Monday, March 31, 2014

TRÒ BỈ ỔI MỚI CỦA BÈ LŨ CƯỚP NƯỚC VÀ BÁN NƯỚC

Lê Anh Hùng | 1.4.2014




PTT Tàu Hoàng Trung Hải và Thủ tướng TQ Ôn Gia Bảo (ảnh nền: khu
mộ nhà HT Hải ở Sơn Đồng, Quỳnh Giao, Quỳnh Phụ, Thái Bình)
Nhà chức trách lẩn tránh trách nhiệm
Vụ việc vợ chồng tôi tố cáo các ông Phó Thủ tướng Tàu Hoàng Trung Hải, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và (nguyên) Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh suốt từ năm 2008 đến nay vẫn chưa được nhà chức trách giải quyết theo đúng pháp luật.
Ngày 18.7.2013, Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc đã chuyển cho tôi “công văn” của Bộ Công an “trả lời” Quốc hội về đơn thư tố cáo mà tôi gửi cho ông ngày 6.6.2012. Bộ Công an đã lặp lại “kết luận điều tra” ngày 28.4.2010 của Công an tỉnh Quảng Trị cho rằng tôi bị “tâm thần hoang tưởng” để bác đơn tố cáo của tôi. Họ hoàn toàn phớt lờ Bản Cam Đoan viết tay của vợ tôi (Lê Thị Phương Anh) ngày 11/3/2011 mà tôi gửi kèm theo đơn thư tố cáo, trong đó khẳng định: (i) chồng tôi (Lê Anh Hùng) là người hoàn toàn bình thường, khi chồng tôi bị bắt ngày 25/12/2009 tôi khai chồng tôi bị tâm thần là do bị đe doạ và ép buộc; (ii) tôi hoàn toàn đồng ý với Thư Tố Cáo của chồng tôi đối với các ông Nguyễn Tấn Dũng, Hoàng Trung Hải, Nông Đức Mạnh; tôi là người nằm trong đường dây ma tuý của PTT Hoàng Trung Hải; tôi là nhân chứng trực tiếp và cung cấp thông tin cho chồng tôi.
Ngày 16.9.2013, vợ chồng tôi đã chuyển cho Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc đơn thư tố cáo mới, lần này vợ tôi là người ký đầu tiên. Ngày 22.10.2013, trong cuộc gặp với vợ chồng tôi tại văn phòng làm việc của ông ở 216 Trần Quang Khải (Hà Nội), ĐBQH Dương Trung Quốc nói là ông sẽ chuyển đơn thư của chúng tôi cho Bộ Công an. Tuy nhiên, kể từ đó đến nay, chúng tôi chưa hề nhận được bất kỳ hồi âm nào từ cả ĐBQH Dương Trung Quốc lẫn các cơ quan chức năng ở Việt Nam.


Băng ghi âm cuộc trao đổi giữa ĐBQH Dương Trung Quốc cùng luật sư của ông với vợ chồng LAH-LTPA ngày 22.10.2013
Trong khi một vụ việc tố cáo vô cùng nghiêm trọng suốt 6 năm liền không được nhà chức trách Việt Nam giải quyết đúng pháp luật và những kẻ bị tố cáo những tội ác tày trời (giết người, buôn bán ma tuý, bán nước…) vẫn nghênh ngang “lãnh đạo” đất nước thì những người tố cáo thường xuyên phải chịu đựng đủ mọi hình thức khủng bố từ tay chân của những kẻ bị tố cáo.

Dấn thân vào con đường đấu tranh đòi tự do, dân chủ và nhân quyền

Thời gian qua, nhờ sự động viên, khích lệ của chồng, cũng như sự quan tâm, chia sẻ và ủng hộ của nhiều người trong và ngoài nước, đồng thời nhận thức được đâu là căn nguyên sâu xa của những đớn đau, gian truân, chìm nổi mà mình đã và đang phải nếm trải, Lê Thị Phương Anh đã dần dần vượt qua được sự sợ hãi và hoà mình vào phong trào đấu tranh đòi tự do, dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam. Xin dẫn một vài hình ảnh tiêu biểu:
Phương Anh tham gia biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội ngày 2.6.2013
Phương Anh tham gia lễ cầu nguyện cho LS Lê Quốc Quân ngày 7.7.2013 tại Hà Nội
Phương Anh tham gia lễ tưởng niệm 40 năm ngày Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa ngày 19.1.2014 tại Hà Nội

Phương Anh cùng Hội Anh Em Dân Chủ đi làm từ thiện tại Quảng Nam ngày 26.1.2014

Phương Anh tham gia lễ tưởng niệm 35 năm ngày TQ xâm lược VN tại Hà Nội ngày 16.2.2014
Phương Anh cùng mọi người gặp gỡ bà Jenifer Neidhart de Ortiz, quan chức đặc trách nhân quyền của ĐSQ Hoa Kỳ, sáng 20.2 tại Hà Nội
FBker Lê Thiện Nhân cùng Lê Anh Hùng và Lê Thị Phương Anh đến thăm BS Nguyễn Đan Quế ngày 27.2 tại Sài Gòn

Phương Anh cùng Diễm Thuý (vợ anh Nguyễn Văn Minh) và Bùi Trung (con trai chị Bùi Thị Minh Hằng) đến trại tạm giam An Bình, Đồng Tháp ngày 25.2.2014 để hỏi tin tức về chị BTMH, anh NVM và chị Thuý Quỳnh, những người đang bị CA Đồng Tháp bắt giữ trái phép


Phương Anh và quan chức chính trị ĐSQ Đức tại nhà thờ Thái Hà, Hà Nội ngày 20.3.2014
Phương Anh tham gia biểu tình đòi tự do cho chị Bùi Thị Minh Hằng, anh Nguyễn Văn Minh và chị Nguyễn Thị Thuý Quỳnh tại Hà Nội ngày 23.3.2014
Trò bỉ ổi mới của bè lũ cướp nước và bán nước
Việc Lê Thị Phương Anh tham gia vào hoạt động đấu tranh dân chủ và ngày càng được nhiều người trong và ngoài nước biết đến là điều mà những kẻ bị chúng tôi tố cáo cùng những tên Hán nô dưới trướng của ngài Phó Thủ tướng Tàu Hoàng Trung Hải rất lo sợ. Trước kia chúng có thể vu cho tôi là bị “tâm thần hoang tưởng” để lấp liếm vụ tố cáo nhưng bây giờ thì chúng không thể áp dụng trò bỉ ổi đó với vợ tôi được (chẳng lẽ lại lu loa lên là cả hai vợ chồng Lê Anh Hùng - Lê Thị Phương Anh đều bị “tâm thần hoang tưởng” hay sao – mà giả sử có muốn lu loa lên như thế thì họ cũng phải bày trò để tiến hành “giám định pháp y tâm thần” cho người tố cáo đã chứ!?). Vì vậy, bè lũ cướp nước và bán nước do đ/c PTT Hán tặc Hoàng Trung Hải cầm đầu đang tìm mọi cách để tiếp tục lấp liếm vụ việc, đánh lạc hướng dư luận. Và một trong những cách đó là tung tin bịa đặt rằng “Lê Thị Phương Anh là con của Bùi Thị Minh Hằng” (!?):


Trước đây, tôi cũng đã từng bị bịa đặt và gán ghép đủ điều. Ban đầu thì chúng nói tôi bị “tâm thần hoang tưởng”; khi thấy tôi vẫn hoà nhập với cộng đồng và viết lách đều đặn (cái cớ “tâm thần hoang tưởng” không còn có thể thuyết phục được ai) thì chúng lại nói tôi là người của phe này phe nọ, hay thậm chí còn vu cho tôi là công an với lý do tôi tố cáo động trời thế mà không bị bắt!? Thời gian qua, khi hình ảnh Phương Anh dần dần nổi lên, một số dư luận viên trá hình thậm chí còn nói rằng cô ấy bị “tâm thần”. Trong tình cảnh phải đương đầu với những kẻ đã và đang "lãnh đạo" đất nước nên chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi chúng tôi phải đối mặt với muôn vàn âm mưu thâm độc, bẩn thỉu của họ suốt nhiều năm qua, điều mà tôi còn chưa kể ra hết.

