Lê Anh Hùng
Hà Nội, 21/10/2012
Ngày 3/10 vừa qua, trang Thông Luận đăng bài “Đừng để vụ Lê Anh Hùng chìm vào quên lãng” của tác giả Nam Sơn.
Trước hết, việc ông Nam Sơn lên tiếng về một vụ tố cáo kéo dài suốt hơn 4 năm qua, một vụ việc “quá nghiêm trọng” như nhận định của ông, là điều rất đáng hoan nghênh, thể hiện trách nhiệm của tác giả đối với đất nước. Trong bài viết, tác giả đã đưa ra một số nhận định khách quan và chính xác như: “Chưa bao giờ các lãnh đạo cao cấp nhất của đảng và nhà nước CSVN bị bêu riếu đến như vậy. Những điều Hùng viết ra không biết đúng tới mức độ nào nhưng chỉ cần đúng sự thực 10% thôi thì cũng đủ chứng tỏ rằng những đầu sỏ của chế độ CSVN đã phá tất cả mọi kỷ lục về sự băng hoại” hay “Hy vọng của chế độ là với thời gian mọi sự sẽ lắng xuống và người ta sẽ tin giải thích của chế độ là Lê Anh Hùng là một người điên. Anh ta chẳng đã bị đưa vào điều trị tại bệnh viện tâm thần đó sao? Nhưng chính Phương Anh đã minh oan cho chồng. Cô ta đã viết giấy quả quyết là Lê Anh Hùng hoàn toàn bình thường và chính cô đã bị bắt buộc phải khai chồng mắc bệnh tâm thần để bịt miệng anh ta.”
Tuy nhiên, do câu chuyện quá dài và phức tạp, trong khi tác giả lại dường như chưa dành đủ thời gian cần thiết để tìm hiểu kỹ, thành ra phần lớn những đúc rút, nhận định trong bài viết là thiếu chính xác; thậm chí đôi chỗ tác giả còn tỏ ý mỉa mai, xúc phạm đến người khác. Dưới đây, tôi sẽ chỉ rõ những sai sót, cũng như những nhận định tuỳ tiện của tác giả, tất cả đều dựa trên những thông tin mà tôi đã công bố.
Ở mục 1 (Chuyện thăng quan tiến chức của vợ Hùng là Lê Thị Phương Anh): Chỉ một thời gian ngắn sau khi được Trọng điều về quầy hàng Việt Tiến ở Tràng Tiền Plaza, vợ tôi đã bị Trọng lừa tham gia vào băng nhóm ma tuý của cặp bài trùng Hải-Trọng. Vợ tôi đã biết và tiếp xúc với ông Hoàng Trung Hải trước thời điểm ông ta đến Vinatex dự buổi lễ ra mắt của vợ tôi ngày 13/10 (nhưng vì vợ tôi dấu không cho tôi biết chuyện cô ấy đã tham gia vào băng nhóm này nên lúc đó không cho tôi biết gì hơn về nhân vật này). Do đó, việc tác giả viết “Ngày 13/10/2005, Trọng lại đem trình diện Phương Anh cho Bộ trưởng Công nghiệp Hoàng Trung Hải. Hải nhận Phương Anh làm con nuôi. Trọng và Phương Anh từ đây trở thành thủ hạ thân tín của Hải, buôn lậu ma túy, và giết người khi cần” là không chính xác.
Kế đó, tác giả lại viết “Đầu tháng 12, Mạnh nhận Phương Anh làm con nuôi, lấy số tiền hối lộ của cha mẹ Toại tặng cho cô này gọi là để giúp đỡ.” Ông NĐ Mạnh trả lại số tiền đã nhận của bố mẹ Lê Văn Toại để khỏi phải bao che cho tên này, qua đó giúp đỡ vợ chồng tôi, chứ không phải là tặng số tiền đó cho vợ tôi. Điều này chứng tỏ ông Nam Sơn đọc câu chuyện rất hời hợt.
Mục 2 (Chuyện nhân vật Trọng, thủ hạ Hoàng Trung Hải) hầu như không có chi tiết nào chính xác, chẳng hạn như đoạn: “Ngày 4/2/2008, đứa con gái bị bắt cóc của Trọng chết. Trọng đi nhận xác con, giết chết 2 thủ hạ của Hoàng Trung Hải rồi trốn thoát.” Thực ra, đứa con gái Trọng bị chết trên tay Trọng trong tình cảnh cả 2 bố con bị đàn em của ông HT Hải giam cầm tại một ngôi nhà hẻo lánh ở Quảng Ninh.
