỏi đi hỏi lại hỏi đi hỏi lại trong những trang Facebook của em và họ không chấp nhận lời khai của em viết tay. Khi em khai người ta không đồng ý mà bảo em vu khống bịa đặt cho người khác. Họ không chấp nhận lời khai bản tường trình của em, họ dựa trên biên bản lấy khẩu cung.
Mặc Lâm: Chị có cho rằng bản án một năm tù giam với cáo buộc vi phạm điều 258 Bộ luật hình sự đối với chị là tương đối nhẹ hơn những người khác hay không?
Chị Lê Thị Phương Anh: Em nói thẳng nói thật luôn: em là mẹ của ba đứa con còn nhỏ quá cho nên nếu hôm đó nó xử em ba năm thì em cũng sẵn sàng lật bài ngữa và kháng án tới cùng. Họ xử em một năm và khởi tố tội của em quá oan. Em không có tội mà họ khởi tố em vể tội 258 đó. Ngay những lời cuối cùng họ hỏi em có nói gì không thì em không nói gì cả vì em chẳng con gì để nói cả, lúc đó em rất khùng hoảng, xin lỗi anh em đang run quá (khóc)
Mặc Lâm: Khi bị chuyển vào trại giam B5 chị được đối xử ra sao và sinh hoạt hàng ngày có khắc nghiệt lắm hay không?
Chị Lê Thị Phương Anh: Trại giam B5 đó thật sự em không có từ ngữ nào diễn tả được nỗi kinh sợ của em trong thời gian giam cứu em trong đó một căn phòng nhỏ có 3 mét vuông nhưng 4 người ở. Chỉ có một lổ thông gió lớn bằng hai ô gạch cho chúng em thở. Lúc đó em bị bệnh không thở nỗi thì em ngất người ta lại đưa em về khu vực bệnh xá. Ăn uống thì cực kỳ không có gì cả và thiếu thốn rất nhiều, kể cả nước sinh hoạt cũng vậy. Nước sinh hoạt thì người ta cho mình vào buổi sáng cho tới bữa cơm chiều thì cho mình lại. Sinh hoạt của 4 người trong một cái thùng 7 hay 8 lít gì đấy từ 1 giờ cho tới sáng hôm sau. Ăn uống thì các trại khác em không biết thế nào nhưng đối với B5 thì người ta dã man lắm.
Mặc Lâm: Chị là mẹ của ba con còn rất nhỏ, tình trạng kinh tế gia đình lại rất khó khăn, sau một năm kinh khủng trong trại giam như vậy chị có nghĩ rằng đã quá đủ cho việc lên tiếng đòi hỏi công bằng cho người dân mà chị đã theo đuổi bấy lâu nay hay không?
Chị Lê Thị Phương Anh: Trước tiên xin gửi lời xin lỗi tất cả mọi người trong thời gian em ngồi tù em đã có một lúc bỏ cuộc em ký vào lời khai mặc dù lời khai đó không phải là lời khai của em. Em bị ép ký, em bị ép khai. Có những lần họ bảo em là nên bỏ cuộc và bán đứng các anh em. Em sẽ im lặng và em sẽ không thanh minh gì cả em sẽ để cho thời gian làm chứng cho mình tất cả, còn thật sự bỏ cuộc thì em sẽ không bao giờ bỏ cuộc. Một năm trôi qua đối với em là một bài học, em học tập rất nhiểu trong một năm tù đó. Người ta không tra tấn đánh đập em nhưng người ta dùng những người tù để đánh em, tra tấn em, chèn ép em, đánh đập em, khủng bố em trong thời gian bắt em phải sống chung với những người tù đó.
Bây giờ con người em đã bắt đầu chai sạn, chai lì hơn. Em sẽ không bỏ cuộc đấu tranh này đâu. Em sẽ tiếp tục và nếu bị bắt nữa thì em chấp nhận. Cả một năm tù giờ em đã mạnh mẽ quyết tâm đi đến cùng.
Mặc Lâm: Xin cám ơn chị Lê Thị Phương Anh.
Nguồn: RFA

Sunday, May 17, 2015

TNLT Lê Thị Phương Anh: Cán bộ điều tra dùng nhục hình trong quá trình lấy cung






TNLT Lê Thị Phương Anh - vừa mãn hạn tù vào ngày 15.05.2015 - tố cáo, trong quá trình điều tra lấy cung, điều tra viên đã dùng nhục hình như đánh đập, lăng mạ, chửi bới… bà.
“Đối với mình trại giam cứ như là một địa ngục vậy, nó áp bức tinh thần mình kinh lắm. Họ [cán bộ] đối xử với mình như một con súc vật, con chó vậy. Họ đánh đập chửi bới mình, họ dùng tù nhân để đánh đập mình, chèn ép mình trong tù”, bà Phương Anh nói.
Sau khi bị bắt giam vào ngày 14.05.2014, bà Phương Anh đã tuyệt thực 15 ngày phản đối hành vi đánh người và bắt giam người trái pháp luật.

