Tuesday, April 30, 2013

Bị Cáo Bận Họp, Chờ Đấy!

LTS.
Ông Hoàng Đức Doanh là một cựu chiến binh, một cán bộ hưu trí thường trú tại Tp Phủ Lý, tỉnh Hà Nam. Ông rất quan tâm đến các vấn đề chính trị - kinh tế - xã hội của đất nước và có nhiều bài viết trên các trang mạng trong và ngoài nước. Ngày 16/3/2013, bức “Thư ngỏ của CCB Hoàng Đức Doanh gửi TBT Nguyễn Phú Trọng” đã được rất nhiều trang mạng đăng tải. Dưới đây là bài thơ trào phúng mới của ông về vụ tố cáo mà tôi vẫn theo đuổi suốt mấy năm nay.
Lê Anh Hùng

Nguyên đơn là Lê Anh Hùng,
Viết đơn tố cáo bọn khùng, huyênh hoang,
Tên là Trung Hải họ Hoàng,
Cùng là Tổng Mạnh đứng hàng bí thư,
Đan xen công vụ, riêng tư,
Thêm Nguyễn Tấn Dũng cũng từ đấy ra.
Bọn này phạm luật nước nhà,
Tội buôn ma túy, chuyển qua giết người!
Viết đơn đã mấy năm trời,
Có nhà chức trách, người đời được trông.
Ông Dương Trung Quốc có công,
Trao tay, Quốc hội vẫn không phản hồi.
Viết bảy mươi mốt đơn rồi,
Bị cáo bận họp, vẫn ngồi ung dung.
Tiếc công cho Lê Anh Hùng,
Chơi dai với lũ vừa khùng, vừa gian.
Tội to mà vẫn vô can,
Người đi tố cáo bất an tháng ngày.
Bây giờ đơn đã trao tay,
Chủ tịch Quốc hội xem ngay, hay chờ?
Sự tình rất đáng nghi ngờ,
Vẫn là cung cách câu giờ như xưa.
Hỏi rằng ông đã xem chưa,
Hay là ông lại kế thừa ghìm đơn?
Hoàng Đức Doanh 

Nguồn: Vanganh.info

Saturday, April 27, 2013

Sự Trở Lại Của Thuyền Nhân Việt Nam

Annie Guest
Lê Anh Hùng dịch
26.4.2013




ASHLEY HALL: Người Việt Nam đang rời bỏ đất nước để đến tị nạn ở Australiavới những con số thuộc diện lớn nhất kể từ giai đoạn hậu chiến trong thập niên 1970.
460 người Việt đã cập bến kể từ tháng Giêng 2013.
Cộng đồng người Việt cùng những người yểm trợ người tỵ nạn tại Australia nói rằng chế độ cộng sản áp bức ở Việt Namgần đây đã tăng cường đàn áp những người bất đồng chính kiến.
Những người chỉ trích cho rằng Chính phủ Australiachưa làm đủ để gây áp lực công khai lên Chính phủ Việt Nam về thành tích nhân quyền của họ.
Phóng viên Annie Guest của chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với Chủ tịch Hội đồng Độc lập Yểm trợ và Tranh đấu cho Người tỵ nạn (Independent Council for Refugee Advocacy), Marion Le:
MARION LE: Người Lào, người Campuchia và người Việt lũ lượt rời bỏ Đông Dương bằng đường biển trong những điều kiện khủng khiếp để rồi tìm thấy mình tại những trại tỵ nạn của Đông Nam Á, nơi mà dĩ nhiên là họ tìm kiếm sự bảo vệ trước chính quyền cộng sản, những người đã lên nắm quyền sau thất bại của Mỹ cũng như lực lượng của chúng ta ở đây.
ANNIE GUEST: Và đây là những người mà người Australia bắt đầu biết đến như là thuyền nhân Việt Nam, với số lượng giảm dần trong những năm 1980; giữa thập niên 1990 lại có một sự gia tăng đột biến; và nay, ngót 20 năm sau, số lượng người Việt tìm kiếm tị nạn cập bến bằng thuyền lên tới gần 500 người. Bà có thể cho chúng tôi biết gì về tình hình ở Việt Namđã thúc đẩy hiện tượng đó?
MARION LE: Khoảng ba bốn năm trước, số lượng thuyền nhân cập bến còn lớn hơn và những người mà tôi đã mục kích một số đơn thư của họ trên thực tế đều nói nằng họ bị xua đuổi khỏi phần đất của mình thông qua những vụ cưỡng đoạt đất đai của chính quyền cộng sản và rằng họ không nhận được sự đền bù nào. Song gần đây lại có sự đàn áp đến mức khó tin ở Việt Nam liên quan đến những người đang tìm cách chỉ trích chính quyền, chẳng hạn như các nhà báo đã bị tống giam, những người vẫn được gọi là người bất đồng chính kiến trên mạng Internet.
ANNIE GUEST: Và đây là những blogger hay tương tự thế, những người đã ở trên mạng Internet.

