Đàn áp thì khốc liệt; tự phê bình thì nhẹ nhàng
The Economist | 21.6.2013
Lê Thiên Hà dịch
Mọi chuyện đã trở nên tệ hơn với Vũ |
Các vụ bắt giữ này là một phần trong cuộc trấn áp nhằm vào giới bất đồng chính kiến, đặc biệt là trên mạng, vốn bắt đầu tăng tốc kể từ tháng Chạp năm ngoái, khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lặp lại một chỉ thị cho lực lượng công an, đấu tranh với “các thế lực thù địch” sử dụng internet để “phổ biến hoạt động tuyên truyền đe doạ an ninh quốc gia và chống lại Đảng và Nhà nước”. Cho đến thời điểm này của năm 2013, hơn 40 nhà hoạt động dân chủ và blogger đã bị bắt giữ, nhiều hơn con số của cả năm 2012.
“Danh tiếng” của Việt Nam như một xã hội ngày càng nhuốm màu ám bức đang tiếp tục xấu đi. Uỷ ban Bảo vệ Ký giả (Committee to Protect Journalists), một tổ chức giám sát, cho biết đất nước này hiện đã trở thành nơi giam giữ số lượng nhà báo lớn thứ 6 trên thế giới. Như trong các chế độ chuyên quyền khác, chính phủ đang khuyến khích phát triển internet vì lý do kinh tế (khoảng 1/3 dân số sử dụng internet) song vẫn tìm cách ngăn chặn việc sử dụng internet để bày tỏ quan điểm hay tiếp cận những nguồn thông tin thay thế cho báo đài chính thống, vốn chịu sự kiểm soát ngặt nghèo của chính quyền.
Tuy nhiên, sự phổ biến của các blog phê phán lại không cho thấy dấu hiệu suy giảm, có lẽ là bởi hiện nay người ta có quá nhiều lý do chính đáng để phê phán. Đã qua rồi cái thuở Việt Nam là “cục cưng” của các tổ chức phát triển phương Tây, với tốc độ tăng trưởng trên 8% mỗi năm. Trong vài năm qua, nền con thuyền kinh tế đã vấp phải đá ngầm, với một đồng tiền lao dốc, hàng ngàn vụ phá sản và một hệ thống ngân hàng ngập trong nợ xấu. Đặc biệt, các bộ trưởng trong chính phủ bị tố cáo tham nhũng và kém năng lực khi các DNNN gần như đổ vỡ về tài chính.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã trở thành đối tượng để người ta trút phần lớn cơn giận dữ. Người Việt Nam lại được nhắc nhở về điều này qua vụ tuyệt thực trong tù từ hôm 27.5 của Cù Huy Hà Vũ. Ông Vũ, một luật gia, ngồi tù từ năm 2011 sau khi khởi kiện ông Dũng về tội lạm dụng quyền lực. Ông phản đối các điều kiện tệ hại của nhà tù, vốn ảnh hưởng đến sức khoẻ của ông.
Phản ứng của chính quyền trước làn sóng chỉ trích đang dâng cao là chấp nhận việc bỏ phiếu tín nhiệm trong Quốc hội. Ngày 10.6, 498 vị Đại biểu Quốc hội được mời bỏ lá phiếu “tín nhiệm cao”, “tín nhiệm” hoặc “tín nhiệm thấp” cho ông Dũng cùng 46 bộ trưởng và quan chức khác. Gần 1/3 số nhà lập pháp dành cho ông Dũng lá phiếu thấp nhất. Chủ tịch Trương Tấn Sang, đối thủ lớn của ông Dũng trong cuộc đấu đá nội bộ mà nay đã trở thành sắc thái của đảng cầm quyền, giành được sự tín nhiệm cao nhất.
Tuy vậy, cuộc bỏ phiếu cũng chủ yếu mang tính biểu tượng. Hai phần ba đại biểu sẽ phải bỏ lá phiếu “tín nhiệm thấp” cho một người nếu muốn người đó phải rời khỏi vị trí. Ngoài ra, các nhà lập pháp lại không được trao cho lựa chọn “bất tín nhiệm” chính phủ, điều lẽ ra đã phản ảnh chính xác hơn cảm nghĩ của nhiều người Việt Nam.
Nguồn: The Economist / Defend the Defenders
Kêu gọi LHQ vào VN
ReplyDeleteĐể tái lập lại trật tự xã hội và luật pháp công chính cho VN, sao người Việt Nam chúng ta không viết thư yêu cầu Liên Hiệp Quốc vào Việt Nam giúp hòa giải giữa các bên và giúp các bên thành lập quốc hội lập hiến cho Việt Nam? Đây là một chức năng chính thức của LHQ và như LHQ đã làm ở Campuchea, ở nhiều nước Châu Phi khác. Trở ngại gì khi chúng ta viết thư yêu cầu LHQ vào Việt Nam và nhân dân Việt Nam toàn quốc ký tên? Việc này có vi phạm luật pháp không? Có tính cách bạo động không? Có phản quốc không?
Bọn Công an và VTV đã ngu còn tỏ ra nguy hiểm, dàn dựng bộ phim quay lén cắt ghép lung tung, những cảnh cách nay cả năm lúc Ts Vũ còn chưa tuyệt thực để vu khống, nhưng đã bị lộ tẩy còn to mồm, chuẩn bị hầu tòa vì vụ láo khoét này các con nhá.
ReplyDeleteTốt nhất là đưa BCHTW ĐCSVN vào trại tâm thần, VN sẽ khác ngay.
ReplyDeleteThứ nhất sau khi dọc xong góp ý của các bn t rút ra đc một điều các bn tranh cải như thế có lợi ích gì, tại s nhìn thấy mà mình không làm nói chi nhiều.
ReplyDeleteThứ hai sau bài đọc mình rất bất mãn CHHV là ai là con trai của Cù Huy Cận và ông Huy Cận là đảng viên là chiến sĩ trên mặt trận văn hóa tư tưởng góp công cho việc thắng lợi của CM VN, thì như vậy CHHV mới lên tiến góp ý, thay mặt dân nói lên cái dân cần nếu là sai thì có lẽ Đảng CS không đủ tài để lãnh đạo đất nước nữa...
Thứ ba nếu các bn là tầng lớp trí thức các,bn phải hiểu là hết r vn hết r muốn phát triển nên đi một đường lối, tư tưởng bây h của chúng ta đã quá lạc hậu rồi, phải thay đổi để phát triển đất nước nếu là một tầng lớp thuộc đất nước thì phải chung tay xây dựng nước nhà theo một đường lối mới.