Sunday, September 30, 2012

KHI NHÀ NƯỚC CỞI TRUỒNG

Lê Anh Hùng
Hà Nội, 1/10/2012



Người Việt trong và ngoài nước cũng như cộng đồng quốc tế mấy ngày qua tỏ ra hết sức công phẫn về phiên toà xử ba thành viên Câu lạc bộ Nhà báo Tự do hôm 24/9 vừa rồi. Các tổ chức quốc tế như Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch - HRW), Tổ chức Phóng viên Không biên giới (Reporters Sans Frontières - RSF) hay Tổ chức Ân xá Quốc tế (Amnesty International - AI) đều lên án phiên toà, gọi đây là một phiên toà “đáng xấu hổ” với những bản án “kinh khủng” và “phi công lý”. Đặc biệt là không chỉ Mỹ, Liên minh Châu Âu (EU) mà ngay cả Cao uỷ Nhân quyền Liên Hiệp Quốc cũng lên tiếng chỉ trích phiên toà với những lời lẽ nặng nề hiếm thấy.
Giữa lúc người người tỏ thái độ phẫn nộ về một phiên toà đầy ô nhục, kèm theo đó là bao nỗi ngán ngẩm về hiện tình đất nước, điều đáng ngạc nhiên là một chủ đề nóng hổi mà mấy hôm nay dư luận trong và ngoài nước cả trên mạng xã hội lẫn các trang báo “lề dân” bàn tán rôm rả lại là một đề tài hết sức dung tục. Đó chính là câu “tuyên ngôn bất hủ” của trung tá Vũ Văn Hiển, Phó Công an P6Q3, giữa đám quân lính cùng nhiều người khác ngay tại trụ sở Công an phường trong buổi sáng diễn ra phiên toà trá hình kia: “Tự do là cái con c…!” Thật hiếm khi cộng đồng mạng lại đua nhau bình phẩm về một đề tài sôi nổi đến vậy. Một nhà văn nổi tiếng thậm chí còn lấy cảm hứng từ “lời vàng ý ngọc” đó để “cảm tác” nên một đề văn cho học sinh. Kẻ khác lại không dấu nổi sự hả hê khi bình luận với vẻ châm biếm rằng chẳng thà Nhà nước cứ “cởi truồng” như thế cho người dân khỏi “thắc mắc” hay ấm ức khi cảm thấy mình bị lừa, mà các nhà lãnh đạo lại còn được tiếng là “thật lòng” với dân nữa chứ!!!
Con người ta có lẽ ai cũng cảm thấy bức rứt, khó chịu khi phải khoác trên mình một bộ y phục không vừa vặn. Nhà nước Việt Nam hiện nay hay những người đại diện cho nó cũng vậy. Chiếc áo choàng màu mè mang tên “của dân, do dân và vì dân” của nó gần đây đã bị đại tá Ngô Văn Phương, Trưởng Công an huyện Văn Giang, thẳng tay quẳng xuống đất khi ông ta “điềm nhiên” xác nhận với báo giới rằng vụ 2 nhà báo của Đài Tiếng nói Việt Nam bị 2 công an và 3 người khác hành hung tại dự án Ecopark ngày 24/4/2012 chẳng qua là do họ “tưởng nhà báo là … nhân dân!” Còn bộ y phục nửa Đông nửa Tây với cái mác “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc” bên trong cũng đã bị trung tá Vũ Văn Hiển lột bỏ không thương tiếc qua “sự kiện” trên đây. Suy cho cùng, cả viên đại tá lẫn tay trung tá kia đều đáng nhận được sự cảm thông, thậm chí là tán thưởng, hơn là bị chỉ trích hay lên án, bởi dù sao cách ứng xử của họ cũng chỉ là phản ứng hết sức tự nhiên của con người mà thôi.

Người dân cũng đã cởi truồng để tỏ thái độ với nhà nước: Bà Phạm Thị Lài khoả   thân để phản đối việc thu hồi đất với giá rẻ mạt tại Cần Thơ ngày 22/5/2012. Phải chăng đây là hình ảnh phản chiếu bộ mặt của nhà nước?
Trong chuyện cổ tích “Bộ quần áo mới của hoàng đế” của Andersen, phải đến khi đứa trẻ buột miệng thốt lên “Xem ông vua cởi truồng kìa!” thì mọi người mới đồng thanh ồ lên trước một thực tế hiển nhiên mà ai cũng đã nhìn thấy từ trước, dù không dám nói ra. Ở đây cũng vậy, không phải chỉ đến khi đại tá Ngô Văn Phương và trung tá Vũ Văn Hiển bất ý lột truồng bộ y phục giả hiệu của Nhà nước Việt Nam người ta mới được “chiêm ngưỡng” bộ dạng tồng ngồng của nó, mà thực ra những ai đủ lý trí đều thừa hiểu rằng cái chính thể vẫn tự vỗ ngực là “tiến bộ” ấy đã tự “cởi truồng” từ rất lâu rồi.
Đạo Phật vẫn quan niệm “vạn vật vô thường”. Và dĩ nhiên, cái chế độ “dân chủ gấp vạn lần tư bản” ở Việt Nam hiện nay cũng không phải là ngoại lệ. Sau tất cả những gì đã xẩy ra suốt mấy chục năm qua trên dải đất hình chữ S này, đặc biệt là qua những diễn biến gần đây, có lẽ chẳng mấy ai vẫn còn đủ lý trí mà lại không tin rằng Nhà nước Việt Nam hiện nay đang trên đà “tiến hoá” về thời “ăn lông ở lỗ”. Và “Nhà nước cởi truồng” xem ra là hình ảnh lột tả chính xác nhất cái chính thể (tưởng như) vẫn đang khoác trên mình bộ cánh loè loẹt với những cái tên mỹ miều như “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc” hay “của dân, do dân và vì dân” đó./.


Bài đã đăng trên Bauxite Việt Nam ngày 1.10.2012 - http://boxitvn.blogspot.com/2012/10/khi-nha-nuoc-coi-truong.html.

Saturday, September 29, 2012

TƯỜNG THUẬT VỤ CỤ LÊ HIỀN ĐỨC BỊ LỰC LƯỢNG CHỨC NĂNG BẮT NGÀY 5/8/2012

Lê Anh Hùng tường thuật cho Radio Chân Trời Mới về vụ cụ Lê Hiền Đức bị lực lượng chức năng bắt tại Bờ Hồ sáng ngày 5/8/2012 ngay khi cuộc biểu tình chống Trung Quốc xâm lược bắt đầu manh nha:

Sunday, September 23, 2012

“ĐIỂM DỪNG” CỦA THẦY PHAN ĐĂNG TUẤT

Lê Anh Hùng
Hà Nội, 23/9/2012



Trong số các giảng viên của lớp CN34, Khoa Quản trị Kinh doanh, Đại học Kinh tế Quốc dân những năm 1994-1996, thầy Phan Đăng Tuất có lẽ là người để lại ấn tượng rõ nét nhất trong đám sinh viên chúng tôi. 

Thời gian đó, thầy mới từ Đức trở về với học vị phó tiến sỹ (bây giờ là TS). Thầy dạy môn Quản trị Doanh nghiệp, một trong những môn chính mà chúng tôi học hai học kỳ trong giai đoạn 2 của niên khoá 1992-1996.
Lối truyền đạt kiến thức của thầy khác hẳn với hầu hết các thầy cô còn lại. Thầy thường đặt ra các tình huống rồi khơi gợi sự sáng tạo của sinh viên, chứ không theo kiểu đọc - chép truyền thống như các giảng viên khác. Nhờ vậy mà môn học của thầy là một trong những môn hiếm hoi mà chúng tôi còn cảm thấy hứng thú.