MARION LE: Đúng vậy. Và cô biết đấy, tôi vừa nhắc đến những người bất đồng chính kiến trên mạng, song chúng ta lại vừa chứng kiến sự đàn áp và vụ giết hại một người lãnh đạo của các nhóm thiểu số Công giáo người Mông. Và những người theo Phật giáo, chẳng hạn, họ cũng đang phải nếm trải sự đàn áp.
 ANNIE GUEST: Và những năm gần đây, khi Ngoại trưởng Mỹ lúc đó là Hillary Clinton thăm Việt Nam và công khai nêu vấn đề nhân quyền và tự do internet, bà mô tả phản ứng của Australia trước thực trạng ở Việt Nam như thế nào?
MARION LE: Vâng, cô biết đấy, về vấn đề này thì Australia khá đáng chú ý. Tôi nghĩ phần lớn mọi người chưa thực sự hiểu rằng Chính phủ Công đảng không bao giờ thực sự hoàn toàn chống lại sự sụp đổ của miền Nam Việt Nam. Chính Đảng Tự do mới là những người lên tiếng phản đối chế độ áp bức của Đảng Cộng sản ở Việt Nam, và cũng Đảng Tự do mới là những người chào đón người tỵ nạn.
ANNIE GUEST: Quả thực, Malcolm Frazer nổi tiếng nhờ việc xử lý các thuyền nhân Việt Nam.
MARION LE: Vâng, đúng vậy. 
ANNIE GUEST: Vậy bà nói rằng các Chính phủ Công đảng từng im lặng trong quá khứ và nay vẫn tiếp tục im lặng, một cách công khai, về vấn đề nhân quyền ở Việt Nam. Bà nói gì, bà nói họ nên tiến hành những bước đi nào?
MARION LE: Cô biết đấy, với bất kỳ khu vực nào trên thế giới mà ở đó chúng ta có những quan ngại về tình trạng vi phạm nhân quyền, chúng ta cần thừa nhận chúng.
ANNIE GUEST: Liệu ở đây có tồn tại luận điểm rằng Australia cảm thấy khó khăn hơn khi công khai nêu lên những quan ngại như thế và muốn thực hiện điều đó một cách không công khai để bảo vệ những lợi ích kinh tế và những thoả thuận thương mại với Việt Nam, vì Australia gần gũi với Việt Nam hơn rất nhiều so với Mỹ?
MARION LE: Cô biết đấy, tôi thực sự không hiểu điều gì đang thúc đẩy Chính phủ Công đảng để họ không đi đến xử lý, ít nhất là một cách công khai, các chủ đề đó và lý do khiến chúng ta gần đây đã đẩy nhiều người trong số này sang đảo Manus phải là Chính phủ. Bộ Ngoại giao không muốn mọi người biết được nơi mà những người này đã rời bỏ.
ASHLEY HALL: Chủ tịch Hội đồng Độc lập Yểm trợ và Tranh đấu cho Người Tỵ Nạn, Marion Le trò chuyện với Annie Guest. Và chương trình Thế giới Hôm nay đã tìm cách phỏng vấn Bộ trưởng Ngoại giao Bob Carr song ông đã không bố trí được thời gian.

THƯ CẦU CỨU

Kính thưa quý vị!
Sau khi bị bao vây, đánh phá với đủ mọi chiêu trò, vợ chồng tôi phải dẹp quán nhậu nhỏ vốn là kế mưu sinh ở thị trấn Khe Sanh, Quảng Trị từ giữa tháng 4/2013.
Ngày 24/4/2013, vợ tôi được nhận vào làm đầu bếp cho một nhà hàng ở Mỹ Chánh, Hải Lăng, Quảng Trị.
Tuy nhiên, sáng 26/4, đột nhiên có ai đó gọi ông chủ nhà hàng đi đâu đó. Một lát sau, ông gọi điện về cho vợ tôi rồi hỏi: “Có phải chồng cháu là ‘phản động’ không?” Cuối cùng, mặc dù ông chủ nhà hàng rất muốn vợ tôi ở lại làm việc và vợ tôi cũng rất muốn làm việc ở đó, ông vẫn buộc phải cho vợ tôi nghỉ.
Suốt mấy năm nay, vợ chồng tôi lâm vào cảnh vô cùng khó khăn, vì dính vào vụ tố cáo những tội ác tày trời, man rợ của bè lũ Nông Đức Mạnh – Nguyễn Tấn Dũng – Hoàng Trung Hải.
Ngoài 71 lần gửi thư tố cáo qua mạng Internet đến đầy đủ các cơ quan chức năng trong nước, tôi cũng đã trực tiếp gửi đơn thư bằng văn bản tới Công an Quảng Trị và Công an Hà Nội và đã làm việc với họ một số lần. Phía Công an Hà Nội cho biết là họ đã chuyển văn bản lên cấp trên đề nghị giải quyết nhưng gần một năm nay cấp trên của họ vẫn chưa trả lời.
Đặc biệt, ngày 6/6/2012, tôi đã trực tiếp trao đơn thư cho ĐBQH Dương Trung Quốc và ngày 19/6/2012, ĐBQH Dương Trung Quốc đã trao đơn thư của tôi tới tận tay Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng (kèm theo ý kiến của ĐBQH). Tuy nhiên, gần một năm nay, đã nhiều lần tôi gặp trực tiếp và trao đổi qua điện thoại với ĐBQH Dương Trung Quốc nhưng ông cho biết là những người có trách nhiệm vẫn chưa trả lời gì cho ông cả, mặc dù ông đã gặp ông Chủ tịch Quốc hội một vài lần cũng như đã “lưu ý” ông Bộ trưởng Bộ Công an về vụ việc.
Vợ chồng tôi luôn phải đối mặt với sự đe doạ, khủng bố thường trực từ tay chân của những kẻ bị chúng tôi tố cáo. Xin đơn cử, ngày 27/2/2013, vợ tôi bị 9 tên côn đồ bắt cóc ở thị trấn Khe Sanh lúc 5h chiều và đưa ra Hà Nội thả xuống bến xe Giáp Bát vào 5h sáng hôm sau. Vụ việc này, một số blog trong và ngoài nước (trong đó có blog Nguyễn Tường Thuỵ) đã loan báo. Tôi cũng đã trực tiếp trao thư khẩn cho ĐBQH Dương Trung Quốc. Mới đây, vợ tôi lại bị bọn chúng bắt cóc từ rạng sáng 18 (khi cô ấy vào thăm một ngôi chùa ở Huế rồi ngủ lại đó) cho đến sáng 21/4 chúng mới thả.
Vì vậy, tôi kính mong dư luận trong và ngoài nước lên tiếng, ủng hộ vợ chồng tôi trong cơn nguy nan này, khi mà chúng tôi đang kiệt quệ, bị đe doạ khủng bố đủ kiểu, lại đang phải nuôi 3 đứa con nhỏ dại.
Xin trân trọng cám ơn quý vị!
Hà Nội, 27/4/2013
Lê Anh Hùng

Bức thư đã được đăng trên các trang mạng trong và ngoài nước:

Wednesday, April 24, 2013

Nghị viện Châu Âu hối thúc chính quyền Việt Nam chấm dứt vi phạm nhân quyền

FIDH
Người dịch:Lê Anh Hùng


Trên tinh thần hoan nghênh nghị quyết của Nghị viện Châu Âu về Việt Nam hôm thứ Năm vừa qua, Liên đoàn Quốc tế về Nhân quyền (FIDH) cùng tổ chức thành viên của nó, Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam (VCHR), tiếp tục kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam chấm dứt những hành vi vi phạm nhân quyền như thế và hối thúc Liên minh Châu Âu tiếp tục nỗ lực để đạt được mục đích đó.
Phản ảnh những quan ngại được nêu lên trong bản phúc trình do FIDH và VCHR công bố mang tên “Các blogger và công dân mạng bị giam cầm”, Nghị viện Châu Âu đã nghiêm khắc “lên án tình trạng vi phạm nhân quyền liên tục ở Việt Nam, bao gồm những hành vi hăm doạ chính trị, sách nhiễu, tấn công, bắt bớ tuỳ tiện, những án tù hà khắc và những phiên toà bất công, nhằm vào các nhà hoạt động chính trị, nhà báo, blogger, người bất đồng chính kiến và người bảo vệ nhân quyền, cả trên mạng lẫn ngoài mạng Internet, thể hiện sự vi phạm rõ ràng những nghĩa vụ quốc tế về nhân quyền của Việt Nam”, đồng thời “hối thúc chính quyền Việt Nam phóng thích ngay lập tức và vô điều kiện tất cả các bloggers, nhà báo mạng và những người bảo vệ nhân quyền”.
Nhắc lại việc một số blogger đã bị kết án chiểu theo những điều khoản mơ hồ về “an ninh quốc gia” và bày tỏ thái độ quan ngại về bản dự thảo “Nghị định về Quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet”, Nghị viện Châu Âu kêu gọi Việt Nam bãi bỏ và sửa đổi những luật lệ hạn chế quyền tự do ngôn luận và điều chỉnh cho phù hợp với các chuẩn mực cũng như nghĩa vụ quốc tế.
Ông Souhayr Belhassen, Chủ tịch FIDH, phát biểu: “Việc Liên minh Châu Âu dứt khoát thừa nhận mức độ nghiêm trọng của tình hình là một nguồn cổ vũ rất đáng quý đối với những người bị sách nhiễu, hăm doạ và bắt giữ tuỳ tiện chỉ vì họ thực hành quyền tự do ngôn luận của mình ở Việt Nam.”
Nghị viện Châu Âu cũng kêu gọi Việt Nam chấm dứt việc truy bức tôn giáo, việc thu hồi đất đai, và đảm bảo cơ hội tiếp cận những chế tài pháp lý sửa sai (legal remedy), cũng như sự bồi thường thoả đáng, cho những nông dân bị tước mất đất đai.
Lưu ý việc bản nghị quyết ra đời ngay trước cuộc viếng thăm của Hội đồng Dân tộc Quốc hội Việt Nam tới Brussels hôm thứ Năm, ông Võ Văn Ái, Chủ tịch VCHR, phát biểu: “FIDH và VCHR hy vọng nghị quyết sẽ khiến Việt Nam nhận ra sự cần thiết phải chấm dứt chính sách phân biệt đối xử với các sắc dân và các nhóm tôn giáo thiểu số.”  Đây là những chính sách đã được nêu trong bản báo cáo mà VCHR trình Uỷ ban Xoá bỏ Phân biệt Chủng tộc (CERD) tháng 2/2012, liên quan đến việc tước đoạt đất đai của tổ tiên, việc xua đuổi dân cư, việc di dân người Kinh do Nhà nước tài trợ sang các khu vực của người thiểu số, việc truy bức tôn giáo, việc bắt bớ tuỳ tiện và các vụ mất tích.
Liên đoàn Quốc tế về Nhân quyền và Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam hoan nghênh lời kêu gọi của Nghị viện Châu Âu về việc đánh giá sự tương thích với nhân quyền trong các chính sách của chính phủ Việt Nam, điều sẽ được đưa vào nghị trình của Liên minh Châu Âu.  Như đã nhắc lại trong nghị quyết, Hiệp định Đối tác và Hợp tác EU – Việt Nam có một điều khoản về nhân quyền, quy định việc tôn trọng nhân quyền và các nguyên tắc dân chủ là một yếu tố cơ then chốt trong mối quan hệ song phương EU – Việt Nam.
 Nguồn: FIDH

Wednesday, April 17, 2013

LÀM THẾ NÀO ĐỂ (KHÔNG) TRỞ THÀNH MỘT ĐẠI SỨ MỸ?

