Sunday, April 27, 2014

Đề nghị Trung tướng Hoàng Kông Tư khởi tố một vụ án đặc biệt nghiêm trọng khác về tội vu khống

Lê Anh Hùng | 27.4.2014



Hai hôm nay, dư luận trong và ngoài nước xôn xao trước sự kiện ngày 25.4.2014, Trung tướng Hoàng Kông Tư, Thủ trưởng Cơ quan An ninh Điều tra Bộ Công an, đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự về tội Vu khống theo Điều 122 Bộ luật Hình sự nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, liên quan đến bài báo “Dương Chí Dũng và những triệu dollar” của phóng viên Nguyễn Hùng đăng trên trang BBC Tiếng Việt ngày 24.4.2014. Ngài Trung tướng khả kính thậm chí còn đích thân trả lời phỏng vấn Báo Công An Nhân Dân về vụ việc ngay sau khi ký quyết định khởi tố vụ án.
Việc Cơ quan An ninh Điều tra Bộ Công an nhanh chóng ra quyết định khởi tố vụ án chỉ một ngày sau khi bài báo kia được đăng chứng tỏ Bộ Công an nói chung và cá nhân Thủ trưởng Cơ quan An ninh Điều tra Bộ Công an nói riêng đặc biệt nhạy cảm với những thông tin liên quan đến uy tín của các vị lãnh đạo đảng và nhà nước trên truyền thông quốc tế.

Chính vì thế, dư luận trong và ngoài nước hoàn toàn có lý do để "băn khoăn" trước cái cách mà nhà chức trách Việt Nam giải quyết vụ việc vợ chồng Lê Anh Hùng – Lê Thị Phương Anh tố cáo những tội ác khủng khiếp của Phó Thủ tướng Tàu Hoàng Trung Hải, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và (nguyên) TBT Nông Đức Mạnh.
Mặc dù đã 6 năm trôi qua nhưng vụ tố cáo nói trên vẫn không được nhà chức trách Việt Nam giải quyết đúng pháp luật. Trong đơn thư mới nhất đề ngày ngày 16.9.2013, người tố cáo (Lê Thị Phương Anh, nhân vật từng là một mắt xích quan trọng trong băng đảng ma tuý của ngài Phó Thủ tướng Hán tặc Hoàng Trung Hải) đã trực tiếp chuyển đơn thư cho Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc. Tuy nhiên, kể từ đó đến nay, cả ĐBQH Dương Trung Quốc lẫn Bộ Công an (cơ quan mà ĐBQH Dương Trung Quốc chuyển đơn thư tới) vẫn chưa hề hồi âm gì cho người tố cáo hay có bất kỳ động thái nào cho thấy là họ đang giải quyết vụ việc.





Băng ghi âm cuộc trao đổi giữa ĐBQH Dương Trung Quốc cùng luật sư của ông với vợ chồng Lê Anh Hùng - Lê Thị Phương Anh ngày 22.10.2013


Hơn một năm nay, một số cơ quan truyền thông quốc tế quan trọng đã đăng nhiều bài viết liên quan đến vụ tố cáo vô cùng nghiêm trọng này, trước sự im lặng đến mức khó hiểu của nhà chức trách Việt Nam. Đó là tạp chí TIME (Internet Censorship Is Taking Root in Southeast Asia), Đài Á Châu Tự Do - RFA (Blogger Held, Put in Mental Ward; Bị khủng bố đánh đập vì tố cáo lãnh đạo; Hoạt động dân chủ ngày càng bị trấn áp mạnh hơn) và đặc biệt là Đài Tiếng nói Hoa Kỳ - VOA (PTT Hoàng Trung Hải và ngành khai khoáng của Việt Nam; Báo động: Người Trung Quốc lại sắp lập căn cứ ở Quảng Trị; Hiểm họa Trung Quốc và bài học từ Tiệp Khắc, Ukraina; Lào Cai: ‘Tử huyệt’ của phòng tuyến biên giới phía bắc?; Trục đường cửa ngõ chiến lược Móng Cái-Hạ Long sẽ rơi vào vòng kiểm soát của Trung Quốc?).
Thiết tưởng không cần phải lưu ý rằng Việt Nam là quốc gia sở hữu một lực lượng công an hùng hậu vào loại bậc nhất thế giới, còn năng lực của họ thì ngay chính ngài Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội cũng không giấu nổi sự thán phục khi khẳng định: “Cơ quan điều tra Việt Nam thuộc hàng giỏi nhất thế giới!”
Vì vậy, nhân vụ Trung tướng Hoàng Kông Tư, Thủ trưởng Cơ quan An ninh Điều tra Bộ Công an, quyết định khởi tố vụ án về tội Vu khống liên quan đến một bài báo trên trang BBC Tiếng Việt, chúng tôi trân trọng đề nghị ngài Trung tướng cho tiến hành điều tra và khởi tố vụ án liên quan đến vụ tố cáo đặc biệt nghiêm trọng nêu trên, một vụ việc đã tràn lan trên mạng suốt nhiều năm nay và ngày càng được nhiều người quan tâm.[i]




Ghi chú:
[i] Đến ngày 27.4.2014, chỉ riêng cuốn “Nhật ký Lê Anh Hùng” trên trang Thông Luận, tài liệu thuật lại chi tiết vụ tố cáo, đã có hơn 468.000 lượt tải về kể từ khi đưa lên ngày 13.12.2011, và một video clip trên Youtube ghi lại một đoạn cuộc phỏng vấn Lê Anh Hùng về vụ tố cáo do Diễn đàn Paltalk Hội luận Phỏng vấn Hiện tình Việt Nam thực hiện đã được hơn 1.250.000 người xem kể từ ngày 9.5.2012.