Những kẻ bị chúng tôi tố cáo hiện không khởi tố chúng tôi được về tội "vu khống" (như đã từng làm với tôi sau khi tôi bị Công an Quảng Trị bắt ngày 25.12.2009), nhưng chúng vẫn đang rình rập, giăng bẫy để bắt chúng tôi với bất kỳ tội danh nào nhằm bịt miệng chúng tôi. Đó là những gì đã từng xẩy ra khi vợ chồng tôi bị Công an Đà Nẵng tạm giữ trong đêm 7.12.2013 rồi bị tịch thu máy tính và điện thoại cá nhân; cũng như khi chúng tôi đến đồn CA P. Hoà Minh để đòi tài sản ngày 10.12.2013, tôi thì bị bắt giữ hơn 1 ngày, còn vợ tôi thì bị cả công an lẫn côn đồ đánh đập tàn tệ ngay trước cổng trụ sở CA phường, rồi sau đó chúng lại huy động một lực lượng hùng hậu để truy tìm vợ tôi ngay trong đêm 10.12 ấy. Tôi sẽ trở lại với âm mưu bẩn thỉu này trong một bài viết khác.
Phân biệt giữa những kẻ cướp nước và những kẻ bán nước
Xin nhắc lại rằng vợ chồng tôi đã và đang tố cáo âm mưu và tội ác khủng khiếp của bè lũ cướp nước (ngài Phó Thủ tướng Tàu Hoàng Trung Hải cùng tập đoàn Trung Nam Hải) và bán nước (Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và nguyên TBT Nông Đức Mạnh cùng một số kẻ đồng loã với họ). Đây là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến một Việt Nam ngày càng lâm vào khủng hoảng, bế tắc và đặc biệt là nguy cơ trở thành quận huyện của Trung Quốc chưa bao giờ lớn như hiện nay: một nền kinh tế đình trệ, tràn ngập hàng Tàu và ngày càng lệ thuộc vào Trung Quốc; người Trung Quốc đã lập xóm, lập phố ở nhiều nơi trên khắp cả nước; hầu hết các công trình trọng điểm quốc gia rơi vào tay nhà thầu Trung Quốc; phần lớn các mỏ khoáng sản của Việt Nam rơi vào tay Trung Quốc; người Trung Quốc đã và đang chiếm lĩnh được những vị trí yếu huyệt của Việt Nam, mà đặc biệt đáng báo động là ở Vũng Áng (Kỳ Anh, Hà Tĩnh), v.v.
Với những gì đã diễn ra ở Việt Nam thời gian qua, một số người có thể cho rằng cả ban lãnh đạo Việt Nam hiện nay đều là tay sai của Trung Quốc. Cho dù nhận xét đó là đúng đi chăng nữa thì chúng ta cũng cần phải phân biệt giữa những kẻ cướp nước và những kẻ bán nước. PTT Tàu Hoàng Trung Hải âm mưu cắm những cái cọc bê tông khổng lồ xuống lòng Hồ Tây hòng trấn yểm huyệt đạo quốc gia của Việt Nam (thông qua dự án đường sắt đô thị), nhưng chắc chắn không một người Việt Nam bình thường nào lại làm điều đó cả. Nhờ sự lên tiếng kịp thời của dư luận nên gần 2 năm nay không còn thấy nhắc đến đoạn tuyến dự án băng qua Hồ Tây này nữa.

Bản đồ Quy hoạch Hà Nội trưng bày trong cuộc triển lãm khai mạc ngày 20.4.2010 tại Trung tâm Triển lãm Vân Hồ - Hà Nội – phần quy hoạch vạch tuyến đường sắt đô thị số 5 xuyên qua không gian Hồ Tây và Phủ Tây Hồ. (Ảnh: Phạm Viết Đào)
PTT Tàu Hoàng Trung Hải “dâng” cả Vũng Áng lẫn cảng nước sâu Sơn Dương (một vị trí vô cùng hiểm yếu của Việt Nam dưới chân dãy Hoành Sơn) nhưng nhờ sự lên tiếng mạnh mẽ của dư luận mà ít nhất là gần đây nhà cầm quyền Việt Nam cũng đã nâng cấp Đồn Biên phòng Cửa khẩu Cảng Vũng Áng thành Ban Chỉ huy Biên phòng Cửa khẩu Cảng Vũng Áng.
Hai dẫn chứng nêu trên cho thấy hai khả năng: hoặc (i) những kẻ bán nước trong ban lãnh đạo Việt Nam hiện nay không có dã tâm như bè lũ cướp nước ở Trung Nam Hải mà đại diện ở VN là Hoàng Trung Hải, hoặc (ii) trong ban lãnh đạo Việt Nam hiện nay vẫn còn có những người tâm huyết với vận mệnh dân tộc, họ còn đủ tỉnh táo để ý thức được nguy cơ Việt Nam bị Trung Quốc thôn tính và ít nhiều vẫn ngăn chặn được những mầm mống nguy hại nhất.
Dù thế nào đi nữa, cả hai khả năng đều cho thấy sự cấp thiết của việc dư luận tiếp tục lên tiếng mạnh mẽ để vạch trần âm mưu của bè lũ cướp nước và bán nước do Phó Thủ tướng Tàu Hoàng Trung Hải cầm đầu, ngõ hầu cứu lấy đất nước Việt Nam khỏi nanh vuốt của Trung Quốc, đồng thời mở đường cho quá trình dân chủ hoá nước nhà.
Vì vậy, chúng tôi khẩn thiết kêu gọi những người Việt Nam trong và ngoài nước, đặc biệt là những người có trách nhiệm trong bộ máy, những người có tiếng nói trong xã hội (nhân sỹ, trí thức, nhà hoạt động xã hội, v.v.), hãy lên tiếng, tạo áp lực dư luận để buộc nhà chức trách Việt Nam phải giải quyết vụ tố cáo vô cùng nghiêm trọng này, dù chỉ là xử lý nội bộ./.
  • Bài liên quan:
  1. Tâm Huyết Thư của các cán bộ đảng viên tố cáo lý lịch người Hán của PTT Hoàng Trung Hải; nếu link kia không đọc được, quý vị có thể đọc ở đây, đọc bản đánh máy lại ở đây, đọc trên Facebook ở đây
  2. Thư Tố Cáo lần thứ 73 và lời kêu cứu (blog Lê Anh Hùng)
  3. Điều gì đang xẩy ra với ngành điện lực của Việt Nam? (blog Lê Anh Hùng)
  4. Một nền kinh tế đang trên đà ‘Hán hoá’? (Dân Làm Báo)
  5. Phạm Hiện: Một phó thủ tướng gốc Hoa khai man lý lịch, buôn bán ma tuý (Dân Làm Báo)
  6. Phó Thủ tướng gốc Tàu Hoàng Trung Hải mở đường cho giặc tràn vào Việt Nam (Dân Làm Báo)
  7. Biệt khu Trung Quốc ở Đà Nẵng (RFA)
  8. Công nhân Bình Dương ngộp thở vì ông chủ Trung Quốc (RFA)
  9. Người Trung Quốc đã lập xóm, lập phố và sẽ lập gì nữa? (Dân Trí)
  10. Nhập siêu từ Trung Quốc: Cấp độ báo động ngày càng lớn và những cái tai ngày càng điếc (VOA)
  11. Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải và ngành khai khoáng của ViệtNam (VOA)
  12. Báo động: Người Trung Quốc lại sắp lập căn cứ ở Quảng Trị (VOA)
  13. Hiểm hoạ Trung Quốc: bài học từ Tiệp Khắc và Ukcraina (VOA)
  14. Lào Cai: ‘Tử huyệt’ của phòng tuyến biên giới phía bắc (VOA)

Wednesday, March 26, 2014

Trung Quốc đẩy mạnh chiến thuật “tằm ăn dâu” trên Biển Đông

Bãi cạn Second Thomas là tâm điểm mới nhất trong chính sách lấn chiếm của Trung Quốc; ASEAN tiếp tục chia rẽ giữa lúc biển đảo cứ tiếp tục mất dần

Darshana M Baruah | The Nation | 26.3.2014
Người dịch: Lê Anh Hùng




Trường Sa, quần đảo với trên 750 bãi cạn và hòn đảo lớn nhỏ
là đối tượng tranh chấp giữa Việt Nam, Trung Quốc, Đài
Loan, Philippines, Malaysia và Brunei
Căng thẳng mới đây trên Biển Đông về bãi cạn Second Thomas cho thấy một Trung Quốc ngày càng quyết đoán trong yêu sách biển đảo. Sự kiện này cũng có thể khiến Washington đóng vai trò tích cực hơn nhằm kiềm chế lối hành xử của Trung Quốc trên các vùng biển tranh chấp.

Ngày 9.3, cảnh sát biển Trung Quốc đã chặn hai chiếc tàu của Philippines đang trên đường tiếp tế cho lực lượng quân đội đồn trú tại bãi cạn (vốn đã có mặt ở đây từ năm 1999). Bắc Kinh cho rằng Manila đang tìm cách dựng lên các kết cấu trên bãi cạn hòng củng cố yêu sách chủ quyền.