Tuy nhiên, dấu ấn sâu sắc nhất mà thầy để lại trong tôi và hầu như vẫn không phai nhạt suốt bao năm qua, kể từ khi tôi rời khỏi giảng đường đại học, lại không phải là những kiến thức học thuật qua sự truyền đạt đầy lôi cuốn của thầy mà là một kinh nghiệm sống mang nhiều ý nghĩa. Đó là lần thầy nói với cả lớp chúng tôi về khái niệm mà thầy gọi là “điểm dừng” trong cuộc sống. Đại khái ý thầy là mỗi người trên bước đường đời của mình cần phải biết chọn “điểm dừng” đúng lúc, để qua đó tạo ra bước ngoặt trong sự nghiệp, để tránh đi vào lối mòn, để khỏi sa chân vào cạm bẫy hay bị cuốn vào một vòng xoáy nguy hiểm rồi rơi vào vực thẳm lúc nào không hay…
Tuy là đồng hương Hà Tĩnh với tôi (quê thầy ở Đức Thọ) nhưng thầy lại nói giọng Bắc khá lưu loát, trong khi tôi lại thiếu mạnh dạn, bởi thế cho nên mối quan hệ thầy trò giữa chúng tôi không thật sự gần gũi. Mặc dù vậy, thầy vẫn khá quan tâm đến tôi. Thậm chí, thời gian tôi mới ra trường, thầy còn giới thiệu cho tôi đến xin việc tại một công ty thuộc Tổng Cty Hàng không Việt Nam (tay giám đốc công ty này đang theo học một lớp thạc sỹ QTKD do thầy giảng dạy). Ngày đó, nếu tôi "khôn ngoan" và kiên trì hơn một chút thì có lẽ cuộc đời tôi đã rẽ theo một hướng khác rồi.
Thế rồi sau đấy, cuộc mưu sinh nhọc nhằn đã cuốn tôi vào vòng xoáy bất tận của nó, thành thử tôi chưa có điều kiện để gặp lại thầy, nhất là với tâm lý của một kẻ vẫn chưa làm nên trò trống gì để “mở mày mở mặt” với đời cả.
Bẵng đi một thời gian, tôi được bạn bè cho biết là nhờ mối quan hệ thông gia với PTT Nguyễn Tấn Dũng lúc bấy giờ, thầy đã chuyển về Viện Nghiên cứu Chiến lược và Chính sách Công nghiệp thuộc Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) làm Viện phó, rồi một thời gian sau trở thành Viện trưởng. Lúc đó, tôi cũng thấy mừng cho thầy, bởi cho dù có được ai nâng đỡ đi chăng nữa thì điều quan trọng hơn cả là thầy đã tìm được đúng nơi để phát huy sở trường của mình. Kể từ đấy, thỉnh thoảng tôi lại thấy thầy phát biểu trên truyền hình với tư cách viện trưởng của một viện nghiên cứu cấp bộ, và hầu hết những ý kiến của thầy đều xác đáng. Mặc dù đã rời khỏi trường Đại học KTQD và có địa vị cao trong xã hội nhưng thầy vẫn tham gia thỉnh giảng môn Quản trị Doanh nghiệp tại khoa Quản trị Kinh doanh của trường.
Thật bất ngờ, gần đây tôi lại được tin là thầy đã trở thành Chủ tịch HĐQT Tổng Cty CP Bia Rượu Nước Giải Khát Sài Gòn (Sabeco) từ ngày 7/5/2012 (trước đó, thầy là uỷ viên HĐQT kiêm cán bộ quản lý phần vốn Nhà nước tại Sabeco). Điều khiến tôi còn ngỡ ngàng hơn là thông tin thầy đang tham gia vào âm mưu thâu tóm Sabeco, doanh nghiệp số 1 trên thị trường bia - rượu - nước giải khát của Việt Nam hiện nay, với những điều tiếng chẳng hay ho gì. Đó là một phần nằm trong âm mưu thâu tóm và lũng đoạn ngân hàng và doanh nghiệp (đặc biệt là DNNN) do một nhóm mafia chính trị - kinh tế thân cận với Thủ tướng đương nhiệm tiến hành. (Đây không phải là những thông tin vu vơ mà ngược lại, nó phù hợp với những gì vẫn đang diễn ra trong nền kinh tế Việt Nam dưới sự điều hành của vị Thủ tướng đầy tai tiếng kia, nhất là khi mà ngay cả báo chí chính thống của Nhà nước cũng phải thừa nhận là những thông tin như thế đúng từ 50-70% và thậm chí những người tố cáo còn dám công khai “thách đấu” với Thủ tướng.)
Ông Trời quả lắm lúc đẩy con người ta vào những hoàn cảnh thật trớ trêu. Người thầy mà tôi vốn rất mực kính trọng ngày nào giờ lại đứng ở phía bên kia chiến tuyến với tôi. Trong khi tôi đang đơn thương độc mã chống lại bè lũ Nông Đức Mạnh - Nguyễn Tấn Dũng - Hoàng Trung Hải cùng những kẻ đã và đang dung túng, bao che cho những tội ác tày trời của bọn họ thì thầy lại là một trong những đồng minh thân cận của ngài Thủ tướng, người vẫn đang phải chịu đủ thứ tai tiếng nhơ nhuốc, và có lẽ chỉ những ai quá ngây thơ mới không tin là thầy đã dính líu vào những âm mưu bẩn thỉu kia.
Ở đời không dễ mấy ai đủ sức cưỡng lại được sự cám dỗ đầy mê hoặc của tiền tài và quyền lực. Và rõ ràng người thầy đáng kính của tôi cũng không phải là ngoại lệ. Dù thế nào đi nữa, tôi vẫn thầm mong là “điểm dừng” mà thầy chọn cho mình sẽ không quá muộn mằn để rồi một ngày nào đó bị cái vòng xoáy vô cùng nguy hiểm kia nhấn chìm./.

“ĐIỂM DỪNG” CỦA THẦY PHAN ĐĂNG TUẤT

Lê Anh Hùng
Hà Nội, 23/9/2012



Trong số các giảng viên của lớp CN34, Khoa Quản trị Kinh doanh, Đại học Kinh tế Quốc dân những năm 1994-1996, thầy Phan Đăng Tuất có lẽ là người để lại ấn tượng rõ nét nhất trong đám sinh viên chúng tôi. Thời gian đó, thầy mới từ Đức trở về với học vị phó tiến sỹ (bây giờ là TS). Thầy dạy môn Quản trị Doanh nghiệp, một trong những môn chính mà chúng tôi học hai học kỳ trong giai đoạn 2 của niên khoá 1992-1996.
Lối truyền đạt kiến thức của thầy khác hẳn với hầu hết các thầy cô còn lại. Thầy thường đặt ra các tình huống rồi khơi gợi sự sáng tạo của sinh viên, chứ không theo kiểu đọc-chép truyền thống như các giảng viên khác. Nhờ vậy mà môn học của thầy là một trong những môn hiếm hoi mà chúng tôi còn cảm thấy hứng thú.

Tuy nhiên, dấu ấn sâu sắc nhất mà thầy để lại trong tôi và hầu như vẫn không phai nhạt suốt bao năm qua, kể từ khi tôi rời khỏi giảng đường đại học, lại không phải là những kiến thức học thuật qua sự truyền đạt đầy lôi cuốn của thầy mà là một kinh nghiệm sống mang nhiều ý nghĩa. Đó là lần thầy nói với cả lớp chúng tôi về khái niệm mà thầy gọi là “điểm dừng” trong cuộc sống. Đại khái ý thầy là mỗi người trên bước đường đời của mình cần phải biết chọn “điểm dừng” đúng lúc, để qua đó tạo ra bước ngoặt trong sự nghiệp, để tránh đi vào lối mòn, để khỏi sa chân vào cạm bẫy hay bị cuốn vào một vòng xoáy nguy hiểm rồi rơi vào vực thẳm lúc nào không hay…
Tuy là đồng hương Hà Tĩnh với tôi (quê thầy ở Đức Thọ) nhưng thầy lại nói giọng Bắc khá lưu loát, trong khi tôi lại hơi rụt rè, bởi thế cho nên mối quan hệ thầy trò giữa chúng tôi không thật sự gần gũi. Mặc dù vậy, thầy vẫn khá quan tâm đến tôi. Thậm chí, thời gian tôi mới ra trường, thầy còn giới thiệu cho tôi đến xin việc tại một công ty thuộc Tổng Cty Hàng không Việt Nam(tay giám đốc công ty này đang theo học một lớp thạc sỹ QTKD do thầy giảng dạy). Ngày đó, nếu tôi khôn ngoan và kiên trì hơn một chút thì có lẽ cuộc đời tôi đã rẽ theo một hướng khác rồi.
Thế rồi sau đấy, cuộc mưu sinh nhọc nhằn đã cuốn tôi vào vòng xoáy bất tận của nó, thành thử tôi chưa có điều kiện để gặp lại thầy, nhất là với tâm lý của một kẻ vẫn chưa làm nên trò trống gì để “mở mày mở mặt” với đời cả.
Bẵng đi một thời gian, tôi được bạn bè cho biết là nhờ mối quan hệ thông gia với PTT Nguyễn Tấn Dũng lúc bấy giờ, thầy đã chuyển về Viện Nghiên cứu Chiến lược và Chính sách Công nghiệp thuộc Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) làm Viện phó, rồi một thời gian sau trở thành Viện trưởng. Lúc đó, tôi cũng thấy mừng cho thầy, bởi cho dù có được ai nâng đỡ đi chăng nữa thì điều quan trọng hơn cả là thầy đã tìm được đúng nơi để phát huy sở trường của mình. Kể từ đấy, thỉnh thoảng tôi lại thấy thầy phát biểu trên truyền hình với tư cách viện trưởng của một viện nghiên cứu cấp bộ, và hầu hết những ý kiến của thầy đều xác đáng. Mặc dù đã rời khỏi trường Đại học KTQD và có địa vị cao trong xã hội nhưng thầy vẫn tham gia thỉnh giảng môn Quản trị Doanh nghiệp tại khoa Quản trị Kinh doanh của trường.
Thật bất ngờ, gần đây tôi lại được tin là thầy đã trở thành Chủ tịch HĐQT Tổng Cty CP Bia Rượu Nước Giải Khát Sài Gòn (Sabeco) từ ngày 7/5/2012 (trước đó, thầy là uỷ viên HĐQT kiêm cán bộ quản lý phần vốn Nhà nước tại Sabeco). Điều khiến tôi còn ngỡ ngàng hơn là thông tin thầy đang tham gia vào âm mưu thâu tóm Sabeco, doanh nghiệp số 1 trên thị trường bia-rượu-nước giải khát của Việt Nam hiện nay, với những điều tiếng chẳng hay ho gì. Đó là một phần nằm trong âm mưu thâu tóm và lũng đoạn ngân hàng và doanh nghiệp (đặc biệt là DNNN) do một nhóm mafia chính trị - kinh tế thân cận với Thủ tướng đương nhiệm tiến hành. (Đây không phải là những thông tin vu vơ mà ngược lại, nó phù hợp với những gì vẫn đang diễn ra trong nền kinh tế Việt Nam dưới sự điều hành của vị Thủ tướng đầy tai tiếng kia, nhất là khi mà ngay cả báo chí chính thống của Nhà nước cũng phải thừa nhận là những thông tin như thế đúng từ 50-70% và thậm chí những người tố cáo còn dám công khai “thách đấu” với Thủ tướng.)
Ông Trời quả lắm lúc đẩy con người ta vào những hoàn cảnh thật trớ trêu. Người thầy mà tôi vốn rất mực kính trọng ngày nào giờ lại đứng ở phía bên kia chiến tuyến với tôi. Trong khi tôi đang đơn thương độc mã chống lại bè lũ Nông Đức Mạnh - Nguyễn Tấn Dũng - Hoàng Trung Hải cùng những kẻ đã và đang dung túng, bao che cho những tội ác tày trời của bọn họ thì thầy lại là một trong những đồng minh thân cận của ngài Thủ tướng, người vẫn đang phải chịu đủ thứ tai tiếng nhơ nhuốc, và có lẽ chỉ những ai quá ngây thơ mới không tin là thầy đã dính líu vào những âm mưu bẩn thỉu kia.
Ở đời không dễ mấy ai đủ sức cưỡng lại được sự cám dỗ đầy mê hoặc của tiền tài và quyền lực. Và rõ ràng người thầy đáng kính của tôi cũng không phải là ngoại lệ. Dù thế nào đi nữa, tôi vẫn thầm mong là “điểm dừng” mà thầy chọn cho mình sẽ không quá muộn mằn để rồi một ngày nào đó bị cái vòng xoáy vô cùng nguy hiểm kia nhấn chìm./.

