Lê Anh Hùng | VOA| 10.4.2017
Mặc dù vấp phải không ít sự ngờ vực và thậm chí cả dèm pha song lời kêu gọi tổng biểu tình đòi các quyền dân sinh, dân chủ và chống hiểm hoạ Trung Quốc vào các ngày Chủ nhật bắt đầu từ 5/3/2017 do linh mục Nguyễn Văn Lý phát động vẫn tạo ra được sự lan toả nhất định, khiến nhà cầm quyền Việt Nam phải đối phó khá vất vả hơn một tháng qua.
Tổng biểu tình: vì sao?
Dưới sức nặng của những sai lầm chồng chất, các chế động cộng sản ở Liên bang Soviet và Đông Âu trước kia đều lần lượt sụp đổ. Kết cục đó trước hết xuất phát từ nguyên nhân nội tại; các nhân tố bên ngoài đơn giản là chỉ giúp cho quá trình đó diễn ra nhanh hơn. Một trong những nhân tố bên ngoài có tác dụng tích cực như thế là các cuộc biểu tình ôn hoà của các tầng lớp nhân dân. (Điều này cũng lặp lại trong các cuộc cách mạng màu diễn ra ở Đông Âu đầu thập niên 2000.)
Ở Việt Nam cũng vậy. Mặc dù sự sụp đổ của chế độ cộng sản trên dải đất hình chữ S là điều tất yếu, song nếu người dân không tự đứng lên qua các cuộc biểu tình ôn hoà để đòi nhà cầm quyền cộng sản phải trả lại các quyền tự do cơ bản chính đáng cho mình thì còn rất lâu nữa họ mới “tự giác” làm điều đó.
Ở Việt Nam cũng vậy. Mặc dù sự sụp đổ của chế độ cộng sản trên dải đất hình chữ S là điều tất yếu, song nếu người dân không tự đứng lên qua các cuộc biểu tình ôn hoà để đòi nhà cầm quyền cộng sản phải trả lại các quyền tự do cơ bản chính đáng cho mình thì còn rất lâu nữa họ mới “tự giác” làm điều đó.
Các cuộc xuống đường từ ngày 5/3
Có lẽ thành công đáng kể nhất của lời kêu gọi tổng biểu tình vừa qua là đã hâm nóng lại được bầu không khí đấu tranh vốn đã phần nào lắng xuống trước sự đàn áp khốc liệt của nhà cầm quyền, đặc biệt là thể hiện qua các cuộc xuống đường đầy khí thế của nhân dân hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Đòi hỏi của người dân là hoàn toàn chính đáng: Formosa phải đền bù thoả đáng cho nạn nhân của đại thảm hoạ môi trường do họ gây ra ở Miền Trung; dự án Formosa Hà Tĩnh phải chấm dứt hoạt động vì không đảm bảo được những đòi hỏi nghiêm ngặt về môi trường; Formosa Hà Tĩnh cũng như những kẻ đứng đằng sau nó phải bị khởi tố; nhà cầm quyền phải trả lại cho dân các quyền tự do cơ bản đã được ghi rõ trong Hiến pháp Việt Nam cũng như trong các công ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết, v.v.
Trước đòi hỏi chính đáng và khí thế của người biểu tình, nhà cầm quyền đã không dám mạnh tay trấn áp, ngay cả khi hàng ngàn bà con tràn vào trụ sở UBND huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) sáng ngày 3/4 và bắt giữ một viên công an trà trộn vào người dân ném đá kích động bạo loạn.
Đáng tiếc là lời kêu gọi tổng biểu tình đã không nhận được sự ủng hộ tích cực của một số người đấu tranh ở Hà Nội và Sài Gòn, hai trung tâm mạnh nhất của phong trào dân chủ Việt Nam nhiều năm qua. Trong đó, một bộ phận tuy không ủng hộ (với lý do là thực lực phong trào còn yếu, nhà cầm quyền đang tăng cường đàn áp, v.v.) nhưng cũng không phản đối; số còn lại thì viện những lý do nực cười như Cha Lý không đủ uy tín, hay lời kêu gọi đó chỉ là trò lừa đảo của “Thủ tướng” Đào Minh Quân, v.v. để công khai phản đối. Mặc dù số người ủng hộ lời kêu gọi vẫn đông hơn số dèm pha, song trong bối cảnh lực lượng đấu tranh còn mỏng, chừng đó đã đủ khiến nhân tâm bị phân tán, lực lượng bị chia rẽ. (“Nuôi quân ba năm, dụng một giờ” – có những dấu hiệu cho thấy bàn tay của an ninh cộng sản đằng sau sự dèm pha vô lối đó.)