Greg Rushford
Người dịch: Lê Thiên Hà


Có hai cách mà các đại sứ Mỹ nhiều tham vọng vẫn tiến hành hòng thuyết phục tổng thống Mỹ bổ nhiệm mình vào vị trí đầy vinh dự đó. Đầu tiên là cách cổ điển, dựa trên tài năng, qua đó các quan chức ngoại giao cao cấp của Mỹ với lý lịch ngoại giao nổi bật được thẩm tra thầm lặng và cẩn thận trong nhóm chóp bu của Bộ Ngoại giao. Những ai vượt qua sự soi xét của các đồng nghiệp sẽ lọt vào danh sách chuyển sang Nhà Trắng để tổng thống phê chuẩn chính thức, thường chỉ mang tính chất thủ tục. Cách thứ hai, mang tính chất chính trị, được (đôi khi diễn ra đầy tai tiếng) dành cho những nhân vật nổi tiếng, các chiến hữu của tổng thống, và các nhà tài trợ lớn cho chiến dịch tranh cử đã bỏ tiền cho chiếc ghế đại sứ. Song bây giờ lại xuất hiện thêm nhân vật Tổng Lãnh sự Mỹ tại Tp HCM, quan chức ngoại giao người Mỹ gốc Việt tên là Lê Thành Ân, với phương thức thứ ba đầy mới mẻ: một phương thức rất-Á-Châu.
Lê Thành Ân muốn trở thành đại sứ kế tiếp của Mỹ tại Việt Nam. Để phục vụ cho mục đích đó, vị tổng lãnh sự vẫn đang làm việc sau hậu trường ít nhất là từ tháng Bảy năm ngoái với một mạng lưới đồng minh người Mỹ gốc Việt, một số trong đó có các mối quan hệ chính trị và kinh tế ở cả Washington lẫn Hà Nội. Mặc dù Lê Thành Ân đã hối thúc những người ủng hộ tìm kiếm sự hậu thuẫn của Quốc hội, song mục tiêu chính của chiến dịch vận động vẫn là người đề cử: Tổng thống Barack Obama.
Để đạt được mục đích ấy, Lê Thành Ân cùng các đồng minh của mình đã thể hiện sự táo bạo theo kiểu Châu Á. Một trong những người ủng hộ chủ chốt của Lê Thành Ân trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt là David Duong, nhà quyên góp của Obama từ khu vực Vịnh San Francisco. Theo Trung tâm Phản hồi Chính trị (Center for Responsive Politics) thì Duong đã đóng góp hơn 150.000USD cho Obama và Đảng Dân chủ kể từ năm 2008.  Qua nội dung các bức thư điện tử trao đổi giữa Lê Thành Ân và Duong mà nhà báo này đã nhìn thấy, Duong từng kể lại rằng ông ta đã trực tiếp tiếp cận Obama để nhấn mạnh những điều kiện trở thành đại sứ của Lê Thành Ân tại một sự kiện gây quỹ của Đảng Dân chủ ở California hồi đầu tháng này.
Nhà Trắng thông báo, Obama có mặt ở miền bắc California để tham gia gây quỹ vào ngày 3 và 4 tháng Tư. Doanh nhân Duong thông báo cho Lê Thành Ân trong một email rằng ông ta đã trao cho Tổng thống một bức thư, cùng với danh sách những người ủng hộ ứng viên Lê Thành Ân, tại một buổi gây quỹ diễn ra vào tối 3/4.
Danh sách những người ủng hộ Lê Thành Ân – được in lại dưới bài này để phục vụ công chúng – có trên 70 cái tên. Nổi bật ngay vị trí đầu tiên là cựu giám đốc nhân sự của Obama, Rahm Emanuel, người hiện là thị trưởng thành phố Chicago. Ngày 4/4, Duong thông báo cho Lê Thành Ân trong một email rằng ông ta đã hối thúc Obama lần thứ hai. “Sáng nay, tôi đã dự bữa ăn gần trưa với Tổng thống cùng 27 người khác và đã nói chuyện về anh cũng như bức thư mà tôi đã trao cho ông ta tối qua.”
Duong cho viên tổng lãnh sự biết là ông ta đã nhận được phản ứng thân thiện từ phía Obama: “Chúng ta cần làm việc và có vài hạ nghị sỹ và/hoặc thượng nghị sỹ Mỹ khuyến nghị anh. Điều này sẽ đảm bảo rằng anh sẽ lọt vào danh sách.”
Các email này cho thấy, trong khi ông ta tìm cách thúc đẩy điều mà Lê Thành Ân liên tục nhắc đến như là “tư cách ứng viên” của mình, vị tổng lãnh sự lại không chỉ đơn thuần là một người quan sát thụ động. Lê Thành Ân đã tham gia vào việc soạn thảo và biên tập nhiều bức thư ủng hộ và giới thiệu. Trước khi doanh nhân Duong đến từ bang California trao bức thư cho Obama ngày 3/4, Lê Thành Ân đã nhắc đồng minh của mình sửa một lỗi in ấn. Ngay sau khi được Dương thông báo là bức thư đã được trao cho Obama, Lê Thành Ân đã bày tỏ sự biết ơn của mình trong một email khác. Từ chiếc iPad của mình, viên tổng lãnh sự đã thuật lại cái cách mà “tôi đánh giá cao” nỗ lực của “những người bạn” tốt như thế “trong việc thúc đẩy tư cách ứng viên của mình”.
Duong và Lê Thành Ân đã không phản hồi một số email đề nghị bình luận về vụ việc. Một nỗ lực đề nghị Nhà Trắng bình luận cũng không thu được kết quả. Một cuộc gọi đến văn phòng báo chí của Emanuel nhận được gợi ý là nhà báo hãy gửi email đề nghị thị trưởng phản hồi – mà sau đó đã không được trả lời.
Duong, người đặt chân đến Mỹ không một xu dính túi sau khi phe cộng sản giành chiến thắng trong cuộc chiến tranh Việt Nam, là một câu chuyện thành công của một người nhập cư Mỹ điển hình: một doanh nhân mà công ty quản lý rác thải của mình, California Waste Solutions, hiện có những hợp đồng nhiều triệu dollar với các cơ quan chính phủ ở cả Mỹ lẫn Việt Nam (ở Việt Nam thì đã thông qua một công ty con triển khai một khu chôn lấp chất thải rắn trị giá 400 triệu USD, theo website của công ty và các bản báo tiếng Việt).
Ngoài hoạt động kinh doanh, năm 2010 Duong còn được Tổng thống Obama bổ nhiệm vào Quỹ Giáo dục Việt Nam (VEF), tổ chức nhận tài trợ của chính phủ Mỹ để cấp học bổng giáo dục bậc cao cho sinh viên Việt Nam. Doanh nhân người Mỹ gốc Việt này được giới thiệu cho Nhà Trắng thông qua Hạ nghị sỹ Barbara Lee, đảng viên Đảng Dân chủ bang California và là người mà Duong đã đóng góp vào quỹ tranh cử. Duong đã ca ngợi “sự ủng hộ đầy đủ” mà ông ta nhận được nhờ hoạt động từ thiện của mình từ các cấp lãnh đạo trong chính phủ Việt Nam, kể cả Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Duong không phải là người Việt tha hương duy nhất trong mạng lưới những người ủng hộ Lê Thành Ân và là người biết khai thác mối quan hệ với chính quyền Việt Nam hiện nay, thể chế mà ông ta đã trốn chạy từ khi còn là một đứa trẻ. Một người ủng hộ chủ chốt khác dường như là Bùi Duy Tâm, một bác sỹ từng giúp giới thiệu vị tổng lãnh sự với những người bạn Mỹ gốc Việt ở Bắc California.
