Thursday, July 31, 2014

The Diplomat: Trung Quốc không hề từ bỏ tham vọng khi rút giàn khoan

Giống như quyết định hạ đặt giàn khoan, hành động rút giàn khoan cũng nằm trong chiến lược lâu dài của Trung Quốc. HD981 sẽ quay lại.


Dingding Chen | The Diplomat | 30.7.2014
Người dịch: Lê Anh Hùng


Quyết định dường như đáng ngạc nhiên của Trung Quốc khi rút giàn khoản HD981 khỏi vùng biển tranh chấp đã khơi mào cho những cuộc bàn thảo thú vị (xem ở đâyở đâyở đâyở đây, và ở đây). Cho đến nay, phần lớn các cuộc bàn thảo đều tập trung vào lý do khiến Trung Quốc đưa ra quyết định gây ngạc nhiên ấy. Người ta đã đưa ra một số cách lý giải khả dĩ, như do thời tiết xấu, do áp lực của Hoa Kỳ, do sứ mạng đã hoàn thành, v.v. và v.v. Mặc dù những cách giải thích này đều thú vị song chúng lại cho thấy một số vấn đề, phản ảnh những vấn đề trong lối phân tích rất phổ biến hiện nay về những động thái của Trung Quốc.
Vấn đề thứ nhất là việc người ta chú ý quá nhiều đến lý do khiến Trung Quốc quyết định rút giàn khoan. Thật đáng tiếc là nhiều nhà phân tích lại đang mắc cùng một lỗi mà họ từng mắc phải khi phân tích quyết định hạ đặt giàn khoan trước đó của Trung Quốc bằng cách nhìn vào những khía cạnh cụ thể của quyết định ấy. Đầu tiên họ bất ngờ trước quyết định hạ đặt giàn khoan của Trung Quốc hồi tháng Năm, và giờ thì họ lại ngạc nhiên trước quyết định rút giàn khoan của Trung Quốc.
Ở đây có thể có đôi chút bất ngờ khi xét đến việc lựa chọn thời điểm chính xác của hai quyết định, song các nhà quan sát chiến lược dài hạn của Trung Quốc thì không nên bất ngờ trước bất kỳ quyết định nào. Những động thái của Trung Quốc trong mấy năm gần đây đã cho thấy rõ ràng rằng họ sẽ tiến hành những bước đi với vẻ tự tin nhằm bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích cốt lõi của mình. Bất kể người ta cho nó là quyết đoán (ở đây và ở đây) hay thậm chí là hung hăng thì mô thức chung giờ cũng đã trở nên rõ ràng: một đại chiến lược mới đang nổi lên.
Ngoài ra, việc Trung Quốc rút giàn khoan chỉ 1 tháng trước kế hoạch thì tạo ra khác biệt gì? Liệu điều đó có khiến Việt Nam thay đổi cách thức nhìn nhận các kế hoạch dài hạn cũng như sự quyết đoán của Trung Quốc hay không? Không thể. Liệu Trung Quốc có chấm dứt việc dịch chuyển lòng vòng các giàn khoan dầu của nó hay không? Không thể. Liệu điều đó có làm thay đổi nỗ lực của Hoa Kỳ trong việc xoay trục sang Châu Á trở lại hay không? Tôi nghi ngờ điều đó. Như vậy, việc chú ý quá mức vào lý do Trung Quốc rút giàn khoan sẽ chỉ khiến người ta lơ là vấn đề quan trọng hơn: đó là nhiều giàn khoan sẽ xuất hiện ở Biển Đông hơn trong những năm sắp tới.
Vấn đề thứ hai (một vấn đề liên quan) là sự chú tâm quá mức vào các quyết định cụ thể trong chính sách ngoại giao của Trung Quốc. Như một câu thành ngữ của Trung Quốc, “chúng ta đã thấy cây mà không thấy rừng”. Mặc dù nhiều người tin rằng chính sách ngoại giao của Trung Quốc về cơ bản là thụ động và thiếu gắn kết khi Trung Quốc căng sức phản ứng với các cuộc khủng hoảng đây đó, song những nhận định như vậy lại đánh giá thấp mức độ nhất quán và cố kết khả dĩ trong chính sách ngoại giao của Trung Quốc. Nhiều người ở Trung Quốc cũng hoài nghi việc Trung Quốc có một chiến lược được hoạch định tốt (ở đây và ở đây). Điều mà họ đã không nhìn thấy là một chiến lược được hoạch định tốt ở tầm vĩ mô lại không phải thiếu nhất quán với sự thụ động và một mức độ thiếu nhất quán ở tầm vi mô.
Một khả năng thực sự là Trung Quốc đã thiết kế xong một đại chiến lược nhằm thúc đẩy lợi ích quốc gia của nó trong 20-30 năm tới. Một số người có thể gọi đó là sự “trỗi dậy hoà bình”, còn số khác lại có thể gọi đó là sự “náu mình”. Bất kể theo cách nào thì điều quan trọng là Trung Quốc có mục tiêu rõ ràng về điều họ muốn đạt được và cách họ lập kế hoạch để đạt được điều đó.
Song điều có thể xẩy ra là phương thức Trung Quốc cần thực thi đại chiến lược đó lại không thực sự rõ ràng, vì nhiều “diễn viên” với những kỹ năng khác nhau và lợi ích hẹp hòi lại tham gia vào quá trình hoạch định chính sách ngoại giao. Điều này giải thích tại sao đôi khi chính sách ngoại giao của Trung Quốc lại khiến người ngoài có ấn tượng là thiếu cố kết và mâu thuẫn. Giống như quyết định hạ đặt giàn khoan HD981 ở vùng biển tranh chấp, chắc chắn một ngày nào đó Trung Quốc sẽ lại đưa giàn khoan HD981 ra Biển Đông, mặc dù thời điểm chính xác có thể ít nhiều ngẫu nhiên. Tuy vậy, cộng đồng quốc tế không nên bất ngờ trước quyết định này và họ chắc chắn là không nên ngạc nhiên khi các giàn khoan của Trung Quốc quay trở lại Biển Đông một ngày nào đó.
Tóm lại, lý do tại sao Trung Quốc lại quyết định rút giàn khoan HD981 là không quan trọng. Điều quan trọng là các kế hoạch chiến lược dài hạn của Trung Quốc cùng ý nghĩa của chúng đối với mối quan hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam cũng như các quốc gia Châu Á khác. Hai dự đoán có thể đưa ra bây giờ là: 1) Các giàn khoan dầu của Trung Quốc sẽ trở lại, và 2) Việt Nam sẽ tiếp tục đẩy lùi nỗ lực và tham vọng của Trung Quốc.
Việc chú tâm quá nhiều đến các quyết định ngoại giao cụ thể của Trung Quốc thay vì các kế hoạch chiến lược ở tầm vĩ mô của họ sẽ chỉ đưa đến những gợi ý chính sách đáng ngờ về cách thức ứng phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc./.