Tổng biểu tình: như thế nào?
Từ trước tới nay, các cuộc biểu tình dẫn tới sự sụp đổ của một chế độ độc tài trên thế giới thường diễn ra tại những đô thị là trung tâm kinh tế - chính trị của quốc gia. Biểu tình ở các đô thị lớn dễ kéo theo sự tham gia của đông đảo quần chúng; một khi sức mạnh đám đông lan toả, quần chúng vượt qua được sự sợ hãi ban đầu, cuộc biểu tình có khả năng vượt ra ngoài khả năng kiểm soát và đàn áp của nhà cầm quyền. Do tầm quan trọng của các đô thị lớn trong đời sống chính trị quốc gia, nguy cơ hệ thống bị tê liệt rồi dẫn tới sụp đổ là rất cao.
Tại Việt Nam, Hà Nội và Sài Gòn là hai trung tâm chính trị và kinh tế quan trọng nhất cả nước. Nếu đám đông ban đầu đủ lớn, các cuộc biểu tình ở hai thành phố này rất dễ biến thành đại biểu tình, khiến hoạt động bình thường của thành phố bị tê liệt. Trong bối cảnh hệ thống đã bị phân hoá sâu sắc và ruỗng mục đến tận rường cột, điều này thực sự đe doạ đến an nguy của chế độ.
Ngoài ra, đặc điểm địa lý của Việt Nam khác với hầu hết các quốc gia đã từng diễn ra các cuộc biểu tình ôn hoà dẫn đến thay đổi chế độ. Địa thế của Việt Nam hẹp về chiều rộng và trải dài trên 3 ngàn km. Quốc lộ 1A kéo dài từ Lạng Sơn đến Cà Mau là tuyến đường giao thông huyết mạch xuyên suốt quốc gia, rất nhạy cảm không chỉ về an ninh quốc phòng mà cả an ninh kinh tế, khi được ví như mạch máu của nền kinh tế. Nếu Quốc lộ 1A bị chia cắt, không chỉ giao thông bắc - nam bị tê liệt mà hoạt động bình thường của nền kinh tế cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Kể từ khi vụ đại thảm hoạ môi trường do Formosa Hà Tĩnh gây ra bùng phát ở Miền Trung, một số lần ngư dân đã đổ ra quốc lộ 1A để biểu tình đòi Formosa bồi thường thiệt hại và chấm dứt hoạt động ở Hà Tĩnh. Mặc dù mới chỉ diễn ra ở quy mô nhỏ và mang tính chất ôn hoà song các cuộc biểu tình đó cũng đã khiến giao thông bắc - nam nhiều lần bị ách tắc.
Các cuộc xuống đường của ngư dân Miền Trung trong gần một năm qua, đặc biệt là từ ngày 5/3 đến nay, có thể được xem như những cuộc tập dượt hướng đến cuộc tổng biểu tình cuối cùng.
Vấn đề còn lại là hoạt động biểu tình ôn hoà ở Hà Nội, Sài Gòn và các thành phố khác cần tiếp tục như thế nào. Trước đây, các cuộc biểu tình chống Trung Quốc hay phản đối một chính sách không hợp lòng dân nào đó ở Hà Nội và Sài Gòn thường do các tổ chức xã hội dân sự (XHDS) phát động. Tuy nhiên, do bị nhà cầm quyền khủng bố và bao vây kinh tế nên các tổ chức XHDS chậm phát triển cả về bề rộng lẫn chiều sâu, số lượng người tham gia chưa nhiều. Những nhân vật nổi bật trong phong trào dân chủ hoặc bị bắt rồi kết án tù, hoặc bị giám sát chặt chẽ. Chưa hết, hầu như tổ chức XHDS nào cũng bị an ninh cộng sản cài cắm người nhằm theo dõi, phá hoại và gây chia rẽ từ bên trong.