Friday, April 25, 2014

Việt Nam: Quốc gia ủng hộ Mỹ nhiều nhất ở Châu Á

Thomas C. Fox  | National Catholic Reporter | 23.4.2014
Người dịch: Lê Anh Hùng


Quốc gia Châu Á nào ủng hộ Mỹ nhiều nhất?
Câu trả lời: Việt Nam. Ít nhất là nếu bạn đánh giá từ quan điểm của người dân.
Việt Nam ư? Chẳng phải đấy là nơi mà khoảng 2 triệu người Việt Nam đã ngã xuống trong cuộc xung đột với người Mỹ hay sao? Chẳng phải đấy là nơi mà 58.000 lính Mỹ đã chết trận hay sao? Chẳng phải đấy là nơi mà viên tướng không quân Hoa Kỳ Curtis Lemay đã nói rằng chúng ta cần “ném bom để đưa họ trở về thời kỳ đồ đá” (bằng cách phá huỷ các nhà máy, bến cảng và cầu cống “cho đến khi chúng ta tiêu huỷ mọi công trình nhân tạo ở Bắc Việt Nam”) hay sao?
Tôi từng sống ở Việt Nam 5 năm, từ 1966 đến 1972, đầu tiên là một tình nguyện viên làm việc với người tỵ nạn, và sau đó là một nhà báo. Tôi học Tiếng Việt, cưới một cô vợ người Việt, và đã quay lại đây hàng chục lần trong những năm qua. Tôi theo dõi sát sao tình hình Việt Nam như một số ít người khác. Tôi đã thăm Việt Nam gần đây, dành 7 tuần đi từ bắc chí nam. Tôi tin rằng Việt Nam và người Việt Nam có nhiều thứ để dạy chúng ta.
Bây giờ tôi xin phép được chia sẻ một vài suy nghĩ liên quan đến cái cách mà chúng ta, với tư cách một quốc gia, vẫn nhìn nhận các quốc gia và dân tộc khác.
Phần lớn người Mỹ không còn nghĩ nhiều về Việt Nam sau khi những người Mỹ cuối cùng rời khỏi đây năm 1975. Đó là khi cuộc chiến tranh chính thức chấm dứt và Miền Bắc cộng sản tiếp quản Miền Nam.
Thoáng chốc gần 40 năm sau
Một trong những điều thú vị nhất mà một du khách tới Việt Nam nhận ra là mức độ thân thiện mà người Việt Nam dành cho người Mỹ. Đây là một vài lý do – văn hoá, lịch sử, địa chính trị, và những lý do khó cắt nghĩa khác – giải thích cho điều đó. Hy vọng là các nhà hoạch định chính sách ở Washington có thể lắng nghe.
1.    Người Việt Nam đã giành chiến thắng. Niềm tự hào của người Việt Nam vẫn y nguyên. Người dân, kể cả các quan chức chính quyền, có thể tỏ ra vị tha. Suốt chiều dài lịch sử, người Việt Nam luôn cho rằng họ đã đánh bại những kẻ xâm lược ngoại bang, trong đó có Trung Quốc, Pháp và Mỹ. Họ mang theo mình hình ảnh cao đẹp về bản thân. Cuộc chiến tranh Việt Nam chỉ càng khẳng định thêm hình ảnh đó.
2.    Việt Nam là một đất nước tương đối nhỏ, tiếp giáp với Trung Quốc, một kẻ thù lịch sử. Quân đội Việt Nam chiến đấu với quân Trung Quốc trên biên giới Việt-Trung gần đây nhất là vào năm 1979. Với việc Trung Quốc khẳng định chủ quyền đối với các đảo của Việt Nam trên Biển Đông, mức độ căng thẳng giữa Trung Quốc và Việt Nam gia tăng hàng ngày. Nhiều người Việt Nam tẩy chay hàng hoá Trung Quốc. Người Việt Nam (nếu không muốn nói là toàn bộ chính quyền Việt Nam) coi Hoa Kỳ là siêu cường duy nhất đủ sức kiềm chế Trung Quốc.
3.    Các nhà lãnh đạo cộng sản Việt Nam thừa biết quốc gia nào có nền giáo dục bậc cao tiên tiến, ở đâu trẻ em có thể được tiếp cận với lối tư duy, công nghệ và mô hình kinh doanh mới nhất. Họ gửi con cái của mình sang Mỹ – chứ không phải là Trung Quốc hay Nga – để du học.
4.    Hãy xem cuộc di cư ồ ạt của người Việt Nam sau khi chiến tranh kết thúc. Thật khó mà tìm ra được một gia đình Việt Nam nào, đặc biệt là ở Miền Nam, mà không có người thân sống ở Mỹ. Trong năm 1975 và những năm sau đó, hơn 1 triệu người Việt Nam đã vượt biên bằng đường biển, nhiều người đi bằng thuyền, và phần lớn trong số đó đã tìm đến Mỹ. Nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt là ở Miền Nam, phụ thuộc vào cộng đồng người Việt Nam hải ngoại, với hàng tỷ dollar được gửi về hàng năm cho thân nhân ở Việt Nam. Mối liên hệ giữa con người với con người đã khiến cho chính sách quốc gia trở nên mờ nhạt.
5.    Ngày nay, chỉ còn một bộ phận nhỏ người Việt Nam còn lưu giữ ký ức về cuộc chiến tranh. Thập niên 1960, hai miền Nam Bắc Việt Nam đều có số dân chỉ hơn 15 triệu người. Hiện nay, dân số Việt Nam lớn gấp 3 lần con số đó, với khoảng trên 90 triệu. Đây là một quốc gia với dân số trẻ. Nếu xét đến thực tế một người ít nhất phải trên 55 tuổi mới có ký ức đáng kể về cuộc chiến thì tỷ trọng dân số đó là tương đối nhỏ. Có lẽ chỉ khoảng 15% dân số có thể lưu giữ một ký ức sống động.
6.    Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định là họ đi theo con đường xã hội chủ nghĩa, nhưng chính sách của họ lại tạo thuận lợi cho đầu tư tư bản từ nước ngoài. Chỉ tính riêng năm 2013, các công ty Việt Nam đã ký kết những hợp đồng lên đến 2,6 tỷ USD để mua động cơ máy bay và tua-bin gió do Hoa Kỳ sản xuất, góp phần tạo việc làm cho hàng chục nghìn lao động Mỹ trong lĩnh vực chế tạo.
7.    Ảnh hưởng của phương Tây hiện diện khắp mọi nơi ở Việt Nam. Những cư dân đô thị trẻ tuổi, con trai và con gái của tầng lớp tinh hoa, ngồi chật các các tiệm cà phê và cửa hiệu bán kem, mang theo bên mình những iPhone và iPad, mặc quần bò và áo phông với những dòng chữ Tiếng Anh.
8.    Tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai ở Việt Nam, được dạy ngay từ bậc tiểu học. Người Việt Nam thích luyện Tiếng Anh với người Mỹ.
Và vì thế, sau bấy nhiêu năm, sau bao bom đạn và chết chóc, sau bao nỗi kinh hoàng, đôi khi tôi lại tự vấn: “Vậy thì cuộc chiến kia liên quan đến cái gì nhỉ?” Vâng, nó liên quan đến chủ nghĩa dân tộc và nền độc lập của người Việt Nam. Vâng, đất nước chúng ta đã từng lo sợ trước “hiểm hoạ cộng sản lan rộng”, trước “hiệu ứng domino”. Việt Nam ngày nay có những vấn đề của họ. Nhưng ít nhất thì người Việt Nam cũng tự đưa ra quyết định cho mình.
Tôi cứ nghĩ mãi là giá như chúng ta có thể thua sớm hơn trong cuộc chiến đó. Nếu vậy thì bao nhiêu con người đã có thể tránh khỏi chết chóc?