Bác sỹ Tâm lại là một công chuyện thành công khác của người nhập cư. Là một người đang ở độ bát tuần, ông nổi tiếng trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt nhờ các hoạt động y tế nhân đạo trên quê hương mình, trong đó có chiến dịch hỗ trợ Việt Nam chống bệnh gan. Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng từng đến thăm gia đình bác sỹ Tâm ở San Francisco năm 2010. Đài Tiếng nói Việt Nam, phát thanh bằng Tiếng Việt và 11 thứ tiếng khác, tường thuật: “PTT nêu bật những đóng góp to lớn của bác sỹ Tâm cho cộng đồng người Việt ở Mỹ và Tổ quốc. Bác sỹ Tâm nói là ông rất xúc động.”
Ngày 28/7/2012, Tổng Lãnh sự Lê Thành Ân gửi cho bác sỹ Tâm một email cá nhân qua dịch vụ Hotmail (có lẽ là để tránh những hạn chế trên toàn quốc giống như những quy định trong đạo luật Hatch – ngăn cấm viên chức chính phủ sử dụng máy tính và thời gian làm việc chính thức của chính phủ để tham gia hoạt động chính trị). “Cám ơn sự hào hiệp của ngài qua bản phác thảo bức thư giới thiệu”, vị tổng lãnh sự nói với bác sỹ. “Xin cho tôi vài ngày để xem xét và chuẩn bị một bản tái phác thảo của bức thư, bởi đây là một vấn đề rất nhạy cảm”, Lê Thành Ân tỏ ra cẩn trọng.
Vài tuần sau khi họ trao đổi qua email, Lê Thành Ân đi nghỉ phép ở California. Phần lớn thời gian nghỉ phép chính thức tại bang rồi sẽ được sử dụng hòng thúc đẩy “tư cách ứng viên” của vị tổng lãnh sự “trong vai trò đại sứ kế tiếp tại Việt Nam”, ông nói trong một email như vậy.
Việc tiết lộ tư cách ứng viên như thế có thể gây tranh cãi trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt. Nhiều người Mỹ gốc Việt từng trốn chạy khỏi chế độ cộng sản đã bắt đầu chấp nhận việc bình thường hoá quan hệ ngoại giao và thương mại với Hà Nội. Tuy nhiên, trong khi tồn tại những quan điểm khác biệt tự nhiên về chính trị, ở đây vẫn còn lằn ranh đỏ rõ ràng cho những người Việt lưu vong nào đã trở thành công dân Mỹ yêu nước mà sẽ luôn yêu Tổ quốc mình. Một trong những lằn ranh rõ ràng đó – có lẽ là rõ ràng nhất – liên quan đến một thực tế là việc các công dân Việt Nam tụ tập ôn hoà để ủng hộ quyền bầu cử dân chủ vẫn là một tội. Công dân Việt Namvẫn bị bỏ tù vì bày tỏ những quan điểm như vậy.
Tôi hỏi bác sỹ Tâm và David Duong là liệu họ có tin rằng việc cổ suý dân chủ nên bị ngăn cấm về mặt pháp lý trên quê hương mình hay không. Không ai trả lời câu hỏi này. Thực tế theo đó những người tha hương xuất chúng sẵn sàng nhìn sang chỗ khác và ngậm miệng trước những vấn đề nhân quyền cốt lõi – có lẽ là nếu làm khác sẽ bất tiện cho việc duy trì những thương vụ hiện hành với chính quyền cộng sản Việt Nam – sẽ bị nhiều người coi là chướng tai gai mắt. Và quay trở lại quê hương, người ta có thể hình dung ra mức độ phản ứng khi thông tin ấy đến tai những công dân Việt Nam đang chống chọi trong nhà tù vì họ đã đủ dũng cảm để ủng hộ quyền bầu cử.
Thành viên duy nhất trong mạng lưới những người ủng hộ Lê Thành Ân hồi âm đề nghị bình luận về bài viết này là Trương Ngọc Phương, giám đốc điều hành của Trung âm Dịch vụ Quốc tế (International Service Center) trụ sở ở Harrisburg, bang Pennsylvania. Trung tâm này ra đời năm 1976, nhằm hỗ trợ những người tị nạn Việt Nam trốn chạy khỏi cuộc tiếp quản của phe cộng sản một năm trước đó. Hiện nay nó cũng hỗ trợ những đối tượng khó khăn khác, kể cả nạn nhân của thảm hoạ bão Katrina ở bang Louisiana.
Trương từ chối trả lời phỏng vấn về công việc giữa ông ta với Lê Thành Ân liên quan đến vị trí đại sứ (đồng thời cũng từ chối bày tỏ quan điểm về các luật lệ bài dân chủ của chính phủ Việt Nam). Dù vậy, nhân viên công tác xã hội của bang Pennsylvania này vẫn sẵn sàng lý giải sự ủng hộ mà ông dành cho chiến dịch vận động của Lê Thành Ân nói chung.
Trương nói với tôi trong một email: “Chúng tôi chỉ là một nhóm nhỏ những người đại diện cho cộng đồng và doanh giới tình cờ biết được những hành động tuyệt vời mà ông Lê Thành Ân đã có khả năng hoàn thành trên cương vị Tổng Lãnh sự tại Tp HCM ba năm qua. Xuất phát từ sự ngưỡng mộ ông Lê Thành Ân, và xuất phát từ sự tôn trọng dành cho Đại sứ đương nhiệm của Mỹ tại Việt Nam, David Shear, chúng tôi quyết định tổ chức một chiến dịch thận trọng nhằm huy động sự hỗ trợ bổ sung cho tư cách ứng viên của ông Lê Thành Ân.” (Viên tổng lãnh sự cũng được gửi bản copy của email.)
Trong một thông điệp mà Trương gửi cho những người ủng hộ tiềm năng của vị tổng lãnh sự, ông lập luận rằng Lê Thành Ân là người Việt Nam tương đương với Gary Locke, đại sứ đương nhiệm của Mỹ ở Trung Quốc và là cựu bộ trưởng thương mại. Trương viết: “Việc bổ nhiệm Gary Locke làm Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc đã tạo ra một tiền lệ xứng đáng được lặp lại. Sự phụng sự mẫu mực của Đại sứ Locke nhờ nhiều vào bản sắc một người Mỹ gốc Hoa của ông. Những phẩm chất của ông cho phép ông tìm ra những lĩnh vực hợp tác hiệu quả giữa hai nền văn hoá và hai quốc gia.”
Thật là một điều rất bất thường – có lẽ là chưa có tiền lệ – khi một thành viên tích cực của ngành ngoại giao Mỹ lại tiến hành một chiến dịch gây áp lực chính trị bí mật để Nhà Trắng đề cử vào cương vị đại sứ tới một quốc gia quan trọng.