Bãi cạn Second Thomas là nơi đứng chân của BRP Sierra Madre – một chiếc tàu chuyên chở xe tăng đổ bộ trước kia của Mỹ và đã đóng tại bãi cạn từ 15 năm trước như một tàu hải quân của Philippines. Manila đã bố trí một nhúm thuỷ quân lục chiến trên con tàu han rỉ đó. Đây là một phần chiến lược của Philippines trong bối cảnh địa chính trị Biển Đông. Bãi cạn Second Thomas, vốn thuộc quần đảo Trường Sa mà nhiều nước đang tranh chấp, nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Philippines, nhưng lại đang bị Trung Quốc đòi chủ quyền toàn bộ.

Trung Quốc đòi chủ quyền phần lớn Biển Đông qua đường “lưỡi bò” mà 5 quốc gia khác phản đối: Việt Nam, Brunei, Malaysia, Philippines và Đài Loan. Philippines, quốc gia đang được Washington ủng hộ, đã lên án hành động chặn tàu của Trung Quốc.

Manila tuyên bố: “Bãi cạn Ayungin là một phần thuộc thềm lục địa của Philippines và do đó Philippines có quyền thực thi quyền chủ quyền và quyền tài phán ở khu vực này mà không cần đến sự cho phép của bất kỳ quốc gia nào khác.” Manila cũng khẳng định là họ chỉ đơn thuần luân chuyển nhân sự và tiến hành tiếp tế cho bãi cạn Second Thomas, tất cả đều do tàu thuyền dân sự thực hiện.

Hành động của cảnh sát biển Trung Quốc thể hiện “sự đe doạ nghiêm trọng đến quyền và lợi ích của Philippines theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS)”, chính phủ Philippines tuyên bố.

Giải thích cho hành động của mình, Bắc Kinh lại nói rằng các tàu thuộc lực lượng cảnh sát biển của họ đang đi tuần như thường lệ ở vùng biển ngoài khơi bãi cạn Second Thomas vào ngày 9.3 thì phát hiện ra hai chiếc tàu cắm cờ Philippines. “Hai chiếc tàu… chứa đầy vât liệu xây dựng”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói, trước khi tái khẳng định “chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Nam Sa [Trường Sa] và vùng biển phụ cận”.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc tố cáo Philippines đã neo đậu con tàu một cách phi pháp kể từ năm 1999 với cái cớ là do một “sự cố kỹ thuật”. Ngoài việc từ chối kéo chiếc tàu này đi, ông ta nói, Manila còn tìm cách tiến hành xây dựng trên bãi cạn Second Thomas, điều này đã “vi phạm trắng trợn Tuyên bố về Cách ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC) mà Trung Quốc và các nước ASEAN đã ký kết”.

Trước đó, ngày 27.1, Philippines đã cáo buộc Trung Quốc bắn vòi rồng vào các ngư dân nhằm ngăn họ tiến vào vùng biển tranh chấp ở bãi cạn Scarborough. Điều này diễn ra sau sự cố đóng băng ngoại giao giữa Philippines và Trung Quốc năm 2012 liên quan đến bãi cạn Scarborogh. Sự cố đó đã khiến dư luận chú ý nhiều đến các vụ tranh chấp trong khu vực, và tiếp theo đó là bài phát biểu ở Singapore của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta về chiến lược “tái cân bằng” sang Châu Á – Thái Bình Dương của Hoa Kỳ. Mặc dù Manila đã rút hết lực lượng của mình khỏi bãi cạn Scarborough song Trung Quốc vẫn tiếp tục duy trì tàu thuyền vũ trang ở khu vực và coi đây như lãnh thổ của mình.

Chiến thuật “tằm ăn dâu”

Hành vi khiêu khích của Bắc Kinh dường như nằm trong chiến lược Biển Đông của họ: sử dụng lực lượng vừa đủ để đe doạ các quốc gia tranh chấp nhỏ hơn hòng buộc họ phải quy thuận mà không dẫn đến những vụ trả đũa. Điều mà Robert Haddick gọi là “chiến thuật tằm ăn dâu” của Trung Quốc chính là “quá trình tích tụ dần dần những hành vi nhỏ lẻ, không một hành vi nào là ‘giọt nước tràn ly, nhưng theo thời gian lại tích tụ thành một sự đổi thay chiến lược trọng đại”.

Trung Quốc đang từng bước kiểm soát các bãi cạn và đảo nhỏ ở Biển Đông, qua đó tăng cường sự hiện diện và củng cố yêu sách của mình. Bắc Kinh đã từ chối tuân thủ UNCLOS và gạt bỏ nỗ lực của Manila nhằm đưa vụ việc ra toà án quốc tế. Bất chấp thực tế Washington đang ngày càng bày tỏ quan ngại về khu vực, Hoa Kỳ thực sự không làm được gì nhiều về việc Bắc Kinh khước từ tuân thủ luật quốc tế trong bối cảnh bản thân Hoa Kỳ cũng chưa phê chuẩn UNCLOS mà lại thường bị coi là vi phạm luật lệ và chuẩn mực quốc tế khi điều đó phù hợp với lợi ích quốc gia của họ.

Vì thế, trừ khi xẩy ra một cuộc đụng độ quân sự thực sự giữa Trung Quốc và một trong số đồng minh của Washington, không một ai có thể ngăn chặn được việc Trung Quốc gặm nhấm các bãi và đảo tranh chấp trên Biển Đông. Quả thực, Trung Quốc đang bắt đầu hành xử như một cường quốc.

Sự cần thiết đối với một ASEAN đoàn kết

Sau khi bị cảnh sát biển Trung Quốc ngăn chặn, Philippines đã thả dù tiếp tế xuống bãi cạn, song họ sẽ phải điều tàu thuyền trở lại để cung cấp vòng tiếp tế tiếp theo cho số thuỷ quân lục chiến đang ở trên tàu Sierra Madre. Washington đã phản ứng mạnh mẽ trước hành động của Trung Quốc, gọi đó là “một động thái khiêu khích, gây căng thẳng”, đồng thời kêu gọi tất cả các bên duy trì hiện trạng.

Các thành viên ASEAN bị chia rẽ về các vụ tranh chấp biển đảo với Trung Quốc, bởi nhiều nước đang có quan hệ kinh tế mạnh mẽ với Trung Quốc. Bắc Kinh cũng đang tìm cách hàn gắn mối quan hệ giữa họ với các nước như Việt Nam và ASEAN, song lại loại trừ các đồng minh của Washington – Philippines và Nhật Bản – trong chiến dịch tấn công thiện cảm của mình.

Trong bối cảnh Trung Quốc đang đẩy mạnh chiến thuật “tằm ăn dâu”, hơn lúc nào hết, ASEAN cần bày tỏ tình đoàn kết và sẵn sàng đối mặt với người láng giềng khổng lồ của mình. Vì các tranh chấp không thể giải quyết được trong tương lai gần nên giờ đây tất cả các nước cần mạnh mẽ thúc đẩy Bộ Quy tắc Ứng xử (COC) trên Biển Đông hầu tránh bất kỳ một tính toán sai lầm hay cuộc đối đầu quân sự nào.

Darshana M Baruah là một thành viên trẻ tuổi tại Observer Research Foundation (ORF), New Delhi, và là phó biên tập tạp chí South China Sea Monitor của ORF.

Nguồn: The Nation

Wednesday, March 19, 2014

BBC Tiếng Việt định hướng dư luận cho Trung Quốc?

Lê Anh Hùng | 19.3.2014

                                                                                                           


BBC Tiếng Việt là một cơ quan truyền thông mà từ lâu đã có nhiều tai tiếng về lối đưa tin theo kiểu “định hướng” dư luận, như thể họ là cánh tay nối dài của Ban Tuyên giáo Đảng CSVN ở hải ngoại vậy.
Mới đây, trang mạng này lại đăng bài “Người Trung Quốc dần ‘quên’ cuộc chiến với Việt Nam”. Bài viết đưa ra những “nhận định” mà theo họ là của một “cộng tác viên BBC người Hoa" khiến không ít người phải “băn khoăn” như: "Người ta đang quên cuộc chiến. Thực ra chính phủ Trung Quốc đã rất thành công trong chuyện làm sao để mọi người quên đi", "Cá nhân tôi cho rằng đó là cuộc chiến giữa hai nhà độc tài: Lê Duẩn và Đặng Tiểu Bình", hay "Bản thân cuộc chiến cũng chưa được làm rõ ràng xem bên nào đúng, bên nào sai. Theo tôi đó không phải là cuộc chiến giữa một bên là công lý và bên kia là bất công”, v.v.