Thursday, April 24, 2014

Tại sao Đảng Cộng sản Trung Quốc lại đi đến chỗ diệt vong

Kết cục đó có thể phải mất nhiều năm, thậm chí hàng thập kỷ, nhưng những rạn nứt thì đã bắt đầu lộ rõ 

Isaac Stone Fish | Foreign Policy | 23.4.2014
Người dịch: Lê Anh Hùng




Trên đời này chẳng có gì tồn tại vĩnh viễn cả; Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng vậy. Bất kể nó có lụi tàn trong vài năm tới hay không, hay vẫn tiếp tục tồn tại trong hàng chục năm nữa, người ta cũng đã thấy xuất hiện hàng loạt dấu hiệu đáng lo ngại. Bắc Kinh tỏ ra chậm chạp trong việc tiến hành cải cách nhằm định hướng nền kinh tế theo một lộ trình bền vững. Chủ tịch Tập Cận Bình đang bận rộn với chiến dịch chống tham nhũng nhằm vào các đảng viên cao cấp, một chiến dịch chưa từng có tiền lệ về phạm vi và quy mô trong lịch sử Trung Hoa hiện đại và làm dấy lên quan ngại về khả năng của đảng trong việc kiểm soát nó. Trong khi đó, bên ngoài những hành lang quyền lực, một dân chúng vốn ngày càng trở nên tinh tế của Trung Quốc lại quan tâm đến tình trạng ô nhiễm môi trường, tự do ngôn luận và mối quan hệ giữa Trung Quốc với các nước láng giềng, đặc biệt là Nhật Bản. Tương lai thì không thể đoán định, dĩ nhiên là như vậy, và Đảng CSTQ từng vượt qua những thách thức lớn hơn sau khi Mao qua đời năm 1976 cũng như sau các cuộc biểu tình tại quảng trường Thiên An Môn năm 1989. Tuy nhiên, 6 tháng trước khi diễn ra lễ kỷ niệm 65 năm ngày Đảng CSTQ cai quản Trung Quốc, cần nhấn mạnh rằng Đảng Cộng sản và đất nước Trung Hoa không phải là một – đất nước Trung Hoa ra đời trước Đảng Cộng sản và sẽ tồn tại lâu hơn nó.

Đảng Cộng sản Nga, thực thể từng định hình và thống trị Liên Xô kể từ khi ra đời năm 1922 cho đến khi tan rã năm 1991, chính là câu chuyện mang đầy tính cảnh báo cho Đảng Cộng sản Trung Quốc. Tuy nhiên, trong khi tìm cách đẩy lùi những gì là bất khả kháng, Đảng CSTQ có thể lại muốn nghiên cứu kinh nghiệm của một chính phủ xa xôi khác: đó là chính phủ của Đảng Cách mạng Thể chế (thường được biết đến với tên viết tắt từ ba chữ cái đầu trong tiếng Tây Ban Nha – PRI), vốn cai trị Mexico từ năm 1929 đến 2000. Mexico dưới sự cai trị của PRI không chỉ là nhà nước độc đảng tồn tại lâu nhất trong thế kỷ 20, mà PRI còn hoạt động tốt sau khi bị mất quyền lực. Ngày nay, Đảng Cộng sản Nga đang rệu rã; những vị thánh và lãnh tụ của nó – Lenin, Stalin, Brezhnev – đã bị thất sủng. Trái lại, tầng lớp tinh hoa của PRI chỉ phải đối mặt với tương đối ít thù nghịch sau khi mất quyền lực năm 2000. Và trong một cuộc bầu cử tương đối tự do và công bằng năm 2012, người Mexico lại đưa PRI trở lại cầm quyền – một phần thưởng an ủi lý tưởng dành cho một chính đảng từng độc chiếm quyền lực trong quá khứ.
Mặc dù Đảng CSTQ và PRI rất khác nhau về mặt cấu trúc và ý thức hệ, song những gì mà chúng từng trải qua, cũng như hoàn cảnh hiện nay của chúng, lại có một số điểm tương đồng đáng ngạc nhiên. Trước khi sụp đổ, Liên Xô là một đế chế quá căng sức cho cuộc chạy đua vũ trang với Hoa Kỳ và lao đao vì 10 năm sa lầy ở Afghanistan. Tình trạng nghèo đói thì tràn lan, cơ hội đi ra nước ngoài bị hạn chế, còn nền kinh tế tự cung tự cấp của Moscow đồng nghĩa với thực tế là các sản phẩm trong nước thì thấp kém và hàng hoá nước ngoài thì khan hiếm. Trái lại, Mexico và Trung Quốc lại đã (và đang) hội nhập một cách lành mạnh vào thị trường toàn cầu. Bất chấp một cuộc khủng hoảng giữa những năm 1990, nền kinh tế Mexico trong thập niên cuối cùng trước khi PRI bị mất quyền lực vẫn phát triển lành mạnh, giống như Trung Quốc bây giờ vậy. Trong khi phần lớn ban lãnh đạo Liên Xô những năm 1970 và 1980 kém cỏi đến mức đáng ngạc nhiên thì Trung Quốc ngày nay và Mexico dưới thời PRI lại được cai trị bởi các nhà kỹ trị thuần thục. (Năm 1990, Mario Vargas Llosa, tác gia từng được trao giải Nobel Văn học, đã gọi Mexico là một “chế độ độc tài hoàn hảo” – lời ca tụng khiên cưỡng mà người ta cũng có thể dành cho Trung Quốc.)
So với sự đàn áp tàn khốc vốn là đặc trưng của phần lớn lịch sử Liên Xô, chế độ độc đoán mà về cơ bản là thận trọng, chừng mực của Bắc Kinh sau cái chết của Mao năm 1976 lại tương đồng với Mexico của những năm 1980 và 1990 nhiều hơn. Và một chiến dịch trấn áp tham nhũng trong thập niên 1990 nhằm vào Raul Salinas (người anh trai của ông là Carlos vừa mới rời khỏi ghế tổng thống trước đó) đã phơi bày tình trạng tham nhũng khủng khiếp và sự chia rẽ của tầng lớp tinh hoa ở Mexico – chẳng khác gì vụ bê bối tham nhũng hiện nay liên quan đến cựu trùm an ninh Chu Vĩnh Khang, vốn cũng có thể gây ra hệ luỵ tương tự cho Trung Quốc.