Monday, September 17, 2012

“CÁI GIÁ CỦA TỰ DO LÀ SỰ CẢNH GIÁC THƯỜNG TRỰC”

Lê Anh Hùng
Hà Nội, 17/9/2012


 1.
Ngày 2/9/1945, tại quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập với những lời lẽ hùng hồn làm lay động trái tim của hàng chục triệu người dân Việt Nam: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.” Với bản tuyên ngôn ấy, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chính thức khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà: chính thể cộng hoà do nhân dân làm chủ – đó là thông điệp mà ông muốn gửi tới toàn thể quốc dân cũng như cộng đồng quốc tế.

67 năm sau, ngày 7/5/2012, tại một phòng họp được canh phòng cẩn mật chỉ cách quảng trường Ba Đình mấy bước chân, TBT Nguyễn Phú Trọng lại lạnh lùng đưa ra một “tuyên ngôn” đanh thép khác trong bài phát biểu khai mạc Hội nghị TW 5 khoá XI: “Nhà nước ta không tam quyền phân lập!” Lời tuyên bố thẳng thừng làm nhức nhối hàng chục triệu trái tim “con Lạc cháu Rồng” đó được truyền đạt rõ ràng qua âm điệu sắc lạnh đến gai người của ngài Tổng Bí thư. Nó hàm ý rằng quyền lực nhà nước ở Việt Nam vẫn tiếp tục “thống nhất” ở Quốc hội; đồng thời, với việc Điều 4 Hiến pháp 1992 quy định Đảng CSVN là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội thì trên thực tế quyền lực nhà nước ở Việt Nam vẫn tiếp tục nằm trong tay Đảng CSVN: chính thể độc tài do Đảng CSVN làm chủ – đó là “thông điệp” mà nhân dân Việt Nam cũng như cộng đồng quốc tế không thể nhầm lẫn.
Ngày 13/9/1945, tức chỉ 11 ngày sau Lễ Tuyên ngôn Độc lập, “xét vì tự do hội họp là một trong những nguyên tắc của chế độ dân chủ cộng hoà”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ban hành Sắc lệnh Số 31, theo đó những người tổ chức biểu tình chỉ việc phải khai báo với uỷ ban nhân dân sở tại trước 24 giờ.
66 năm sau, ngày 18/8/2011, Uỷ ban Nhân dân Tp Hà Nội lại ra một bản thông báo trời ơi đất hỡi khác (thiếu căn cứ pháp luật, không được ban hành theo những thủ tục hành chính thông thường, không có người ký để xác định cá nhân chịu trách nhiệm, và đặc biệt là thông báo này đã xâm phạm một quyền công dân được Hiến pháp qui định và đảm bảo: quyền biểu tình, theo Điều 69 Hiến pháp 1992) để ngăn cấm những người Việt Nam yêu nước xuống đường biểu tình chống bành trướng Trung Quốc.
Vài sự kiện cách nhau đến 2/3 thế kỷ trên đây đủ cho chúng ta rút ra hai kết luận ở đây: (i) nền cộng hoà do nhân dân làm chủ như tinh thần của bản Tuyên ngôn Độc lập mùa Thu 1945 đã biến thành một chính thể độc tài đảng trị từ lúc nào không hay, và (ii) một khi quyền lực nhà nước tập trung quá mức vào trong tay một người hay một nhóm người trong bối cảnh thiếu vắng các cơ chế kiểm soát quyền lực hữu hiệu thì người dân và xã hội đó bị tước mất các quyền tự do cơ bản với mức độ tương ứng.
2.
Trong bài phát biểu ra mắt cương vị chủ tịch Đảng Dân chủ Tự do Đức (FDP) ở Rostock trung tuần tháng 5/2011, chính trị gia người Đức gốc Việt Philipp Rösler đã so sánh hệ lụy khi người ta hạn chế tự do từng chút một với một câu chuyện ngụ ngôn về con ếch. Nếu ném con ếch vào nồi nước nóng nó sẽ phản xạ tức thì, nhảy ra khỏi nồi ngay. Nhưng nếu ném nó vào nồi nước lạnh rồi đun nóng dần thì nó sẽ nằm yên cho đến khi bị luộc chín. Hạn chế quyền tự do từng chút một rốt cuộc sẽ dẫn tới kết cục như vậy, bởi xã hội dần dần bị mất khả năng đề kháng.
Julius Fucik (1903–1943), một chiến sĩ cách mạng Cộng hòa Séc, bị Phát-xít Đức bắt giam năm 1942. Trong xà lim dành cho tử tù, ông đã cho ra đời tác phẩm nổi tiếng – “Reportáž psaná na oprátce” (Viết dưới giá treo cổ), với câu nói khiến nhân loại phải giật mình: “Hỡi nhân loại, hãy cảnh giác!” Còn nhà hoạt động nổi tiếng người Mỹ Wendell Phillips (1811-1884) khi diễn thuyết trước các thành viên của Hội Chống chế độ nô lệ Massachusetts (Massachusetts Anti-Slavery Society) ngày 28/1/1852 thì phát biểu: “Cái giá của tự do là sự cảnh giác thường trực; quyền lực luôn tước đoạt từ đa số sang cho thiểu số.”