Trong mục 3 (Chuyện xúi trẻ ăn cứt gà), tác giả lại đưa ra những nhận định rất hàm hồ. Câu “Hai vợ chồng tính chuyện làm tiền, với những bí mật Phương Anh nắm được” thực sự xúc phạm nặng nề đến tôi, một nạn nhân của bè lũ NĐ Mạnh – NT Dũng – HT Hải. Việc tôi “rung cây doạ khỉ” là nhằm xác thực lại lần cuối xem có đúng là ba nhân vật kia hiện hữu trong câu chuyện mà vợ tôi kể cho tôi hay không (vì trước đó do bị họ đe doạ nên vợ tôi đã phủ nhận câu chuyện) để quyết định việc tố cáo. Ban đầu họ tỏ ra lo sợ và muốn chuộc lỗi với vợ chồng tôi. “Đánh kẻ chạy đi chứ không ai đánh kẻ chạy lại”, việc tôi tha thứ cho họ rõ ràng là một quyết định hợp đạo lý, bởi dù thế nào đi nữa thì họ cũng là “bố nuôi” của vợ tôi, từng yêu thương vợ chồng tôi, chẳng qua là họ bị tay Trọng ép vào thế buộc phải lựa chọn thôi. Vì họ là “bố nuôi” của vợ tôi nên tôi mới biết được những bí mật khủng khiếp của họ, do đó tôi cần cho họ cơ hội để chuộc lại lỗi lầm. Nếu tôi nhân cơ hội đó mà tố cáo họ thì cho dù tôi có làm sụp đổ được chế độ này, người đời vẫn có lý do để coi tôi là một kẻ cơ hội, háo danh và bất nhẫn. Sau khi đã tha thứ cho họ nhiều lần nhưng vẫn bị họ chà đạp lên thiện chí của mình, tôi mới gửi thư tố cáo hàng loạt qua mạng, bất chấp mọi nguy hiểm có thể đến với mình.
Trong phần Kết luận, nhiều nhận định của ông Nam Sơn thật hồ đồ và bất nhẫn. Ông thản nhiên viết: “Anh đã chấp nhận để vợ anh giao du thân mật, làm chuyện bất chính với các quan chức lớn để thủ lợi và tiến thân.” Tôi xin nhắc lại là việc vợ tôi được những người như ông Nguyễn Đình Trường (Tổng Giám đốc Cty May Việt Tiến), ông Lê Quốc Ân (Chủ tịch HĐQT Vinatex) và ông Hoàng Trung Hải (Bộ trưởng Công nghiệp) nhận làm con nuôi là chuyện hoàn toàn bình thường, bởi ít nhất là đến thời điểm đó chưa có dấu hiệu gì cho thấy họ là những kẻ bất lương cả. Vợ tôi không “giao du thân mật, làm chuyện bất chính” với ông NĐ Trường và ông LQ Ân. Việc vợ tôi nằm trong đường dây ma tuý của ông HT Hải là do bị tay Trọng (và về sau cả ông Hải) lừa rồi gài bẫy để đe doạ, ép buộc; nhưng chuyện này thì mãi về sau vợ tôi mới cho tôi biết. (Vợ tôi cũng không thu được lợi lộc gì trong thời gian nằm trong băng nhóm ma tuý của ông HT Hải cả. Thời gian đó, tôi vẫn còn vay của Ngân hàng Bắc Á 30 triệu VNĐ và mãi đến tháng 5/2008, khi tôi từ Đông Hà ra Hà Nội bán nhà, tôi mới có tiền để thanh toán món vay này.[i])
Mặc dù vậy, tôi vẫn không tỏ ra vồ vập với các ông “bố nuôi” kia để mà “thủ lợi, tiến thân” như nhận định hàm hồ của tác giả. Bằng chứng là khi ông Lê Quốc Ân tổ chức tiệc gia đình vào ngày 5/10/2005 để chính thức nhận vợ tôi làm con nuôi, tôi đã kiếm cớ thoái thác không đến dự. Vợ tôi được ông NT Dũng và ông NĐ Mạnh nhận làm con nuôi khi chúng tôi bị bọn xã hội đen truy đuổi phải về ẩn náu tại Đông Hà (Quảng Trị). Ít nhất là cho đến thời điểm ấy, ông NĐ Mạnh vẫn được tiếng là người có đức, trong sạch; còn ông NT Dũng cũng chưa có điều tiếng gì cả. Hơn nữa, lúc đó chúng tôi lại đang cần sự giúp đỡ của họ để chống lại Lê Văn Toại, tay trùm xã hội đen đang cho người truy sát vợ chồng tôi. Thời gian đó, mặc dù hai vợ chồng sống rất chật vật, thiếu thốn (do âm mưu của ông HT Hải), nhưng tôi vẫn không “thắc mắc” hay tỏ ý nhờ vả gì các ông “bố nuôi” kia cả.