Một cái nhìn sơ qua về bối cảnh của những gì mà những người mong muốn trở thành đại sứ thường làm sẽ minh hoạ cho mức độ bất thường đó. Hai cách đầu tiên để trở thành đại sứ là những cách bình thường. Đại sứ đương nhiệm của Mỹ tại Việt Nam, David Shear, xuất thân từ hàng ngũ tinh hoa của ngành ngoại giao Mỹ. Shear có bằng thạc sỹ của Học viện Quan hệ Quốc tế thuộc Đại học John Hopkins (John Hopkins School of Advanced International Service), thành thạo tiếng Nhật và tiếng Trung, và từng là phó trợ lý ngoại trưởng phụ trách Châu Á trước khi được Bộ Ngoại giao thẩm tra và bổ nhiệm làm đại sứ ở Hà Nội năm 2011. Phương thức truyền thống này chiếm khoảng 2/3 tổng số đại sứ của Mỹ. Các đại sứ Mỹ tại Việt Nam trước đây đều xuất thân từ hàng ngũ tinh hoa: những quan chức ngoại giao với nhiều kinh nghiệm về an ninh quốc gia như Michael Michalak, Michael Marine và Raymond Burghardt.
Đại sứ đầu tiên của Mỹ tại Việt Nam, Douglas “Pete” Peterson, người phục vụ từ năm 1997 – 2001, là một vụ bổ nhiệm mang màu sắc chính trị. Song Peterson lại được xem là một sự lựa chọn xuất sắc. Ông là cựu thành viên đáng kính của Quốc hội Mỹ và là cựu tù binh trong trong chiến tranh Việt Nam.
Đối với phương thức chính trị nói chung, hãy hình dung Caroline Kennedy, người được cho là sẽ sớm thay thế đại sứ Mỹ tại Nhật Bản, John Roos, một luật sư vùng Silicon Valley với kinh nghiệm ngoại giao đến từ việc bỏ ra hơn 500.000USD để ủng hộ chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2008 của Obama. Phải chăng Roos đã mua chiếc ghế đại sứ? Tất nhiên. Song nhờ hệ thống tài trợ chiến dịch tranh cử của Mỹ mà luật chống hối lộ không bao giờ nhảy vào cuộc chơi chừng nào có nháy-và-gật khi cuộc giao dịch diễn ra, và không có sự đổi chác – điều “không bao giờ” diễn ra.
Chắc chắn, những giới thâm trầm trong bộ phận hoạch định chính sách ngoại giao Mỹ có lý do chính đáng để e dè trước những vụ bổ nhiệm mang màu sắc chính trị như thế. Rốt cuộc, vị trí đại sứ – hoặc bất kỳ vị trí chính quyền nào – không bao giờ nên bán chác. Có lẽ điều đáng ngạc nhiên là hệ thống này lại thường cho ra kết quả tốt, khi mà một số chiến hữu của tổng thống hoá ra lại là những nhà ngoại giao lành nghề, đại diện cho quốc gia của mình một cách đáng khâm phục. Pamela Harriman, người được Bill Clinton cử sang Paris, là một dẫn chứng tức thời. Bên cạnh đó là cựu ngôi sao phim trẻ em Shirley Temple Black, người từng đóng vai trò đại sứ Mỹ tại cả Ghana lẫn Czechoslovakia những năm 1970 và 1980 một cách đáng ngưỡng mộ. Và khi mà vị đại sứ với nhiều mối quan hệ chính trị lại là một nhân vật ít được ngưỡng mộ, mọi đại sứ quán Mỹ dường như đều có một vị phó đại sứ thượng thặng nhằm đảm bảo những lợi ích ngoại giao quan trọng của Mỹ không bị ảnh hưởng. Giống như các đại sứ chuyên nghiệp, các phó đại sứ cũng xuất thân từ hàng ngũ tinh hoa của ngành ngoại giao và có thể được tin cậy trong việc quản lý hoạt động ngoại giao đích thực.
Lê Thành Ân không đến từ hàng ngũ tinh hoa đó. Ông ta là một cựu viên chức dân sự trong Hải quân Mỹ, sau 15 năm phục vụ trong quân ngũ đã tham gia ngành ngoại giao vào năm 1991. Bản sơ yếu lý lịch chính thức trong Bộ Ngoại giao của Lê Thành Ân được đăng trên website của lãnh sự quán cho biết, một cách dễ nhầm lẫn, rằng ông ta “sinh ra và lớn lên” ở Việt Nam, điều sau đó lại mâu thuẫn với lời khẳng định ông ta là “một người bản địa bang Virginia”. Kết quả tìm kiếm những thông tin công khai sẵn có gợi lên rằng Lê Thành Ân trên thực tế ra đời đâu đó ở Việt Nam, mặc dù chính xác thời gian và địa điểm ra đời, cũng như thời điểm ông ta rời quê hương, thì vẫn chưa rõ.
Theo bản sơ yếu lý lịch của Lê Thành Ân thì ông ta giành được bằng thạc sỹ chuyên ngành quản trị kỹ thuật (engineering administration) của Đại học George Washington năm 1978. Lê Thành Ân trở thành thành viên cao cấp ngành ngoại giao Mỹ từ năm 2001. Song công việc trong Bộ Ngoại giao của ông ta dường như lại tập trung vào khía cạnh quản lý của ngành ngoại giao, liên quan đến những chủ đề như các toà nhà và công việc hành chính, chứ ít dính dáng đến những vụ việc về an ninh quốc gia.
Lê Thành Ân là người vinh dự được trao giải thưởng quản lý hàng đầu của Bộ Ngoại giao năm 2006, “Luther I. Replogle Award for Management Improvement”. Bất kể phần thưởng ấy đáng ca ngợi đến đâu – và đó thực sự là một vinh dự đáng kể – những thành tích như thế lại gợi lên rằng tình trạng thiếu kinh nghiệm ngoại giao cấp cao của ông ta thậm chí có thể còn không đủ điều kiện để trở thành một phó đại sứ ở đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội, chứ chưa nói gì đến đại sứ.
Vị tổng lãnh sự tại Tp HCM mà Lê Thành Ân thay thế, Kenneth Fairfax, nay là đại sứ Mỹ tại Kazakhstan. Song Fairfax lại là một trong những ngôi sao của ngành ngoại giao, công việc trước đây của ông ở những vị trí nhạy cảm bao gồm một nhiệm kỳ làm quan chức cấp cao trong Hội đồng An ninh Quốc gia, nơi ông phụ trách vấn đề vũ khí hạt nhân. Trong thời gian này, các nhà ngoại giao ở đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội phải giải quyết những vấn đề ngoại giao nhạy cảm, còn lãnh sự quán tại Tp HCM do Lê Thành Ân đứng đầu lại thường được coi là một trung tâm chuyên xử lý visa.
Một phỏng đoán dựa theo kinh nghiệm ở đây là Tổng Lãnh sự Lê Thành Ân sẽ không được trao chiếc ghế đại sứ mà ông ta đang tìm kiếm. Hãy thử hình dung phản ứng từ ngành ngoại giao Mỹ nếu Lê Thành Ân thành công trong việc được Nhà Trắng đề cử bằng cách buộc một mục đích chính trị phải chạy quanh quy trình thẩm tra thông thường của Bộ Ngoại giao, trong đó có việc tiếp cận trực tiếp tổng thống – và tại một sự kiện gây quỹ xem.