 Bức tượng với dòng chữ “Eternal Vigilance Is the Price of Liberty
(Cái giá của tự do là sự cảnh giác thường trực) ở thủ đô Washington (Mỹ)
Liệu “chú ếch” Việt Nam có cần phải mất tới 2/3 thế kỷ để bị “luộc chín” trước sự mất cảnh giác của đa số người dân Việt Nam hay không? Xin thưa, lịch sử nước nhà đã cho thấy là không cần phải mất nhiều thời gian đến thế. Chỉ hơn một năm sau ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh “trịnh trọng tuyên bố với thế giới” về nền “tự do, độc lập” của Việt Nam, trong Hiến pháp 1946 (bản Hiến pháp mang đậm dấu ấn của ông do Quốc hội khoá I thông qua ngày 9/11/1945) đã xuất hiện những dấu hiệu của sự tập trung quyền lực quá mức, mà nổi bật là Điều 50: “Chủ tịch nước Việt Nam không phải chịu một trách nhiệm nào, trừ khi phạm tội phản quốc.” Và đến khi Hiến pháp 1959 được Quốc hội thông qua ngày 31/12/1959 thì quyền lực nhà nước ở Việt Nam trên thực tế đã được trao vào tay Đảng Lao động Việt Nam (Lời nói đầu Hiến pháp 1959); quyền lập hiến của nhân dân vốn được quy định tại Điều 21 và Điều 70 của Hiến pháp 1946 cũng bị tước đoạt và trao cho Quốc hội tại Điều 50 và Điều 112 của Hiến pháp 1959. Tất cả đều diễn ra theo một “quy trình dân chủ” như những gì mà người đã khai sinh ra chế độ dân chủ cộng hoà này, trong giai đoạn ở đỉnh cao quyền lực của mình, mong muốn.
Ở Đức, chính Reichstagsbrandverordnung (Sắc lệnh của Tổng thống về việc bảo vệ nhân dân và nhà nước)[i] do Tổng thống Đức Paul von Hindenburg ban hành ngày 28/2/1933 Ermächtigungsgesetz (Luật Trao quyền)[ii] do Quốc hội Đức thông qua ngày 23/3/1933 đã biến chính phủ của Hitler thành một chính thể độc tài trên thực tế. Và rồi nhà độc tài khát máu này đã thổi luồng sinh khí mới cho Chủ nghĩa Xã hội Quốc gia hay Chủ nghĩa Quốc xã (National Socialism/Nazism), phát động cuộc chiến tranh thế giới lần thứ II, đồng thời gây ra nạn diệt chủng người Do Thái. Tên trùm phát-xít Hitler đã được trao quyền lực độc tài thông qua các quy trình dân chủ/pháp lý hợp thức trước sự mất cảnh giác của Tổng thống và cả Quốc hội Đức như thế, để rồi không lâu sau đó không chỉ nhân dân Đức mà cả thế giới phải trả một cái giá thật kinh hoàng.
Tại Nga, đất nước xứ sở bạch dương dưới thời Putin là một chính thể độc tài cá nhân điển hình. Chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Nga ngày 4/3/2012 hầu như đã chính thức kéo dài “triều đại Putin”, vốn bắt đầu từ năm 2000, đến tận năm 2024. Dĩ nhiên, bên cạnh những biện pháp “truyền thống” như trấn áp lực lượng đối lập, khống chế và kiểm duyệt báo chí chặt chẽ, ông ta cũng không quên lợi dụng các “quy trình dân chủ” trước sự mất cảnh giác của Quốc hội cũng như nhân dân Nga để thâu tóm và duy trì quyền lực độc tài của mình. Từ năm 1995, Hiến pháp Nga quy định những người đứng đầu các tỉnh, miền phải được dân cử thông qua hình thức bầu cử rộng rãi. Năm 2006, theo “sáng kiến” của tổng thống Putin, Hiến pháp lại quy định người đứng đầu các thực thể tỉnh, miền, nước cộng hòa tự trị trong Liên bang Nga là do tổng thống bổ nhiệm. Ngày 14/11 và 26/11/2008, lần lượt Hạ viện (Duma) và Thượng viện (Hội đồng Liên bang) của Nga thông qua việc sửa đổi hiến pháp, kéo dài nhiệm kỳ tổng thống từ 4 năm lên 6 năm, một động thái được những người hiểu biết lúc bấy giờ nhìn nhận là nhằm mở đường cho “triều đại” mới kéo dài 12 năm của Putin bắt đầu từ năm 2012. Những giọt nước mắt của Putin tại buổi mit-tinh mừng chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống tối 4/3/2012 hẳn khiến không ít người yêu mến nước Nga trên thế giới phải se lòng, tuy không phải cho ông ta mà là cho nhân dân Nga, cả những người đã bỏ phiếu cho Putin cũng như những người đã lựa chọn đối thủ của ông ta.

Nền dân chủ Thụy Sỹ dựa trên một kiểu phân chia quyền lực mà đối với người ngoài, nó dường như mơ hồ và mang bản chất dòng tộc. Tuy nhiên, trụ cột của hệ thống này lại chính là công cụ trưng cầu dân ý do người dân đề xướng (tức là, không phải hình thức trưng cầu dân ý điển hình do các chính trị gia đề xuất như ở nhiều nước khác); 100.000 phiếu, chẳng hạn, là đã có thể khởi xướng một cuộc trưng cầu dân ý nhằm thay đổi hiến pháp liên bang thành văn.
Phương thức này được sử dụng sau tình trạng nguy ngập của cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai, khi chính phủ tỏ ra miễn cưỡng trong việc từ bỏ những quyền lực không hạn chế mà nó giành được trong thời chiến. Một nhóm nhỏ người Thụy Sỹ gốc Pháp đã phát động chiến dịch đòi nhanh chóng quay trở lại hoàn toàn với nền dân chủ trực tiếp bằng cách lồng một điều khoản vào trong hiến pháp nhằm mục đích đảm bảo rằng chính phủ liên bang không thể lạm dụng những quyền lực khẩn cấp (emergency powers) của nó. Cuộc bỏ phiếu đại chúng vào ngày 11/9/1949 đã bãi bỏ các quyền lực thời chiến của chính phủ trung ương; ngược lại, nhiều chính thể dân chủ khác vẫn tiếp tục được phó thác những di sản toàn trị thời chiến một cách lâu dài.
(Nguồn: Wolfgang Kasper & Manfred E. Streit, Kinh tế học thể chế: Trật tự xã  hội và chính sách công, trang 335-336.)

3.
Ngày 29/11/2005, giữa lúc tình hình tham nhũng ở Việt Nam diễn biến ngày càng phức tạp và nghiêm trọng trước sự bất lực của hệ thống pháp luật hiện hành, Quốc hội khoá XI đã thông qua Luật Phòng chống tham nhũng, trong đó vai trò Trưởng Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng được giao cho Thủ tướng. Phải mất vài năm sau người ta mới “ngộ” ra rằng, với đầy đủ quyền hành pháp theo quy định của Hiến pháp, cộng thêm quyền chỉ đạo trực tiếp cả bộ máy tư pháp mà Luật PCTN trao cho, quyền lực của Thủ tướng CP quả là quá lớn trong khi lại thiếu hẳn một cơ chế giám sát và kiểm soát quyền lực hữu hiệu. Và, trái ngược với lời tuyên bố hùng hồn tại lễ nhậm chức Thủ tướng ngày 27/6/2006 (“Nếu tôi không chống được tham nhũng, tôi xin từ chức ngay!”), chính Thủ tướng đương nhiệm lại là nhân vật đang phải chịu nhiều tai tiếng nhất về tham nhũng, vấn nạn chẳng những không bị đẩy lùi mà còn ngày càng tác oai tác quái kể từ ngày Luật Phòng chống tham nhũng ra đời và chức vụ Trưởng Ban Chỉ đạo PCTN được trao vào tay Thủ tướng với bao kỳ vọng của cả các vị Đại biểu Quốc hội lẫn nhân dân cả nước. Trong bối cảnh đó, để trấn áp những tiếng nói đối lập dám thách thức quyền lực của mình, ngài Thủ tướng đã không ngần ngại sử dụng những biện pháp khác nhau, kể cả khi chúng xâm phạm các quyền tự do cơ bản mà Hiến pháp quy định và bị cộng đồng quốc tế lên án như việc ban hành Quyết định 97/2009/QĐ-TTg ngày 24/7/2009 hay vụ tống giam nhà hoạt động Cù Huy Hà Vũ ngày 5/11/2010.
Tuy nhiên, thay vì cải tổ hệ thống nhằm khắc phục tận gốc vấn đề thì giới lãnh đạo Việt Nam lại tìm cách sửa chữa sai lầm này bằng một sai lầm khác: Hội nghị TW 5 khoá XI diễn ra vào trung tuần tháng 5/2012 đã quyết nghị việc Tổng Bí thư BCHTW Đảng sẽ thay thế Thủ tướng trong vai trò Trưởng Ban Chỉ đạo TW về Phòng chống Tham nhũng, dĩ nhiên là vẫn theo một “quy trình dân chủ” mang đậm “bản sắc” của Đảng CSVN. Chưa ai dám chắc là tham nhũng có bị đẩy lùi như kỳ vọng của 175 vị Uỷ viên BCHTW Đảng kia hay không song điều mà có lẽ ai cũng nhìn thấy rõ là nguy cơ lạm dụng quyền lực của Tổng Bí thư kiêm Trưởng Ban Chỉ đạo PCTN Trung ương (một người vốn đã có quyền lực bao trùm nay lại còn được trao thêm quyền chỉ đạo trực tiếp cả lực lượng công an lẫn bộ máy tư pháp), nhất là trong bối cảnh Đảng CSVN cũng như các chức danh lãnh đạo của nó từ trung ương tới địa phương không phải chịu sự điều chỉnh của bất kỳ một đạo luật cụ thể nào.
Theo các nhà khoa học chính trị, quyền lực là khả năng gây ảnh hưởng đến cách ứng xử của người khác bất kể họ có kháng cự hay không. Vì vậy, khi người đứng đầu một chính thể được trao quyền lực quá lớn hoặc lạm dụng quyền lực trong bối cảnh thiếu vắng các cơ chế kiểm soát quyền lực hữu hiệu thì hệ quả tự nhiên là người dân hay xã hội đó không được hành xử tự do một cách thích đáng. Thậm chí, chính thể đó còn có thể biến thái thành kiểu chế độ độc tài quái đản như Đức Quốc xã hay các chế độ độc tài đảng trị khác, bất chấp một thực tế là chúng lại giương cao những giá trị nhân văn cao cả nhất ngay từ đầu, như tiến trình lịch sử thế giới thế kỷ 20 đã cho chúng ta thấy.
Bất luận thế nào, sau bao trải nghiệm xương máu với quyền lực chính trị trong nền dân chủ “gấp vạn lần tư bản” kể từ ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh “trịnh trọng tuyên bố với thế giới” về nền “tự do, độc lập” của Việt Nam trên quảng trường Ba Đình đến nay, thiết tưởng mỗi người dân Việt Nam cần khắc cốt ghi tâm câu thành ngữ phương Tây rằng “CÁI GIÁ CỦA TỰ DO LÀ SỰ CẢNH GIÁC THƯỜNG TRỰC!”