Trong bối cảnh đó, để chuẩn bị lực lượng cho các cuộc biểu tình ôn hoà trong tương lai, các nhà hoạt động cũng như những người tâm huyết với phong trào đấu tranh dân chủ cần phát triển lực lượng theo cách phát triển mạng lưới của hoạt động bán hàng đa cấp: mỗi thành viên trong mỗi tổ chức XHDS xây dựng nhóm bí mật của mình (gồm những bạn bè, người thân chưa tiện lên tiếng hay hoạt động công khai) và giữ bí mật về nhóm với các thành viên trong tổ chức XHDS đó; đến lượt mình, mỗi thành viên trong nhóm lại kêu gọi thêm thành viên hoặc tự xây dựng nhóm bí mật của riêng mình. Mỗi khi biểu tình diễn ra, các thành viên XHDS sẽ khích lệ các thành viên trong nhóm bí mật đi theo quan sát để họ bạo dạn dần. Nếu cuộc biểu tình bị đàn áp, họ chỉ cần đứng ngoài quan sát; nếu không bị đàn áp, họ thậm chí có thể hoà vào cuộc biểu tình. “Đội quân tuyến hai” này là lực lượng mà an ninh cộng sản e ngại nhất, bởi họ vừa đông vừa khó kiểm soát.
Các cuộc “biểu tình du kích” mà nhiều người đấu tranh đang áp dụng ở Hà Nội và Sài Gòn hiện nay cần được nhân rộng vì chúng vừa có tác dụng khuấy động phong trào, thức tỉnh nhân dân, vừa khiến nhà cầm quyền phải vất vả đối phó. Địa điểm biểu tình là những tuyến phố nhiều người qua lại hay khu dân cư đông đúc.
Ngoài ra, hoạt động cướp đất núp dưới vỏ bọc là các dự án kinh tế - xã hội đang tạo ra một đội ngũ dân oan ngày càng đông đảo, đặc biệt là xung quanh các đô thị lớn trong cả nước. Lực lượng này cần được tổ chức và kết nối với các tổ chức XHDS đấu tranh cho quyền lợi người dân cũng như kết nối với nhau để tham gia hoạt động biểu tình ôn hoà đòi dân quyền, dân chủ và để nhất tề đứng lên khi thời cơ chín muồi.
Bài viết này không nhằm mục đích kích động bạo loạn, mà chỉ ủng hộ các cuộc biểu tình ôn hoà, bất bạo động của người dân trong cuộc đấu tranh để giành lại các quyền tự do cơ bản mà họ đã bị tước đoạt hơn 2/3 thế kỷ qua. Nếu một cuộc chuyển đổi thể chế êm thấmkhông được lựa chọn, cuộc tổng biểu tình cuối cùng dưới chế độ cộng sản tất yếu sẽ diễn ra. Và e rằng đến lúc ấy chính quyền cộng sản Việt Nam không còn có thể định đoạt được tính chất ôn hoà hay bạo động của nó.
* Blog của nhà báo Lê Anh Hùng là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Lê Anh Hùng là một blogger/dịch giả/nhà báo độc lập ở Hà Nội và là người đấu tranh vì tự do, dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam từ nhiều năm nay.
Không giống như dự kiến của các nhà dân chủ, cuộc Tổng biểu tình tổ chức ngày 5/3 vừa qua đã bị thất bại nặng nề, trở thành trò cười cho cư dân mạng. Khí thế cuộc tổng biểu tình khi được phát động trên mạng hừng hực bao nhiêu, được sự ủng hộ của hàng nghìn “anh hùng bàn phím” như thế nào, thì đến khi cuộc Tổng biểu tình được tổ chức thực sự thì nó trở nên ảm đạm, u ám bấy nhiêu. Gọi là tổng biểu tình mà cuối cùng có chưa đến 100 người tham gia trên khắp cả nước, trong khi Nghệ An, Hà Tĩnh, nơi được coi là “nóng nhất” lại chỉ dừng lại là buổi tụ tập giáo dân cầu nguyện do linh mục Anton Đặng Hữu Nam tiến hành.