***

Lưu ý: Dưới đây là danh sách “Những người bạn và người ủng hộ Tổng Lãnh sự tại Tp HCM Lê Thành Ân”, do doanh nhân bang California David Duong trao cho Tổng thống Obama tại một buổi gây quỹ của Đảng Dân chủ trong chuyến công cán của Tổng thống đến khu vực Vịnh San Francisco hai ngày 3-4/4/2013. Bức thư mà vị tổng lãnh sự đã thông qua, theo cuộc trao đổi email mà nhà báo này được chứng kiến, chưa được biên tập. (Chữ [F] tham chiếu sau tên của một số người ủng hộ chẳng hạn như cựu đại sứ Mỹ tại Pháp Craig Stapleton, bản thân là một người được bổ nhiệm với mục đích chính trị rõ ràng là đề cập đến vị trí “cựu” [former]. Lê Thành Ân từng phục vụ tại đại sứ quán Mỹ ở Paris trong nhiệm kỳ của Stapleton.)

LIST OF ENDORSERS OF MR. AN LE’S CANDIDACY


Title
First Name
Last N.
Position
Business/Organization
City
St.
Zip
T.H.
Rahm
Emanuel
Mayor
City of Chicago
Chicago
IL
60602
Mr.
David
Duong
President
California Waste Solutions
Oakland
CA
94607
Mr.
Pedro (Sonny)
Ada
President
Ada’s Trust and Investment, Inc.
Hagatna
GU
96932
Mrs.
Jennifer M.A.
Ada
Ambass-at-Large
Governor of Guam’s Trade Mission to VN
Hagatna
GU
96932
Mrs.
Stephanie
Au
Behavioral Cons.
Spencer, Shenk, Capers & Associates
Irvine
CA
92618
Mr.
Charles R.
Bailey
Representative (F)
Ford Foundation/Vietnam
Chestnut Ridge
NY
10977
Mr.
Mark
Baldyga
President/Owner
Baldyga Group, LLC
Tumon
GU
96913
Mr.
David C.
Ball
Owner
DesignBalls Studio
Grapevine
TX
76051
Mr.
Greg J.
Baroni
President/CEO
Attain, LLC
Vienna
VA
22182
Mr.
Elvin Y.
Chiang
Senior Advisor
Ernst & Young, LLP
Tamuning
GU
96913
Dr.
Hung Manh
Chu
Professor/Dean
West Chester University
West Chester
PA
19382
Ms.
Sandy
Dang
Principal
11plus Philanthropic Consulting, LLC
Washington
DC
20015
Mr.
Huy
Do
Chair/President
Strategic Alliance VN Ventures Internl.
Brisbane
CA
94005
Mr.
Duc
Do
Editor
Thoi Luan Newspaper
Westminster
CA
92684
Mr.
Thien-Chuong
Duong,Esq
Patent Attorney
AD Intellectual Property Consulting
Palo Alto
CA
94306
Dr.
Huan
Giap,M.D
Director
Scripps Proton Therapy Center
San Diego
CA
92121
Mrs.
Lourdes Leon
Guerrero
President/CEO
Bank of Guam
Hagatna
GU
96910
Mr.
Loc
Hoang
IT Director
University of Maryland
College Park
MD
20742
Mrs.
Diane
Hsiung
Prog. Associate
American University
Washington
DC
20016
Ms.
Kim-Yen
Huynh
Founder/President
Asian-American Business Women Assn.
Huntington Beach
CA
92647
Dr.
Johannes
Kratz
Physician
Massachusetts General Hospital
Boston
MA
02115
Mr.
Larry Trung
La
President
Meiwah Group
Washington
DC
20036
Mrs.
Jennifer L.
Lawless
Professor
American University
Washington
DC
20008
Dr.
Tommy
Le, PE
Vice Chair
County Board of Electrical Examiners
Silver Spring
MD
20906
Mr.
Anh-Tuan, P.E
Le
Managing Cons.
Green Orange
Fountain Valley
CA
92708
Mr.
Marc
Levin
Managing Partner
Levin Capital Management
Chicago
IL
60611
Mr.
David
Lublin
Professor
American University
Washington
DC
20016
Dr.
David
Mai, M.D
President
MediZen Advanced Imaging, Inc.
Fountain Valley
CA
92708
Mr.
Nolan
Metzger
Financ. Advisor
Oppenheimer
Houston
TX
77022
T.H.
Constance A.
Morella
Congressman (F)
U.S. House of Representatives
Bethesda
MD
20817
Mr.
Steve A.
Nagel
Council Member
City of Fountain Valley
Fountain Valley
CA
92708
Dr.
Chau Thanh
Nguyen
M.D.
Private Practice
San Jose
CA
95116
Ms.
Diem H. Helen
Nguyen
Mrktg Executive
Caesars Entertainment Corporation
Las Vegas
NE
89109
Dr.
Chau
Nguyen
Physician
Chau Nguyen Osthreopathic Center
Westminster
CA
92683
Ms.
Ginna Claire
Nguyen
Design./Professor
Ginna Claire Studio & Pasadena College