Trong bối cảnh chủ nghĩa dân tộc Đại Hán đang trỗi dậy mạnh mẽ ở Trung Quốc và giới cầm quyền nước này vẫn liên tục trương cơ bắp để hăm doạ các nước láng giềng thì ngay cả những ai ngây thơ nhất cũng khó mà tin nổi rằng “chính phủ Trung Quốc đã rất thành công trong chuyện làm sao để mọi người quên đi” cuộc chiến năm 1979 với Việt Nam, bởi đây chính là thứ “nhiên liệu quý" để “hâm nóng” tinh thần dân tộc của chủ nghĩa Đại Hán. Xin dẫn lời của Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an, trong cuộc phỏng vấn đăng trên báo Thanh Niên ngày 17.2.2013, để độc giả thấy là BBC Tiếng Việt đã bất chấp sự thật để định hướng dư luận có lợi cho Trung Quốc như thế nào:
“Trong khi chúng ta im lặng thì những dịp đó chúng tôi đã thống kê hệ thống phát thanh, truyền hình báo chí của TQ tung ra trung bình từ 600-800 tin, bài với những cái tít gần như có nội dung giống nhau về cái mà họ gọi là ‘cuộc chiến tranh đánh trả tự vệ trước VN’. Có thông tin cho rằng hiện tại có tới trên 90% người dân TQ vẫn quan niệm rằng năm 1979 Quân đội VN đã vượt biên giới sang tấn công TQ và bắt buộc TQ phải tự vệ đánh trả. Từ hàng chục năm nay, hệ thống tuyên truyền của TQ đã nhồi nhét vào đầu người dân TQ rằng cuộc chiến 1979 chỉ là cuộc phản công trước sự xâm lược của VN.
Đây không phải là lần đầu tiên BBC Tiếng Việt tìm cách lèo lái dư luận theo hướng có lợi cho Trung Quốc, kẻ thù truyền kiếp của Việt Nam và luôn lăm le thôn tính đất nước chúng ta. Xin đăng lại nguyên văn một bài viết mà BBC Tiếng Việt từng làm dậy sóng dư luận năm 2010 để độc giả phán xét xem liệu có phải BBC Tiếng Việt là “dư luận viên” của ban lãnh đạo Trung Quốc hay không. (Lưu ý: Tác giả Đỗ Ngọc Bích đã được Ban Biên tập khoác cho một bộ cánh học vị giả hầu tăng thêm “sức thuyết phục” cho bài viết, còn tấm bản đồ thì chỉ còn trơ trọi mỗi Trung Quốc cùng đường lưỡi bò, các nước tranh chấp xung quanh bị xoá hết, hòng gia tăng tính “hợp lý” cho yêu sách của nước này.)

Đỗ Ngọc Bích | BBC Tiếng Việt | 17.4.2010


Một tranh cổ động hải quân Trung Quốc
tại khu vực tranh chấp Hoàng Sa.
Trong vài năm gần đây, người dân Việt Nam, ở trong nước cũng như ở hải ngoại thường lên tiếng bài xích nhà nước cộng sản Việt Nam, bênh vực những blogger dũng cảm đấu tranh vì Hoàng Sa - Trường Sa, rên rỉ rằng nhục quá vì Việt Nam dần dần cứ dâng đất cho Trung Quốc v.v.
Dân Việt Nam ở hải ngoại, đặc biệt là những người thuộc chính quyền Việt Nam Cộng Hòa phải tị nạn sau biến cố tháng 4/1975 'ghét' nhà nước cộng sản Việt Nam và nhà nước cộng sản Trung Quốc từ xưa thì rõ rồi.
Trung quốc đã hỗ trợ Bắc Việt Nam rất lớn trong cuộc chiến tranh Việt Nam, 'đánh bại' người Mỹ và 'lật đổ' chính thể Việt Nam cộng hòa.
Vì vậy không rõ là họ bài xích Việt Nam và Trung Quốc là do sự thù hằn nội chiến đó, hay là thực sự muốn bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam, đau xót uất hận khi thấy Việt Nam “mất đất”?
Song những người dân có tri thức ở trong nước, những blogger gần đây gặp vấn đề về chính trị mà phần đông là những thanh niên đầy tâm huyết và lý tưởng thì có lẽ khác.
Họ có vẻ như không bị ảnh hưởng bởi tư tưởng chống Cộng, chỉ đơn giản là yêu nước thôi. Thế mới có chuyện đáng bàn.
Chuyện đáng bàn
Tác giả phản biện các quan điểm được cho
là 'bài xích' Trung Quốc từ trong nước.
Những thanh niên này hầu hết đều lớn lên vào những năm 1980, chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa dân tộc có điều khiển của nhà nước Việt Nam sau cuộc chiến tranh biên giới 1979, bài xích Trung Quốc, tố cáo Trung Quốc 'hơi nhiều.'
Họ không nhận ra được rằng Việt Nam thực ra cũng là một phần trong da thịt của Trung Quốc, chia sẻ nguồn gốc văn hóa và tư tưởng, và nhận được khá nhiều ân huệ từ Trung Quốc trong suốt hơn 20 năm chiến tranh (1950-1975).
Cho dù Trung quốc giúp Việt Nam là vì tính toán chính trị của họ, được giúp đỡ để chiến thắng cũng là điều tốt mà 'mình nên nhớ'. Câu “yêu ai yêu cả đường đi, ghét ai ghét cả tông ti họ hàng” trong tình huống này có lẽ đúng.
Điều này làm tôi liên tưởng tới hàng vạn người Trung Quốc trong những năm 1990 đã là nạn nhân của cái gọi là "state-controlled nationalism" (chủ nghĩa dân tộc có sự điều khiển) khi họ đấu tranh lên án Nhật vì những điều đã xảy ra trong chiến tranh thế giới thứ II, đòi công bằng và chủ quyền với Nhật Bản.
Họ cũng đã bị công an Trung Quốc đàn áp, bịt miệng vì khi đó nội các Trung Quốc đang muốn giải quyết “ngoại giao cấp cao” với Nhật Bản và không muốn làm mất lòng các nhà đầu tư Nhật Bản.
Những thanh niên đó đã quá bị ảnh hưởng bởi tư tưởng chống Nhật trong Trung Quốc những năm dưới quyền Mao.
Khi tình hình đất nước thay đổi, họ không thay đổi kịp. Mao đã từng tuyên truyền rằng trong vụ thảm sát Nam kinh, hàng chục vạn người Trung Quốc đã bị giết, nhưng gần đây con số thống kê đó đã được đem ra xem xét lại về tính xác thực của nó.
Những blogger của Việt Nam bị bắt giữ gần đây cũng vậy. Họ không thích nghi theo kịp được môi trường ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc trong những năm 1990, vẫn tiếp tục sống trong cái “anti-China nationalism” (chủ nghĩa dân tộc chống Trung Quốc hay bài Trung) của những năm 1980.
Câu hỏi đặt ra
Bản đồ hình 'lưỡi bò' được cho là bằng chứng về chiến lược
và tham vọng của Trung Quốc trên Biển Đông.
Có một câu hỏi đặt ra là “Tại sao người dân thanh niên trí thức Việt nam có tư tưởng phê phán, sẵn sàng nghi ngờ, bác bỏ những điều mà nhà nước Việt Nam đang tuyên bố và thi hành, mà lại không sẵn sàng phê phán chính hiểu biết về lịch sử của họ hay những điều mà nhà nước Việt Nam tuyên bố và thi hành từ 50 năm trở lại đây?”
Chúng ta quen nghe “Lịch sử Việt Nam 4.000 năm dựng nước,” liệu có bao giờ tự hỏi xem cái con số 4.000 ngàn năm ấy lấy ở đâu ra? Liệu có đúng như vậy không? Mảnh đất Việt nam có hình thù thế nào trước thời Triệu Vương?
Một thực tế là lịch sử Việt Nam suốt hơn 2.000 năm từ thời Triệu Đà đến thời Nguyễn, cho dù thỉnh thoảng có tuyên bố "Sông núi nước Nam, Vua Nam ở," thì Việt Nam vẫn luôn là một phần của Trung Quốc.
Người dân Việt Nam bắt nguồn từ Trung Quốc, Vua của Việt Nam cũng khởi tổ từ người Trung Quốc, coi vua Trung Quốc như anh như cha... từ Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, hay Lý Công Uẩn, rồi các gia tộc họ Trần, Lê, Nguyễn, v.v...
Chúng ta đã bao giờ tự hỏi mình xem lịch sử Việt Nam mà chúng ta học có đúng là lịch sử không?
Những blogger đấu tranh cho chủ quyền lãnh thổ đã bao giờ đọc Đại Việt Sử Ký (Lê Văn Hưu), Đại Việt Sử Lược (tác giả khuyết danh thời Trần), hay Đại Việt Sử Ký Toàn Thư (Ngô Sĩ Liên), hay Việt Nam Sử Lược (Trần Trọng Kim,) ở dạng nguyên bản, chưa qua biên soạn, cắt xén chưa?
Họ tin rằng Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về Việt Nam trên cơ sở nào, hay chỉ biết thế từ sách giáo khoa lịch sử Việt Nam và từ các thông tin trên đài báo chính thống của Việt Nam lưu hành từ sau năm 1975?
Từ khi nào?
Một cuộc biểu tình của thanh niên trong nước đòi
chủ quyền của VN tại Hoàng Sa và Trường Sa.
Chúng ta coi Trường Sa và Hoàng sa thuộc về Việt Nam từ khi nào?
Hiệp ước Tự Đức hiến đất Cochinchina cho Pháp (1862), Hiệp ước nhà Thanh thỏa hiệp với Pháp về quyền cai trị An-nam và Ton-kin (1885), hay các tuyên ngôn độc lập tự chủ sau này có nhắc đến chủ quyền của mấy cái đảo ấy không?
Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa có bao giờ tuyên ngôn chủ quyền các đảo đó không, hay chỉ mãi đến năm 1974 mới điều hải quân ra trấn giữ và bảo vệ? Chúng ta đã bao giờ dành thời gian nghiên cứu xác nhận thông tin trước khi đấu tranh đòi chủ quyền chưa nhỉ?
Chỉ biết là bắt đầu từ đầu thập niên 1970, khi giá trị của dầu mỏ trở nên rõ ràng, khi thông tin về trữ lượng dầu ở mấy đảo đó được xác nhận, và người ta nhận ra tầm quan trọng của việc xây dựng sân bay, điểm cất cánh trung chuyển và căn cứ quân sự ở Đông Nam Á, thì một loạt 6, 7 nước cùng xông vào nhận nó là của mình với những “bằng chứng lịch sử” đáng ngờ.
Xét cho cùng, đất nước Việt Nam, lãnh thổ Việt Nam hiện nay có được là nhờ sự “mở mang bờ cõi” Nam tiến vào lãnh thổ Chiêm Thành, Khơ-me.
Lịch sử là vậy, đất đai dân cư di dời, sở hữu chuyển đổi, do thỏa thuận cũng như do xâm lấn.
Rút cục, có thể nói chủ nghĩa dân tộc mù quáng đôi khi cũng tai hại không kém gì chủ nghĩa bành trướng đế quốc vậy.
Bài viết phản ánh quan điểm riêng và lối hành văn của tác giả. Bà Đỗ Ngọc Bích đã hoàn tất chương trình tiến sĩ môn Hoa Kỳ Học của Đại Học Hawaii, hiện đang sống ở New Haven và chuẩn bị bảo vệ luận án, trong khi tham gia giảng dạy tiếng Việt ở Trung Tâm Ngôn Ngữ và dịch tài liệu lịch sử cho khoa Lịch sử, ĐH Yale.
Cho đến ngày 20/04, trang web BBC Việt Ngữ đã nhận được nhiều ý kiến, và một số bài viết riêng phản bác lại quan điểm của bà Đỗ Ngọc Bích. Chúng tôi sẽ đăng dần các bài đó lên trang Diễn đàn trong những ngày tới. Ban biên tập xin cáo lỗi vì sự thiếu chính xác trong phần phụ chú về học vị của tác giả trong lần đăng bài đầu tiên.