ReplyDeleteTrước hết, cuộc biểu tình không nhận được sự ủng hộ của người dân, không chỉ người dân ở một vài địa phương mà đó là người dân trên cả nước. Vẫn lí do, xuống đường để bảo vệ môi trường, tuy nhiên, khác với thời gian tháng 4, tháng 5 năm 2016 có thể thu hút hàng trăm người dân tham gia diễu hành, thì cuộc biểu tình này không thu hút sự chú ý của dân chúng Việt Nam. Có sự khác nhau như vậy, bởi lẽ người dân ở các địa phương đặc biệt là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đã nhìn ra bộ mặt giả tạo, dối trá của đám “dân chủ” trong nước, thấy được rõ âm mưu lợi dụng sự cố miền trung để tiến hành gây rối, chống chính quyền của đám này.
ReplyDeleteLợi dụng sự cố môi trường đã không còn vấn đề h”hot” thu hút sự chú ý của người dân. Họ nhận thấy những nỗ lực của chính quyền trong việc giải quyết sự cố biển, giúp đỡ ngư dân gặp ảnh hưởng của sự kiện này. Qua những chuyển biến tích cực của tình hình, người dân đã nhận ra: sự cố môi trường biển miền trung chỉ được giải quyết với sự tham gia của chính quyền các cấp, Tập đoàn Formosa và sự phối hợp của người dân chứ không phải đám kích động, gây rối. Nếu nhìn lại các hình ảnh của cuộc Tổng biểu tình vừa qua, chúng ta nhận thấy chủ yếu là các gương mặt dân chủ quen thuộc, những kẻ vốn kiếm sống bằng nghề biểu tình hoặc một số giáo dân, bị một số linh mục xấu: Nguyễn Đình Thục, Anton Đặng Hữu Nam kích động, gây rối nhằm phá hoại an ninh trật tự.
ReplyDeleteCuộc biểu tình diễn ra khi đám dân chủ không thống nhất, lục đục trong nội bộ, thiếu người cầm đầu khiến kết quả không như mong đợi của chúng. Linh mục Thadeus Nguyễn Văn Lý, một cựu tù nhân chính trị thay mặt cho Tập hợp quốc dân Việt Nam phát động cuộc Tổng biểu tình, tuy nhiên người ta không biểu tổ chức này là gì, do ai cầm đầu, bao nhiêu thành viên hay do Nguyễn Văn Lý tự nặn ra. Mặt khác, Nguyễn Văn Lý đã không còn tiếng vang như ngày nào sao thời gian ngồi “bóc lịch” trong tù, nên tiếng nói không đủ trọng lượng để thu hút đám dân chủ trong nước, thời gian diễn ra biểu tình y lại không thể ra ngoài kích động (vì đang bị quản chế tại Huế). Thế nên, cuộc biểu tình vừa qua rơi vào tình trạng “rắn mất đầu”, thất bại là không thể tránh khỏi.
ReplyDeleteNhà nước quá nhân đạo. Và đụng bọn phản loạn chúng sẽ gào lên vi phạm tôn giáo, vi phạm nhân quyền. Nhưng không, mình là người dân, mình chỉ thẳng mặt phản loạn.Cha mà suốt ngày không truyền giảng đạo chỉ toàn đi truyền phản loạn. Giáo hội Việt Nam sao không phế những thằng cha mất chất đi? Cha đi xe sang con chiên còng lưng kiếm tiền nuôi cha.
ReplyDeleteKhông giống như dự kiến của các nhà dân chủ, cuộc Tổng biểu tình tổ chức ngày 5/3 vừa qua đã bị thất bại nặng nề, trở thành trò cười cho cư dân mạng. Khí thế cuộc tổng biểu tình khi được phát động trên mạng hừng hực bao nhiêu, được sự ủng hộ của hàng nghìn “anh hùng bàn phím” như thế nào, thì đến khi cuộc Tổng biểu tình được tổ chức thực sự thì nó trở nên ảm đạm, u ám bấy nhiêu. Biểu tình để kiếm tiền tất sẽ thất bại
ReplyDeleteNguyễn Đình Thục đã kích động hàng trăm giáo dân tiến hành biểu tình bằng nhiều cách thức khác nhau, trong đó lực lượng chủ đạo là giáo dân Song Ngọc, Nghệ An kéo vào Hà Tĩnh khởi kiện Formosa, đúng là những kẻ tâm địa không tốt thì có khuyên bảo thế nào đi chăng nữa thì họ cũng không nghe đâu. Cần có biện pháp mạnh tay hơn với những người như vậy.