Pasadena
CA
91105
Mr.
John Wynn
Nguyen
President
Imperial Investment & Development Inc.
Milpitas
CA
95035
Dr.
Duc Tien
Nguyen
Vice-President
International Liver Foundation for Vietnam
West Covina
CA
91790
Dr.
Thuan Hoa
Nguyen
Physician
Kaiser Permanente
Silver Spring
MD
20902
Ms.
Hoa
Nguyen
Tec. Bus.Analyst
METRO/Public Transportation
Houston
TX
77002
Dr.
Ai
Nguyen
Owner
Pain Clinic of Westminster
Santa Ana
CA
92706
Ms.
Ai Van
Nguyen
Singer
Performing Artist
Cupertino
CA
95014
Mr.
Chris
Nguyen
Co-Chair
Stanford U. Vietnamese Student Assn.
Arcadia
CA
91007
Mr.
Dzuong Ky
Nguyen
Professor
Stanford University
Stanford
CA
94305
Ms.
Anna
Nguyen
Chief Fin.Officer
Strategic Intl. Medical Business Alliance
Rancho St. Fe
CA
92067
Dr.
Thu-Huong
Nguyen-Vo
Professor
University of California at Los Angeles
Los Angeles
CA
90095
Mr.
Dean
Nguyen
President
USA Home Realty
Falls Church
VA
22042
Dr.
Ngai
Nguyen
Medical Doctor
Viet Heritage Foundation
San Jose
CA
95112
Ms.
Hong Thuy
Nguyen
Author/Board
Vietnam Literary & Artistic Association
Annandale
VA
22003
Dr.
Quan H.
Nguyen
President (F)
Vietnamese Physicians Assn. of South CA
Fountain Valley
CA
92708
Mrs.
Kim D.
Nguyen
Vice-President
Wells Fargo Bank
San Francisco
CA
94105
Mr.
David
O’Brien
Vice President
University of Guam
Mangilao
GU
96923
Ms.
Allyson
Perleoni
Grad. Assistant
Women & Politics Institute
Washington
DC
20008
Dr.
Christina
Pham
Clinical Fellow
Harvard Medical School, Cambridge H.A
Cambridge
MA
02139
Ms.
Geneva
Pham
Manager
Management Sciences for Health
Washington
DC
20036
Mr
Son Michael
Pham
Principal
U.S – Asia Gateway
Bellevue
WA
98009
Mr.
Trong
Pham
President
Washington Vietnamese-American C of C
Seattle
WA
98111
Mrs.
Susan W.
Preator
Exec. Chairman
Imagine Learning, Inc.
Provo
UT
84604
Mrs.
Thanh-Lo
Sananikone
ManagingDirector
TAF International, Inc.
Honolulu
HI
96816
T.H.
Craig
Stapleton
Ambassador (F)
Stapleton Management
Greenwich
CT
06830
Mr.
Steve
Stewart
Chairman
Gulf Winds International
Houston
TX
77061
Ms.
Cheryl
Sturm
Vice President
R. Crusoe & Son
Chicago
IL
60661
Mr.
Steven
Taylor
Asso.Professor
American University
Washington
DC
20910
Dr.
Michelle
Thai
Medical Doctor
St. Jude Medical Center
Westminster
CA
92683
Ms.
Diem Lan
Ton Nu
Senior Vice Pres
Children’s Hospital, Los Angeles
Los Angeles
CA
91007
Mr.
Brian
Ton, Esq.
President
Satori Law Group, Inc.
Fountain Valley
CA
92708
Mr.
Nhan
Tran
Managing Partner
Advent Pacific Technologies, LLC.
Tamuning
GU
96913
Dr.
Thanh Nga
Tran
Physician
Massachusetts General Hospital
Boston
MA
02114
Ms.
Jenny
Truong
President/CEO
Apollo Manufacturing Services
San Diego
CA
92121
Dr.
Joseph M.
Vo, PsyD
President
International Epic Solutions, Inc.
Riverside
CA
92506
Mr.
Loc Van
Vu
Exec. Director
Immigrant Resettlement & Cultural Center
San Jose
CA
95112
Mrs.
Rosine T.
Vu
Branch Chief (F)
National Security Agency
Silver Spring
MD
20902
Ms.
Linda
Vuong
Attorney
International Service Center
Denver
CO
80219
Ms.
Quyen
Vuong
Exec. Director
International Children Assistance Network
Milpitas
CA
95035
Ms.
Diep
Vuong
President
Pacific Links Foundation
Santa Clara
CA
95054
Mrs.
Margaret A.
Weekes
Associate Dean
School of Public Affairs (American Univ.)
Washington
DC
20016
Ms.
Jackie Bong
Wright
President/CEO
Vietnamese-American Voters Association
Dulles
VA
20189
Mr.
Antoine
Yoshinaka
Assis.Professor
American University
Washington
DC
20016
Mrs.
Gamze
Zeytinci
Dean
School of Arts&Sciences (American U.)
Rockville
MD
20852


Nguồn: Defend the Defenders/The Rushford Report