Việc ông Nguyễn Minh Triết chỉ đạo ông Ngô Quận (PGĐ Công an Quảng Trị) cho chúng tôi buôn rượu lậu để chúng tôi nhanh có tiền hòng khiến cho nhiều người tin vào câu chuyện. Chẳng lẽ ông NM Triết muốn vậy mà tôi lại không muốn vậy hay sao, nhất là khi tôi lại đang muốn đưa vụ việc ra ánh sáng, vừa để chuộc tội cho vợ, vừa để minh oan cho mình và quan trọng hơn cả là làm sụp đổ cái chế độ thối nát này, như lời “hứa hẹn” của chính ông NM Triết?
Qua những gì đã xẩy ra, rõ ràng là tôi (nếu không muốn nói là cả vợ tôi) là nạn nhận của bọn họ, hết NĐ Mạnh, NT Dũng, HT Hải lại đến NM Triết. Vậy mà tác giả lại điềm nhiên phán rằng: “Hoàn cảnh của anh không đáng thương và đáng bênh vực như trường hợp của những người dân oan mất nhà, mất đất, hay những tù nhân chính trị” – thật chẳng khác nào xát muối vào nỗi đau của người khác.
Tác giả còn viết: “Anh viết là Bộ Chính trị buộc Nguyễn Minh Triết phải nhận lỗi xúi Phương Anh vu cáo cho Mạnh, Dũng, Hải, nhưng anh vẫn tự cho mình là người hùng đứng ra tố cáo.” Tôi có là “anh hùng” hay không thì qua những gì đã diễn ra mà tôi đã thuật lại trong câu chuyện, ai cũng có thể tự rút ra kết luận cho mình. Riêng bản thân tôi thì tôi chưa bao giờ tự ca ngợi mình trong câu chuyện cả, tôi chỉ dẫn lại lời người khác nói về mình thôi, ngoại trừ một lần duy nhất. Đó là đoạn tôi viết: “Rồi đây thời gian sẽ soi tỏ giai đoạn đầy ô nhục này trong lịch sử nước nhà. Rồi đây những gương mặt đen kia sẽ bị lôi ra ánh sáng. Nhưng ngay lúc này đây, ngay trong lòng của cái chế độ bất nhân, thối nát và vô liêm sỹ nhất trong lịch sử dân tộc này, có một người đã dám một mình đương đầu với tất cả để phơi bày một SỰ THẬT trần trụi và khủng khiếp.”[ii]Nhưng chẳng lẽ điều đó lại không đúng như vậy hay sao?
Ngay cả bây giờ tôi cũng phải đối phó với bao hiểm nguy đang rình rập cơ mà. Việc tôi không tỏ ra sợ hãi không có nghĩa là những mối nguy hiểm đó không tồn tại. Một khi bị dồn đến bước đường cùng, những kẻ đang bị tôi tố cáo sẵn sàng làm tất cả. Việc tôi biết khai thác mâu thuẫn của giới lãnh đạo cấp cao để thúc đẩy vụ việc của mình không có nghĩa là tôi có thể an toàn trong mọi trường hợp. Một khi vụ việc của tôi có thể gây hiểm cho chế độ, bọn họ lại sẵn sàng thoả hiệp với nhau để bịt miệng tôi, với bất kỳ thủ đoạn đê hèn nào. Việc tôi không chùn bước không có nghĩa là tôi không ý thức được điều đó. Đó là khả năng mà dường như ai cũng có thể hình dung ra, có lẽ chỉ trừ ông Nam Sơn thôi. Và chắc chắn, chẳng ai nghĩ rằng đây là cuộc chơi dành cho những kẻ hèn nhát hay yếu bóng vía cả.
Tôi viết câu chuyện tố cáo là để phơi bày một SỰ THẬT, chứ không phải để ca ngợi mình, bởi nếu muốn ca ngợi bản thân thì tôi đã chẳng kể lại những tình tiết như chuyện mình từng chui vào tủ quần áo để trốn người mà vợ tôi mượn xe máy rồi đem đi cắm vì cần tiền đưa cho tay Trọng gấp, hay những chuyện gia đình chẳng lấy gì làm hay ho khác.[iii]
Tác giả còn viết: “Kỹ sư Lê Anh Hùng, tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội năm 1996, trình độ kiến thức như thế nào để có thể bị mê hoặc với những con số 5 tỉ và 3 tỉ USD mà Trọng đòi Mạnh, Dũng, Hùng bồi thường, hứa chia cho hai vợ chồng 2 tỉ, và 1,5 tỉ. Anh không hình dung nổi giá trị của 1 tỉ đô la! Anh không biết là tuyến đường sắt đô thị (metro) Bến Thành-Suối Tiên khởi công ngày 28/8/2012 tổng số vốn đầu tư chỉ có 2,4 tỉ USD.”
Tôi xin đưa ra ba dẫn chứng để cho thấy là tôi không ngây ngô như ông Nam Sơn tưởng, mà ngược lại, chính ông mới là người quá đỗi ngây thơ:
(i) Báo Dân Trí ngày 28/6/2012 đăng bài “Kiến trúc sư Pháp ‘giữ tiền’ cho vợ Bạc Hy Lai”[iv], trong đó có đoạn: “Tờ Asahi Shimbun của Nhật Bản đưa tin, bà Cốc đã ra tay với Heywood sau khi ông này đe doạ tiết lộ các bí mật tài chính của bà, trong đó bà đã chuyển tới 6 tỷ USD ra nước ngoài.” Chắc ai cũng có thể hình dung ra rằng con số 6 tỷ USD đó không phải là toàn bộ gia sản của nhà Bạc Hy Lai, trong khi ông này mới chỉ là nhân vật đứng đầu một địa phương ở Trung Quốc thôi, còn những nhân vật trong câu chuyện của tôi là Tổng Bí thư, Thủ tướng và Phó Thủ tướng phụ trách kinh tế ngành kia mà.
(ii) Trong bức Tâm Huyết Thư của một số cán bộ, đảng viên thuộc Ban Tổ chức TW, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, Ban Bảo vệ Chính trị Nội bộ, tố cáo lý lịch mờ ám của ông Hoàng Trung Hải, có đoạn viết: Chẳng hạn, ông Hải nói rằng để đổi lại việc đ/c Phan Diễn đứng ra dàn xếp, ép cơ quan chức năng phải kết luận trái hoàn toàn với kết quả thẩm tra của Ban BVCTNBTW, ông ta đã phải để cho chị Diễm Hồng (phu nhân của đ/c Phan Diễn) nhiều hợp đồng tư vấn, môi giới bảo hiểm… trị giá hàng trăm triệu USD.” Nghĩa là chỉ riêng món này thôi, người ta cũng có thể rút ruột Nhà nước được hàng chục, thậm chí hàng trăm triệu USD rồi.
(iii) Trang Quan Làm Báo đang gây chấn động dư luận hiện nay cũng đưa ra những cáo buộc tham nhũng lên đến hàng tỷ USD đối với bè lũ Nguyễn Tấn Dũng, chẳng lẽ các “thế lực thù địch” đứng đằng sau trang mạng này cũng “không hình dung nổi giá trị của 1 tỉ đô la” như nhận định của ông Nam Sơn hay sao?! Thêm nữa, ông nghĩ sao về việc tổng thống của các quốc gia nghèo kiết xác ở Châu Phi lại có tới hàng tỷ USD gửi ở ngân hàng nước ngoài?
Tôi có thể “thật thà như đếm” như ông Nam Sơn nhận định (điều này thì tốt, tôi nghĩ nếu tôi mà ma giáo thì đã bị người ta “thịt” từ lâu rồi) chứ không đến nỗi “đầu óc đơn giản” như ông phán xét đâu. Tôi không tin vợ thì còn tin ai? Nhưng niềm tin của tôi không phải là vô điều kiện. Ngay từ khi vợ tôi ra Hà Nội ngày 8/11/2007 để chuẩn bị ra nước ngoài, mặc dù tôi đã rời khỏi Đông Hà (Quảng Trị) vào Đà Nẵng để tránh sự truy lùng của ba ông NĐ Mạnh - NT Dũng - HT Hải nhưng tôi vẫn nói với vợ là tôi đang ở Đông Hà, bởi tôi tin vợ nhưng phải cảnh giác với những kẻ ở xung quanh cô ấy.[v]Cuối tháng 3/2012, tôi đã nhận thấy sự bất thường từ những thông tin mà vợ cung cấp cho tôi từ ngày 9-19/3/2012; sau đó tôi phát hiện ra vợ tôi đã bị khống chế, đe doạ; người ta buộc vợ tôi cung cấp thông tin vớ vẩn cho tôi để tôi nghi ngờ cô ấy mà không tố cáo nữa. Một kẻ “đầu óc đơn giản” mà lại có thể đương đầu với một bè lũ mafia chính trị với đủ mưu ma chước quỷ suốt 7 năm qua (kể từ năm 2005) thì thật khó hiểu cho trình độ nhận thức của ông Nam Sơn.