Nikita Khrushchev | Ian Brodie/Express/Getty Images
Dù vậy, Đảng CSTQ vẫn tiếp tục chú tâm vào sự so sánh với một Liên Xô hỗn loạn. Gần đây, một cuốn phim tài liệu 6 phần do đảng dàn dựng về sự sụp đổ của Liên Xô, dựa trên một cuốn sách năm 2012, đã được trình chiếu tại hàng chục hội nghị chính trị. Cuốn phim bắt đầu với lời cảnhbáo của người thuyết minh: “Trước thềm dịp kỷ niệm lần thứ 20 ngày Liên Xô và Đảng Cộng sản Liên Xô sụp đổ, chúng ta cũng đang đi trên lộ trình tương tự.” Và trong một bài phát biểu hồi tháng 12.2012, Tập Cận Bình được thuật lại là đã nói với những người tin cẩn trong đảng: “Tại sao Liên Xô lại tan rã? Tại sao Đảng Cộng sản Liên Xô lại sụp đổ? Một lý do quan trọng là lý tưởng và niềm tin của họ đã lung lay.” Tuy nhiên, qua nỗi ám ảnh từ bài học của Liên Xô, “tôi nghĩ rằng họ đang nhìn vào một minh chứng sai lệch” – Giorge Guajardo, Đại sứ Mexico tại Trung Quốc từ 2007-2013, nhận xét. Ngẫm lại, ông nói với Foreign Policy: “Sống ở Trung Quốc hàng ngày cho tôi cái cảm giác giống như sống ở Mexico dưới thời PRI vậy.”
Guajardo hồi tưởng lại thời điểm ông theo dõi lễ kỷ niệm 60 năm Đảng CSTQ nắm quyền tại Trung Quốc diễn ra trên Đại lộ Hoà bình Vĩnh cửu ở trung tâm Bắc Kinh ngày 1.10.2009. Lễ kỷ niệm – nhằm mục đích biểu đạt sự trường tồn và tính chính danh – có màn diễu binh của 10.000 quân, nơi Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào hô vang câu khẩu hiệu quen thuộc: “Đảng Cộng sản vạn tuế!” Sự tự tin của Đảng CSTQ – và của các đại sứ đồng nghiệp, những người dường như tin rằng Đảng CSTQ sẽ cầm quyền vĩnh viễn – gợi nhắc Guajardo về PRI. “Mọi người đều từng nhất trí rằng Mexico nằm dưới sự cai trị của một chính đảng, và điều đó sẽ không bao giờ thay đổi”, ông nói. (Năm 1995, Guajardo gia nhập Đảng Hành động Quốc gia đối lập [PAN]; chiến thắng năm 2000 của PAN đã chấm dứt nền độc trị của PRI.)
Sự tương đồng giữa giả thuyết phổ biến rằng đất nước Trung Quốc là đảng và đảng là đất nước Trung Quốc gợi nhắc ông về một thời kỳ trong quá khứ không xa, khi công chúng không có ý thức phân biệt giữa PRI và đất nước Mexico. Guajardo, người hiện nay là một giámđốc cấp cao tại công ty tư vấn McLarty Associates ở Washington, đã bắt đầu chú ý đến những sự so sánh khác. Thái độ không hài lòng với cách chính quyền xử lý trận động đất khủng khiếp ở Tứ Xuyên năm 2008 đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội dân sự, điều khiến ông nhớ đến trận động đất năm 1985 ở thành phố Mexico City, “vốn phơi bày tình trạng tham nhũng, thiếu minh bạch và kém cỏi của PRI”, ông nêu trong một bài phát biểu hồi tháng 1.2014.
Và giống như PRI từng chống tham nhũng bằng cách truy tìm những con “cá lớn”, Tập Cận bình cũng đã thề là sẽ săn đuổi “hổ và ruồi” – cả quan chức tham nhũng cấp cao lẫn cấp thấp.
“Trên phương diện kinh tế, chính trị và xã hội, Mexico và Trung Quốc rất tương đồng với nhau theo một số cách” – Li He, một giáo sư tại trường Merimack College ở Massachusettes và là tác giả của cuốn Từ cách mạng đến cải cách: Một nghiên cứu so sánh về Trung Quốc và Mexico (From Revolution to Reform: A Comparative Study of China and Mexico), nhận xét. Cả hai nước, Li nói, đều từng phải đối mặt với những cuộc cách mạng nông dân khốc liệt trước khi một chính đảng độc nhất hùng mạnh thống nhất đất nước. Cả Mexico và Trung Quốc đều tiến hành cải cách kinh tế theo hướng tự do hoá cả trong nước và quốc tế Mexico gia nhậpHiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) năm 1994, Trung Quốc tham gia Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2001, gần 25 năm sau khi họ bắt đầu chính sách cải cách và mở cửa toàn diện.

Tập Cận Bình | Sascha Steinbach/Getty Images
PRI mất quyền lực năm 2000, “nhưng cho đến tận những năm 1990, việc trở thành lực lượng đối lập vẫn là chuyện hoàn toàn đáng cười”, Guajardo nói. “Với ý tưởng đó, bạn bị coi là một kẻ thất bại, người không thể kiếm nổi một công việc thực sự. Ở Trung Quốc cũng vậy.”
Guajardo thuật lại một cuộc gặp năm 2008 tại Bắc Kinh giữa Enrique Peña Nieto, lúc bấy giờ là một thống đốc bang và hiện là Tổng thống Mexico sau năm 2000 của PRI, và một quan chức Đảng CSTQ đặc trách Châu Mỹ Latin: “Câu hỏi đầu tiên mà họ đặt ra là ‘Tại sao PRI lại bị mất quyền lực?’ Nieto trả lời, ‘Sự mỏi mệt của hệ thống. Vì chúng tôi là đảng duy nhất nắm quyền lực nên chúng tôi bị đổ lỗi cho mọi thứ.” (Tác giả không thể liên lạc được với người phát ngôn của Nieto để hỏi về câu chuyện.)
Giữa hai chính đảng cũng như kinh nghiệm của chúng có nhiều sự khác biệt rõ rệt. Dân số 1,3 tỷ người của Trung Quốc rõ ràng là lớn hơn rất nhiều so với mức 120 triệu của Mexico. Một Mexico dưới thời PRI từng tổ chức (và thao túng) các cuộc bầu cử tổng thống – còn Bắc Kinh thì không tổ chức các cuộc bầu cử toàn quốc. Việc tin rằng Đảng CSTQ có thể học hỏi từ kinh nghiệm của PRI chắc chắn không phải là quan điểm chủ đạo ở Trung Quốc. Mặc dù nhiều quốc gia phải đối mặt với những vấn đề như tham nhũng và khoảng cách ngày càng gia tăng giữa người giàu và người nghèo, song “điều đó dĩ nhiên không hàm ý rằng những gì từng xẩy ra ở Mexico cũng sẽ diễn ra ở Trung Quốc” – Jiang Shixue, phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Mỹ Latin tại Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc, cơ quan tư vấn hàng đầu của Trung Quốc, nhận xét. Báo chí lề đảng của Trung Quốc thỉnh thoảng đăng bài về lý do tại sao PRI đánh mất quyền lực, song việc so sánh giữa Trung Quốc với Liên Xô vẫn phổ biến hơn nhiều.
Tháng Giêng vừa qua, một bài viết về chiến dịch chống tham nhũng hiện hành của Trung Quốc đăng trên trang mạng của tạp chí Cầu Thị (trực thuộc Đảng CSTQ) đã đúc kết những bài học rút ra từ sự sụp đổ của Liên Xô: “Nếu không thể thực sự kiểm soát được tham nhũng thì cuối cùng nhân dân sẽ không thừa nhận [tính chính danh của] đảng cầm quyền nữa.” Niềm tin rút ra từ thất bại của Liên Xô dường như là: Bài trừ tham nhũng sẽ đảm bảo cho việc người dân tiếp tục trung thành với Đảng CSTQ. Vậy bài học gì có thể rút ra từ Mexico? “Tôi hẳn sẽ khuyên Tập Cận Bình chấm dứt chiến dịch chống tham nhũng”, Guajardo nói. “Hệ thống được xây dựng dựa trên tham nhũng. Vậy hãy làm quen với điều đó, hãy thừa nhận thực tế đó.”
Bài học sâu sắc nhất có lẽ là: Rốt cuộc, tất cả các đảng phái chính trị đều bị mất quyền lực. “Trước kia, không một ai trong một khoảnh khắc hình dung ra rằng Mexico lại có thể tồn tại mà không cần tới PRI”, Guajardo nói. “Nhưng bạn thì có thể đấy.”

Monday, April 21, 2014

TPP: Đòn bẩy cho Nhân quyền ở Việt Nam?

Việc nhà cầm quyền Hà Nội vừa mới phóng thích một số tù nhân chính trị không gì khác hơn là một chiêu đánh lạc hướng. Thành tích Nhân quyền tồi tệ là một trở ngại tiềm tàng cho việc tham gia Hiệp định Thương mại Đối tác Xuyên-Thái Bình Dương (TPP) của Việt Nam. Vì vậy, họ tìm cách cải thiện hình ảnh của mình bằng cách thể hiện “chính sách khoan hồng”. Thay vì chấp nhận chừng đó là đủ, Hoa Kỳ có lẽ nên sử dụng TPP để yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam phải cải cách một cách nghiêm túc hơn. 


LS Vũ Đức Khanh – Lê Anh Hùng | VOA | 21.4.2014



Từ tháng 3/2014 đến nay, nhà cầm quyền Việt Nam đã phóng thích 5 tù nhân chính trị như một phần trong “chính sách khoan hồng” của mình. Số người bất đồng chính kiến này đại diện cho những cá nhân mà chính quyền Việt Nam giam giữ.
Tháng Ba vừa qua, nhà chức trách Việt Nam đã trả tự do cho ông Nguyễn Hữu Cầu và ông Đinh Đăng Định. 
Ông Nguyễn Hữu Cầu, một nhà thơ và cựu sỹ quan quân lực Việt Nam Cộng hòa, người được mệnh danh là “người tù thế kỷ” ở Việt Nam: 32 năm tù giam kể từ năm 1982. Ông bị kết án tù chung thân (giảm từ án tử hình) vì tội “Phá hoại”, mà thực ra là do ông đã dám viết nhiều bài thơ, vè lên án tình trạng tham nhũng và lạm dụng quyền lực trong bộ máy chính quyền. Trước đó, ông đã trải qua 5 năm tù trong trại “cải tạo” sau ngày kết thúc chiến tranh 30/4/1975. 

Các nhà lãnh đạo của các nước thành viên và các nước đang đàm phán gặp nhau tại một hội nghị thượng đỉnh của TPP năm 2010.
Thầy giáo Đinh Đăng Định cũng được đặc xá cùng lúc với ông Nguyễn Hữu Cầu. Trước đó, vì lý do sức khoẻ, nhà giáo, blogger và nhà hoạt động môi trường Đinh Đăng Định được tạm hoãn thi hành án một năm để chữa bệnh ung thư dạ dày. Đáng tiếc là việc trả tự do cho ông diễn ra quá muộn: ông đã qua đời vào ngày 3/4/2014. 
Trong tháng Tư này, ba nhà bất đồng chính kiến khác cũng được phóng thích: Vi Đức Hồi, Nguyễn Tiến Trung và Cù Huy Hà Vũ. 
Ông Vi Đức Hồi, một cựu quan chức của Đảng CSVN, bị kết án tù vì tội “tuyên truyền chống phá nhà nước” sau khi tham gia vận động cho dân chủ; tương tự, Thạc sỹ Nguyễn Tiến Trung, một blogger trẻ trí thức được đào tạo tại Pháp, cũng bị kết án tù vì tội “âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân”. 
Mặc dù không bị giam cầm nữa nhưng cả hai còn phải chịu án quản chế 5 năm và 3 năm tương ứng. 
Đầu tháng Tư, Tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ, một nhà hoạt động và luật sư nhân quyền nổi bật, con trai một cộng sự tin cẩn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã được phóng thích sang Mỹ. Ông Cù Huy Hà Vũ bị kết án tù về tội “tuyên truyền chống phá nhà nước” năm 2011, sau khi ông kêu gọi giải tán Đảng Cộng sản và thay thế bằng một hệ thống đa đảng. Quá trình bắt giam, xét xử và thời gian ngồi tù của ông đã thu hút nhiều sự chú ý của công luận, từ di sản của ông, đến việc luật sư của ông bị đuổi ra khỏi phiên toà, cho đến việc ông không nhận được sự chăm sóc y tế đầy đủ để chữa trị căn bệnh đau tim của mình. 
Cải cách từ áp lực bên ngoài
Nhân loại đang trong quá trình hướng tới một thế giới phẳng và một xã hội mở, một thế giới mà ở đó sự can dự lẫn nhau giữa các quốc gia là một trong những đặc điểm dễ nhận thấy nhất. Các quốc gia không chỉ cạnh tranh lẫn nhau để giành lấy vị thế xứng đáng của mình trên trường quốc tế, mà còn để giành giật thị phần trong cuộc chiến kinh tế - thương mại toàn cầu.
Trong cuộc cạnh tranh khốc liệt đó, người ta ngày càng thấy nổi lên vai trò quyết định của hệ thống thể chế của một quốc gia. Đó chính là sự khác biệt căn bản nhất giữa một Triều Tiên thường xuyên lâm vào nạn đói và một Hàn Quốc nằm trong nhóm các nước phát triển trên thế giới; giữa một Đài Loan với GDP bình quân đầu người theo mức bình giá sức mua năm 2013 là 39.767USD và một Trung Quốc 9.844USD (với cái giá vô cùng đắt về môi trường và xã hội); giữa một Việt Nam tụt hậu về thu nhập hàng chục năm, thậm chí hàng trăm năm, so với các nước trong khu vực.
Như vậy, một trong những lý do khiến một quốc gia phải tiến hành cải cách thể chế là áp lực từ bên ngoài. Áp lực cải cách có thể là tự nhiên, khi sự phát triển của các quốc gia bên ngoài với hệ thống thể chế hữu hiệu hơn tạo ra áp lực vô hình lên một quốc gia, khiến quốc gia đó “tự giác” cải cách để cạnh tranh với các quốc gia khác; và có thể là nhân tạo, khi các quốc gia bên ngoài trực tiếp gây áp lực buộc quốc gia đó phải cải cách.
Áp lực cải cách nhân tạo là thực tế mà Hoa Kỳ từng đặt ra cho một Nhật Bản quân phiệt giữa thế kỷ 19, mở đường cho cuộc cách mạng Minh Trị, cũng như cho một Tây Đức và Nhật Bản bại trận sau Thế chiến II, dẫn đến những “phép màu” mang tên Tây Đức và Nhật Bản.
Ở mức độ thấp hơn là những gì mà các định chế đa phương đã và đang tạo ra tại Hy Lạp hay các quốc gia con nợ khác trên thế giới. Muốn gia nhập “sân chơi” WTO hay giờ đây là TPP, những quốc gia như Việt Nam buộc phải cải cách để tuân theo luật chơi chung mà những nước “kiến tạo cuộc chơi” như Hoa Kỳ áp đặt.
Tận dụng lợi ích của TPP 
Mặc dù những động thái gần đây của Hà Nội cần được hoan nghênh, song cả Hoa Kỳ cũng như cộng đồng quốc tế đều không nên bị đánh lạc hướng khỏi chủ đề lớn hơn: việc bắt giam những người này hay những đối tượng giống như họ lẽ ra không nên diễn ra ngay từ đầu. 
Nếu các vụ phóng thích tù nhân trên đây dường như quá quen thuộc đối với một số Nghị sỹ Quốc hội Hoa Kỳ thì họ đã không nhầm. Họ chỉ cần ngược dòng thời gian về năm 2006 để thấy một Việt Nam khác cũng từng rơi vào “cảnh ngộ” như hiện nay. Trong nỗ lực gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Việt Nam bấy giờ đã phóng thích một số nhà bất đồng chính kiến hòng xua tan những quan ngại của Hoa Kỳ về cam kết của Việt Nam đối với việc cải thiện Nhân quyền. 
Chiến thuật đó dường như đã có tác dụng, bởi Việt Nam giờ đã là thành viên của WTO. Đối mặt với một hoàn cảnh tương tự, chắc chắn ý định của Hà Nội ít nhiều vẫn vậy: phóng thích một vài tù nhân đây đó như một “cử chỉ thiện chí” mà không phải cam kết cải thiện tình hình Nhân quyền một cách bền vững. 
Việt Nam có nhiều lợi ích khi tham gia Hiệp định Đối tác Xuyên-Thái Bình Dương (TPP). TPP có thể chứng tỏ là hiệp định thương mại quan trọng nhất trong thiên niên kỷ mới. 
Với 12 nước thành viên (4 nước đã ký kết và 8 nước đang đàm phán – trong đó Hoa Kỳ và Việt Nam thuộc nhóm sau) và chiếm đến 40% kinh tế thế giới, TPP nhằm mục đích hội nhập các nền kinh tế của các quốc gia Thái Bình Dương tham gia hiệp định. 
Nếu thành công, TPP có tiềm năng trở thành một trong những hiệp định thương mại hiệu quả nhất, và là một phương tiện mà qua đó Hoa Kỳ có thể chống lại ảnh hưởng đang trỗi dậy của Trung Quốc ở Châu Á - Thái Bình Dương. 
Đối mặt với một nền kinh tế trì trệ, và bị vây hãm giữa những vụ bê bối cùng những lời chỉ trích về năng lực quản lý kinh tế yếu kém của Chính phủ, Hà Nội không còn mong gì hơn ngoài việc ghi điểm bằng cách gia nhập TPP. TPP được xem là lối thoát khả dĩ nhất và hứa hẹn nhất cho nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh hiện nay. 
Việc phóng thích một vài nhà bất đồng chính kiến là một cái giá phải trả quá ư nhẹ nhàng, nhất là khi mà họ có thể bị bắt giữ trở lại vào một thời điểm nào đó trong tương lai, khi cộng đồng quốc tế đã hướng sự chú ý sang chuyện khác. 
Việc cho phép Việt Nam tham gia TPP mà không phải cam kết thực thi những cải cách cụ thể sẽ phát đi một thông điệp sai lầm. 
Việc Hà Nội phóng thích một vài nhà bất đồng chính kiến – chỉ để quay lại lối hành xử quen thuộc một khi họ đã gia nhập TPP – rõ ràng là chưa đủ.
May mắn thay, Tổng thống Obama và Quốc hội Hoa Kỳ còn có cơ hội rút ra bài học từ sai lầm trước kia và có thể đảm bảo được việc các nhà lãnh đạo Việt Nam cam kết thực thi những cải cách bền vững.
Mặc dù Miến Điện đã xác lập lộ trình hướng tới dân chủ, song việc trông đợi Việt Nam nhanh chóng đưa ra cam kết theo một lộ trình tương tự lại có thể là đòi hỏi quá nhiều. Tuy vậy, dù chưa phải là một thành viên, Hoa Kỳ vẫn có thể sử dụng tấm vé thông hành TPP như một thứ đòn bẩy để tạo dựng nền móng cho những nỗ lực cải cách trong tương lai. 
Với việc Hoa Kỳ đóng vai trò “người gác cổng” của TPP, Hoa Thịnh Đốn có thể ép Hà Nội phải nhượng bộ thêm. 
Việc Hà Nội phóng thích các nhà bất đồng chính kiến kể trên là nhằm mục đích bôi trơn bánh xe, đáp ứng mức độ trông đợi tối thiểu. Thái độ do dự của các nhà lãnh đạo Việt Nam trong việc cải thiện Nhân quyền thể hiện rõ trong “chính sách khoan hồng” của họ. 
Chính sách đó gợi lên câu hỏi: “Việt Nam đang thể hiện sự khoan hồng theo tiêu chí nào?” Tiêu chí đó là quyền của công dân Việt Nam trong việc phê phán chính quyền mà không sợ bị truy bức ư, hay là đòi hỏi bộ máy chính quyền phải dân chủ hoá và tôn trọng các quyền con người cơ bản nhất? 
Liệu Hoa Kỳ có nên đòi hỏi nhiều hơn nữa từ Hà Nội, nhất là khi xét đến thành tích bắt, thả, rồi lại bắt của Chính phủ Việt Nam? 
Không ai phủ nhận lợi ích tiềm tàng của TPP. Hoa Kỳ có thể đảm bảo một vị thế kinh tế ở Châu Á - Thái Bình Dương nếu TPP thành công. Tuy nhiên, lợi ích thì nhiều, nhưng chi phí thì cũng không kém. 
Nếu Hoa Kỳ muốn thành công với chiến lược tái cân bằng (hay “xoay trục”) sang khu vực này, họ phải được nhìn nhận hơn một vị khách bình thường. Họ phải thể hiện mối quan tâm bền chặt đến người dân trong khu vực. 
Một phép toán chi phí/lợi ích như thế — lợi ích của việc dành cho Việt Nam một chỗ trong TPP và củng cố hiệp định thương mại, với rủi ro là khả năng nhỡ mất một cơ hội để tạo ra thay đổi ở Việt Nam — là điều mà Tổng thống Obama, đặc biệt là Quốc hội Hoa Kỳ, phải cân đong đo đếm trước khi phê chuẩn hiệp định. 

Bất kể Hà Nội lựa chọn thế nào, quả bóng cũng đang nằm trong chân Hoa Kỳ, và Hoa Kỳ sẽ bị tước mất bóng nếu không tận dụng cơ hội này để khuyến khích sự thay đổi vốn rất cần thiết ở Việt Nam./.

Vũ Đức Khanh

Vũ Đức Khanh là luật sư và giáo sư luật bán thời gian tại Đại học Ottawa, chuyên nghiên cứu về chính trị Việt Nam, quan hệ quốc tế và luật pháp quốc tế.

Lê Anh Hùng

Lê Anh Hùng là một blogger tự do trẻ trong nước tranh đấu cho tự do, dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam.
Nguồn: VOA

Friday, April 18, 2014

Lời kêu gọi giúp đỡ gia đình em Đỗ Văn Bình, người bị Công an H. Hoà Vang, Đà Nẵng đánh chết trong đồn ngày 14.4

Lê Anh Hùng | 18.4.2014



Mấy hôm nay, dư luận lại một phen sôi sục trước thông tin thêm một nạn nhân bị công an đánh chết trong đồn.
Đó là trường hợp của em Đỗ Văn Bình, 18 tuổi, trú tại xã Đại Hiệp, H. Đại Lộc, Quảng Nam. Theo gia đình em kể lại, vì nghe lời bạn nên em có tham gia đánh nhau với con trai của một cán bộ công an huyện Hoà Vang, Đà Nẵng. Sau khi vụ việc xẩy ra, em đã bỏ trốn. Chính mẹ em đã khuyên em về và đến Công an Hoà Vang trình diện. Không ngờ, chỉ sau 4 ngày đến đồn công an trình diện, gia đình đã được phía công an báo là em đã “treo cổ tự tử” vào ngày 14.4.2014!?

Hình ảnh của em Đỗ Văn Bình sau khi được đưa về nhà.

Ngày 17.4, một số anh em đấu tranh dân chủ ở Miền Trung (Lê Thị Phương Anh, Lê Đức Triết, Nguyễn Duy Quang…) đã đến thắp hương cho em. Theo ghi nhận của anh em, lực lượng công an và côn đồ xung quanh khu vực nhà em rất đông. Bọn họ còn bố trí người quay phim, chụp ảnh và đe doạ những người lạ mặt đến viếng ngay tại gia đình nạn nhân.







Mẹ em kể lại là khi đến đồn công an để nhận xác Bình, người anh trai của Bình vào đồn chụp ảnh cũng bị chúng đánh đập dã man và cướp luôn máy ảnh. Ban đầu gia đình định không đưa Bình về, nhưng phía công an đe doạ là nếu gia đình không đưa về thì họ sẽ cho chôn Bình ngay. Trước tình thế đó, gia đình đành phải đưa em về nhà chôn cất. Công an Hoà Vang cho người mang đến 35 triệu VNĐ, gia đình không nhận thì họ vứt lại giữa bàn và không quên đe doạ là nếu kiện cáo thì đừng có trách họ.
Buổi chiều đưa tang em, lực lượng công an và côn đồ được bố trí rất đông. Gia đình định đưa quan tài em về đồn công an Hoà Vang thay vì đưa đi chôn nhưng không thực hiện được, vì cứ cách một đoạn lại có một người của công an cắm chốt. Họ còn dùng cả hàng rào sắt để chặn lối đi của bà con. Những anh em dân chủ đến viếng cũng bị công an và côn đồ chặn lại, không cho ra nghĩa trang.
Sáng 18.4, mấy anh em quay lại nhà em Bình thì được mẹ em cho biết là phải đi vay gạo hàng xóm để về nấu cơm cho thợ làm mộ cùng bà con xa về đưa tang và xây mộ cho em.

Chị Lê Thị Phương Anh, đại diện Hội Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam, chia sẻ nỗi đau với gia đình sáng 18.4
Gia đình em có 4 chị em, bố em đã mất cách đây 5 năm. Người chị đầu của Bình sắp lấy chồng; người anh thứ hai bị bệnh tim bẩm sinh, thường xuyên phải vào viện, không làm được việc nặng; đứa em sau của Bình còn nhỏ. Cuộc sống cả nhà chỉ trông chờ vào thu nhập từ công phụ hồ của mẹ và Bình.
Chúng tôi rất mong các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước chung tay góp sức giúp gia đình em Đỗ Văn Bình trong cơn tang thương này. 
Chúng tôi cũng tha thiết kêu gọi các luật sư vào cuộc để hướng dẫn gia đình đòi lại công bằng cho em Đỗ Văn Bình.
Mẹ em Đỗ Văn Bình là chị Lê Thị Thu, sinh năm 1967; địa chỉ: Tổ 6, thôn Phú Hải, xã Đại Hiệp, H. Đại Lộc, Quảng Nam; điện thoại: 0942021612. Vợ sắp cưới của em là Bùi Thị Như Ý, sinh năm 1994; điện thoại: 01693628016.

*Cập nhật 12h ngày 19.4: Số tài khoản của chị Lê Thị Thu (do anh em đấu tranh ở Đà Nẵng mới mở giúp cho chị) là 040030130148 - SACOMBANK Đà Nẵng.

Monday, April 14, 2014

CON NHỎ CỦA NGƯỜI TỐ CÁO LÃNH ĐẠO BỊ TRẢ THÙ HÈN HẠ

Lê Anh Hùng | 14.4.2014



Hôm qua, vào khoảng 4h chiều, con gái út của tôi là Lê Thiên Nga, sinh ngày 13.4.2011, đang đứng chơi ngoài con hẻm chung của xóm (Khu phố 7 - Phường 5 - Đông Hà - Quảng Trị). Khi mẹ của bé, Lê Thị Phương Anh, ra đưa bé vào thì phát hiện thấy 2 tên công an vẫn thường bám theo mình hàng ngày chạy xe từ cuối hẻm tới, Phương Anh vội vàng chạy lại bế bé. Hai 2 tên này tức tốc chạy xe tới và ép xe vào người Phương Anh khiến cô ấy bị ngã. Phương Anh chưa kịp đứng dậy thì chúng tiếp tục ép xe vào phía bé Thiên Nga làm bé ngã xuống đường, sau đó chúng rồ xe bỏ chạy.




Từ khi bị ngã tới giờ, hai đầu gối của bé đều bị sưng; bé hay bị hoảng loạn, thỉnh thoảng lại giật mình kêu lên: “Mẹ ơi, mẹ ơi! Xe, xe…!”
Xin nhắc lại là suốt 6 năm nay, vợ chồng tôi đã công khai tố cáo những tội ác vô cùng nghiêm trọng của Phó Thủ tướng Hán tặc Hoàng Trung Hải, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và nguyên TBT Nông Đức Mạnh.
Trước đây, người ta đã hai lần tống tôi vào trại tâm thần để ém nhẹm vụ tố cáo. Trong đơn thư tố cáo mới nhất ngày 16.9.2013 gửi cho ĐBQH Dương Trung Quốc, Lê Thị Phương Anh (nhân chứng trực tiếp, người từng là một mắt xích quan trọng trong băng đảng ma tuý của PTT Tàu Hoàng Trung Hải) đã trực tiếp ký tên. Tuy nhiên, kể từ đó đến nay, cả ĐBQH Dương Trung Quốc lẫn Bộ Công an (cơ quan mà ĐBQH Dương Trung Quốc chuyển đơn thư đến) đều chưa hề hồi âm gì cho người tố cáo.
Việc vợ chồng tôi bị tay chân của những kẻ mà chúng tôi tố cáo khủng bố với đủ mọi hình thức là chuyện vẫn diễn ra hàng ngày, bọn chúng cũng đã một số lần đi xe máy hù doạ mấy đứa con của tôi, nhưng đây là lần đầu tiên chúng thực sự gây thương tích nghiêm trọng cho một bé. Điều này cho thấy là chúng ngày càng manh động và không chừa bất cứ thủ đoạn tàn ác nào, nhất là khi chúng không thể tiếp tục lu loa rằng Lê Thị Phương Anh cũng bị “tâm thần hoang tưởng” như chồng.
Một lần nữa, chúng tôi yêu cầu nhà chức trách Việt Nam phải giải quyết đơn thư tố cáo của chúng tôi và bảo vệ người tố cáo theo đúng quy định của pháp luật.
Chúng tôi cũng KHẨN THIẾT kêu gọi người Việt Nam trong và ngoài nước, các tổ chức nhân quyền trong nước và quốc tế, các cơ quan đại diện ngoại giao ở Việt Nam và chính phủ các nước lên tiếng về vụ tố cáo công khai và đúng pháp luật của chúng tôi, để nhà cầm quyền Việt Nam phải giải quyết vụ việc và bảo vệ người tố cáo theo đúng luật định./.
Bài liên quan:
  1. Tâm Huyết Thư của các cán bộ đảng viên tố cáo lý lịch người Hán của PTT Hoàng Trung Hải; nếu link kia không đọc được, quý vị có thể đọc ở đây, đọc bản đánh máy lại ở đây, đọc trên Facebook ở đây;
  2. Thư Tố Cáo lần thứ 73 và lời kêu cứu;
  3. Điều gì đang xẩy ra với ngành điện lực của Việt Nam? (blog Lê Anh Hùng);
  4. Một nền kinh tế đang trên đà ‘Hán hoá’? (Dân Làm Báo);      
  5. Phạm Hiện: Một phó thủ tướng gốc Hoa khai man lý lịch, buôn bán ma tuý (Dân Làm Báo);
  6. Phó Thủ tướng gốc Tàu Hoàng Trung Hải mở đường cho giặc tràn vào Việt Nam (Dân Làm Báo);
  7. Bị khủng bố đánh đập vì tố cáo lãnh đạo (RFA);
  8. Nhập siêu từ Trung Quốc: Cấp độ báo động ngày càng lớn và những cái tai ngày càng điếc (VOA);
  9. Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải và ngành khai khoáng của Việt Nam(VOA);
  10. Báo động: Người Trung Quốc lại sắp lập căn cứ ở Quảng Trị (VOA);
  11. Hiểm hoạ Trung Quốc và bài  học từ Tiệp Khắc,Ukraina (VOA);
  12. Lào Cai: ‘Tử huyệt’ của phòng tuyến biên giới phía bắc? (VOA);
  13. Điều gì đang xẩy ra với Dự án Đường sắt Đô thị tuyến Cát Linh – Hà Đông? (Diễn đàn Xã hội Dân sự);
  14. Trục đường cửa ngõ chiến lược Móng Cái – Hạ Long sẽ rơi vào vòng kiểm soát của Trung Quốc? (VOA).