Ghi chú:
[i] Sắc lệnh do Tổng thống Đức Paul von Hindenberg ban hành nhằm phản ứng trước vụ toà nhà Quốc hội Đức bị hoả hoạn vào ngày 27/2/1933; nó đã vô hiệu hoá nhiều quyền tự do dân sự cơ bản của công dân Đức. Với việc các đảng viên Quốc xã nắm giữ những vị trí then chốt trong chính phủ, sắc lệnh đã được sử dụng làm cơ sở pháp lý cho việc bỏ tù bất cứ ai bị coi là đối thủ của Đảng Quốc xã, và nhằm trấn áp những những ấn bản bị cho là thiếu “thân thiện” với sự nghiệp cách mạng của đảng này.
[ii] Đạo luật do Quốc hội Đức thông qua và Tổng thống Paul von Hindenburg ký ban hành vào ngày 23/31933; nó cho phép nội các của Hitler ban hành pháp luật mà không cần sự tham gia của Quốc hội. Đạo luật quy định thời hiệu của nó là 4 năm trừ phi được Quốc hội gia hạn tiếp, điều mà trên thực tế đã xẩy ra tới 2 lần.


Bài đã đăng trên Bauxite Việt Nam ngày 18.9.2012 - http://boxitvn.blogspot.com/2012/09/cai-gia-cua-su-tu-do-la-su-canh-giac.html.

“CÁI GIÁ CỦA TỰ DO LÀ SỰ CẢNH GIÁC THƯỜNG TRỰC”

Lê Anh Hùng
Hà Nội, 17/9/2012


 1.
Ngày 2/9/1945, tại quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập với những lời lẽ hùng hồn làm lay động trái tim của hàng chục triệu người dân Việt Nam: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.” Với bản tuyên ngôn ấy, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chính thức khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà: chính thể cộng hoà do nhân dân làm chủ – đó là thông điệp mà ông muốn gửi tới toàn thể quốc dân cũng như cộng đồng quốc tế.
67 năm sau, ngày 7/5/2012, tại một phòng họp được canh phòng cẩn mật chỉ cách quảng trường Ba Đình mấy bước chân, TBT Nguyễn Phú Trọng lại lạnh lùng đưa ra một “tuyên ngôn” đanh thép khác trong bài phát biểu khai mạc Hội nghị TW 5 khoá XI: “Nhà nước ta không tam quyền phân lập!” Lời tuyên bố thẳng thừng làm nhức nhối hàng chục triệu trái tim “con Lạc cháu Rồng” đó được truyền đạt rõ ràng qua âm điệu sắc lạnh đến gai người của ngài Tổng Bí thư. Nó hàm ý rằng quyền lực nhà nước ở Việt Nam vẫn tiếp tục “thống nhất” ở Quốc hội; đồng thời, với việc Điều 4 Hiến pháp 1992 quy định Đảng CSVN là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội thì trên thực tế quyền lực nhà nước ở Việt Nam vẫn tiếp tục nằm trong tay Đảng CSVN: chính thể độc tài do Đảng CSVN làm chủ – đó là “thông điệp” mà nhân dân Việt Nam cũng như cộng đồng quốc tế không thể nhầm lẫn.
Ngày 13/9/1945, tức chỉ 11 ngày sau Lễ Tuyên ngôn Độc lập, “xét vì tự do hội họp là một trong những nguyên tắc của chế độ dân chủ cộng hoà”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ban hành Sắc lệnh Số 31, theo đó những người tổ chức biểu tình chỉ việc phải khai báo với uỷ ban nhân dân sở tại trước 24 giờ.
66 năm sau, ngày 18/8/2011, Uỷ ban Nhân dân Tp Hà Nội lại ra một bản thông báo trời ơi đất hỡi khác (thiếu căn cứ pháp luật, không được ban hành theo những thủ tục hành chính thông thường, không có người ký để xác định cá nhân chịu trách nhiệm, và đặc biệt là thông báo này đã xâm phạm một quyền công dân được Hiến pháp qui định và đảm bảo: quyền biểu tình, theo Điều 69 Hiến pháp 1992) để ngăn cấm những người Việt Nam yêu nước xuống đường biểu tình chống bành trướng Trung Quốc.
Vài sự kiện cách nhau đến 2/3 thế kỷ trên đây đủ cho chúng ta rút ra hai kết luận ở đây: (i) nền cộng hoà do nhân dân làm chủ như tinh thần của bản Tuyên ngôn Độc lập mùa Thu 1945 đã biến thành một chính thể độc tài đảng trị từ lúc nào không hay, và (ii) một khi quyền lực nhà nước tập trung quá mức vào trong tay một người hay một nhóm người trong bối cảnh thiếu vắng các cơ chế kiểm soát quyền lực hữu hiệu thì người dân và xã hội đó bị tước mất các quyền tự do cơ bản với mức độ tương ứng.
2.
Trong bài phát biểu ra mắt cương vị chủ tịch Đảng Dân chủ Tự do Đức (FDP) ở Rostock trung tuần tháng 5/2011, chính trị gia người Đức gốc Việt Philipp Rösler đã so sánh hệ lụy khi người ta hạn chế tự do từng chút một với một câu chuyện ngụ ngôn về con ếch. Nếu ném con ếch vào nồi nước nóng nó sẽ phản xạ tức thì, nhảy ra khỏi nồi ngay. Nhưng nếu ném nó vào nồi nước lạnh rồi đun nóng dần thì nó sẽ nằm yên cho đến khi bị luộc chín. Hạn chế quyền tự do từng chút một rốt cuộc sẽ dẫn tới kết cục như vậy, bởi xã hội dần dần bị mất khả năng đề kháng.
Julius Fucik (1903–1943), một chiến sĩ cách mạng Cộng hòa Séc, bị Phát-xít Đức bắt giam năm 1942. Trong xà lim dành cho tử tù, ông đã cho ra đời tác phẩm nổi tiếng – “Reportáž psaná na oprátce” (Viết dưới giá treo cổ), với câu nói khiến nhân loại phải giật mình: “Hỡi nhân loại, hãy cảnh giác!” Còn nhà hoạt động nổi tiếng người Mỹ Wendell Phillips (1811-1884) khi diễn thuyết trước các thành viên của Hội Chống chế độ nô lệ Massachusetts (Massachusetts Anti-Slavery Society) ngày 28/1/1852 thì phát biểu: “Cái giá của tự do là sự cảnh giác thường trực; quyền lực luôn tước đoạt từ đa số sang cho thiểu số.”