Nguồn: The Diplomat

Monday, July 28, 2014

BIÊN BẢN LÀM VIỆC VÀ BẢN CHẤT CỦA CÔNG AN CỘNG SẢN

Lê Anh Hùng



Ngày 23.7 vừa qua, anh Phan Văn Phong đã đến Công an huyện Thanh Trì để làm việc về vụ chị Trần Thị Nga bị côn đồ truy sát ngày 25.5.2014. Đầu buổi làm việc, anh Phong đã đưa ra yêu cầu phải được giữ một biên bản làm việc sau khi ký. Cuối buổi làm việc, do viên công an làm việc với anh nói đương sự không được giữ biên bản nên anh Phong không ký. Viên công an này lại nói nếu thế thì buổi làm việc hôm nay không có giá trị!?
Nhân vụ việc này, tôi xin kể lại chuyện tôi làm việc với Công an Quảng Trị ngày 5.8.2008. Sáng hôm đó, Công an Quảng Trị cho một viên trung uý đến tận nhà mời và chở tôi (họ không đưa giấy mời cho tôi) đến trụ sở Công an Quảng Trị để làm việc về Thư Tố Cáo bè lũ cướp nước và bán nước Hoàng Trung Hải - Nguyễn Tấn Dũng – Nông Đức Mạnh mà tôi mới gửi hàng loạt qua mạng Internet lần đầu tiên vào ngày 21.4.2008.
Khi làm việc, họ đặt câu hỏi, tôi trả lời rồi họ ghi vào tờ "Biên bản lấy lời khai". Họ còn cho một tay công an ra quay phim. Tôi nói: “Đây là buổi làm việc của một công dân với công an chứ không phải buổi hỏi cung, vì thế biên bản phải ghi là Biên bản Làm việc, và các anh dẹp ngay cái trò quay phim mang tính doạ dẫm và xâm phạm quyền công dân kia đi.” Họ chấp nhận hai yêu cầu đó của tôi.
Cuối buổi làm việc, kết thúc biên bản, tôi yêu cầu phải lập 2 bản, tôi giữ 1 bản thì tôi mới ký. Họ không chịu, rồi nói này nói nọ thuyết phục tôi. Tôi nghĩ mình là người "quang minh chính đại", trong khi đây lại là việc vô cùng hệ trọng của quốc gia, nên tặc lưỡi ký.
Thế rồi ngày 25.9.2009, một toán cũng công an Quảng Trị lại rình để "bắt quả tang" tôi ngoài tiệm Internet về hành vi "tuyên truyền chống nhà nước XHCNVN" rồi truy tố tôi về tội "vu khống", mà lẽ ra nếu tôi thực sự phạm tội "vu khống" thì Bộ Công an (Công an Quảng Trị không đủ tầm để điều tra) đã phải truy tố tôi ngay từ tháng 8.2008, chứ không phải đợi đến ngày 25.9.2009, khi tôi đã tố cáo qua mạng đến lần thứ 20.
Nếu ngày 5.8.2008, Công an Quảng Trị chính thức lập hồ sơ vụ án, gửi giấy mời làm việc cho tôi và giao cho tôi một biên bản làm việc ngày hôm đó thì hoặc là vụ tố cáo đã được Bộ Công an làm sáng tỏ (vì rõ ràng Công an Quảng Trị không đủ tầm để điều tra các bị can “ngoại hạng” kia), hoặc là tôi đã bị truy tố về tội “vu khống” ngay từ thời điểm đó, chứ không phải đợi đến gần một năm rưỡi sau, cũng chính lực lượng công an Quảng Trị lại rình mò tôi ngoài tiệm Internet, bắt tôi và ép cung vợ tôi (nhân chứng sống của vụ tố cáo, người từng nằm trong đường dây ma tuý của ngài Phó Thủ tướng gốc Tàu Hoàng Trung Hải) rồi truy tố tôi về tội “vu khống”.
Đáng chú ý là trước khi tôi làm việc với Công an Quảng Trị ngày 5.8.2008, trung uý Nguyễn Minh Đông (Công an Tp Đông Hà) từng cùng với một viên trung uý công an tỉnh khác đã đến nhà tôi tìm hiểu về vụ việc, bản thân anh ta cũng biết là ngày 5.8.2008 tôi đã làm việc với Công an tỉnh Quảng Trị về vụ tố cáo, nhưng trong ngày 25.9.2009 ấy thì chính anh ta lại có mặt trong đám công an rình rập bắt tôi ở tiệm Internet. Trớ trêu thay, anh ta hiện lại là thượng uý, Phó Công an Phường 5, Tp Đông Hà, nơi tôi đang cư trú.
Ngày 6.7.2012, tôi làm việc (lần thứ hai) với Cơ quan An ninh Điều tra, Công an Tp Hà Nội. Sau cuộc làm việc kéo dài đến 4 tiếng rưỡi và viên cán bộ điều tra Nguyễn Thế Thanh ghi hết 18 tờ biên bản làm việc, tôi yêu cầu họ tôi phải được giữ 1 bản thì tôi mới ký vào biên bản làm việc. Anh ta không chịu, cứ một hai thuyết phục tôi nhưng lại không dẫn ra được bất kỳ văn bản pháp luật nào không cho phép công dân được giữ 1 biên bản làm việc cả. Cuối cùng, sếp của anh ta đến thuyết phục tôi và nói là nếu tôi không chịu ký thì người ta không điều tra vụ việc được. Vì chuyện hệ trọng của quốc gia, một lần nữa, tôi lại tặc lưỡi ký.
Thế rồi sáng 24.1.2013, Công an Hà Nội đã phối hợp với Công an Hưng Yên đến tận nơi tôi đang làm việc ở khu công nghiệp Tân Quang, H. Văn Lâm, Hưng Yên để bắt tôi vào “an dưỡng” tại trại tâm thần trá hình mang tên “Trung tâm Bảo trợ Xã hội II Hà Nội” ở xã An Viên, H. Ứng Hoà, cách trung tâm Hà Nội 70km – một hành động chà đạp lên pháp luật cũng như nhân phẩm và nhân quyền của công dân.
Nếu Công an Hà Nội trao cho tôi 1 bản của biên bản làm việc ngày 6.7.2012 đồng thời điều tra vụ việc một cách nghiêm túc (tiến hành làm việc với vợ tôi, Lê Thị Phương Anh, nhân chứng sống của vụ việc, người đã viết Bản Cam Đoan khẳng định những lời tố cáo của tôi là đúng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về lời cam đoan của mình) thì tôi đã không bị mấy tên du côn đội lốt công an cưỡng chế trái pháp luật vào trại tâm thần ngày 24.1.2013.
Tóm lại, sau những gì đã kể trên đây, chúng ta có thể đi đến kết luận: công an cộng sản là một lũ lưu manh có tổ chức, mặc quân phục và được hợp pháp hoá bằng luật rừng của cộng sản.