BBC Tiếng Việt định hướng dư luận cho Trung Quốc?

Lê Anh Hùng | 19.3.2014

                                                                                                           


BBC Tiếng Việt là một cơ quan truyền thông mà từ lâu đã có nhiều tai tiếng về lối đưa tin theo kiểu “định hướng” dư luận, như thể họ là cánh tay nối dài của Ban Tuyên giáo Đảng CSVN ở hải ngoại vậy.
Mới đây, trang mạng này lại đăng bài “Người Trung Quốc dần ‘quên’ cuộc chiến với Việt Nam”. Bài viết đưa ra những “nhận định” mà theo họ là của một “cộng tác viên BBC người Hoa" khiến không ít người phải “băn khoăn” như: "Người ta đang quên cuộc chiến. Thực ra chính phủ Trung Quốc đã rất thành công trong chuyện làm sao để mọi người quên đi", "Cá nhân tôi cho rằng đó là cuộc chiến giữa hai nhà độc tài: Lê Duẩn và Đặng Tiểu Bình", hay "Bản thân cuộc chiến cũng chưa được làm rõ ràng xem bên nào đúng, bên nào sai. Theo tôi đó không phải là cuộc chiến giữa một bên là công lý và bên kia là bất công”, v.v.

Trong bối cảnh chủ nghĩa dân tộc Đại Hán đang trỗi dậy mạnh mẽ ở Trung Quốc và giới cầm quyền nước này vẫn liên tục trương cơ bắp để hăm doạ các nước láng giềng thì ngay cả những ai ngây thơ nhất cũng khó mà tin nổi rằng “chính phủ Trung Quốc đã rất thành công trong chuyện làm sao để mọi người quên đi” cuộc chiến năm 1979 với Việt Nam, bởi đây chính là thứ “nhiên liệu quý" để “hâm nóng” tinh thần dân tộc của chủ nghĩa Đại Hán. Xin dẫn lời của Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an, trong cuộc phỏng vấn đăng trên báo Thanh Niên ngày 17.2.2013, để độc giả thấy là BBC Tiếng Việt đã bất chấp sự thật để định hướng dư luận có lợi cho Trung Quốc như thế nào:
“Trong khi chúng ta im lặng thì những dịp đó chúng tôi đã thống kê hệ thống phát thanh, truyền hình báo chí của TQ tung ra trung bình từ 600-800 tin, bài với những cái tít gần như có nội dung giống nhau về cái mà họ gọi là ‘cuộc chiến tranh đánh trả tự vệ trước VN’. Có thông tin cho rằng hiện tại có tới trên 90% người dân TQ vẫn quan niệm rằng năm 1979 Quân đội VN đã vượt biên giới sang tấn công TQ và bắt buộc TQ phải tự vệ đánh trả. Từ hàng chục năm nay, hệ thống tuyên truyền của TQ đã nhồi nhét vào đầu người dân TQ rằng cuộc chiến 1979 chỉ là cuộc phản công trước sự xâm lược của VN.
Đây không phải là lần đầu tiên BBC Tiếng Việt tìm cách lèo lái dư luận theo hướng có lợi cho Trung Quốc, kẻ thù truyền kiếp của Việt Nam và luôn lăm le thôn tính đất nước chúng ta. Xin đăng lại nguyên văn một bài viết mà BBC Tiếng Việt từng làm dậy sóng dư luận năm 2010 để độc giả phán xét xem liệu có phải BBC Tiếng Việt là “dư luận viên” của ban lãnh đạo Trung Quốc hay không. (Lưu ý: Tác giả Đỗ Ngọc Bích đã được Ban Biên tập khoác cho một bộ cánh học vị giả hầu tăng thêm “sức thuyết phục” cho bài viết, còn tấm bản đồ thì chỉ còn trơ trọi mỗi Trung Quốc cùng đường lưỡi bò, các nước tranh chấp xung quanh bị xoá hết, hòng gia tăng tính “hợp lý” cho yêu sách của nước này.)