ReplyDeleteTrong thời gian qua, người dân cả nước đã được chứng kiến hàng loạt các cuộc biểu tình, tuần hành tự phát, có mục đích chống phá chính quyền nhân dân. Trong số đó, nổi bật hơn cả là vụ việc linh mục Tadeo Nguyễn Văn Lý - đại diện cho tổ chức phản động Quốc Dân Việt đã kêu gọi quần chúng nhân dân tại 13 tỉnh, thành phố của Việt Nam (gồm: Hà Nội, Sài Gòn, Vinh, Hà Tĩnh, Huế, Đắc Lăk, Cần Thơ, Thái Bình, Nha Trang, Quảng Bình, Đồng Nai, An Giang và Bình Dương) xuống đường biểu tình trong ngày 05/03/2017.
ReplyDeleteNhững kẻ hám tiền, chỉ cần có tiền của ngoại bang là sai gì chúng cũng làm, không từ thủ đoạn, không cần biết đúng sai. Chúng đang cố tình khơi dậy nỗi sợ hãi cũng như sự bức xúc của bà con ngư dân, sự hiểu lầm của nhân dân cả nước với sự cố biển miền Trung. Mục đích của chúng chỉ là chống phá đất nước, chống phá chế độ bởi những chiêu trò bẩn thỉu, dàn dựng.
ReplyDeleteGọi là tổng biểu tình mà cuối cùng có chưa đến 100 người tham gia trên khắp cả nước, trong khi Nghệ An, Hà Tĩnh, nơi được coi là “nóng nhất” lại chỉ dừng lại là buổi tụ tập giáo dân cầu nguyện do linh mục Anton Đặng Hữu Nam tiến hành. Rất nhiều người tham gia bàn tán: Tại sao cuộc Tổng biểu tình lại thất bại thê thảm vậy? Một trò hề của đám dân chủ trong nước
ReplyDeleteNếu nhìn lại các hình ảnh của cuộc Tổng biểu tình vừa qua, chúng ta nhận thấy chủ yếu là các gương mặt dân chủ quen thuộc, những kẻ vốn kiếm sống bằng nghề biểu tình hoặc một số giáo dân, bị một số linh mục xấu: Nguyễn Đình Thục, Anton Đặng Hữu Nam kích động, gây rối nhằm phá hoại an ninh trật tự. Bọn bán nước cầu vinh
ReplyDeleteNgười ta thấy ngán ngẩm khi nhìn thấy người đứng đầu giáo xứ lại đi cầm loa, hoa chân, múa tay kèm theo những lời lẽ thiếu chuẩn mực, khi mọi người đã thấy rõ được điều này và nhận thấy rằng nó chẳng đúng gì rồi thì quả thật thất bại với việc không kêu gọi được ai dại dột là hoàn toàn đã được dự báo trước.
ReplyDeleteNgười ta thấy ngán ngẩm khi nhìn thấy người đứng đầu giáo xứ lại đi cầm loa, hoa chân, múa tay kèm theo những lời lẽ thiếu chuẩn mực thay vì ngồi trong nhà thờ giảng giải những điều tốt đời đẹp đạo, tất cả khi đã thấy được rõ những âm mưu chẳng hề tốt đẹp gì đằng sau những lời kêu gọi đó rồi thì chắc chắn rằng sẽ chẳng có ai rơi vào âm mưu đó đâu.
ReplyDeletebiểu tình dường như là một chiêu trò mà các phần tử xấu, các phần tử lợi dụng thường xuyên sử dụng nó để hoạt động chống lại chính quyền, chống lại lợi ích chung. Biểu tình đã và đang dần dần lộ bộ mặt của mình là một thứ gì mà được lợi dụng để hoạt động ở Vn chứ không phải tồn tại theo đúng nghĩa nên chúng ta đừng hiểu nhầm
ReplyDelete