BIÊN BẢN LÀM VIỆC VÀ BẢN CHẤT CỦA CÔNG AN CỘNG SẢN

Lê Anh Hùng



Ngày 23.7 vừa qua, anh Phan Văn Phong đã đến Công an huyện Thanh Trì để làm việc về vụ chị Trần Thị Nga bị côn đồ truy sát ngày 25.5.2014. Đầu buổi làm việc, anh Phong đã đưa ra yêu cầu phải được giữ một biên bản làm việc sau khi ký. Cuối buổi làm việc, do viên công an làm việc với anh nói đương sự không được giữ biên bản nên anh Phong không ký. Viên công an này lại nói nếu thế thì buổi làm việc hôm nay không có giá trị!?
Nhân vụ việc này, tôi xin kể lại chuyện tôi làm việc với Công an Quảng Trị ngày 5.8.2008. Sáng hôm đó, Công an Quảng Trị cho một viên trung uý đến tận nhà mời và chở tôi (họ không đưa giấy mời cho tôi) đến trụ sở Công an Quảng Trị để làm việc về Thư Tố Cáo bè lũ cướp nước và bán nước Hoàng Trung Hải - Nguyễn Tấn Dũng – Nông Đức Mạnh mà tôi mới gửi hàng loạt qua mạng Internet lần đầu tiên vào ngày 21.4.2008.
Khi làm việc, họ đặt câu hỏi, tôi trả lời rồi họ ghi vào tờ "Biên bản lấy lời khai". Họ còn cho một tay công an ra quay phim. Tôi nói: “Đây là buổi làm việc của một công dân với công an chứ không phải buổi hỏi cung, vì thế biên bản phải ghi là Biên bản Làm việc, và các anh dẹp ngay cái trò quay phim mang tính doạ dẫm và xâm phạm quyền công dân kia đi.” Họ chấp nhận hai yêu cầu đó của tôi.
Cuối buổi làm việc, kết thúc biên bản, tôi yêu cầu phải lập 2 bản, tôi giữ 1 bản thì tôi mới ký. Họ không chịu, rồi nói này nói nọ thuyết phục tôi. Tôi nghĩ mình là người "quang minh chính đại", trong khi đây lại là việc vô cùng hệ trọng của quốc gia, nên tặc lưỡi ký.
Thế rồi ngày 25.9.2009, một toán cũng công an Quảng Trị lại rình bắt tôi ngoài tiệm Internet và truy tố tôi về tội "vu khống", mà lẽ ra nếu tôi thực sự phạm tội "vu khống" thì Bộ Công an (Công an Quảng Trị không đủ tầm để điều tra) đã phải truy tố tôi ngay từ tháng 8.2008, chứ không phải đợi đến ngày 25.9.2009, khi tôi đã tố cáo qua mạng đến lần thứ 20.
Nếu ngày 5.8.2008, Công an Quảng Trị chính thức lập hồ sơ vụ án, gửi giấy mời làm việc cho tôi và giao cho tôi một biên bản làm việc ngày hôm đó thì hoặc là vụ tố cáo đã được Bộ Công an làm sáng tỏ (vì rõ ràng Công an Quảng Trị không đủ tầm để điều tra các bị can “ngoại hạng” kia), hoặc là tôi đã bị truy tố về tội “vu khống” ngay từ thời điểm đó, chứ không phải đợi đến gần một năm rưỡi sau, cũng chính lực lượng công an Quảng Trị lại rình mò tôi ngoài tiệm Internet, bắt tôi và ép cung vợ tôi (nhân chứng sống của vụ tố cáo, người từng nằm trong đường dây ma tuý của ngài Phó Thủ tướng gốc Tàu Hoàng Trung Hải) rồi truy tố tôi về tội “vu khống”.
Đáng chú ý là trước khi tôi làm việc với Công an Quảng Trị ngày 5.8.2008, trung uý Nguyễn Minh Đông (Công an Tp Đông Hà) từng cùng với một viên trung uý công an tỉnh khác đã đến nhà tôi tìm hiểu về vụ việc, bản thân anh ta cũng biết là ngày 5.8.2008 tôi đã làm việc với Công an tỉnh Quảng Trị về vụ tố cáo, nhưng trong ngày 25.9.2009 ấy thì chính anh ta lại có mặt trong đám công an rình rập bắt tôi ở tiệm Internet. Trớ trêu thay, anh ta hiện lại là thượng uý, Phó Công an Phường 5, Tp Đông Hà, nơi tôi đang cư trú.
Ngày 6.7.2012, tôi làm việc (lần thứ hai) với Cơ quan An ninh Điều tra, Công an Tp Hà Nội. Sau cuộc làm việc kéo dài đến 4 tiếng rưỡi và viên cán bộ điều tra Nguyễn Thế Thanh ghi hết 18 tờ biên bản làm việc, tôi yêu cầu họ tôi phải được giữ 1 bản thì tôi mới ký vào biên bản làm việc. Anh ta không chịu, cứ một hai thuyết phục tôi nhưng lại không dẫn ra được bất kỳ văn bản pháp luật nào không cho phép công dân được giữ 1 biên bản làm việc cả. Cuối cùng, sếp của anh ta đến thuyết phục tôi và nói là nếu tôi không chịu ký thì người ta không điều tra vụ việc được. Vì chuyện hệ trọng của quốc gia, một lần nữa, tôi lại tặc lưỡi ký.
Thế rồi sáng 24.1.2013, Công an Hà Nội đã phối hợp với Công an Hưng Yên đến tận nơi tôi đang làm việc ở khu công nghiệp Tân Quang, H. Văn Lâm, Hưng Yên để bắt tôi vào “an dưỡng” tại trại tâm thần trá hình mang tên “Trung tâm Bảo trợ Xã hội II Hà Nội” ở xã An Viên, H. Ứng Hoà, cách trung tâm Hà Nội 70km – một hành động chà đạp lên pháp luật cũng như nhân phẩm và nhân quyền của công dân.
Nếu Công an Hà Nội trao cho tôi 1 bản của biên bản làm việc ngày 6.7.2012 đồng thời điều tra vụ việc một cách nghiêm túc (tiến hành làm việc với vợ tôi, Lê Thị Phương Anh, nhân chứng sống của vụ việc, người đã viết Bản Cam Đoan khẳng định những lời tố cáo của tôi là đúng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về lời cam đoan của mình) thì tôi đã không bị mấy tên du côn đội lốt công an cưỡng chế trái pháp luật vào trại tâm thần ngày 24.1.2013.
Tóm lại, sau những gì đã kể trên đây, người ta thật dễ đi đến kết luận: công an cộng sản là một lũ lưu manh có tổ chức, mặc quân phục và được hợp pháp hoá.

Sunday, July 20, 2014

Vì sao nhà cầm quyền Việt Nam lại im lặng trước tin đồn Hồ Chí Minh là Hồ Tập Chương?

Lê Anh Hùng




"Nhà báo" Trần Dân Tiên
chính là Hồ Chí Minh
Thời gian gần đây, dư luận trong và ngoài nước khá bàn tán về tin đồn Hồ Chí Minh thực chất là một người Trung Quốc, tên là Hồ Tập Chương, sinh năm 1901 ở Đài Loan.
Theo một bài viết của ông Bùi Tíntrên VOA Tiếng Việt: “Nguồn gốc của sự ngộ nhận hay hoài nghi trên đây là do một cuốn sách dày hơn 200 trang, nguyên văn chữ Hán có đầu đề ‘Hồ Chí Minh sinh bình khảo’, tác giả là giáo sư chính trị Trường Đại học Quốc lập Đài Loan ở Đài Bắc, tên là Hồ Tuấn Hùng, do nhà Xuất bản Bạch Tượng in và phát hành. Cuốn sách ra mắt độc giả tháng 11 năm 2008, ngay sau đó được dịch ra tiếng Việt và các thứ tiếng Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Nhật Bản. Bản dịch tiếng Việt do Thái Văn thực hiện, hiện được lưu trên mạng Thông Luận cũng như trên mạng Google. Trong cuốn sách tác giả Hồ Tuấn Hùng đưa ra nhận định với khá nhiều dẫn chứng để chứng minh rằng người mang tên Nguyễn Tất Thành sinh ra ở làng Kim Liên, huyện Nam Đàn, Nghệ An, Việt Nam, sau này mang tên Nguyễn Ái Quốc, đã bị thực dân bắt ở Hồng Kông và đã chết sau đó ở trong tù vào năm 1932; xác ông đã được đưa sang chôn cất ở Moscow, Liên bang Xô viết cũ. Còn người ít lâu sau đó đội tên Nguyễn Ái Quốc hoạt động tại miền Nam Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam, từ những năm 1938 đến năm 1945 mang tên Hồ Chí Minh và trở thành chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, rồi chết ngày 3/9/1969 ở Hà Nội thật ra là một người Trung Quốc, sinh năm 1901 ở Đài Loan, tên gốc là Hồ Tập Chương.”
Tháng 9 năm ngoái, bài “Đề nghị làm sáng tỏ vụ việc: Hồ Chí Minh là người Việt Nam hay Đài Loan?” của nhà bất đồng chính kiến Phạm Quế Dương đã được nhiều trang mạng đăng tải. Ngày 25.9.2013, BBC Tiếng Việt đăng bài viết của nhà văn Vũ Thư Hiên nhan đề “‘Tác phẩm giả tưởng’ về Hồ Chí Minh” để phản bác lại giả thuyết Hồ Chí Minh là Hồ Tập Chương.
Trong bài “Lại thêm tài liệu viết Chủ tịch Hồ Chí Minh là người Trung Quốc”, đăng trên trang Thông Luận ngày 30.6.2014, ông Phạm Quế Dương viết:
Tôi rất quí trọng Chủ tịch Hồ Chí Minh, luôn tự hào 45 năm được làm “Người lính Bác Hồ”. Tôi đã nhiều lần vào Nghệ An thăm quê Bác và lễ mộ thân mẫu Bác. Đọc quyển sách của Hồ Tuấn Hùng đã rất bất bình. Nay lại đọc tập tài liệu này của Huỳnh Tâm tôi càng bức xúc. Tại sao Trung Quốc cho phổ biến công khai những tài liệu này! Ý đồ của họ là gì? Thời nay là thời đại thông tin, trẻ già trong nước ngoài nước rất nhiều người biêt, chắc hẳn bộ máy của Đảng và Nhà nước cũng phải biết rõ. Nhưng, sao lại lặng im vô trách nhiệm đến thế. Tôi đề nghị các vị lãnh đạo và cơ quan chức năng cần làm sáng tỏ và công bố rộng rãi để sự thực được bảo vệ và tôn trọng.
Ngày 15.7 vừa qua, trang mạng của Đài RFI lại đăng cuộc phỏng vấn cựu Đại tá Phạm Quế Dương với nhan đề “Cần làm sáng tỏ các tư liệu Trung Quốc về Hồ Chí Minh” về câu chuyện này.
Một câu chuyện mà các cơ quan truyền thông quốc tế quan trọng như VOA, BBC, RFI (chưa kể hàng loạt trang mạng phi chính thống khác) đều đưa tin thì vụ việc không còn là câu chuyện tầm phào ở vỉa hè nữa, đặc biệt là nó lại liên quan đến vị lãnh tụ tối cao, người khai lập ra chế độ cộng sản hiện hành ở Việt Nam. Ấy vậy mà cho đến nay nhà cầm quyền Việt Nam vẫn chưa hề lên tiếng; phải chăng có điều gì khuất tất ở đây?
Mới quý độc giả đọc những bình luận dưới một bài đăng trên Facebook mà blog Lê Anh Hùng đăng lại ở đây để hiểu được lý do đích thực đằng sau sự im lặng tưởng như khó hiểu kia qua "lập luận" của các dư luận viên trá hình. (Xin vui lòng bấm vào dòng "Like  Comment  Share" ở phía dưới để xem các bình luận.)

Monday, July 14, 2014

Bauxite Việt Nam đã công khai lên tiếng về vụ PTT Tàu Hoàng Trung Hải

Lê Anh Hùng


Hoàng Trung Hải và Thủ tướng TQ Ôn Gia Bảo
Ngày 8.7.2014, trang mạng của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ đã đăng bài “Formosa Hà Tĩnh đã trở thành đặc khu của Trung Quốc?” và ngày 12.7.2014, Bauxite Việt Nam, diễn đàn của giới trí thức phản tỉnh trong nước, đã tiếp đăng bài viết này của tôi.
Đặc biệt, trong lời bạt dành cho bài viết, lần đầu tiên Bauxite Việt Nam công khai yêu cầu đảng và nhà nước Việt Nam phải chịu trách nhiệm trước nhân dân về PTT gốc Tàu Hoàng Trung Hải, kẻ đã “dâng” Vũng Áng và cảng Sơn Dương cho Trung Quốc.
Thực ra, Formosa Hà Tĩnh mới chỉ là một trong số vô vàn “chiến tích” mà ngài PTT Hán tặc Hoàng Trung Hải đã đem về cho quê hương của ông ta. Mời quý độc giả xem thêm loạt bài vạch trần bộ mặt thật của ngài PTT Tàu Hoàng Trung Hải trên website của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) để hình dung ra cái hiểm hoạ mang tên Hoàng Trung Hải đối với đất nước chúng ta lớn đến nhường nào:
  1. Nhập siêu từ TQ: Cấp độ báo động ngày càng lớn và những cái tai ngày càng điếc (VOA)
  2. PTT Hoàng Trung Hải và ngành khai khoáng của Việt Nam (VOA)
  3. Báo động: Người Trung Quốc lại sắp lập căn cứ ở Quảng Trị (VOA)
  4. Hiểm họa Trung Quốc và bài học từ Tiệp Khắc, Ukraina (VOA)
  5. Lào Cai: ‘Tử huyệt’ của phòng tuyến biên giới phía bắc? (VOA)
  6. Trục đường cửa ngõ chiến lược Móng Cái-Hạ Long sẽ rơi vào vòng kiểm soát của Trung Quốc? (VOA)
  7. PTT Hoàng Trung Hải - hiểm họa đằng sau những trò mị dân (VOA)
Tôi mong công luận, đặc biệt là các tổ chức và cá nhân độc lập và có tiếng nói trong xã hội, tiếp tục lên tiếng yêu cầu lãnh đạo đảng và nhà nước Việt Nam xử lý dứt điểm tên gián điệp Hoa Nam lợi hại bậc nhất trong lịch sử, kẻ được đ/c X tin tưởng giao phó gần như cả nền kinh tế Việt Nam suốt 7 năm qua, hầu mong mở ra lối thoát cho tình cảnh thê thảm và bế tắc hiện nay của nước nhà.

Lê Anh Hùng

BVN - "CỰC NÓNG" RỒI, CẦN XỬ LÝ NGAY!
Vụ giàn khoan HD-981 đã chọc, đã đâm cho cái nhọt bọc “xâm lược êm như ru” của Trung quốc đối với Việt Nam bị vỡ bục ra, thành một điểm nóng” khổng lồ, khiến cho chúng ta dù muốn làm “thủ đô của hòa bình” mãi cũng chẳng được.
Một hệ quả không thể tránh được khi hai nước “anh em” đã buộc phải đứng trước mối quan hệ “xâm lược và bị xâm lược” thì cả một hệ thống cán bộ lãnh đạo từ địa phương đến trung ương đều cần được rà soát lại một cách thật cẩn trọng dưới nhãn quan của tình hình mới. Ở mặt trận nhân sự này thì trường hợp một Phó Thủ tướng phụ trách nhiều lĩnh vực cơ bản lại là người có nguồn gốc rất “Tàu” như ông Hoàng Trung Hải tất nhiên cũng là một điểm nóng cần được xem xét, mà những điều dị nghị không phải là không có cơ sở.
Về địa bàn chiến lược thì Vũng Áng-Hà Tĩnh, cái địa danh đang nổi cộm, gắn với dự án xây dựng một khu gang thép liên kết với một cảng nước sâu, cũng đang nổi lên thành một điểm nóng rất xung yếu, có thể trở thành “một tiểu quốc của Đại Hán” và cắt đôi đất nước Việt Nam một khi chiến sự xảy ra. Dự án Formosa ấy đang đề nghị được trở thành một “đặc khu” với những đặc quyền vô tiền khoáng hậu, nghe nói sẽ xây cả “miếu thờ” (?), có trời mà biết những gì trong đó khi công nhân Trung quốc sẽ vào ồ ạt mà các cấp chính quyền Việt Nam thì không được phép bén mảng?
Nay Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải lại dính chặt với dự án Vũng Áng giữa lúc những giàn khoan đang triển khai ngoài Biển Đông, thì khác nào ba điểm nóng đáng lo ngại ấy đang chập lại làm một, thành điểm cực nóng, hỏi lòng người Việt Nam nào lại không như đốt như thiêu? Bài viết sau đây của nhà báo Lê Anh Hùng là một nỗi lòng thiêu đốt ấy.
Với lẽ công bằng, chúng tôi chưa thể kết luận gì về bản thân Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, chỉ yêu cầu đảng và nhà nước Việt Nam phải rà soát và chịu trách nhiệm trước nhân dân về vấn đề nhân sự này, cũng như về toàn bộ dự án Vũng Áng.
Song, vì sinh mệnh của đất nước trước tình hình đang bị đe dọa, không được phép một phút sơ hở, trước mắt chúng tôi nêu yêu cầu phải tách ngay vai trò của PTT Hoàng Trung Hải ra khỏi dự án Kinh tế Vũng Áng, đồng thời kiểm soát chặt chẽ đề án xây dựng khu Công nghiệp quan trọng này.
Nếu quả thực ông PTT không có điều gì khuất tất thì chắc ông cũng muốn được tách biệt ra như vậy để tránh một tiếng nhơ có thể lưu đến muôn đời.
Trái lại, nếu sự việc cứ tiếp tục trong màn khói vừa che đậy, vừa cố tình, thì nhân dân cũng phải có thái độ tích cực hơn, không thể ngồi trơ nhìn đất nước lâm nguy mà cứ yên tâm khoán vận mệnh của giống nòi cho người khác.
Bauxite Việt Nam 

Friday, July 11, 2014

TÂM SỰ NHÓI LÒNG CỦA MỘT CÔ GÁI TRÊN FACEBOOK

Lê Anh Hùng


LTS
Đây là tâm sự của một cô gái đồng hương nằm trong danh sách bạn Facebook của tôi, xin được chia sẻ với mọi người.
Thiết nghĩ, đây không phải là câu chuyện riêng của gia đình em, mà là câu chuyện sinh tử của cả dân tộc Việt Nam này. Em năm nay mới chỉ 21 tuổi thôi.
Lê Anh Hùng

“Chào anh, em kết bạn với anh đã lâu, cũng thường xuyên theo dõi những bài viết của anh. Những con người có tư tưởng lớn mới dùng đời mình để đấu tranh vì chính trị, mong là 1 ngày nào đó đất nước Việt Nam này sẽ có những cải cách từ những người lãnh đạo thật sự vì dân tộc và Tổ quốc thiêng liêng.

Nói về chuyện Formosa, quê em cũng gần Hà Tĩnh; quê ngoại em là một làng nghèo. Mấy hôm trước, mẹ gọi điện thoại kể chuyện ở nhà. Mẹ bảo cả làng mình đua nhau vào Vũng Áng làm việc rồi; một ngày được 220 ngàn đồng, lương cao, cuộc sống bần nông vất vả lại không ra tiền thì ai mà chẳng muốn đi chứ, dù làm xây dựng khuân vác nặng nhọc vẫn còn hơn ở nhà. Em có một ông anh họ làm lâu năm, lương đã hơn 13 triệu/tháng, đó là 1 số tiền lớn đối với nông dân chân quê.
Mẹ bảo mày học tiếng Trung đi, rồi về anh xin vào trong đấy cho mà làm. Giờ trong đấy toàn người Trung Quốc, kiểu gì Trung Quốc chẳng chiếm hết, chẳng bao lâu nữa Trung Quốc nó tràn sang hết cho mà xem, nên lo mà học tiếng đi, mình giao tiếp được còn đỡ khổ.
Ngẫm lại, mẹ lo lắng cũng có lý, dù em tin sẽ không có chiến tranh thêm một lần nào nữa. Mẹ em, một người nông dân suốt ngày chân lấm tay bùn, mà đã xác định rằng kiểu gì Trung Quốc nó cũng chiếm Việt Nam, thế là hiểu.
Có thể tất cả mọi người ai cũng muốn một cuộc sống bình yên, và cũng chỉ cần như thế. Nhưng vận mệnh đất nước này rồi sẽ đi về đâu?”

TÂM SỰ NHÓI LÒNG CỦA MỘT CÔ GÁI TRÊN FACEBOOK

Lê Anh Hùng


LTS
Đây là tâm sự của một cô gái đồng hương nằm trong danh sách bạn Facebook của tôi, xin được chia sẻ với mọi người. Thiết nghĩ, đây không phải là câu chuyện riêng của gia đình em, mà là câu chuyện sinh tử của cả dân tộc Việt Nam này. Em năm nay mới chỉ 21 tuổi thôi.
Lê Anh Hùng

“Chào anh, em kết bạn với anh đã lâu, cũng thường xuyên theo dõi những bài viết của anh. Những con người có tư tưởng lớn mới dùng đời mình để đấu tranh vì chính trị, mong là 1 ngày nào đó đất nước Việt Nam này sẽ có những cải cách từ những người lãnh đạo thật sự vì dân tộc và Tổ quốc thiêng liêng.

Nói về chuyện Formosa, quê em cũng gần Hà Tĩnh; quê ngoại em là một làng nghèo. Mấy hôm trước, mẹ gọi điện thoại kể chuyện ở nhà. Mẹ bảo cả làng mình đua nhau vào Vũng Áng làm việc rồi; một ngày được 220 ngàn đồng, lương cao, cuộc sống bần nông vất vả lại không ra tiền thì ai mà chẳng muốn đi chứ, dù làm xây dựng khuân vác nặng nhọc vẫn còn hơn ở nhà. Em có một ông anh họ làm lâu năm, lương đã hơn 13 triệu/tháng, đó là 1 số tiền lớn đối với nông dân chân quê.
Mẹ bảo mày học tiếng Trung đi, rồi về anh xin vào trong đấy cho mà làm. Giờ trong đấy toàn người Trung Quốc, kiểu gì Trung Quốc chẳng chiếm hết, chẳng bao lâu nữa Trung Quốc nó tràn sang hết cho mà xem, nên lo mà học tiếng đi, mình giao tiếp được còn đỡ khổ.
Ngẫm lại, mẹ lo lắng cũng có lý, dù em tin sẽ không có chiến tranh thêm một lần nào nữa, Mẹ em, một người nông dân suốt ngày chân lấm tay bùn, mà đã xác định rằng kiểu gì Trung Quốc nó cũng chiếm Việt Nam, thế là hiểu.
Có thể tất cả mọi người ai cũng muốn một cuộc sống bình yên, và cũng chỉ cần như thế. Nhưng vận mệnh đất nước này rồi sẽ đi về đâu?”

Tuesday, July 8, 2014

Formosa Hà Tĩnh đã trở thành đặc khu của Trung Quốc?

Lê Anh Hùng | VOABauxite Việt Nam | 8.7.2014


Hoàng Trung Hải và Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo
Trong khi dư luận trong và ngoài nước xôn xao và phản ứng mạnh mẽ trước sự kiện Cty Formosa Hà Tĩnh gửi công văn cho PTT Tàu Hoàng Trung Hải với đề xuất thành lập đặc khu kinh tế gang thép Formosa ở Vũng Áng (Hà Tĩnh) thì những phản ứng của chính phủ lại cho thấy một thái độ thiếu cầu thị và đặc biệt là cố tình “chạy tội” cho tội đồ - PTT Tàu Hoàng Trung Hải, người không chỉ “dâng” Vũng Áng cùng cảng Sơn Dương cho Trung Quốc mà còn dành cho Formosa Hà Tĩnh rất nhiều ưu đãi “vô tiền khoáng hậu”.

Thái độ né tránh, quanh co

Trước sự phản đối gay gắt của dư luận trên cả báo chí “lề đảng” lẫn báo chí “lề dân”, trong cuộc trao đổi với báo Thanh Niên ngày 27.6.2014, Bộ trưởng KH-ĐT Bùi Quang Vinh cho biết là đề xuất của Formosa Hà Tĩnh đã được gửi lên Bộ, Bộ thấy không ổn và đã báo cáo PTT Hoàng Trung Hải và PTT cũng đã có kết luận không đồng ý.
Thiết tưởng không cần phải nhắc lại rằng, công văn của Formosa Hà Tĩnh gửi cho PTT Hoàng Trung Hải (gửi Thủ tướng nhưng dự án Formosa Hà Tĩnh thuộc lĩnh vực quản lý của PTT “phụ trách kinh tế” Hoàng Trung Hải) nên theo đúng quy trình thì ngài PTT sẽ trực tiếp giải quyết hoặc chỉ đạo các bộ ngành hay địa phương “tham mưu”. Đó là những gì đã xẩy ra với công văn số 1405069/CV-FHS ngày 21.5.2014 của Formosa gửi Thủ tướng Chính phủ (chỉ 2 ngày sau, Văn phòng Chính phủ đã có công văn đóng dấu hoả tốc số 3730/VPCP-KTTH với nội dung truyền đạt “ý kiến chỉ đạo” của PTT Hoàng Trung Hải).
Việc ông Bùi Quang Vinh phát biểu như trên rõ ràng là “ngược quy trình” và lộ rõ ý đồ “chạy tội” cho ngài PTT Tàu Hoàng Trung Hải. Người ta hẳn sẽ không bất ngờ trước thái độ của ông Bộ trưởng Kế hoạch & Đầu tư nếu biết rằng “bộ ba Lào Cai” Bùi Quang Vinh – Nguyễn Hữu Vạn – Nguyễn Văn Vịnh đã bị tố cáo là tay chân đắc lực của ngài PTT Tàu này và góp phần quan trọng vào việc biến Lào Cai thành “tử huyệt” của Việt Nam trên toàn tuyến biên giới phía bắc.
Tiếp theo, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên phát biểu trong cuộc họp báo thường kỳ của chính phủ ngày 1.7: “Báo chí thời gian qua có nói họ xin vùng kinh tế đặc khu gì đó, phải nên chỉnh lại cho chính xác hơn là họ xin cơ chế đặc thù cho dự án của họ với một thiện chí tốt.”
Trong công văn số 1405069/CV-FHS ngày 21.5.2014 nói trên, Formosa đã ghi rõ là đề nghị “thành lập khu kinh tế đặc thù riêng cho dự án FSH”; còn trong công văn số 1406022/CV-FHS ngày 10.6.2014 gửi Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải, Formosa lại đưa ra đề xuất “thành lập đặc khu kinh tế gang thép Vũng Áng nhằm xây dựng cảng nước sâu Sơn Dương và đầu tư các ngành công nghiệp liên quan như gang thép, điện...”. Chính vì vậy mà dư luận có quyền đặt câu hỏi là đằng sau hiện tượng “mù chữ” đột xuất của ông Chủ nhiệm VPCP là gì?





Công văn số 1405069/CV-FHS ngày 21.5.2014 của Formosa Hà Tĩnh gửi PTT Tàu Hoàng Trung Hải

 Công văn đóng dấu hoả tốc số 3730/VPCP-KTTH của Văn phòng Chính phủ với nội dung truyền đạt “ý kiến chỉ đạo” của PTT Hoàng Trung Hải 
Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên còn cho biết trong cuộc họp báo rằng: “Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã trực tiếp chỉ đạo các bộ, ngành chức năng và địa phương giải quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền của mình, vượt quá thẩm quyền thì báo cáo Thủ tướng.” Câu nói này dường như lại muốn nhằm mục đích “chạy tội” đ/c PTT Tàu Hoàng Trung Hải. Xin thưa với ông Bộ trưởng khả kính rằng, với dự án này thì chẳng có gì đáng gọi là “vượt quá  thẩm quyền” của ông Phó Thủ tướng “phụ trách kinh tế” Hoàng Trung Hải cả: một mình ông ta đã quyết từ chủ trương đầu tư cho đến những ưu đãi “vô tiền khoáng hậu” dành cho dự án đầy mờ ám này, mờ ám như chính nguồn gốc Tàu của ông ta vậy. (Công văn số 323/TTg-QHQT ngày 4/3/2008“đồng ý chủ trương cho Tập đoàn công nghiệp nặng Formosa - Đài Loan lập Dự án đầu tư nhà máy liên hợp luyện thép và cảng nước sâu Sơn Dương tại Khu kinh tế Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh” và Công văn số 869/TTg-QHQT ngày 6/6/2008 “đồng ý việc Tập đoàn công nghiệp nặng Formosa thực hiện dự án đầu tư xây dựng khu liên hợp gang thép và cảng Sơn Dương tại Khu Kinh tế Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh” đều do ông Phó Thủ tướng Tàu này ký.)
Ai là chủ nhân của Formosa Hà Tĩnh?
Trong bài “Đặc khu kinh tế - Quỷ kế nhãn tiền?”, tác giả Trung Ngôn viết: “Những người khảo sát xác định vị trí dự án của cả hai bên thật thông minh, hiểu biết đã đặt cho nó vào đúng một vị trí ‘nhạy cảm’ như một ‘tử huyệt’ án ngữ một khu vực phòng thủ lợi hại vào bậc nhất trải dài từ Nghệ Tĩnh tới Quảng Bình, Thừa Thiên - Huế, xưa kia gọi là vùng Thuận Hóa mà Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm đã chỉ ra cho Chúa Nguyễn là: ‘Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân.’ Chính vì thế nên dù dự án này có chủ là nhà đầu tư Nga hay Mỹ cũng vậy thôi. Nó nhất định phải về tay người Hoa Lục như một định mệnh, không thể khác, vì một bên cần kiếm nhiều tiền, còn một bên thì coi đây là món hàng vô giá, đắt mấy cũng phải mua cho bằng được.”
Theo báo Taipei Times ngày 28/9/2013 thì tập đoàn Đài Loan Formosa Plastics Group (FPG) chỉ còn nắm 59% cổ phần của Formosa Hatinh Steel thông qua 4 công ty con là Formosa Plastics Corp, Nan Ya Plastics Corp, Formosa Chemicals & Fibre Corp và Formosa Petrochemical Corp, vì mỗi công ty con này đã giảm sở hữu cổ phần từ 21,25% xuống 14,75%.
Việc chuyển nhượng cổ phần này đã, đang và sẽ diễn ra mờ ám vì theo tờ báo mạng chuyên ngành Steel First thì một quan chức của Formosa Hà Tĩnh đã cho họ biết rằng: “Mọi cán bộ công nhân viên của Formosa Hà Tĩnh đều bị cấm đưa ra bất kỳ bình luận nào với công chúng về việc chuyển nhượng cổ phần”.
Formosa Hà Tĩnh đã trở thành đặc khu hay chưa?
Báo Tiền Phong ngày 17.6.2013 đăng bài “Đài Loan đang làm gì tại siêu dự án Formosa?”, trong đó viết:
Sau khi Formosa đã tiến hành lễ khởi công xây dựng nhà máy gang thép Formosa Hà Tĩnh (tháng 12/2012) - một dự án thành phần quan trọng trong khu liên hợp có diện tích trên 3.300 ha, từ đó đến nay, khu vực này được cho là “nội bất xuất ngoại bất nhập”.
Người dân bình thường không thể vào trong khu vực dự án vì chủ đầu tư thuê bảo vệ canh tứ phía. Nhiều người dân được hỏi cho biết, dù ở ngay bên cạnh dự án nhưng việc chủ dự án làm gì bên trong thì không hay biết.
Không chỉ người bình thường mà ngay cả phóng viên báo chí chính thống của nhà nước muốn thâm nhập thực tế để viết bài cũng không được.

Không chỉ canh phòng nghiêm ngặt ở xung quanh khu vực dự án, mà mỗi cụm công trình còn có hàng ràng bằng tôn và cổng ra vào được bảo vệ nghiêm ngặt. Ảnh: Tiền Phong
Báo Tuổi Trẻ ngày 29.6.2014 đăng bài “Formosa Hà Tĩnh ‘được voi đòi tiên’”, trong đó viết:
Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải đã cho phép Formosa Hà Tĩnh hoàn tất các thủ tục theo quy định để thực hiện đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân và hộ gia đình công nhân thuê hoặc mua. Nhiều đề xuất khác của Formosa Hà Tĩnh cũng được giải quyết. Cụ thể, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải chỉ đạo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội kịp thời áp dụng cơ chế, tiêu chuẩn đặc thù, linh hoạt để giải quyết nhanh gọn, đáp ứng nhu cầu bổ sung lao động người nước ngoài và trong nước của dự ánFormosa Hà Tĩnh. Tỉnh Hà Tĩnh được yêu cầu đơn giản hóa thủ tục như miễn hợp pháp hóa lãnh sự bằng dịch chứng thực (hoặc công chứng) trong thủ tục cấp phép lao động nhằm “đáp ứng yêu cầu về lao động xây lắp” của các nhà thầu dự án Formosa Hà Tĩnh.
Chưa hết, theo báo Pháp Luật ngày 1.7.2014 thì tại hợp đồng thuê đất ngày 6/2/2009 còn quy định: “Đảm bảo không thu hồi đất vì mục đích cộng đồng và phát triển kinh tế hay các mục đích khác; đối với thu hồi đất vì lý do quốc phòng, an ninh, hai bên tiến hành thảo luận đi đến thống nhất bồi thường dứt điểm trước khi thực hiện”. Như vậy, dự án này còn nằm ngoài sự chi phối của Điều 38 Luật Đất đai 2003 (quy định về việc nhà nước thu hồi đất).
Trong khi sự kiện Formosa Hà Tĩnh đề nghị Phó Thủ tướng Tàu Hoàng Trung Hải cho thành lập đặc khu kinh tế trực thuộc Văn phòng Chính phủ vẫn còn nóng hổi thì ngày 1.7 vừa qua, UBND tỉnh Hà Tĩnh lại đồng ý cho Formosa Hà Tĩnh triển khai xây dựng miếu thờ trong khu đất dự án của mình.
Một biệt khu bao la, rộng bằng 1,2 lần diện tích Macao, được canh phòng cẩn mật cả trong lẫn ngoài, được hưởng những ưu đãi đặc thù mà không một dự án nào ở Việt Nam dám mơ tới, được nằm ngoài phạm vi điều chỉnh của Luật Đất đai, được xây dựng miếu thờ riêng[i]… Rõ ràng, Formosa Hà Tĩnh không chỉ là một đặc khu bất khả xâm phạm mà còn đang trên đường trở thành một “tiểu quốc” của Đại Hán trên đất Việt Nam./.



[i] Một người đã bình luận dưới một bài đăng trên trang Facebookcủa tác giả về miếu thờ này như sau: “Nó lập miếu thờ sống thằng Hoàng Trung Hải vì đã có công [giúp Trung Quốc] đánh Việt Nam không tốn một viên đạn nào mà vẫn chiếm được nhiều đất đai địa thế đẹp và biển đảo. Vì vậy, bọn Trung Quốc phải thờ thằng này; sống thì nó yểm cho đất nước suy yếu, lãnh đạo sa đoạ, tàn ác; chết thì nó điều âm binh, triệt hạ long mạch nước Việt.”