 Bức tượng với dòng chữ “Eternal Vigilance Is the Price of Liberty
(Cái giá của tự do là sự cảnh giác thường trực) ở thủ đô Washington (Mỹ)
Liệu “chú ếch” Việt Namcó cần phải mất tới 2/3 thế kỷ để bị “luộc chín” trước sự mất cảnh giác của đa số người dân Việt Namhay không? Xin thưa, lịch sử nước nhà đã cho thấy là không cần phải mất nhiều thời gian đến thế. Chỉ hơn một năm sau ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh “trịnh trọng tuyên bố với thế giới” về nền “tự do, độc lập” của Việt Nam, trong Hiến pháp 1946 (bản Hiến pháp mang đậm dấu ấn của ông do Quốc hội khoá I thông qua ngày 9/11/1945) đã xuất hiện những dấu hiệu của sự tập trung quyền lực quá mức, mà nổi bật là Điều 50: “Chủ tịch nước Việt Nam không phải chịu một trách nhiệm nào, trừ khi phạm tội phản quốc.” Và đến khi Hiến pháp 1959 được Quốc hội thông qua ngày 31/12/1959 thì quyền lực nhà nước ở Việt Nam trên thực tế đã được trao vào tay Đảng Lao động Việt Nam (Lời nói đầu Hiến pháp 1959); quyền lập hiến của nhân dân vốn được quy định tại Điều 21 và Điều 70 của Hiến pháp 1946 cũng bị tước đoạt và trao cho Quốc hội tại Điều 50 và Điều 112 của Hiến pháp 1959. Tất cả đều diễn ra theo một “quy trình dân chủ” như những gì mà người đã khai sinh ra chế độ dân chủ cộng hoà này, trong giai đoạn ở đỉnh cao quyền lực của mình, mong muốn.
Ở Đức, chính Reichstagsbrandverordnung(Sắc lệnh của Tổng thống về việc bảo vệ nhân dân và nhà nước)[i]do Tổng thống Đức Paul von Hindenburg ban hành ngày 28/2/1933 Ermächtigungsgesetz(Luật Trao quyền)[ii] do Quốc hội Đức thông qua ngày 23/3/1933 đã biến chính phủ của Hitler thành một chính thể độc tài trên thực tế. Và rồi nhà độc tài khát máu này đã thổi luồng sinh khí mới cho Chủ nghĩa Xã hội Quốc gia hay Chủ nghĩa Quốc xã (National Socialism/Nazism), phát động cuộc chiến tranh thế giới lần thứ II, đồng thời gây ra nạn diệt chủng người Do Thái. Tên trùm phát-xít Hitler đã được trao quyền lực độc tài thông qua các quy trình dân chủ/pháp lý hợp thức trước sự mất cảnh giác của Tổng thống và cả Quốc hội Đức như thế, để rồi không lâu sau đó không chỉ nhân dân Đức mà cả thế giới phải trả một cái giá thật kinh hoàng.
Tại Nga, đất nước xứ sở bạch dương dưới thời Putin là một chính thể độc tài cá nhân điển hình. Chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Nga ngày 4/3/2012 hầu như đã chính thức kéo dài “triều đại Putin”, vốn bắt đầu từ năm 2000, đến tận năm 2024. Dĩ nhiên, bên cạnh những biện pháp “truyền thống” như trấn áp lực lượng đối lập, khống chế và kiểm duyệt báo chí chặt chẽ, ông ta cũng không quên lợi dụng các “quy trình dân chủ” trước sự mất cảnh giác của Quốc hội cũng như nhân dân Nga để thâu tóm và duy trì quyền lực độc tài của mình. Từ năm 1995, Hiến pháp Nga quy định những người đứng đầu các tỉnh, miền phải được dân cử thông qua hình thức bầu cử rộng rãi. Năm 2006, theo “sáng kiến” của tổng thống Putin, Hiến pháp lại quy định người đứng đầu các thực thể tỉnh, miền, nước cộng hòa tự trị trong Liên bang Nga là do tổng thống bổ nhiệm. Ngày 14/11 và 26/11/2008, lần lượt Hạ viện (Duma) và Thượng viện (Hội đồng Liên bang) của Nga thông qua việc sửa đổi hiến pháp, kéo dài nhiệm kỳ tổng thống từ 4 năm lên 6 năm, một động thái được những người hiểu biết lúc bấy giờ nhìn nhận là nhằm mở đường cho “triều đại” mới kéo dài 12 năm của Putin bắt đầu từ năm 2012. Những giọt nước mắt của Putin tại buổi mit-tinh mừng chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống tối 4/3/2012 hẳn khiến không ít người yêu mến nước Nga trên thế giới phải se lòng, tuy không phải cho ông ta mà là cho nhân dân Nga, cả những người đã bỏ phiếu cho Putin cũng như những người đã lựa chọn đối thủ của ông ta.

Nền dân chủ Thụy Sỹ dựa trên một kiểu phân chia quyền lực mà đối với người ngoài, nó dường như mơ hồ và mang bản chất dòng tộc. Tuy nhiên, trụ cột của hệ thống này lại chính là công cụ trưng cầu dân ý do người dân đề xướng (tức là, không phải hình thức trưng cầu dân ý điển hình do các chính trị gia đề xuất như ở nhiều nước khác); 100.000 phiếu, chẳng hạn, là đã có thể khởi xướng một cuộc trưng cầu dân ý nhằm thay đổi hiến pháp liên bang thành văn.
Phương thức này được sử dụng sau tình trạng nguy ngập của cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai, khi chính phủ tỏ ra miễn cưỡng trong việc từ bỏ những quyền lực không hạn chế mà nó giành được trong thời chiến. Một nhóm nhỏ người Thụy Sỹ gốc Pháp đã phát động chiến dịch đòi nhanh chóng quay trở lại hoàn toàn với nền dân chủ trực tiếp bằng cách lồng một điều khoản vào trong hiến pháp nhằm mục đích đảm bảo rằng chính phủ liên bang không thể lạm dụng những quyền lực khẩn cấp (emergency powers) của nó. Cuộc bỏ phiếu đại chúng vào ngày 11/9/1949 đã bãi bỏ các quyền lực thời chiến của chính phủ trung ương; ngược lại, nhiều chính thể dân chủ khác vẫn tiếp tục được phó thác những di sản toàn trị thời chiến một cách lâu dài.
(Nguồn: Wolfgang Kasper & Manfred E. Streit, Kinh tế học thể chế: Trật tự xã  hội và chính sách công, trang 335-336.)

3.
Ngày 29/11/2005, giữa lúc tình hình tham nhũng ở Việt Nam diễn biến ngày càng phức tạp và nghiêm trọng trước sự bất lực của hệ thống pháp luật hiện hành, Quốc hội khoá XI đã thông qua Luật Phòng chống tham nhũng, trong đó vai trò Trưởng Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng được giao cho Thủ tướng. Phải mất vài năm sau người ta mới “ngộ” ra rằng, với đầy đủ quyền hành pháp theo quy định của Hiến pháp, cộng thêm quyền chỉ đạo trực tiếp cả bộ máy tư pháp mà Luật PCTN trao cho, quyền lực của Thủ tướng CP quả là quá lớn trong khi lại thiếu hẳn một cơ chế giám sát và kiểm soát quyền lực hữu hiệu. Và, trái ngược với lời tuyên bố hùng hồn tại lễ nhậm chức Thủ tướng ngày 27/6/2006 (“Nếu tôi không chống được tham nhũng, tôi xin từ chức ngay!”), chính Thủ tướng đương nhiệm lại là nhân vật đang phải chịu nhiều tai tiếng nhất về tham nhũng, vấn nạn chẳng những không bị đẩy lùi mà còn ngày càng tác oai tác quái kể từ ngày Luật Phòng chống tham nhũng ra đời và chức vụ Trưởng Ban Chỉ đạo PCTN được trao vào tay Thủ tướng với bao kỳ vọng của cả các vị Đại biểu Quốc hội lẫn nhân dân cả nước. Trong bối cảnh đó, để trấn áp những tiếng nói đối lập dám thách thức quyền lực của mình, ngài Thủ tướng đã không ngần ngại sử dụng những biện pháp khác nhau, kể cả khi chúng xâm phạm các quyền tự do cơ bản mà Hiến pháp quy định và bị cộng đồng quốc tế lên án như việc ban hành Quyết định 97/2009/QĐ-TTg ngày 24/7/2009 hay vụ tống giam nhà hoạt động Cù Huy Hà Vũ ngày 5/11/2010.
Tuy nhiên, thay vì cải tổ hệ thống nhằm khắc phục tận gốc vấn đề thì giới lãnh đạo Việt Nam lại tìm cách sửa chữa sai lầm này bằng một sai lầm khác: Hội nghị TW 5 khoá XI diễn ra vào trung tuần tháng 5/2012 đã quyết nghị việc Tổng Bí thư BCHTW Đảng sẽ thay thế Thủ tướng trong vai trò Trưởng Ban Chỉ đạo TW về Phòng chống Tham nhũng, dĩ nhiên là vẫn theo một “quy trình dân chủ” mang đậm “bản sắc” của Đảng CSVN. Chưa ai dám chắc là tham nhũng có bị đẩy lùi như kỳ vọng của 175 vị Uỷ viên BCHTW Đảng kia hay không song điều mà có lẽ ai cũng nhìn thấy rõ là nguy cơ lạm dụng quyền lực của Tổng Bí thư kiêm Trưởng Ban Chỉ đạo PCTN Trung ương (một người vốn đã có quyền lực bao trùm nay lại còn được trao thêm quyền chỉ đạo trực tiếp cả lực lượng công an lẫn bộ máy tư pháp), nhất là trong bối cảnh Đảng CSVN cũng như các chức danh lãnh đạo của nó từ trung ương tới địa phương không phải chịu sự điều chỉnh của bất kỳ một đạo luật cụ thể nào.
Theo các nhà khoa học chính trị, quyền lực là khả năng gây ảnh hưởng đến cách ứng xử của người khác bất kể họ có kháng cự hay không. Vì vậy, khi người đứng đầu một chính thể được trao quyền lực quá lớn hoặc lạm dụng quyền lực trong bối cảnh thiếu vắng các cơ chế kiểm soát quyền lực hữu hiệu thì hệ quả tự nhiên là người dân hay xã hội đó không được hành xử tự do một cách thích đáng. Thậm chí, chính thể đó còn có thể biến thái thành kiểu chế độ độc tài quái đản như Đức Quốc xã hay các chế độ độc tài đảng trị khác, bất chấp một thực tế là chúng lại giương cao những giá trị nhân văn cao cả nhất ngay từ đầu, như tiến trình lịch sử thế giới thế kỷ 20 đã cho chúng ta thấy.
Bất luận thế nào, sau bao trải nghiệm xương máu với quyền lực chính trị trong nền dân chủ “gấp vạn lần tư bản” kể từ ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh “trịnh trọng tuyên bố với thế giới” về nền “tự do, độc lập” của Việt Nam trên quảng trường Ba Đình đến nay, thiết tưởng mỗi người dân Việt Nam cần khắc cốt ghi tâm câu thành ngữ phương Tây rằng “CÁI GIÁ CỦA TỰ DO LÀ SỰ CẢNH GIÁC THƯỜNG TRỰC!”