Để mọi người hiểu rõ bản chất của sự việc, tôi xin nói về chuyện “đền bù” hay “làm tiền” mà ông Nam Sơn đề cập đến nhiều lần trong bài viết. Thiết tưởng, một khi người ta đã gây tội ác cho chúng tôi thì việc chúng tôi có đòi họ “bồi thường” cho mình cũng là điều bình thường thôi. Chúng tôi là nạn nhân của họ, chứ không phải những thông tin mà chúng tôi nắm được là do ngẫu nhiên, tình cờ. Mặc dù vậy, trong toàn bộ câu chuyện, chỉ một lần duy nhất (ngày 7/4/2008) tôi đưa ra yêu sách về tiền.[vi]Đó là lần tôi “rung cây doạ khỉ” để xác thực lại lần cuối xem có đúng là 3 nhân vật này hiện hữu trong câu chuyện hay không trước khi quyết định tố cáo nếu họ bỏ rơi chúng tôi (sau khi đã làm cho chúng tôi điêu đứng suốt mấy năm). Tôi chỉ đưa ra yêu cầu ba ông Mạnh-Dũng-Hải phải thu xếp cho vợ chồng tôi 100 triệu Euro sau khi ông Dũng đã có ý như vậy để chuộc lại lỗi lầm của họ, chứ không phải tôi chủ động “ra giá” với họ. Số tiền đó chẳng thấm tháp gì so với số mà bọn họ đã phải trả cho tay Trọng (7 tỷ USD). Khi ông Mạnh có nhã ý cho chúng tôi thêm 100 triệu Euro nữa (sau khi ông Dũng cho thêm 100 triệu trước đó) thành 300 triệu Euro, tôi đã gửi lời cám ơn ông Mạnh và còn nói rằng ông càng cho nhiều thì sau này tôi càng có điều kiện để làm từ thiện.[vii]Trong thâm tâm, tôi thực lòng muốn tha thứ cho họ chứ không phải muốn “doạ” họ để “làm tiền”. Bằng chứng là khi họ vẫn tiếp tục cố tình lừa tôi, tôi đã viết trong câu chuyện: “Mấy trò cuội quen thuộc của ông Mạnh khiến tôi cảm thấy rất căng thẳng và mệt mỏi nhưng cũng tự nhủ là đành phải gắng chịu thôi. Bát nước đổ đang cố hốt lại cho đầy, tôi không muốn nó bị sứt mẻ thêm.”[viii]Thời gian đó, vợ tôi cũng phải than vãn với họ vì quá túng quẫn: “Tiền bạc thì các ông đưa được bao nhiêu thì đưa chứ vợ chồng tui có đòi hỏi nhiều đâu.”[ix]Như thế mà ông Nam Sơn lại cho rằng chúng tôi “làm tiền” họ thì chẳng phải là quá bất nhẫn hay sao?
Tôi xin nêu ra một số dẫn chứng dưới đây để chứng minh là mình không vì tiền hay có ý đồ “làm tiền” trong vụ này:
(i) Việc ông NM Triết tạo điều kiện cho chúng tôi buôn rượu lậu là để chúng tôi nhanh có nhiều tiền nhằm khiến mọi người tin vào câu chuyện tố cáo của chúng tôi, qua đó giúp ông ta lật đổ ông Nông Đức Mạnh và thay đổi chế độ - mục đích quan trọng nhất của tôi. Vì nhờ có ông NM Triết đứng sau lưng tôi mới có “vị thế” nhất định với Bộ Chính trị nên ban đầu tôi không muốn làm trái ý ông ta. Tuy nhiên, mong muốn lật đổ chế độ mới là mục đích lớn nhất của tôi nên khi thấy ông Triết không làm đúng thoả thuận với tôi (bắt tôi phải “đóng kịch” quá lâu), tôi đã một mực đòi tung thư tố cáo lên mạng lần nữa. Đối với tôi lúc đó, những hứa hẹn hàng tỷ USD của Bộ Chính trị và của ông Triết không hề làm cho tôi loá mắt.