Đỗ Ngọc Bích | BBC Tiếng Việt | 17.4.2010


Một tranh cổ động hải quân Trung Quốc
tại khu vực tranh chấp Hoàng Sa.
Trong vài năm gần đây, người dân Việt Nam, ở trong nước cũng như ở hải ngoại thường lên tiếng bài xích nhà nước cộng sản Việt Nam, bênh vực những blogger dũng cảm đấu tranh vì Hoàng Sa - Trường Sa, rên rỉ rằng nhục quá vì Việt Nam dần dần cứ dâng đất cho Trung Quốc v.v.
Dân Việt Nam ở hải ngoại, đặc biệt là những người thuộc chính quyền Việt Nam Cộng Hòa phải tị nạn sau biến cố tháng 4/1975 'ghét' nhà nước cộng sản Việt Nam và nhà nước cộng sản Trung Quốc từ xưa thì rõ rồi.
Trung quốc đã hỗ trợ Bắc Việt Nam rất lớn trong cuộc chiến tranh Việt Nam, 'đánh bại' người Mỹ và 'lật đổ' chính thể Việt Nam cộng hòa.
Vì vậy không rõ là họ bài xích Việt Nam và Trung Quốc là do sự thù hằn nội chiến đó, hay là thực sự muốn bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam, đau xót uất hận khi thấy Việt Nam “mất đất”?
Song những người dân có tri thức ở trong nước, những blogger gần đây gặp vấn đề về chính trị mà phần đông là những thanh niên đầy tâm huyết và lý tưởng thì có lẽ khác.
Họ có vẻ như không bị ảnh hưởng bởi tư tưởng chống Cộng, chỉ đơn giản là yêu nước thôi. Thế mới có chuyện đáng bàn.
Chuyện đáng bàn
Tác giả phản biện các quan điểm được cho
là 'bài xích' Trung Quốc từ trong nước.
Những thanh niên này hầu hết đều lớn lên vào những năm 1980, chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa dân tộc có điều khiển của nhà nước Việt Nam sau cuộc chiến tranh biên giới 1979, bài xích Trung Quốc, tố cáo Trung Quốc 'hơi nhiều.'
Họ không nhận ra được rằng Việt Nam thực ra cũng là một phần trong da thịt của Trung Quốc, chia sẻ nguồn gốc văn hóa và tư tưởng, và nhận được khá nhiều ân huệ từ Trung Quốc trong suốt hơn 20 năm chiến tranh (1950-1975).
Cho dù Trung quốc giúp Việt Nam là vì tính toán chính trị của họ, được giúp đỡ để chiến thắng cũng là điều tốt mà 'mình nên nhớ'. Câu “yêu ai yêu cả đường đi, ghét ai ghét cả tông ti họ hàng” trong tình huống này có lẽ đúng.
Điều này làm tôi liên tưởng tới hàng vạn người Trung Quốc trong những năm 1990 đã là nạn nhân của cái gọi là "state-controlled nationalism" (chủ nghĩa dân tộc có sự điều khiển) khi họ đấu tranh lên án Nhật vì những điều đã xảy ra trong chiến tranh thế giới thứ II, đòi công bằng và chủ quyền với Nhật Bản.
Họ cũng đã bị công an Trung Quốc đàn áp, bịt miệng vì khi đó nội các Trung Quốc đang muốn giải quyết “ngoại giao cấp cao” với Nhật Bản và không muốn làm mất lòng các nhà đầu tư Nhật Bản.
Những thanh niên đó đã quá bị ảnh hưởng bởi tư tưởng chống Nhật trong Trung Quốc những năm dưới quyền Mao.
Khi tình hình đất nước thay đổi, họ không thay đổi kịp. Mao đã từng tuyên truyền rằng trong vụ thảm sát Nam kinh, hàng chục vạn người Trung Quốc đã bị giết, nhưng gần đây con số thống kê đó đã được đem ra xem xét lại về tính xác thực của nó.
Những blogger của Việt Nam bị bắt giữ gần đây cũng vậy. Họ không thích nghi theo kịp được môi trường ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc trong những năm 1990, vẫn tiếp tục sống trong cái “anti-China nationalism” (chủ nghĩa dân tộc chống Trung Quốc hay bài Trung) của những năm 1980.
Câu hỏi đặt ra
Bản đồ hình 'lưỡi bò' được cho là bằng chứng về chiến lược
và tham vọng của Trung Quốc trên Biển Đông.
Có một câu hỏi đặt ra là “Tại sao người dân thanh niên trí thức Việt nam có tư tưởng phê phán, sẵn sàng nghi ngờ, bác bỏ những điều mà nhà nước Việt Nam đang tuyên bố và thi hành, mà lại không sẵn sàng phê phán chính hiểu biết về lịch sử của họ hay những điều mà nhà nước Việt Nam tuyên bố và thi hành từ 50 năm trở lại đây?”
Chúng ta quen nghe “Lịch sử Việt Nam 4.000 năm dựng nước,” liệu có bao giờ tự hỏi xem cái con số 4.000 ngàn năm ấy lấy ở đâu ra? Liệu có đúng như vậy không? Mảnh đất Việt nam có hình thù thế nào trước thời Triệu Vương?
Một thực tế là lịch sử Việt Nam suốt hơn 2.000 năm từ thời Triệu Đà đến thời Nguyễn, cho dù thỉnh thoảng có tuyên bố "Sông núi nước Nam, Vua Nam ở," thì Việt Nam vẫn luôn là một phần của Trung Quốc.
Người dân Việt Nam bắt nguồn từ Trung Quốc, Vua của Việt Nam cũng khởi tổ từ người Trung Quốc, coi vua Trung Quốc như anh như cha... từ Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, hay Lý Công Uẩn, rồi các gia tộc họ Trần, Lê, Nguyễn, v.v...
Chúng ta đã bao giờ tự hỏi mình xem lịch sử Việt Nam mà chúng ta học có đúng là lịch sử không?
Những blogger đấu tranh cho chủ quyền lãnh thổ đã bao giờ đọc Đại Việt Sử Ký (Lê Văn Hưu), Đại Việt Sử Lược (tác giả khuyết danh thời Trần), hay Đại Việt Sử Ký Toàn Thư (Ngô Sĩ Liên), hay Việt Nam Sử Lược (Trần Trọng Kim,) ở dạng nguyên bản, chưa qua biên soạn, cắt xén chưa?
Họ tin rằng Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về Việt Nam trên cơ sở nào, hay chỉ biết thế từ sách giáo khoa lịch sử Việt Nam và từ các thông tin trên đài báo chính thống của Việt Nam lưu hành từ sau năm 1975?
Từ khi nào?
Một cuộc biểu tình của thanh niên trong nước đòi
chủ quyền của VN tại Hoàng Sa và Trường Sa.
Chúng ta coi Trường Sa và Hoàng sa thuộc về Việt Nam từ khi nào?
Hiệp ước Tự Đức hiến đất Cochinchina cho Pháp (1862), Hiệp ước nhà Thanh thỏa hiệp với Pháp về quyền cai trị An-nam và Ton-kin (1885), hay các tuyên ngôn độc lập tự chủ sau này có nhắc đến chủ quyền của mấy cái đảo ấy không?
Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa có bao giờ tuyên ngôn chủ quyền các đảo đó không, hay chỉ mãi đến năm 1974 mới điều hải quân ra trấn giữ và bảo vệ? Chúng ta đã bao giờ dành thời gian nghiên cứu xác nhận thông tin trước khi đấu tranh đòi chủ quyền chưa nhỉ?
Chỉ biết là bắt đầu từ đầu thập niên 1970, khi giá trị của dầu mỏ trở nên rõ ràng, khi thông tin về trữ lượng dầu ở mấy đảo đó được xác nhận, và người ta nhận ra tầm quan trọng của việc xây dựng sân bay, điểm cất cánh trung chuyển và căn cứ quân sự ở Đông Nam Á, thì một loạt 6, 7 nước cùng xông vào nhận nó là của mình với những “bằng chứng lịch sử” đáng ngờ.
Xét cho cùng, đất nước Việt Nam, lãnh thổ Việt Nam hiện nay có được là nhờ sự “mở mang bờ cõi” Nam tiến vào lãnh thổ Chiêm Thành, Khơ-me.
Lịch sử là vậy, đất đai dân cư di dời, sở hữu chuyển đổi, do thỏa thuận cũng như do xâm lấn.
Rút cục, có thể nói chủ nghĩa dân tộc mù quáng đôi khi cũng tai hại không kém gì chủ nghĩa bành trướng đế quốc vậy.
Bài viết phản ánh quan điểm riêng và lối hành văn của tác giả. Bà Đỗ Ngọc Bích đã hoàn tất chương trình tiến sĩ môn Hoa Kỳ Học của Đại Học Hawaii, hiện đang sống ở New Haven và chuẩn bị bảo vệ luận án, trong khi tham gia giảng dạy tiếng Việt ở Trung Tâm Ngôn Ngữ và dịch tài liệu lịch sử cho khoa Lịch sử, ĐH Yale.
Cho đến ngày 20/04, trang web BBC Việt Ngữ đã nhận được nhiều ý kiến, và một số bài viết riêng phản bác lại quan điểm của bà Đỗ Ngọc Bích. Chúng tôi sẽ đăng dần các bài đó lên trang Diễn đàn trong những ngày tới. Ban biên tập xin cáo lỗi vì sự thiếu chính xác trong phần phụ chú về học vị của tác giả trong lần đăng bài đầu tiên.

Tuesday, March 18, 2014

Lào Cai: “Tử huyệt” của phòng tuyến biên giới phía bắc?