Cán bộ điều tra dùng nhục hình trong quá trình lấy cung
Trong khi bà Phương Anh bị tạm giữ, tạm giam để điều tra xét hỏi thì bà đã bị các công an, gồm ba người mặc sắc phục là ông Hoàng Thái Thi, ông Hoàng Liên Sơn, bà Phạm Minh Hà và một người không mặc sắc phục tên là Nam khủng bố tinh thần, dùng nhục hình trong quá trình lấy cung. Bà Phương Anh nhớ lại và kể cho GNsP:
“Họ thẩm vấn tôi suốt hai tháng liên tục từ 7 giờ sáng đến 8 giờ tối, buổi trưa họ cho nghỉ một chút. Thời gian bị giam trong trại giam B5 đối với Phương Anh rất kinh khủng, bị khủng hoảng tinh thần, nó ép cung mình, nó ép mình ký, đánh đập mình, tra hỏi mình.
Trong khi lấy lời khai, Phương Anh mà không chịu khai thì có một người đàn ông tên là Nam mặc thường phục xông vào đánh Phương Anh, ông ta dùng tay đánh, cầm đầu mình dụi xuống bàn làm việc liên tục, lấy tay tát vào mặt mình liên tục, còn chửi bới, lăng mạ Phương Anh là kẻ phản động. Trong quá trình lấy cung, họ thường xưng mày tao với mình, mày là con phản động, con đĩ… nhục mạ mình ghê gớm lắm.
Phương Anh có ghi bản tự khai nhưng họ không đồng ý, mà họ ép Phương Anh phải ký vào các lời khai cũng như các biên bản do họ bịa đặt. Phương Anh kiên quyết không ký thì họ hứa rằng sẽ cho Phương Anh gặp mẹ và các con của mình nếu như đồng ý ký. Phương Anh bị khủng hoảng quá nên phải ký vào những gì họ muốn.”
Trong lúc trao đổi với phóng viên GNsP, bà Phương Anh ngậm ngùi, mắt đỏ hoe, bật khóc nức nở và kể tiếp trong nỗi uất hận: “Đến thời gian mẹ và con mình đi thăm nuôi thì họ lại không cho mình gặp gia đình như họ đã hứa. Thế nhưng hôm đó, họ cho Phương Anh đứng ở trên lầu nhìn xuống thấy mẹ và con, đang đứng đợi mình ở dưới sân của trại giam đang gào khóc gọi mình. Hôm đó, đối với Phương Anh là một nỗi đau không thể nào tả xiết được. Bởi vì, mẹ mình cứ gọi ‘Con ơi, mẹ đây… Con ơi, mẹ đây… Con ơi! Con ơi!…”. Con của mình thì cứ khóc thét lên “Mẹ ơi!… Mẹ ơi!… Mẹ ơi!…” Lúc đó, Phương Anh không thể làm gì được, không thể ôm mẹ và con vào lòng được, không thể nói với mẹ và con một lời nào được… Lúc ấy, mình quyết nhảy xuống lầu để ôm mẹ và con vào lòng dù có chết, nhưng 7-8 công an đã giữ chặt lấy mình và kéo mình lại, nên mình không thể làm gì được.
Lúc đó, họ nói với mình rằng, ‘mẹ chị hứa đi vào trại giam một mình nhưng lại đi chung với một nhóm người phản động, nên chúng tôi không cho chị thăm gặp gia đình’. Phương Anh biết rằng, đây là cái mưu mô xảo quyệt của bọn chúng để hà hiếp gây khủng hoảng tinh thần cho mình. Một đứa con nít đã phải vượt hơn 2000 cây số vào thăm mẹ nhưng bọn chúng lại không cho. Mẹ nó đã chấp nhận ký vào hai tờ khai của bọn chúng để được gặp và ôm con vào lòng, nhưng bọn chúng lại đối xử ác với mình như vậy. Mình rất hận!”.
“Thứ mày chỉ có chết đi, xin thuốc làm gì?…”
Bà Phương Anh cũng cho biết, trong suốt một năm bị giam cầm, các công an đã xâm phạm, chà đạp đến quyền con người của các tù nhân. Bà Phương Anh nói:
“Trong thời gian bị giam cầm, họ giam mình trong một phòng nhỏ lắm nhưng lại có ba người [hai người khác cùng giam chung với bà Phương Anh], mà những người này luôn tìm cách đánh đập mình. Trong thời gian đó, Phương Anh bị ốm liên tục do bị bệnh tim, bệnh xoang và viêm bao tử. Mỗi lần ốm, mình xin thuốc uống thì họ nói là ‘thứ mày chỉ có chết đi, xin thuốc làm gì?…’
Đồ ăn thức uống của trại giam cứ như là cho một con heo ăn vậy: cơm lúc có lúc không; rau muống họ luộc vẫn còn rễ, còn đất, trứng ốc bám đầy trên cọng rau… Lâu lâu họ cho ăn thịt heo nhưng không phải là thịt mà là cái mũi của con heo nái bị bầm dập, bầm tím, nấu không chín nên không thể ăn nổi…
Căn- tin của trại giam bán đồ rất đắt, cắt cổ, bình nước uống khoảng 20 lít với giá 75 ngàn, một con cá nhỏ bằng ngón tay cái với giá 30 nghìn một con…”
“Chính cách đối xử của họ đã giúp mình thoát được nỗi sợ hãi, lì lợm hơn và chai sạn hơn. Mình sẽ tiếp tục cùng với chồng mình đấu tranh cho đến cùng.”
Trong những lúc bị đối xử đớn đau tột cùng về thể xác và tinh thần mà không có ai bên cạnh đỡ nâng, bà Lê Thị Phương Anh đã nhiều lần có ý định tự tử trong trại giam. Bà Phương Anh cho biết:
“Nhiều khi mình cứ nghĩ quẩn và muốn tử tự trong tù luôn cho rồi bởi vì mình bất mãn quá, mệt mỏi quá rồi. Nhưng mình nghĩ đến ba đứa con và chồng mình đã chịu nhiều thiệt thòi cho mình nên mình lấy lại tinh thần để sống.
Điều quan trọng nhất mà Phương Anh học được trong chốn lao tù đó là, chính cách đối xử của họ đã giúp mình thoát được nỗi sợ hãi, lì lợm hơn và chai sạn hơn. Mình sẽ tiếp tục cùng với chồng mình đấu tranh cho đến cùng. Nếu như mình có bị bắt thêm một lần nữa thì mình cũng không sợ nữa.”
Bà Phương Anh cũng cho biết thêm, chính đời sống tâm linh đã giúp bà có sự bình an trong tâm hồn, sự mạnh mẽ được khơi dậy trong chính nội lực của bản thân bà để thoát khỏi những đắng cay, tủi nhục trong chốn ngục tù. Bà Phương Anh cho hay:
“Mình là con nhà Phật nên thường xuyên niệm Phật trong trại giam. Trong khi bị giam, mình giam chung với một tù nhân đạo Công Giáo. Cô ấy thường đọc kinh và hát về Đức Mẹ. Mình nghe những bài hát của cô ấy tự nhiên cảm thấy bình an, mạnh mẽ hơn rất là nhiều nên mình đã nhờ cô ấy tập hát cho mình. Cô ấy tập cho mình bài hát Xin Vâng, Kinh Hòa Bình và Năm Xưa Trên Cây Sồi. Mỗi lần có tù nhân nào mà muốn hành hung mình thì mình liền hát những bài hát này và họ không đánh mình nữa. Sau này, họ còn quý mến mình nữa.”
Được biết, sau khi ra khỏi trại giam, bà Lê Thị Phương Anh cùng với gia đình và một số người bạn của bà đã đến hang đá Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, tại giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Sài Gòn, dâng lên lời tạ ơn. Bà Phương Anh chia sẻ: “Khi mà mình đứng trước hang đá Đức Mẹ Maria, mình đã cảm ơn Mẹ đã che chở cho mình ở trong tù. Mình xin Mẹ dẫn đường chỉ lối cho mình biết phải làm gì.”
Bà Phương Anh gửi lời cám ơn tất cả những người bạn của bà ở gần xa đã quan tâm đến bà và gia đình trong suốt thời gian vừa qua.
Vào ngày 12.05.2015, bà Lê Thị Phương Anh cùng với hai người bạn của bà là anh Đỗ Nam Trung và anh Phạm Minh Vũ bị Tòa án Nhân dân Tỉnh Đồng Nai quy kết vào điều 258 BLHS “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân’.
Bà cùng với hai người bạn bị bắt vào ngày 15.05.2014 tại Biên Hòa – Đồng Nai, khi đang tìm hiểu thực tế về các vụ biểu tình bạo động của công nhân Đồng Nai, làm việc trong các công ty Đài Loan và Trung Quốc chống lại dàn khoan HD 981 vào trung tuần tháng 5.2014.
Bà Lê Thị Phương Anh là một trong những người có tiếng nói khác với nhà cầm quyền, tích cực tham gia các cuộc xuống đường chống Hoa lục trước sự xâm chiếm biển đảo của VN, tham gia các phiên tòa xét xử của những người yêu nước, tham dự các buổi tưởng niệm…
Chia sẻ của bà, sau khi ra tù: “… chính cách đối xử của họ đã giúp mình thoát được nỗi sợ hãi, lì lợm hơn và chai sạn hơn. Mình sẽ tiếp tục cùng với chồng mình đấu tranh cho đến cùng. Nếu như mình có bị bắt thêm một lần nữa thì mình cũng không sợ nữa” tiếp thêm sức mạnh cho những người đấu tranh vì nhân quyền, là “cái tát” thẳng vào mặt những kẻ vong nô, “hèn với giặc- ác với dân”.
Theo Pv. GNsP