Ngày 5/3/2009, Ban Chuyên án (do Bộ Chính trị chỉ định) gửi email cho tôi, trong đó có câu: “Nếu bức thư này được tố cáo thêm lần nữa thì đất nước này hoàn toàn sụp đổ, không thể cứu vãn được nữa.” Lúc đó, tôi chỉ mong có cớ gì đó để gửi thư tố cáo qua mạng lần nữa mà không màng gì đến số tiền hàng tỷ USD kể trên (riêng Bộ Chính trị đã “hứa” là sẽ “đền bù” cho chúng tôi hàng tỷ USD – thực ra là để mua sự im lặng của tôi) đồng thời để bọn họ không thể trách cứ tôi được. Do nhờ ông Triết tôi mới có được “vị thế” của mình nên tôi cũng áy náy nếu làm lỡ chuyện của ông ta. Nhưng rồi nhân chuyện bực mình với việc ngày 12/3/2009, ông Lê Hồng Anh cho biết là người ta sẽ chỉ cấp cho tôi 100 triệu VNĐ (vì họ muốn điều tra thêm xem có ai đứng sau lưng chúng tôi không) khi tôi ra nước ngoài để lấy chứng cớ phạm tội của bộ ba Mạnh-Dũng-Hải từ tay Trinh (bạn của Trọng), tôi đã gửi thư tố cáo hàng loạt mạng lần thứ hai, với hy vọng lớn lao là chế độ này sẽ sụp đổ như nỗi lo sợ của Bộ Chính trị và các sỹ quan trong Ban Chuyên án, điều cuối cùng đã không xẩy ra vì chẳng có ai lên tiếng về vụ việc cả.
(ii) Trung tuần tháng 10/2009, khi Bộ Chính trị vẫn không đạt được sự nhất trí về vụ tố cáo của tôi, ông NM Triết đã cho biết là ông cũng không ham hố gì ngôi vị số 1 nữa mà đang chuẩn bị tìm người thay thế mình và từ chức, đồng thời cũng sắp sửa trả lại tiền cho chúng tôi (số tiền trong tài khoản của Nguyễn Thị Hương mà ông đã lấy về trước đó) cũng như chuyển số tiền mà ông hứa cho vợ chồng tôi. Lúc đó, nếu tôi chỉ nghĩ đến bản thân thì chẳng việc gì tôi tố cáo tiếp, nhất là khi mà ông NM Triết đã khuyên chúng tôi là sau khi ông nghỉ rồi thì đừng tố cáo làm gì nữa cho lôi thôi, phức tạp.[x] Nhưng không, nhân lúc ông NM Triết chưa chuyển trả tiền cho chúng tôi, ngày 18/10/2009, tôi đã gửi Thỉnh Nguyện Thư kèm theo thư tố cáo (phần liệt kê cáo buộc) cho các vị Đại biểu Quốc hội đang chuẩn bị họp vào ngày 20/10/2009. Vụ việc của tôi lại khuấy động dư luận và ông Triết, người lúc ấy là thủ lĩnh của phái cấp tiến trong Đảng, lại đứng trước cơ hội thuận lợi để giành ngôi vị số 1.
(iii) Trang 117, tôi viết: “Ông Quận nói sao chúng tôi không đòi ba ông kia trả đủ số tiền 300 triệu Euro, bọn họ thiếu gì tiền. Vợ tôi nói lại với ông là chồng cháu không cần.”
(iv) Trang 163, tôi viết: “Ông Quận nói là nếu không có vợ chồng cháu thì mơ một đời ông Triết cũng không được như ngày hôm nay. Nhờ thế ông mới có chức vụ cao nhất, và ông có vẻ như muốn lợi dụng vợ chồng cháu. Tôi thì lại muốn nhờ bàn tay của ông để lật đổ chế độ này. Không hiểu sao ông Quận lại bảo vợ tôi, ‘Chú biết thằng Hùng đang nghĩ gì. Chú chưa gặp nó nhưng chú đọc được suy nghĩ của nó.’ Phải chăng ông đọc được ý nghĩ của tôi qua bài viết ‘Sự xuống cấp của đạo đức xã hội…’?” (Thời gian đó, tôi đã lợi dụng sự hậu thuẫn của ông NM Triết để liên tiếp gửi thư tố cáo hàng loạt qua mạng hòng làm cho chế độ sụp đổ, chứ không màng đến những lời hứa hẹn hàng tỷ USD của họ, bởi lúc đó tôi thấy họ cứ mải mê đấu đá để “phân định ngôi thứ” nên không hy vọng nhiều vào lời hứa hẹn là sẽ cải tổ hệ thống như họ từng nhiều lần nói với tôi. Nếu tôi không bị bắt ngày 25/12/2012 thì chắc chắn tôi đã thành công - nhiều khả năng một cuộc chính biến sẽ diễn ra. Những kẻ đứng đằng sau vụ bắt giữ tôi thực ra cũng chỉ vì tiền mà thôi.)