Lê Anh Hùng | VOA | 17.3.2014




35 năm trước, dải đất biên cương phía bắc Việt Nam trở thành nơi chứng kiến một trang đau thương của lịch sử dân tộc: hàng chục ngàn chiến sỹ, đồng bào đã ngã xuống trong cuộc chiến khốc liệt chống quân Trung Quốc xâm lược và bảo vệ Tổ quốc.
35 năm sau, giữa lúc Trung Quốc không ngừng “diễu võ giương oai” và không còn thèm che dấu cuồng vọng bá quyền, giữa lúc nhà cầm quyền Việt Nam tỏ ra ươn hèn và bạc nhược khi chịu sự sai khiến của kẻ thù ngăn cản người dân tổ chức tưởng niệm cuộc chiến đẫm máu đó, những người Việt Nam đau đáu với vận mệnh dân tộc nhìn về miền biên ải mà không khỏi chua chát khi chứng kiến những gì đang diễn ra ở đây.
Trong cuộc xâm lược của Trung Quốc năm 1979, Lào Cai là hướng tấn công chính của cánh quân phía tây, với hai quân đoàn 13A và 11A (trong tổng cộng 9 quân đoàn) đánh vào thị xã Lào Cai. Và tuy đến ngày 22.2.1979, quân Trung Quốc đã chiếm được thị xã Lào Cai nhưng chúng cũng phải gánh chịu thiệt hại rất nặng nề ở đây: quân dân Lào Cai đã tiêu diệt 11.500 lính TQ, phá hủy 66 xe tăng, thiết giáp và 189 xe quân sự, tiêu diệt và đánh thiệt hại nặng 4 tiểu đoàn.
Đó là câu chuyện của 35 năm trước. Còn giờ đây, với những gì đã và đang diễn ra trên mảnh đất biên cương này nhiều năm qua, người ta ngày càng có cảm tưởng rằng Lào Cai là một tỉnh của Trung Quốc trên đất Việt Nam.
Cửa ngõ chính của nạn chảy máu khoáng sản từ Việt Nam sang Trung Quốc
Báo Sài Gòn Giải Phóng ngày 11.1.2013 đăng bài “Tiếp tục thất thoát tài nguyên”, trong đó viết:
Tại các tỉnh như Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn đều có khá nhiều mỏ sắt, chì, kẽm, thiếc… Trong đó, nhiều mỏ đã được quy hoạch khai thác và bảo vệ, song nhiều khu vực gần như lộ thiên, không được quản lý nên người dân đang thi nhau khai thác, thu gom bán cho “đầu nậu” quặng để kiếm lời. Sau đó, một lượng nhỏ quặng được vận chuyển ngược lên biên giới thông qua hình thức ngựa thồ, xe thồ, “cửu vạn” cõng vác… Tuy nhiên, phần lớn quặng được đưa lên xe tải chở thẳng về khu vực tỉnh Lào Cai để tìm đường xuất sang Trung Quốc. Ngoài nguồn quặng từ Hà Giang, Cao Bằng còn có quặng từ các mỏ của Yên Bái, Phú Thọ, Tuyên Quang đưa lên, từ bên Điện Biên, Lai Châu đưa sang.
Đáng nói hơn, theo bài “Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải và ngành khai khoáng của Việt Nam” trên VOA ngày 3.1.2014, thủ phạm chính gây ra tình trạng này là phe nhóm lợi ích do ngài Phó Thủ tướng Tàu Hoàng Trung Hải cầm đầu.
Nơi ghi dấu “mốc son” lịch sử lệ thuộc Trung Quốc của ngành điện lực Việt Nam
Dưới sự chỉ đạo của PTT Tàu Hoàng Trung Hải (lúc bấy giờ là Bộ trưởng Công nghiệp), ngày 26.9.2006, tại trạm biến áp 220kV Tân Kiều (Trung Quốc), dòng điện 220kV từ Trung Quốc đã chính thức được truyền qua Lào Cai - Yên Bái đến Việt Trì (Việt Nam). Phương hướng “chiến lược” phụ thuộc vào điện mua từ Trung Quốc với giá cắt cổ và bỏ qua điện của các công ty trong nước, do ngài PTT Tàu khởi xướng, bắt đầu từ đây.

Sửa lịch sử để kỷ niệm 20 năm tái lập tỉnh cùng ngày Quốc khánh Trung Quốc

Sự kiện tỉnh Lào Cai tổ chức kỷ niệm 20 năm ngày tái lập tỉnh vào ngày 1.10.2011 từng khiến dư luận một phen sôi sục. Lãnh đạo tỉnh Lào Cai đã cố tình sửa lịch sử để tổ chức sự kiện này vào đúng ngày Quốc khánh Trung Quốc 1.10.2011, thay vì lẽ ra là ngày 10.10.2011.
Cưỡng bức dân chúng treo đèn lồng đỏ
Ngoài hành vi trắng trợn sửa lịch sử để kỷ niệm ngày tái lập tỉnh vào đúng ngày Quốc khánh Trung Quốc, chính quyền Lào Cai còn cưỡng bức dân chúng phải treo đèn lồng đỏ trong dịp này.
Bài “TP Lào Cai: Cưỡng bức dân treo cao đèn lồng đỏ?” trên báo điện tử Giáo dục Việt Nam ngày 23.9.2011 cho hay: “Theo báo Lào Cai, nhân dịp kỷ niệm 20 năm tái lập tỉnh Lào Cai (1/10/1991 - 1/10/2011), thành phố Lào Cai đã bắt đầu khởi động chương trình chỉnh trang đô thị, trong đó có việc thắp đèn lồng tại các công sở và nhà dân trên một số tuyến phố.”

Đèn lồng trên phố Trần Nhật Duật (P. Kim Tân)
Một tỉnh mà có tới 4 nghĩa trang “liệt sỹ” Trung Quốc
Trang web của Sở Ngoại vụ tỉnh Lào Cai ngày 3.4.2009 đưa tin:
Theo đề nghị của các Cựu chiến binh Trung Quốc và được sự đồng ý của các tỉnh, thành phố phía Việt Nam, từ ngày 30/3 đến ngày 01/4/2009, đoàn Cựu chiến binh Trung Quốc gồm 28 người đã từng công tác và chiến đấu tại Việt Nam đã đến thăm Lào Cai và tảo mộ các chiến sỹ Trung Quốc đã hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Tỉnh Lào Cai là tỉnh đầu tiên đoàn đến trong chuyến thăm và tảo mộ của Đoàn tại một số tỉnh, thành phố của Việt Nam.
Sáng ngày 30/3, sau khi nhập cảnh tại cửa khẩu Lào Cai, đoàn đi viếng Nghĩa trang Liệt sỹ Trung Quốc tại xã Lùng Vai, huyện Mường Khương. Buổi chiều, viếng Nghĩa trang Liệt sỹ Trung Quốc tại Sa Pa.
Sáng ngày 31/3, diễn ra buổi giao lưu giữa đoàn Cựu chiến binh Trung Quốc với Hội Cựu chiến binh tỉnh Lào Cai. Tới dự buổi giao lưu có đồng chí Phạm Kỳ – Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ, Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt – Trung tỉnh Lào Cai; lãnh đạo các sở: Ngoại vụ, Lao động TB&XH. Buổi giao lưu giữa đoàn với Hội Cựu chiến binh tỉnh diễn ra trong không khí đầm ấm,  thân mật, thắm tình hữu nghị, làm thắm thêm tình đồng chí, đồng đội giữa Cựu chiến binh hai bên. Buổi chiều cùng ngày đoàn đến viếng 02 Nghĩa trang Liệt sỹ Trung Quốc tại xã Bảo Hà.
…Đoàn rất cảm động khi đi tới đâu cũng đều nhận được sự đón tiếp chu đáo, thân tình, tạo điều kiện thuận lợi của lãnh đạo các cấp, các ngành của tỉnh, và càng cảm động hơn khi được tận mắt thấy các nghĩa trang liệt sỹ Trung Quốc ở Lào Cai được tu sửa, quản lý rất tốt.
Như vậy, Lào Cai có tới 4 nghĩa trang “liệt sỹ” Trung Quốc: 1 tại xã Lùng Vài (H. Mường Khương), 1 tại Sa Pa và 2 tại xã Bảo Hà (H. Bảo Yên), tất cả đều được “tu sửa, quản lý rất tốt”!? Nghĩa trang “liệt sỹ” Trung Quốc ở Sa Pa từng bị tố là nơi chôn lính Trung Quốc xâm lược Việt Nam năm 1979. Ngoài ra, trong bài “Những người Trung Quốc được PTT Tàu Hoàng Trung Hải chỉ đạo xây ‘nghĩa trang liệt sỹ’ đã ‘giúp’ Việt Nam ‘làm đường’ như thế nào?” người ta còn được biết thêm sự thật về các “liệt sỹ” này:
...Nếu kể cho rạch ròi thì nhiều thứ TQ “giúp” đã gây hại, trước mắt và về lâu về dài. Chẳng hạn, đưa quân sang giúp làm đường (do TQ đòi đưa quân sang đánh “giúp”, VN phải lảng tránh bằng cách nhờ giúp làm đường) thì tàn phá môi trường, cảnh quan (trong đó có việc đặt mìn tiêu huỷ “hòn đá Liễu Thăng” [Xin dẫn thêm một vài ví dụ trong trăm ngàn ví dụ: ở Côn Sơn, nơi ẩn cư của Trần Nguyên Đán và Nguyễn Trãi, họ đã đào xuyên ngang dọc quả núi thành đường hầm, hiện cửa vào bị bít, không ai biết họ làm gì trong đó. Nhiều di tích như di tích An Sinh, nơi gần đây mới xây đền thờ các vị vua Trần, hết thảy tượng đá thời Trần đều bị phạt cụt đầu hoặc bắn vào bụng. Ở Ngọa Vân am, không những tháp Phật Hoàng đựng xá lị hoàng đế Trần Nhân Tông và tháp Đoan Nghiêm cổ kính cao lừng lững bị đào rỗng ruột, toàn bộ bài vị trong tháp bị đập cho tan nát, tấm bia Trịnh Căn cho lập để kỉ niệm một lần ông đưa con trai và con gái trèo núi lên chiêm bái vị anh hùng cũng bị đập thành ba bảy mảnh, mà 13 ngọn tháp đứng theo một hàng thẳng tắp chạy thoai thoải xuống phía Tây Nam cách nhau chừng 50 mét một đều bị phạt ngang, phía dưới có một đường hầm lộ thiên đào thông tháp nọ với tháp kia. Họ định phá long mạch của nhà Trần lừng lẫy chiến công chống giặc phương Bắc, cũng tức là phá long mạch của Việt Nam chăng?]), khai thác trộm của cải, thăm dò ngầm tài nguyên, địa thế...
Các vị “quan phụ mẫu” ở Lào Cai đều có hoạn lộ hanh thông khác thường
Mặc dù lãnh đạo tỉnh Lào Cai vốn có truyền thống “mãi quốc vinh thân”, tiếp tay cho Tàu làm nghèo đất nước, như đã chỉ ra ở trên, nhưng không hiểu sao hoạn lộ của họ lại hanh thông một cách khác thường. Kể từ khi tái lập tỉnh năm 1991, các vị bí thư tỉnh uỷ ở đây đều lần lượt được điều về Hà Nội để đảm nhiệm những vị trí quan trọng trong bộ máy trung ương:
  1. Ông Tráng A Pao, Bí thư Tỉnh uỷ từ năm 1992-2000, được điều về Hà Nội giữ chức Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội từ năm 2000-2007;
  2. Ông Giàng Seo Phử, Bí thư Tỉnh uỷ từ năm 2000-2005, được điều về Hà Nội giữ chức Phó Trưởng ban Tổ chức TW (2005-2007) rồi làm Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc từ năm 2007 đến nay;
  3. Ông Bùi Quang Vinh, Bí thư Tỉnh uỷ từ năm 2005-2010, trở thành Bộ trưởng Kế hoạch - Đầu tư từ năm 2011 đến nay;
  4. Ông Nguyễn Hữu Vạn, Bí thư Tỉnh uỷ từ năm 2010-2013, trở thành Tổng Kiểm toán Nhà nước từ tháng 5.2013 đến nay.

Chưa có tỉnh thành nào trong cả nước mà 4 đời bí thư tỉnh uỷ liên tiếp đều được điều về nắm giữ trọng trách ở trung ương. Dĩ nhiên, không thể nói là điều này không liên quan gì đến tình cảm “bên kia biên giới cũng là quê hương” của các vị lãnh đạo ở Lào Cai. Trung Quốc luôn tìm cách can thiệp vào bộ máy nhân sự cấp cao của Việt Nam, và một khi họ đã mua chuộc, khống chế được một quân bài hữu dụng rồi thì lẽ dĩ nhiên là họ sẽ tìm mọi cách để quân bài đó càng leo cao càng tốt. (Trong dư luận đã có những lời tố cáo rằng bộ ba Bùi Quang Vinh – Nguyễn Hữu Vạn – Nguyễn Văn Vịnh dính líu đến nhóm lợi ích của PTT Tàu Hoàng Trung Hải. Nguyễn Văn Vịnh là người thay ông Nguyễn Hữu Vạn làm Bí thư Tỉnh uỷ Lào Cai từ tháng 3.2013, trước đó là Chủ tịch tỉnh.)[1]
Tỉnh biên giới đầu tiên có đường cao tốc nối với Hà Nội
Một trong những lý do quan trọng khiến đội quân xâm lược của Trung Quốc chuốc phải thất bại nặng nề trong cuộc chiến 35 năm trước chính là vì địa hình hiểm trở và điều kiện giao thông khó khăn của các tỉnh biên giới phía bắc Việt Nam, và Lào Cai cũng không phải là ngoại lệ. Tuy nhiên, nay thì điều đó đã không còn là vấn đề với người láng giềng “4 tốt, 16 vàng” của chúng ta nữa.
Nhờ sự quan tâm và chỉ đạo sát sao, quyết liệt của PTT Tàu Hoàng Trung Hải mà tuyến cao tốc Hà Nội – Lào Cai coi như đã hoàn thành. Đây là “chiến tích” vô cùng ngoạn mục của ngài PTT Tàu này, vì những con đường cao tốc như thế sẽ giúp Trung Quốc mở tầm khống chế xuống Đông Nam Á và Hà Nội sẽ trở nên rất gần với đội quân xâm lược đến từ phương Bắc. Hành trình từ cửa khẩu quốc tế Lào Cai về Hà Nội được rút ngắn chỉ còn 3-5 giờ.
Mặc dù là một dự án hết sức nhạy cảm về an ninh - quốc phòng nhưng một nhà thầu Trung Quốc vẫn được giao gói thầu A7 dài đến 27,7km (18 cây cầu) trên địa bàn tỉnh Lào Cai, với những tai tiếng cố hữu như việc “lập thôn, lập xóm” tại địa bàn dự án hay việc tự ý đưa cỏ lạ từ Trung Quốc sang trồng ở mái taluy dự án. Xin trích một đoạn trong bài “Chiến tranh biên giới Việt-Trung 1979”trên trang Wikipedia Tiếng Việt để quý vị có thể hình dung ra những hệ luỵ tai hại về an ninh - quốc phòng ở đây:
Quân Trung Quốc vừa chiếm ưu thế về lực lượng, vừa chủ động về thời gian tiến công, lại còn có "lực lượng thứ năm" gồm những người Việt gốc Hoa trên đất Việt Nam. Từ đêm 16 tháng 2, các tổ thám báo Trung Quốc đã mang theo bộc phá luồn sâu vào nội địa Việt Nam móc nối với "lực lượng thứ năm" này lập thành các toán vũ trang phục sẵn các ngã ba đường, bờ suối, các cây cầu để ngăn chặn quân tiếp viện của Việt Nam từ phía sau lên. Trước giờ nổ súng, các lực lượng này cũng bí mật cắt các đường dây điện thoại để cô lập chỉ huy sư đoàn với các chốt, trận địa pháo.
Trung Quốc là bậc thầy trong việc lựa chọn thời cơ và khai thác điểm yếu của đối thủ. Vì vậy, người ta có đầy đủ lý do để tin rằng, một khi chiến sự với Trung Quốc nổ ra, Lào Cai chính là tử huyệt lớn nhất của Việt Nam trên toàn tuyến biên giới phía bắc./. 






Ghi chú:
[1] Không phải vô cớ mà blog Huệ Lừa Văn phòng Chính phủ, một trang mạng của chính những người trong bộ máy (chứ không phải của các “thế lực thù địch) lập ra để vạch trần tội ác của nhóm lợi ích đang lũng đoạn cả bộ máy do PTT Tàu Hoàng Trung Hải cầm đầu, đã tố cáo bộ ba Bùi Quang Vinh – Nguyễn Hữu Vạn – Nguyễn Văn Vịnh là tay chân đắc lực của ngài PTT Tàu này và Lào Cai chính là “căn cứ địa” của ông ta. 

Nguồn: VOA