Ghi chú:
[i] Sắc lệnh do Tổng thống Đức Paul von Hindenberg ban hành nhằm phản ứng trước vụ toà nhà Quốc hội Đức bị hoả hoạn vào ngày 27/2/1933; nó đã vô hiệu hoá nhiều quyền tự do dân sự cơ bản của công dân Đức. Với việc các đảng viên Quốc xã nắm giữ những vị trí then chốt trong chính phủ, sắc lệnh đã được sử dụng làm cơ sở pháp lý cho việc bỏ tù bất cứ ai bị coi là đối thủ của Đảng Quốc xã, và nhằm trấn áp những những ấn bản bị cho là thiếu “thân thiện” với sự nghiệp cách mạng của đảng này.
[ii] Đạo luật do Quốc hội Đức thông qua và Tổng thống Paul von Hindenburg ký ban hành vào ngày 23/31933; nó cho phép nội các của Hitler ban hành pháp luật mà không cần sự tham gia của Quốc hội. Đạo luật quy định thời hiệu của nó là 4 năm trừ phi được Quốc hội gia hạn tiếp, điều mà trên thực tế đã xẩy ra tới 2 lần.


Bài đã đăng trên Bauxite Việt Nam ngày 18.9.2012 - http://boxitvn.blogspot.com/2012/09/cai-gia-cua-su-tu-do-la-su-canh-giac.html.

Tuesday, September 11, 2012

VIỆT NAM ĐANG ĐI VỀ ĐÂU?

Lê Anh Hùng
Hà Nội, 12/9/2012



Mấy ngày vừa qua, thông tin Việt Nam lại tụt hạng về năng lực cạnh tranh trong bản Báo cáo Năng lực Cạnh tranh Toàn cầu (Global Competitiveness Report - GCR) của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) hẳn không khỏi khiến nhiều người Việt Nam bi quan về hiện trạng và tương lai của đất nước.
Trong số 9 quốc gia ASEAN được khảo sát (trừ Lào và Myanmar), Việt Nam đứng sau Singapore (vị trí thứ 2), Malaysia (25), Brunei (28), Thái Lan (38), Indonesia (50) và Philippines (65), đồng thời chỉ đứng trên hai nước là Campuchia (vị trí thứ 85) và Timor Leste (136). 



Và trong khi Singapore tiếp tục giữ vững vị trí thứ 2 trên bảng xếp hạng, Malaysia chỉ tụt 4 bậc so với năm 2011 nhưng vẫn chiếm giữ vị trí khá cao (trước đó đã nhảy từ vị trí 26 năm 2010 lên vị trí 21 năm 2011), Brunei vẫn nằm ở vị trí 28 như năm 2011, Thái Lan tăng một bậc so với năm 2011, Indonesia chỉ tụt 4 bậc so với năm 2011, Philippines tăng đến 10 bậc so với năm 2011, Campuchia tăng ngoạn mục 12 bậc từ vị trí 97 năm 2011 thì Việt Nam chúng ta lại tụt những 10 bậc trong bảng xếp hạng năm 2012 sau khi đã tụt tới 6 bậc năm 2011. 

Rõ ràng, Việt Nam đang ngày càng đánh mất khả năng cạnh tranh so với đa số các nước ngay trong vùng trũng ASEAN chứ chưa bàn tới các khu vực phát triển hơn trên thế giới.
Mặc dù Myanmar, một nước ASEAN có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam, chưa bao giờ được đưa vào bản Báo cáo Năng lực Cạnh tranh Toàn cầu của WEF, song trên thực tế, trái ngược với Việt Nam, quốc gia suốt một thời gian dài nằm dưới chế độ độc tài quân sự này lại đang biến chuyển mau lẹ trước con mắt ngạc nhiên pha lẫn thán phục của cộng đồng quốc tế. Cách đây gần 9 tháng, trong bài “Cạnh tranh thể chế và thách thức với Việt Nam”, tác giả đã đưa ra nhận xét: “Chúng ta không thể thản nhiên đứng nhìn một Myanmar đang chuyển mình nhanh chóng theo xu thế tự do - dân chủ của thế giới, mà sớm muộn gì đó cũng là một đối thủ của chúng ta trên đấu trường kinh tế. Để giành chiến thắng trong cuộc cạnh tranh kinh tế đang diễn ra ngày một gay gắt trong một thế giới đang ngày càng ‘phẳng’ hơn theo xu thế toàn cầu hoá, trước hết chúng ta phải chiến thắng trong cuộc cạnh tranh thể chế quốc tế.” Và dấu hiệu thua cuộc dường như đã hiện rõ với Việt Nam ngay khi mà cuộc đấu kia chỉ mới bắt đầu thôi: trong khi Myanmar đã vứt bỏ chế độ độc tài quân sự vào sọt rác lịch sử thì Việt Nam vẫn khư khư cái thể chế độc tài đảng trị vốn là căn nguyên của tình trạng tụt hậu, rối ren và bế tắc hiện nay của nước nhà; trong khi Tổng thống Thein Sein của Myanmar đang lựa chọn những gương mặt cấp tiến, dám nghĩ dám làm cho nội các nhằm mục đích đẩy mạnh cải cách chính trị và canh tân đất nước thì TBT Nguyễn Phú Trọng của Việt Nam lại chỉ cần những cái máy để thực thi những “Cương lĩnh” hay “đường lối” của Đảng (những thứ vốn gần như “bất di bất dịch” suốt mấy chục năm qua); trong khi Myanmar đang đứng trước làn sóng đầu tư ồ ạt từ nước ngoài thì đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam lại giảm mạnh nhất Đông Nam Á ngay giữa lúc FDI đổ vào khu vực này năm 2011 tăng tới 26% so với năm 2010…


Trong bối cảnh kinh tế đình trệ và tham nhũng ngày càng tràn lan hiện nay, cũng như trước nhiều thách thức cam go cả đối nội lẫn đối ngoại mà đất nước đang phải đối mặt, bước “cải cách thể chế” đáng kể nhất mà Đảng và Nhà nước tiến hành đang thu hút nhiều sự chú ý của người dân lại là việc chuyển vai trò Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống Tham nhũng từ Thủ tướng sang Tổng Bí thư theo quyết nghị của Hội nghị Trung ương 5 khoá XI diễn ra vào trung tuần tháng 5 vừa rồi. 

Tuy nhiên, điều oái oăm là chức danh này lại được quy định trong Luật Phòng chống tham nhũng hiện hành. Vì thế, dù đã 4 tháng trôi qua kể từ sau Hội nghị TW 5 song Thủ tướng vẫn đường đường chính chính là Trưởng Ban Chỉ đạo PCTN; và để luật hoá quyết nghị của Ban Chấp hành TW Đảng, chính thức chuyển vai trò này sang cho Tổng Bí thư thì Quốc hội còn phải sửa đổi Luật Phòng chống tham nhũng, thậm chí còn phải chờ đến khi luật sửa đổi kia có hiệu lực thì Tổng Bí thư mới “danh chính ngôn thuận” trong vai trò mới mẻ đó. 

Nếu vậy, đây là lần đầu tiên ở Việt Nam, một vai trò của Tổng Bí thư được pháp luật điều chỉnh bằng một đạo luật cụ thể. Vấn đề xem ra không đơn giản chút nào khi mà từ trước đến nay Đảng CSVN, cũng như các chức danh của nó, vẫn “quen” với thực tế là không phải chịu sự điều chỉnh của những đạo luật vốn mang tính ràng buộc pháp lý chặt chẽ hơn so với những gì vẫn được quy định trong “Điều lệ Đảng”. 

Ngoài ra, biết đâu người ta lại chẳng đang lo sợ rằng điều này sẽ khơi mào cho đòi hỏi hoàn toàn chính đáng của người dân là cần phải luật hoá Điều 4 của Hiến pháp hiện hành?!

Đi về đâu hỡi người?!
Trong khi đa số nhân loại đang tiến nhanh về phía trước trên con đường tự do - dân chủ thì giới lãnh đạo Việt Nam lại vẫn loay hoay vá víu chiếc áo thể chế cũ nát và lỗi thời hòng cố duy trì một bộ máy ăn bám khổng lồ vốn chỉ còn biết “còn Đảng còn mình”. Việt Namđang đi về đâu? Câu hỏi ấy đặt ra lúc này xem ra không phải là để đánh giá nhận thức của ai mà là để đánh động lương tri của mỗi người dân Việt Nam trong giai đoạn quyết định hiện nay của dân tộc./.