(v) Trang 166, tôi viết: “Vợ tôi có nói với ông Quận là chồng cháu lấy chứng cứ, không cần lấy tiền cũng được.”
(vi) Ngày 8/2/2010, trong Trại Tạm giam của Công an Quảng Trị, tôi đã nói với đại uý Võ Nam Cường, cán bộ điều tra: “Tôi chấp nhận sự đối xử của các anh, coi như đấy là sự hi sinh của tôi. Tôi chỉ mong người ta sớm tìm ra giải pháp cho đất nước. Còn nếu có tiền, sau này tôi sẽ làm từ thiện. Đấy không phải là tiền của tôi.”[xi]
(vii) Ngày 21/3/2011, mặc dù ông NM Triết chuẩn bị chuyển trả lại tiền cho chúng tôi nhưng nhân lúc Quốc hội khoá XII đang họp kỳ cuối cùng và biết được bọn họ vẫn lo sợ tôi tố cáo (ông Triết cố tình “câu giờ” để mong cho qua kỳ họp này, một kỳ họp vốn đã bị rút lại còn có 8 ngày thay vì kéo dài 20 ngày như dự kiến trước đó), tôi lại tiếp tục gửi thư tố cáo hàng loạt qua mạng, kèm theo nhật ký của tôi và đặc biệt là Bản Cam Đoan của vợ tôi. Nhưng rốt cuộc chẳng có ai, đặc biệt là trong Quốc hội, lên tiếng về vụ việc của tôi cả.
(viii) Thời gian vợ tôi mới phẫu thuật não xong ở Mỹ và thoát chết trong gang tấc, còn tôi thì đang lang thang ở Sài Gòn để trốn tránh tay chân của ba ông Mạnh-Dũng-Hải và chờ ra nước ngoài theo sự thu xếp của tay Trọng, tôi vẫn viết thế này: “Tình yêu của em đã làm thay đổi số phận của nhiều người. Và biết đâu, tương lai của cả một dân tộc.”[xii](Lúc đó, tôi dự định là sau khi ra nước ngoài sẽ tìm cách lấy được chứng cớ từ tay Trọng hoặc Thuỷ để buộc các ông kia phải thay đổi chế độ sao cho có lợi nhất cho đất nước.) Ở những đoạn kết khác trong các phần bổ sung của câu chuyện cũng vậy, tôi luôn nhắc mọi người nghĩ tới nỗi bất hạnh chung của dân tộc thay vì chỉ giãi bày tình cảnh của mình để cầu xin lòng thương hại của người khác.
Chẳng lẽ những gì trên đây chưa đủ để ông Nam Sơn hiểu rằng đối với tôi điều gì là có ý nghĩa nhất hay sao? (Chưa kể, vì tôi chơi bài ngửa với họ nên đôi khi tôi đành phải dấu những điều tâm huyết của mình, để họ không có cớ mà “ra tay” với tôi.) Việc rất nhiều đoàn sỹ quan công an từng động viên vợ chồng tôi cả về tinh thần lẫn vật chất hẳn quá đủ để nói lên tư cách của tôi trong câu chuyện.
Theo tôi, nguyên nhân chủ yếu khiến các ông NĐ Mạnh – NT Dũng – HT Hải luôn tìm mọi cách bịt miệng tôi, kể cả thủ tiêu, là vì ông HT Hải là người Hán. Đây là thông tin mà mãi đến ngày 5/5/2012, khi ra Hà Nội và gặp một số vị lão thành cách mạng, họ mới cho tôi biết trong sự sửng sốt của tôi. Tham vọng của ông HT Hải là chiếc ghế Thủ tướng, thậm chí ngôi vị Tổng Bí thư Đảng CSVN. Ông ta là người Hán nên khó có thể coi ông ta là kẻ bán nước, mà chính ông NĐ Mạnh và ông NT Dũng, cũng như những kẻ đã và đang bao che cho bọn họ, mới là những tên Việt gian bán nước vì gần như đã giao cả nền kinh tế Việt Nam vào tay ông ta cũng như tình nguyện để cho ông ta khống chế, thao túng rồi cùng nhau tàn phá đất nước này. (Hãy xem bè lũ ma quỷ này đã làm gì với đất nước suốt nhiều năm qua qua hai bài viết của tôi đã đăng trên các trang mạng trong và ngoài nước: “Điều gì đang xẩy ra với ngành điện lực của Việt Nam” và “Một nền kinh tế đang trên đà ‘Hán hoá’?”)
Trên đời này chẳng ai sinh ra để làm “anh hùng” cả, và bản thân tôi cũng không phải là ngoại lệ. Con người ta nhiều ít gì cũng đều là sản phẩm của hoàn cảnh. Trước sau tôi vẫn cho rằng tôi chỉ là một con người bình thường rơi vào một hoàn cảnh đặc biệt thôi. “Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên.” Cho đến lúc này, tôi có thể tự hào là đối với đất nước, tôi đã làm tất cả những gì có thể, sẵn sàng hy sinh cả tính mạng của mình, trong khi những kẻ mà tôi tố cáo vẫn không có lý do gì để trách cứ tôi được, bởi tôi đã hành xử hoàn toàn hợp đạo lý với họ. Ít nhất là vào những thời điểm quyết định, tôi đã đặt lợi ích của đất nước lên trên hết. Mặc dù như ông Nam Sơn đã nhận xét, “Chưa bao giờ các lãnh đạo cao cấp nhất của đảng và nhà nước CSVN bị bêu riếu đến như vậy”, nhưng điều đó chắc chắn là không hề quá đáng so với những tội ác tanh tưởi của họ và, quan trọng hơn, tôi muốn qua đó để người ta tin vào câu chuyện của mình.
Vụ việc tố cáo của tôi không còn là chuyện riêng của tôi nữa nên tôi rất cần sự quan tâm, chia sẻ và hỗ trợ của mọi người; một mình tôi thì chẳng thể làm được gì. Bài viết của ông Nam Sơn là một cách thiết thực và hữu ích để đánh động dư luận trong và ngoài nước. Dù sao, tôi vẫn hy vọng là những sơ sót của ông chỉ là do ông chưa có đủ thời gian để đọc kỹ toàn bộ câu chuyện thôi.
Tôi xin lưu ý với quý độc giả rằng tôi vẫn đang thúc đẩy vụ việc theo cách của mình. Tôi đã chuyển đơn thư tố cáo bằng văn bản cho ĐBQH Dương Trung Quốc và ông đã xác nhận là đã chuyển cho ông Chủ tịch Quốc hội. Vụ việc của tôi cũng đã được Cơ quan An ninh Điều tra, Công an Hà Nội thụ lý. Không chỉ tôi mà cả ông Dương Trung Quốc và Cơ quan An ninh Điều tra, Công an Hà Nội đang chờ câu trả lời của những người có trách nhiệm.
Cuối cùng, xin mượn tiêu đề bài viết của tác giả Nam Sơn để kết thúc bài phản hồi này và một lần nữa gióng lên hồi chuông về những tội ác khủng khiếp mà bè lũ Nông Đức Mạnh – Nguyễn Tấn Dũng – Hoàng Trung Hải, cùng những kẻ vẫn cố tình bao che cho họ, đã và đang gây ra cho đất nước chúng ta: XIN ĐỪNG ĐỂ VỤ LÊ ANH HÙNG CHÌM VÀO QUÊN LÃNG!
Những lập luận trong bài phản hồi đều dựa trên tài liệu tố cáo mà tôi đã công bố: file CAU CHUYEN TO CAO.doc dài 285 trang A4, font chữ Times New Roman, cỡ chữ 12. Đây là toàn bộ diễn tiến câu chuyện cho đến ngày 15/4/2012. Phần Nhật ký Bổ sung từ ngày 15/4/2012 đến ngày 20/10/2012 nằm ở đây. Quý vị có thể đọc phần tóm lược câu chuyện tố cáo (9 trang A4) ở đây, và đọc toàn bộ nội dung câu chuyện tố cáo ở đây. (Tôi thường bổ sung diễn biến của vụ việc vào câu chuyện nhưng hầu như không sửa đổi những nội dung đã công bố trước đó, để đảm bảo độ tin cậy của câu chuyện.)
Văn bản xác nhận của ĐBQH Dương Trung Quốc:
Giấy mời làm việc của Công an Hà Nội ngày 5/7/2012:
[i] Trang 73. Vì kích thước phông và lề có thể làm thay đổi số trang nên quý vị nên dùng lệnh Find trong MS Word hay Adobe Reader để tìm những đoạn mà tôi trích dẫn trong bài phản hồi này.
[ii] Trang 233.
[iii] Trang 14.
[v] Trang 47.
[vi] Trang 66.
[vii] Trang 67.
[viii] Trang 69.
[ix] Trang 71.
[x] Trang 153.
[xi] Trang 174.
[xii] Trang 52.
No comments:
Post a Comment