Bài đã đăng trên Bauxite Việt Nam ngày 12.9.2012 - http://boxitvn.blogspot.com/2012/09/viet-nam-ang-i-ve-au.html

Tuesday, September 4, 2012

Blogger bình luận về blog Quan Làm Báo

VRNs (04.09.2012) – Sài Gòn – Chào quý vị! Trong thời gian gần đây xuất hiện một blog với cái tên là QuanLamBao, một blog được tạo từ công nghệ blog miễn phí của Google, với tên đầy đủ là QuanLamBao.BlogSpot.com. Điều làm cho các blogger nói riêng và cư dân mạng, là những người đọc tin trên internet, nói chung là blog QuanLamBao này cung cấp cho độc giả rất nhiều thông tin mà theo nhận định của nhiều người là thuộc dạng thâm cung bí sử của chế độ cộng sản Hà Nội hiện tại. Hầu giúp quí vị hiểu hơn về blog QuanLamBao này, chúng tôi mời quí vị lắng nghe cuộc phỏng vấn với blogger Lê Anh Hùng cũng là một công dân Việt đã nhiều lần làm đơn khiếu kiện lên các cấp và bộ ngành hơn bốn năm qua. Cuộc phỏng vấn được thực hiên tại Việt Nam vào lúc 9 giờ tối ngày 03.09.2012.



Thomas Việt, VRNs (PV): Chào blogger Lê Anh Hùng, anh nghĩ gì khi đọc những thông tin mà blog Quan Làm Báo cung cấp cho độc giả?
Blogger Lê Anh Hùng (LAH): Ban đầu, khi đọc những thông tin trên Quan Làm Báo vào thời điểm nó mới ra đời, cảm nhận của tôi là đầy hoài nghi. Đơn giản là bởi từ trước tới nay giới chức CS thường có những hành động tung hoả mù, gây nhiễu như luận như vậy. Tuy nhiên, càng về sau, khi mà Quan Làm Báo bộc lộ rõ ý đồ tấn công vào phe nhóm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đồng thời ủng hộ phe nhóm của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và sau đó là cả Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thì tôi không còn hồ nghi nữa. Bởi đây rõ ràng là cuộc chiến giữa các phe phái trong Đảng, và một khi người ta đã lấy thông tin làm vũ khí thì thông tin phải là SỰ THẬT vì lúc đó vũ khí mới đủ sắc bén để hạ gục đối thủ, nhất là khi mà ai cũng có thể nhận thấy là những thông tin đó phải được cung cấp bởi những người trong hệ thống, được tiếp cận với những thông tin vô cùng nhạy cảm kiểu như thế. Nếu thông tin không đúng sự thật thì kẻ tấn công không chỉ khó lòng hạ được đối thủ mà ngược lại, rất có thể còn bị “gậy ông đập lưng ông”.

PV: Như chúng ta biết các thông tin mà Quan Làm Báo cung cấp thuộc dạng thâm cung bí sử của chế độ cộng sản Hà Nội. Cảm nhận của anh khi đọc được những thông tin mà chỉ có 14 những người trong Bộ chính trị hiện tại mới có thể biết mà thôi là như thế nào?
LAH: Cảm nhận của tôi khi đọc những thông tin mà vốn dĩ chỉ có những người trong Bộ Chính trị hiện nay mới có thể biết là: Thứ nhất, đây là biểu hiện của sự đấu đá và tranh giành quyền lực, quyền lợi giữa các phe nhóm trong ban lãnh đạo ĐCSVN, vốn luôn diễn ra dai dẳng và chừng như không bao giờ chấm dứt. Việc những thông tin thuộc dạng thâm cung bí sử như thế được tung ra trước mắt bàn dân thiên hạ cho thấy cuộc đấu đá nội bộ này đang đến hồi gay cấn, quyết liệt.
Thứ hai, thực trạng tham nhũng và sự suy đồi đạo đức trong hệ thống đã lên tới mức độ mà ít ai có thể hình dung ra nổi trước khi những thông tin như thế bị phơi bày qua blog Quan Làm Báo; và không chỉ người dân bình thường mà ngay cả các “đồng chí” của bè lũ Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Văn Hưởng… cũng còn không ngửi nổi mùi xú uế toả ra từ những kẻ vẫn suốt ngày lảm nhảm những điệp khúc nào là “vì nước, vì dân” nào là “quyết liệt chống tham nhũng”, v.v.

PV: Theo anh thì những lợi ích mà người Việt nói chung và các blogger nói riêng có được trong suy nghĩ cũng như hành động một khi họ đọc được những thông tin như vậy là gì?
LAH: Hẳn nhiên là phần lớn người Việt nói chung và giới blogger nói riêng đều bị sốc khi đọc những thông tin trên Quan Làm Báo, chúng phơi bày thực trạng thối nát và tanh tưởi của chế độ cộng sản hiện nay đến mức độ mà chắc chắn là không nhiều người có thể mường tượng ra nổi. Chỉ có sự thật mới cứu được đất nước này khỏi tình trạng tụt hậu, rối ren, suy đồi và bế tắc hiện nay, đồng thời chỉ có những sự thật như thế mới đủ sức thức tỉnh đối với những ai (cả trong lẫn ngoài hệ thống) vẫn còn đang tỏ ra ngây thơ hay tự huyễn hoặc mình về bản chất của chế độ cộng sản. Vì vậy, bất kể mục đích của những người chủ trương Quan Làm Báo là thế nào, chúng ta cũng nên vui mừng và cần cổ vũ, tiếp sức cho nó. Cho dù phe phái nào giành thắng lợi trong cuộc chiến này, cho dù bọn họ hoàn toàn không vì dân vì nước đi chăng nữa, blog Quan Làm Báo cũng góp phần phơi bày bộ mặt thật của chế độ cộng sản ở Việt Nam, khiến cho nội bộ giới lãnh đạo ngày một thêm bất đồng, rối ren và thúc đẩy cái chế độ vô đạo đức, vô liêm sỷ này nhanh đến hồi sụp đổ.

PV:  Anh có thể cho thông tin về anh được không?
LAH: Tên tôi là Lê Anh Hùng, sinh năm 1973, hiện đang ở Hà Nội; số CMND là 012191640 do Công an Hà Nội cấp ngày 15/7/2004. Suốt hơn 4 năm nay, tôi vẫn theo đuổi việc tố cáo những tội ác tanh tưởi và rùng rợn của bè lũ Nông Đức Mạnh – Nguyễn Tấn Dũng – Hoàng Trung Hải. Tôi đã tố cáo, gửi đơn thư qua mạng Internet 66 lần tới đầy đủ các cơ quan hữu quan trong nước và hàng ngàn địa chỉ email khác, cũng như trực tiếp gửi đơn thư tại Công an Quảng Trị (ngày 16/11/2011) và qua một vị Đại biểu Quốc hội là ông Dương Trung Quốc (ngày 6/6/2012) nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết. Quý vị có thể tìm hiểu về vụ tố cáo của tôi qua blog cá nhân leanhhungblog.blogspot.com (nơi đăng tải đầy đủ các đơn thư tố cáo, cũng như các bài viết, các tác phẩm dịch của tôi), hoặc liên hệ trực tiếp với tôi qua số điện thoại 01243210177. Thông tin về vụ tố cáo của tôi nay đã nhan nhản trên mạng Internet, chỉ cần quý vị vào Google và gõ dòng chữ “Lê Anh Hùng” là tiện ích này sẽ cho ra rất nhiều thông tin về tôi, về các bài viết cũng như vụ tố cáo của tôi trên các trang mạng trong và ngoài nước. Những ai đã biết rõ về vụ việc mà tôi vẫn tố cáo suốt hơn 4 năm qua thì sẽ nắm được lý do tại sao blog Quan Làm Báo ra đời cũng như tại sao tình hình đất nước lại có nhiều diễn biến khó lường như mấy năm gần đây. Tuy nhiên, trong khuôn khổ của cuộc phỏng vấn này, tôi không thể trình bày về vụ việc của mình, mà xin hẹn quý vị thính giả vào một dịp khác.

PV: Cảm ơn anh Lê Anh Hùng đã cho Truyền Thông Chúa Cứu Thế chúng tôi cuộc phỏng vấn về nhận định của anh về blog QuanLamBao
LAH: Xin cám ơn Truyền Thông Chúa Cứu Thế đã dành cho tôi cuộc phỏng vấn này. Xin cám ơn anh Thomas Việt cùng cộng sự đã tổ chức cuộc phỏng vấn. Xin chào và hẹn anh cùng quý vị thính giả vào một dịp khác.
PV. Cảm ơn và chúc bình an
Thomas Việt, VRNs


Nguồn: Truyền Thông Chúa Cứu Thế, 4/9/2012 (http://www.chuacuuthe.com/archives/37575)



Chương trình Từ Cánh Đồng Mây phỏng vấn Lê Anh Hùng

Chương trình Từ Cánh Đồng Mây (Hoa Kỳ) phỏng vấn Lê Anh Hùng ngày 31/8/2012:



Saturday, September 1, 2012

Diễn đàn Paltalk Hội luận Phỏng vấn Hiện tình VN phỏng vấn Lê Anh Hùng

Diễn đàn Hội luận Phỏng vấn Hiện tình Việt Nam trên mạng Paltalk toàn cầu phỏng vấn Lê Anh Hùng ngày 22/8/2012: