Wednesday, November 25, 2015

Người Trung Quốc cắm chốt ở Bình Thuận: Ai đã rước giặc vào nhà?

Lê Anh Hùng | Bauxite ViệtNam | 26.11.2015



Trung tâm Nhiệt điện Vĩnh Tân là trung tâm nhiệt điện đốt than lớn nhất cả nước. Trung tâm nằm ở xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận và bao gồm 4 nhà máy nhiệt điện. Tổng diện tích toàn bộ trung tâm là hơn 100ha, với chiều dài hơn 1km dọc theo quốc lộ 1A và chiều rộng khoảng 1km tính từ quốc lộ ra tới biển.
Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 1 được đầu  tư  theo hình thức  xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT). Liên danh hai nhà đầu tư Trung Quốc là Công ty TNHH Lưới điện Phương Nam và Công ty TNHH Điện lực quốc tế Trung Quốc góp 95% vốn; 5% vốn còn lại là của Tổng Cty Điện lực Vinacomin thuộc Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam. Sau khoảng 4 năm xây dựng, chủ đầu tư sẽ được vận hành, kinh doanh trong 25 năm, trước khi chuyển giao cho phía Việt Nam. Ngoài chủ đầu tư là hai doanh nghiệp Công ty Lưới điện Phương Nam và Điện lực quốc tế Trung Quốc, tổng thầu Thiết kế - Mua sắm - Xây dựng (EPC) cũng do các doanh nghiệp Trung Quốc đảm nhận gồm Viện Nghiên cứu Thiết kế Quảng Đông và Công ty Xây dựng Nhiệt điện Quảng Đông. Nhà máy được khởi công từ ngày 18/7/2015.

Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2 do EVN làm chủ đầu tư, Ban QLDA Nhiệt điện Vĩnh Tân quản lý dự án. 85% tổng mức đầu tư của nhà máy là vốn tín dụng xuất khẩu ưu đãi, thương mại người mua của Ngân hàng Xuất Nhập khẩu Trung Quốc và ODA của Chính phủ Trung Quốc; 15% còn lại là vốn đối ứng của EVN. Dự án do nhà thầu Công ty Tập đoàn Điện Thượng Hải (Shanghai Electric Group Company Ltd – SEC) làm tổng thầu EPC. Nhà máy khởi công ngày 8/8/2010 và hoàn thành ngày 9/9/2014.
Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 3 do Cty Cổ phần Năng lượng Vĩnh Tân 3 làm chủ đầu tư theo hình thức BOT. Cty này gồm 3 cổ đông, trong đó cổ đông lớn nhất, chiếm 49% cổ phần, là Cty OneEnergy Ventures Ltd của Trung Quốc. Nhà máy do Cty Công trình điện quốc tế Harbin (Trung Quốc) xây dựng. Tháng 6 vừa qua, Phó Thủ tướng gốc Tàu Hoàng Trung Hải đã chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam thay đổi chủ đầu tư dự án. Tuy nhiên, cụ thể thay đổi thế nào thì chưa thấy thông báo chính thức. Hiện nhà máy đang trong giai đoạn san lấp mặt bằng, chưa chính thức khởi công.
Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 4 do Tổng Công ty Phát điện 3 (EVNGENCO 3) làm chủ đầu tư; Tổ hợp Nhà thầu Tập đoàn Công nghiệp nặng Doosan (Hàn Quốc), Tập đoàn Mitsubishi (Nhật Bản), Cty Cổ phần Tập đoàn Thái Bình Dương và Cty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 2 (PECC 2) làm tổng thầu EPC. Nhà máy được khởi công ngày 9/3/2014.
Địa điểm mà Trung tâm Nhiệt điện Vĩnh Tân toạ lạc là một vị trí hết sức xung yếu về an ninh - quốc phòng: một bên là Biển Đông, một bên là dãy núi dài hiểm trở, chính giữa là quốc lộ 1A (tuyến đường duy nhất nối liền Nam - Bắc ở khu vực này), chưa kể Cảng Tổng hợp Vĩnh Tân bên cạnh Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 1 và tuyến đường sắt Bắc - Nam cũng chạy qua đây. Vị trí này vừa thuận lợi cho việc chia cắt Việt Nam thành hai phần khi hữu sự, vừa thuận lợi cho lực lượng đổ bộ từ biển vào.
Ngày 14/4 vừa qua, chỉ vài trăm người dân địa phương đổ ra đường để phản đối tình trạng ô nhiễm môi trường do Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2 gây ra thôi mà đã khiến quốc lộ 1A ách tắc hàng chục km.
Bản thân Trung tâm Nhiệt điện Vĩnh Tân cũng là đối tượng cần bảo vệ vì nó liên quan đến cả an ninh năng lượng lẫn an ninh quốc phòng của Việt Nam.
Bất chấp thực tế trên, trong số 4 nhà máy nhiệt điện được xây dựng tại đây lại có đến 3 nhà máy liên quan tới Trung Quốc: 1 nhà máy do nhà thầu Trung Quốc làm tổng thầu (Vĩnh Tân 2) và 2 nhà máy khác  do nhà thầu Trung Quốc làm chủ đầu tư (Vĩnh Tân 3 và đặc biệt là Vĩnh Tân 1), với thời gian cả xây dựng và vận hành khoảng 30 năm. Nghĩa là tại vị trí yếu huyệt này sẽ có hàng ngàn người Trung Quốc túc trực trong hàng chục năm, chẳng khác gì lưỡi dao gí vào yết hầu Việt Nam cả.
Quốc lộ 1A là tuyến độc đạo nối liền Nam - Bắc ở đây; bên trái QL 1A là dải núi dài và hiểm trở, bên phải là Trung tâm Nhiệt điện Vĩnh Tân nằm cạnh bờ Biển Đông
Hệ thống hào rộng và sâu bao quanh các nhà máy
Khu nhà ở của công nhân Trung Quốc trong Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 1
Các nhà máy đều lấn ra biển thêm hàng trăm mét một cách vô tội vạ
Cảng Tổng hợp Vĩnh Tân, nằm ngay cạnh Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 1
Tuyến đường sắt Bắc – Nam chỉ cách Trung tâm Nhiệt điện vài trăm mét.
Một góc Trung tâm Nhiệt điện Vĩnh Tân, gần nhất là Nhà máy NĐVT 1, xa nhất là NMNĐVT 4
Quốc kỳ Trung Quốc tung bay tại Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 1. Nó sẽ còn bay phấp phới như thế trong ít nhất 30 năm nữa. Chưa ai biết 30 năm tới tình hình ở đây sẽ ra sao, nhưng hiện giờ thì Tiếng Việt đã trở thành ngôn ngữ phụ, nằm dưới Tiếng Trung rồi. 

Một văn bản quản lý nhà nước liên quan đến Trung tâm Nhiệt điện Vĩnh Tân – Nguồn: Cổng Thông tin Điện tử Chính phủ
Trung tâm Nhiệt điện Vĩnh Tân nằm xa nguồn cung cấp nhiên liệu (than đá) thì đã đành, nhưng việc nó nằm xa cả các trung tâm tiêu thụ điện năng chủ yếu như Sài Gòn, Đồng Nai hay Bình Dương là rất khó hiểu, bởi điều này sẽ gây ra mức độ tổn hao điện năng lớn trong quá trình truyền tải. Ngoài ra, việc các nhà máy phải san lấp hàng chục ha mặt biển vừa tốn kém vừa gây tác hại lâu dài về môi trường.
Kinh tế và môi trường là hai yếu tố quan trọng nhất khi đánh giá một dự án. Vậy yếu tố gì đã khiến cả kinh tế lẫn môi trường đều bị xếp xuống thứ yếu ở đây?
Trung Quốc vẫn nuôi dã tâm thôn tính Việt Nam từ hàng ngàn năm nay. Họ đã chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa, xâm chiếm một phần quần đào Trường Sa và đang âm mưu nuốt gọn quần đảo này, đồng thời thường xuyên đe doạ xâm lược Việt Nam và phá hoại Việt Nam trên mọi mặt. Như một phản ứng tự nhiên, bất kỳ một người Việt Nam bình thường nào cũng đều đề cao ý thức cảnh giác với Trung Quốc. Quyết định số 1275/2007/QĐ-BCA ngày 26/10/2007 của Bộ trưởng Công an thậm chí còn cấm cán bộ, chiến sỹ công an kết hôn với người Hoa.
Vì thế, thật khó hiểu khi người ta không chỉ giao cho người Trung Quốc làm chủ đầu tư dự án tại một vị trí xung yếu như Trung tâm Nhiệt điện Vĩnh Tân mà còn cho phép họ tuyển một lúc hàng trăm “lao động nước ngoài” hồi tháng 8/2015.
Câu hỏi không thể không đặt ra ở đây: Ai đã rước giặc vào nhà thông qua các dự án đầu tư tại Trung tâm Nhiệt điện Vĩnh Tân? Ai đã đồng loã hay tiếp tay cho hành động đó?
*Ảnh trong bài: Lê Anh Hùng

Monday, November 23, 2015

Hai phiên toà, hai quốc gia và những bộ mặt hèn hạ, nhơ nhuốc

Lê Anh Hùng



Hôm nay, phiên toà của nền tư pháp “xã hội chủ nghĩa” ở Long An sẽ xét xử Mai Trung Tuấn, 1 em bé mới 15 tuổi, với tội danh “cố ý gây thương tích”, chỉ vì em đã hiên ngang chống lại những tên cướp đội lốt “người thi hành công vụ” khi chúng xông vào nhà em đòi cướp đoạt nhà cửa đất đai, bắt bớ người thân và đẩy gia đình em vào đường cùng.
Hôm nay cũng là ngày Tòa án Trọng tài Thường trực (Permanent Court of Arbitration)  tổ chức cuộc điều trần từ ngày 24 ÷ 30/11/2015 tại Hague, Hà Lan về vụ Philippines kiện Trung Quốc vì hành vi xâm chiếm biển đảo, trong bối cảnh nhà cầm quyền Việt Nam khiếp nhược đến mức không dám dù chỉ đưa Trung Quốc ra toà về hành vi xâm lược Hoàng Sa, thôn tính dần Trường Sa mà cha ông đã đổ bao xương máu gìn giữ.


Phái đoàn Philippines trong phiên điều trần đầu tiên
tại Tòa án Trọng tài Liên Hiệp Quốc tháng 7/2015
Rõ ràng, những kẻ đại diện cho cái chính thể vẫn tự vỗ ngực là “của dân, do dân và vì dân” ở Việt Nam còn thua xa một em bé 15 tuổi, vì dù còn nhỏ tuổi nhưng em đã biết vùng lên chống lại những tên kẻ cướp xông vào nhà mình. 
Hèn hạ và bỉ ổi thay, chính những kẻ đó lại đưa em ra toà để “xét xử” em về hành vi chính đáng của em.
Thật nhục nhã và đê hèn, hỡi những Hùng–Dũng–Sang–Trọng cùng đám tay sai “công an nhân dân” tàn ác và nhơ bẩn của các ông!!!

Saturday, November 21, 2015

Vì sao chính phủ Việt Nam vẫn phớt lờ hiểm hoạ Trung Quốc mang tên Silver Shores?

Lê Anh Hùng | VOA| 21.11.2015



Một trong những khách sạn của người TQ đối diện khu
du lịch Silver Shores trên đường Võ Nguyên Giáp.
Ngày 14/9/2015, VOA đăng bài “Ai đã ‘rước’ một công ty TQ trá hình vào cắm chốt những vị trí hiểm yếu ở Đà Nẵng?” của tác giả Lê Anh Hùng. Bài viết đã vạch trần mánh khoé của Cty Silver Shores trong việc qua mặt nhà chức trách Việt Nam để được cấp một khu đất rộng tới 30ha trải dài 1km dọc bờ biển Đà Nẵng và ngay trước mặt sân bay Nước Mặn.
Thủ đoạn của nhà đầu tư “made in Trung Nam Hải” này là (i) thành lập công ty ma Silver Shores Ltd. ở Hồng Kông; (ii) thành lập chi nhánh của Silver Shores Ltd. tại Mỹ, cũng mang tên Silver Shores Ltd.; và (iii) sử dụng pháp nhân Silver Shores của Mỹ để chiếm lĩnh những vị trí nhạy cảm về an ninh – quốc phòng ở Đà Nẵng thông qua các dự án kinh tế trá hình.

Sau khi qua mặt chính quyền Việt Nam từ trung ương đến địa phương một cách ngoạn mục, cả công ty con Silver Shores Ltd. ở Mỹ lẫn công ty mẹ Silver Shores Ltd. ở Hồng Kông đều cùng nhau “hô biến”.

Silver Shores Ltd. ở California đã giải thể - Ảnh chụp từ trang thông tin doanh nghiệp bang California.

Ảnh chụp thông tin về Silver Shores International Limited trên website của Cơ quan Đăng ký Doanh nghiệp Hồng Kông; Silver Shores Ltd. đã biến mất.
Lời cảnh báo về hiểm hoạ Trung Quốc mang trên Silver Shores nói trên đã được nhiều trang mạng uy tín trong nước như Bauxite Việt Nam hay Việt Nam Thời Báo đăng lại, và được dư luận hết sức quan tâm.
“Trong 90 triệu người Việt chắc không ai muốn bị ám ảnh bởi ý nghĩ ĐCSVN là bán nước, hoàn toàn không. Nhưng những sự thật như thế này thì dân chúng chẳng biết đường nào giải thích. Nếu tính từ việc bán rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, những trụ sở cực kỳ hệ trọng ủy thác cho TQ xây như trụ sở Bộ Công an trên đường Phạm Văn Đồng Hà Nội, cho đến những khu ‘nhượng địa’ 50-70 năm như Vũng Áng, hay Đà Nẵng (bài dưới đây) thì rõ ràng, "hầm chông" của bạn vàng cắm lên mình Tổ quốc mỗi ngày đang một lan rộng dần.
Để giữ được niềm tin cho dân, câu trả lời thiết thực nhất chỉ có thể là một chủ trương xuyên suốt, thể hiện bằng những đối sách nhất quán từ trên xuống dưới, để chặn đứng ngay lập tức âm mưu ‘tằm ăn dâu’ hung hiểm kia, cũng như vô hiệu hóa rốt ráo những ‘cái bẫy’ có thể đã giăng lên mà chưa biết khi nào sẽ sập.”
Lời đề dẫn của Bauxite Việt Nam cho bài viết.
“… Vấn đề là tại thời điểm cấp giấp phép 21/6/2006, Silver Shores Ltd. với tư cách pháp nhân theo pháp lý của bang California có đang hoạt động (active) hay đã giải thể (dissolved)? 
=> Nếu đã giải thể trước ngày cấp giấp phép 21/6/2006, VN có thể xóa hợp đồng đầu tư ngay; 
=> Nếu đã giải thể sau ngày cấp giấp phép 21/6/2006, Bộ Kế hoạch & Đầu tư - đặc biệt cá nhân Bộ trưởng Bùi Quang Vinh - cần xem xét kỹ các khoản ràng buộc 2 bên trong giấp phép này, để hoặc xóa hợp đồng đầu tư ngay, hoặc có những biện pháp khẩn cấp khác.”
Trích một bình luận dưới bài viết trên trang Việt Nam Thời Báo.
Những tưởng sau khi cả truyền thông quốc tế lẫn truyền thông độc lập trong nước cùng lên tiếng, nhà cầm quyền Việt Nam, chính phủ trung ương cũng như chính quyền địa phương, sẽ có biện pháp ngăn chặn và tiến tới giải quyết rốt ráo hiểm hoạ Silver Shores ở Đà Nẵng.
Nhưng không, phản ứng của nhà chức trách Việt Nam xem ra chỉ là việc lãnh đạo Đà Nẵng yêu cầu kiểm tra hiện tượng người Trung Quốc mua đất ven biển Đà Nẵng, đặc biệt là trước mặt hoặc gần khu khách sạn và sòng bài Silver Shores (nay đã đổi tên thành Crown Plaza), một vấn đề mà bài báo đã nêu.
Và theo VietNamNet, mặc dù “các cơ quan thông tin đại chúng lên tiếng cảnh báo, chính quyền thành phố đang tìm biện pháp xử lý thì việc chuyển dịch nhà, đất ven biển cho người Trung Quốc vẫn diễn ra bình thường, chỉ khác là các giao dịch đều trở nên kín kẽ hơn”.
Đáng báo động hơn, mới đây chính quyền Tp Đà Nẵng thậm chí còn chấp thuận cho Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Silver Shores đưa 300 lao động kỹ thuật từ Trung Quốc sang để thực hiện giai đoạn 2 của dự án: Lấy lý do để kịp phục vụ Hội nghị APEC 2017 (dù đến nay Uỷ ban Quốc gia APEC 2017 vẫn chưa có văn bản chính thức chọn ai thực hiện các công trình phục vụ APEC), Silver Shores đề nghị tăng thêm 650 lao động, trong đó có 350 lao động phổ thông người Việt Nam và 300 lao động kỹ thuật người Trung Quốc, nghĩa là cứ 1 lao động phổ thông người Việt sẽ được “kèm” bởi một cán bộ kỹ thuật người Hoa.
Silver Shores không phải là hiểm hoạ của riêng địa phương Đà Nẵng, mà là vấn đề hệ trọng liên quan đến an ninh quốc gia. Đây cũng là dự án do Bộ Kế hoạch - Đầu tư cấp phép. Thế nên thật lạ lùng là cho đến nay chính phủ Việt Nam vẫn chưa hề lên tiếng về vấn đề mà dư luận đặc biệt quan tâm và lo lắng này.
  • Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Lê Anh Hùng là một blogger tự do trẻ trong nước tranh đấu cho tự do, dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam.


Nguồn: VOA

Wednesday, November 18, 2015

Cuộc cất bốc và cải táng mộ cho một người lính VNCH

Lê Anh Hùng



Theo thông tin từ người dân địa phương, chúng tôi được biết về ngôi mộ của một người lính thuỷ quân lục chiến thuộc quân đội VNCH. Anh ngã xuống ở Lăng Cô, Thừa Thiên - Huế trong những ngày tháng cuối cùng của cuộc chiến tranh “nồi da xáo thịt” hơn 40 năm về trước. Một người dân địa phương tốt bụng nhưng sợ sệt chỉ dám chôn anh tạm bợ ở mép sông bên đường.
Cách đây hơn 20 năm, chính quyền địa phương đi tìm kiếm hài cốt liệt sỹ của chế độ, họ đã đào ngôi mộ này lên. Nhưng khi phát hiện ra đó là một người lính Việt Nam Cộng Hoà, họ vội vàng lấp ngay trở lại.

Ngôi mộ này nằm ngay sau nhà một người bạn của anh Nguyễn Đức Quốc (Thanh Hoàng Paulus). Cách đây 3 năm, một người từ Đà Nẵng đến chơi gia đình nhà bên cạnh, khi biết đó là ngôi mộ của một người lính VNCH, họ đã xây lại ngôi mộ.
Tuy nhiên, do vị trí của ngôi mộ nằm cạnh nhà vệ sinh của gia đình, sát ngay bãi rác bên mép sông cũ và đặc biệt là được chôn cất một cách tạm bợ, không có quan tài, nên chúng tôi quyết định đào tìm để đưa về nghĩa trang, nơi có phần mộ của gia đình anh Nguyễn Đức Quốc, cải táng cho anh.






Sau 3 ngày đào bới, tất cả những gì mà chúng tôi tìm thấy được từ ngôi mộ của người tử sỹ VNCH vô danh này là 5 di vật: 1 viên đạn, 1 chiếc giày, 1 chiếc bút bi và 2 tấm bạt. (Vị trí của 4 di vật này nằm cách ngôi mộ 2 mét, do ngôi mộ chỉ được xây áng chừng). Theo kinh nghiệm của những người địa phương chuyên bốc mộ đã giúp chúng tôi trong những ngày qua thì xác người lính đã bị phân huỷ. Chúng tôi quyết định bốc 7 nắm đất có màu của hài cốt đã bị phân huỷ để chôn cùng 4 di vật trên.













Cầu chúc linh hồn người lính VNCH mãi an giấc ngàn thu!!!

Sunday, November 15, 2015

VTV đâm sau lưng Thủ tướng?

Lê Anh Hùng | VOA| 15.11.2015



Cách đây gần hai tháng, cộng đồng mạng xôn xao trước một sự kiện vô cùng hy hữu: ba đại trí thức của Việt Nam cùng đứng tên tố cáo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gây chia rẽ  tình hữu nghị “như anh em một nhà” giữa Việt Nam và Trung Quốc. Và với lý do đặc biệt nghiêm trọng đó, họ kiến nghị Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương Đảng không chỉ tiến hành kiểm điểm, xử lý kỷ mà còn loại Thủ tướng ra khỏi danh sách uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương khoá tới hầu tránh “thảm hoạ cho Đảng ta và dân tộc ta”.
Việc ngài Thủ tướng khả kính bị tố cáo ngay trước thềm Đại hội XII của Đảng một cách nặng nề như thế chắc chắn đã khiến ngài cũng như hàng triệu người ủng hộ không khỏi buồn phiền. Vì lẽ đó, hầu như ai ai cũng mong được chứng kiến một dịp Thủ tướng bày tỏ tình cảm đích thực của mình với đất nước và nhân dân Trung Hoa anh em, hầu qua đó đập tan luận điệu phản động của ba vị GS.TS kia.

Trời không phụ lòng người, cơ hội cuối cùng rồi cũng tới. Đó là dịp Tổng Bí thư/Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sang thăm Việt Nam từ ngày 5-6/11 vừa qua. Và đúng như những gì mà hàng triệu người hâm mộ Thủ tướng háo hức trông đợi, trong các màn nghênh tiếp mà bốn vị “tứ trụ triều đình” dành cho đ/c Tập Cận Bình thì chỉ duy nhất Thủ tướng là người ôm hôn thắm thiết nhà lãnh đạo tối cao của nước bạn. Mà đâu chỉ ôm hôn không thôi, ngài còn chủ động làm điều đó nữa cơ.[i]
Tuy nhiên, nếu ai đó vội tin rằng các “thế lực thù địch” như 3 trí thức rởm đời kia phen này hết đường bôi nhọ Thủ tướng thì nhầm to. Khi không tố cáo Thủ tướng được thì chúng lại điên cuồng chống phá ngài theo cách khác. Và lần này, “thế lực thù địch” không phải là 3 kẻ đã về vườn “rảnh rỗi sinh nông nổi” kia mà là một cơ quan nằm dưới quyền chỉ đạo trực tiếp của Thủ tướng hẳn hoi – đó chính là Đài Truyền hình Việt Nam (VTV).
Sự thể là, trong video clip Thời sự 19h ngày 5/11/2015 lưu trên trang mạng của VTV, người ta đã cố tình cắt đoạn Thủ tướng ôm hôn thắm thiết đ/c Tập Cận Bình, dù trước đó VTV đã phát trong bản tin thời sự 19h. Từ đầu bản tin cho đến hết phần tường thuật lễ đón tiếp và cuộc hội đàm giữa TBT Nguyễn Phú Trọng và TBT Tập Cận Bình (phút thứ 12), nội dung clip y chang bản tin đã phát trực tiếp lúc 19h ngày 5/11.
Tuy nhiên, sang đến phần đưa tin về sự kiện Thủ tướng đón tiếp đ/c Tập Cận Bình thì không hiểu “ai đó” lại lồng nội dung phát trên chương trình thời sự dành cho người khiếm thính vào lúc 22h ngày 5/11 của kênh VTV2. Lúc này, trên màn hình xuất hiện ô hình ảnh của phát thanh viên dành cho người khiếm thính, còn thời gian ghi trên bản tin thì chuyển từ 19h12 sang 22h12. Và điều kinh khủng nhất ở đây là những hình ảnh ghi lại cảnh đ/c Thủ tướng ôm hôm thắm thiết đ/c Chủ tịch hoàn toàn biến mất. (Hết phần tin về lễ đón tiếp và hội kiến giữa Thủ tướng với đ/c Tập Cận Bình, clip lại thể hiện nội dung đã phát trong chương trình thời sự VTV 19h.)



Rõ ràng đây là hành động chủ ý của VTV. Trong bối cảnh Đảng ta sắp sửa tổ chức Đại hội lần thứ XII thì đó là một âm mưu bẩn thỉu hòng triệt hạ vị Thủ tướng muôn vàn kính yêu của chúng ta, bất chấp những thành tựu phi thường trong suốt 10 năm điều hành nền kinh tế của ngài. Đằng sau chiêu trò gian xảo này chắc chắn là một “thế lực thù địch” siêu khủng, bởi nếu chỉ một mình Tổng Giám đốc VTV thì có thách kẹo ông ta cũng không dám làm chuyện tày đình đó.
Vì vậy, thay mặt cho hàng triệu người yêu mến Thủ tướng và cũng là những người đang ngày đêm trăn trở với tình hữu nghị “4 tốt, 16 vàng” giữa Việt Nam với Trung Quốc, chúng tôi khẩn thiết yêu cầu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ, Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Ban Tổ chức Trung ương, Ban Nội chính Trung ương, Bộ Công an, Viện KSND Tối cao, Tiểu ban Nhân sự Đại hội XII… cấp tốc thành lập tổ điều tra liên ngành để truy tìm cho ra “thế lực thù địch” nào đứng đằng sau Tổng Giám đốc VTV Trần Bình Minh trong vụ việc đặc biệt nghiêm trọng nói trên.
Không còn nghi ngờ gì, bảo vệ thanh danh và phẩm giá cho ngài Thủ tướng trong vụ việc này cũng chính là bảo vệ tương lai Trung–Việt “anh em một nhà” cho đời đời con cháu chúng ta.
_________
[i] Ghi chú:
Thực ra, đây không phải là lần đầu tiên Thủ tướng biểu lộ tình cảm vô cùng thắm thiết của mình với Đảng, Nhà nước và nhân dân Trung Hoa. Trái lại, ngài đã nhiều lần thể hiện sự đồng điệu với các nhà lãnh đạo Đại Hán đến mức độ mà có lẽ trên thế gian này chỉ có 3 đại trí thức nông nổi kia là không kinh ngạc:

Thủ tướng và Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Nam Ninh ngày 20.9.2011


Thủ tướng và Uỷ viên Quốc vụ Trung Quốc Đới Bỉnh Quốc ngày 7/9/2011
  • Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Lê Anh Hùng là một blogger tự do trẻ trong nước tranh đấu cho tự do, dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam.



Nguồn:VOA

VTV đâm sau lưng Thủ tướng?

Lê Anh Hùng | VOA| 15.11.2015



Cách đây gần hai tháng, cộng đồng mạng xôn xao trước một sự kiện vô cùng hy hữu: ba đại trí thức của Việt Nam cùng đứng tên tố cáo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gây chia rẽ  tình hữu nghị “như anh em một nhà” giữa Việt Nam và Trung Quốc. Và với lý do đặc biệt nghiêm trọng đó, họ kiến nghị Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương Đảng không chỉ tiến hành kiểm điểm, xử lý kỷ mà còn loại Thủ tướng ra khỏi danh sách uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương khoá tới hầu tránh “thảm hoạ cho Đảng ta và dân tộc ta”.
Việc ngài Thủ tướng khả kính bị tố cáo ngay trước thềm Đại hội XII của Đảng một cách nặng nề như thế chắc chắn đã khiến ngài cũng như hàng triệu người ủng hộ không khỏi buồn phiền. Vì lẽ đó, hầu như ai ai cũng mong được chứng kiến một dịp Thủ tướng bày tỏ tình cảm đích thực của mình với đất nước và nhân dân Trung Hoa anh em, hầu qua đó đập tan luận điệu phản động của ba vị GS.TS kia.

Trời không phụ lòng người, cơ hội cuối cùng rồi cũng tới. Đó là dịp Tổng Bí thư/Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sang thăm Việt Nam từ ngày 5-6/11 vừa qua. Và đúng như những gì mà hàng triệu người hâm mộ Thủ tướng háo hức trông đợi, trong các màn nghênh tiếp mà bốn vị “tứ trụ triều đình” dành cho đ/c Tập Cận Bình thì chỉ duy nhất Thủ tướng là người ôm hôn thắm thiết nhà lãnh đạo tối cao của nước bạn. Mà đâu chỉ ôm hôn không thôi, ngài còn chủ động làm điều đó nữa cơ.[i]
Tuy nhiên, nếu ai đó vội tin rằng các “thế lực thù địch” như 3 trí thức rởm đời kia phen này hết đường bôi nhọ Thủ tướng thì nhầm to. Khi không tố cáo Thủ tướng được thì chúng lại điên cuồng chống phá ngài theo cách khác. Và lần này, “thế lực thù địch” không phải là 3 kẻ đã về vườn “rảnh rỗi sinh nông nổi” kia mà là một cơ quan nằm dưới quyền chỉ đạo trực tiếp của Thủ tướng hẳn hoi – đó chính là Đài Truyền hình Việt Nam (VTV).
Sự thể là, trong video clip Thời sự 19h ngày 5/11/2015 lưu trên trang mạng của VTV, người ta đã cố tình cắt đoạn Thủ tướng ôm hôn thắm thiết đ/c Tập Cận Bình, dù trước đó VTV đã phát trong bản tin thời sự 19h. Từ đầu bản tin cho đến hết phần tường thuật lễ đón tiếp và cuộc hội đàm giữa TBT Nguyễn Phú Trọng và TBT Tập Cận Bình (phút thứ 12), nội dung clip y chang bản tin đã phát trực tiếp lúc 19h ngày 5/11.
Tuy nhiên, sang đến phần đưa tin về sự kiện Thủ tướng đón tiếp đ/c Tập Cận Bình thì không hiểu “ai đó” lại lồng nội dung phát trên chương trình thời sự dành cho người khiếm thính vào lúc 22h ngày 5/11 của kênh VTV2. Lúc này, trên màn hình xuất hiện ô hình ảnh của phát thanh viên dành cho người khiếm thính, còn thời gian ghi trên bản tin thì chuyển từ 19h12 sang 22h12. Và điều kinh khủng nhất ở đây là những hình ảnh ghi lại cảnh đ/c Thủ tướng ôm hôm thắm thiết đ/c Chủ tịch hoàn toàn biến mất. (Hết phần tin về lễ đón tiếp và hội kiến giữa Thủ tướng với đ/c Tập Cận Bình, clip lại thể hiện nội dung đã phát trong chương trình thời sự VTV 19h.)



Rõ ràng đây là hành động chủ ý của VTV. Trong bối cảnh Đảng ta sắp sửa tổ chức Đại hội lần thứ XII thì đó là một âm mưu bẩn thỉu hòng triệt hạ vị Thủ tướng muôn vàn kính yêu của chúng ta, bất chấp những thành tựu phi thường trong suốt 10 năm điều hành nền kinh tế của ngài. Đằng sau chiêu trò gian xảo này chắc chắn là một “thế lực thù địch” siêu khủng, bởi nếu chỉ một mình Tổng Giám đốc VTV thì có thách kẹo ông ta cũng không dám làm chuyện tày đình đó.
Vì vậy, thay mặt cho hàng triệu người yêu mến Thủ tướng và cũng là những người đang ngày đêm trăn trở với tình hữu nghị “4 tốt, 16 vàng” giữa Việt Nam với Trung Quốc, chúng tôi khẩn thiết yêu cầu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ, Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Ban Tổ chức Trung ương, Ban Nội chính Trung ương, Bộ Công an, Viện KSND Tối cao, Tiểu ban Nhân sự Đại hội XII… cấp tốc thành lập tổ điều tra liên ngành để truy tìm cho ra “thế lực thù địch” nào đứng đằng sau Tổng Giám đốc VTV Trần Bình Minh trong vụ việc đặc biệt nghiêm trọng nói trên.
Không còn nghi ngờ gì, bảo vệ thanh danh và phẩm giá cho ngài Thủ tướng trong vụ việc này cũng chính là bảo vệ tương lai Trung–Việt “anh em một nhà” cho đời đời con cháu chúng ta.
_________
[i] Ghi chú:
Thực ra, đây không phải là lần đầu tiên Thủ tướng biểu lộ tình cảm vô cùng thắm thiết của mình với Đảng, Nhà nước và nhân dân Trung Hoa. Trái lại, ngài đã nhiều lần thể hiện sự đồng điệu với các nhà lãnh đạo Đại Hán đến mức độ mà có lẽ trên thế gian này chỉ có 3 đại trí thức nông nổi kia là không kinh ngạc:

Thủ tướng và Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Nam Ninh ngày 20.9.2011


Thủ tướng và Uỷ viên Quốc vụ Trung Quốc Đới Bỉnh Quốc ngày 7/9/2011
  • Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Lê Anh Hùng là một blogger tự do trẻ trong nước tranh đấu cho tự do, dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam.



Nguồn:VOA

Monday, November 9, 2015

Lực lượng an ninh đã cố bắt Lê Anh Hùng như thế nào?

Lê Anh Hùng | VOA| 9.11.2015




Màn “nghênh đón” quyết liệt

8h40 sáng 5/11, tôi có mặt tại quán High Land Café dưới chân Cột cờ Hà Nội để chuẩn bị hưởng ứng lời kêu gọi xuống đường phản đối Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Việt Nam.

Tôi tranh thủ tiến tới vị trí gần ĐSQ Trung Quốc nhất trong khuôn viên quán để ghi lại vài hình ảnh xung quanh khu vực trước “giờ G”. Chụp ảnh xong, quay lại ghế ngồi thì một người đàn ông trung niên cạnh đấy bắt chuyện với tôi. Anh ta tự giới thiệu tên là Nam, sỹ quan an ninh, quê ở Nghệ An, đồng môn với một người bạn của tôi.

Vừa trò chuyện qua quýt với Nam, tôi vừa tranh thủ đăng mấy bức ảnh mới chụp lên Facebook. Vài phút sau, một tay an ninh khác mò đến, còn Nam rời đi. Tay an ninh mới cũng chẳng lạ gì tôi. Tôi nói với anh ta rằng chính chúng tôi đang phải làm nhiệm vụ vạch trần và ngăn chặn đủ mọi âm mưu của Trung Quốc để bảo vệ đất nước thay cho họ, trong khi họ dường như chỉ quan tâm đến “phản động” với “dân oan”.

Một lát sau, Nam quay lại và vẫy tôi ra bảo nhờ chút việc. Tôi miễn cưỡng đi theo anh ta. Tuy nhiên, khi tôi phát hiện anh ta cố hướng tôi về phía chiếc taxi đang mở cửa đậu bên vệ đường cách tôi chừng vài chục mét cùng mấy tên an ninh lố nhố ở đấy thì tôi hiểu ra ngay ý định của anh ta và lập tức chia tay anh ta.

Tôi băng qua đường và đi về phía khu vực vườn hoa Lenin sát đường Trần Phú. Vừa mới đi được một đoạn, tôi quay đầu nhìn lại thì thấy hai tên an ninh đang bám theo. Tôi nhận ra ngay đây là hai tay an ninh thuộc Phòng PA67 - Công an Hà Nội. Một tay tên là Giang, từng “làm việc” với tôi hai lần, còn tay kia đã từng theo dõi tôi.

Hai tên nhanh chóng vượt lên xốc nách tôi, lôi tôi về phía đường Điện Biên Phủ, bất chấp phản ứng quyết liệt của tôi. Chúng vẫy taxi để đưa tôi đi, còn tôi thì vừa vùng vẫy, vừa hô to: “Cướp, cướp! Bà con ơi, cứu tôi!” Trước sự chống cự mạnh mẽ của tôi cùng bao ánh mắt của người đi đường, chúng không làm gì được tôi. Tôi vùng thoát và băng qua đường Trần Phú, vừa đi vừa chạy về phía đường Lê Duẩn. Lúc đó là khoảng 9h05.

Đến đầu đường Lê Duẩn, tôi ngoái lại nhìn thì thấy ngoài hai tên kia còn thêm một tên thứ ba nữa đang đuổi theo mình. Chúng nhanh chóng bắt kịp tôi rồi kéo tôi ra giữa đường Điện Biên Phủ, nơi chỉ cách trụ sở công an phường Điện Biên chừng vài chục mét, và chặn một chiếc xe taxi để đưa tôi lên. Tôi đứng ôm lấy cửa taxi, cố sức vùng vẫy để chúng không đẩy mình vào taxi được và hô toáng lên: “Cướp, cướp! Bà con ơi, cứu tôi!”

Nhiều người đi đường dừng lại quan sát khiến giao thông ùn tắc. Một số người lấy điện thoại ra quay phim; số khác lên tiếng phản đối. Họ nói, nếu người ta vi phạm pháp luật thì tại sao không đưa vào đồn công an ngay gần đấy mà phải giở trò vũ lực cưỡng chế lên taxi như thế. Cuối cùng chúng buộc phải áp giải tôi vào đồn công an Điện Biên và tước đoạt điện thoại của tôi. Chúng đưa tôi vào một phòng bên trong và bố trí một viên trung uý cảnh sát của đồn ngồi canh. Lúc này khoảng 9h15.

Hành trình khác thường

Khoảng 25 phút sau, một toán sáu bảy tên an ninh khác của Bộ Công an đến áp giải tôi lên một chiếc Toyota 7 chỗ. Đám an ninh này rất hung hãn. Khi tôi phản ứng vì bị xâm phạm quyền tự do thân thể một cách thô bạo thì chúng đòi hành hung tôi. Lúc tôi đã vào trong xe, một tên còn thò tay vào xe đánh vào đầu tôi, tên lái xe thì quay lại đấm vào hạ bộ tôi, trong khi tên Giang cùng một tên mà tôi đã quen mặt trong đám an ninh Bộ kia ngồi hai bên kẹp chặt tôi.

Tên an ninh Bộ chỉ đạo lái xe đi về đồn công an phường Cống Vị. Chúng đưa tôi vào một phòng lớn, lục soát toàn bộ người tôi, tước đoạt chiếc điện thoại còn lại và máy ảnh của tôi. Lúc này khoảng 10h05.

Đến hơn 11h30, tên Giang cùng một tên an ninh khác vào dẫn tôi ra một chiếc Toyota 7 chỗ khác. Chúng đưa tôi về trụ sở Công an Hà Nội ở số 6 Quang Trung, quận Hà Đông, nơi tôi “hội ngộ” cùng 22 đồng đội khác bị bắt và đưa về đấy hơn 2 tiếng trước.

Tôi yêu cầu tên Giang trả lại điện thoại và máy ảnh cho tôi, nhưng anh ta phớt lờ, trong khi những người khác thì không bị thu giữ gì cả. Mãi đến khi mọi người được trả tự do vào lúc 7h10, anh ta mới chịu trả lại tài sản cho tôi.

Đối tượng đặc biệt?

Chỉ 2 ngày trước, tức ngày 3/11, tôi cũng bị an ninh Hà Nội bắt giữ trái phép. Khoảng 9h sáng hôm đó, tôi đang đứng ở vườn hoa 19/8 bên phải Nhà hát Lớn thì bị một đám công an cả thường phục lẫn sắc phục xúm vào khống chế, đưa lên ô tô, tước đoạt điện thoại và máy ảnh rồi áp giải về đồn công an phường Phan Chu Trinh.

Lát sau, tên Giang PA67 đến đề nghị tôi “làm việc” với anh ta về vụ tố cáo lãnh đạo Việt Nam mà tôi mới gửi ngày 2/11 cho một loạt cơ quan chức năng qua đường bưu điện và gửi trực tiếp cho Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc tại văn phòng làm việc của ông. 

Tôi phản đối, yêu cầu chúng trả lại tài sản và trả tự do cho tôi ngay lập tức. Nếu muốn làm việc với tôi thì phải gửi giấy mời đàng hoàng, chứ không được ngang nhiên bắt cóc người ta giữa đường, tước hết tài sản rồi đòi “làm việc”. Ngoài ra, tôi cũng hề không gửi đơn thư cho Công an Hà Nội. Mãi đến trưa hôm đó, chúng mới trả tự do cho tôi.

Ngày 4/11, trang Bauxite Việt Nam, diễn đàn của giới trí thức phản biện trong nước, đã đăng bản “Yêu cầu giải quyết đơn thư tố cáo lãnh đạo Đảng và Nhà nước” của tôi đối với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Phó Thủ tướng gốc Tàu Hoàng Trung Hải và (nguyên) TBT Nông Đức Mạnh. Trước kia, trang mạng này đã từng một số lần đăng bài về việc vợ chồng tôi bị khủng bố, nhưng đây là lần đầu tiên họ công khai đăng bản yêu cầu giải quyết vụ tố cáo. (ĐBQH Dương Trung Quốc bận họp Quốc hội nên tôi không thể gặp trực tiếp, nhưng ông đã xác nhận qua điện thoại với tôi hôm 2/11 rằng: “Cơ quan báo cho tôi đã nhận tập đơn của anh.”)

Việc lực lượng an ninh cố bắt tôi cho bằng được, sau đó đưa tôi vào đồn công an Điện Biên rồi đồn công an Cống Vị trước khi đưa tôi về số 6 Quang Trung – Hà Đông hôm 5/11 rõ ràng là không bình thường.

Khi tôi bị hai tên an ninh khống chế ở khu vực vườn hoa Lenin, một số đồng đội có mặt gần đó đã chụp ảnh và quay phim tôi. An ninh đều đã nhẵn mặt họ nhưng không bắt.

Nếu chỉ cần cách li tôi khỏi cuộc biểu tình thì họ có thể giữ tôi ở đồn công an Điện Biên đến cuối ngày rồi thả, hoặc chuyển tôi từ đồn Điện Biên về thẳng số 6 Quang Trung như những người biểu tình bị bắt khác, chứ cần gì phải điều cả một toán an ninh Bộ Công an đến áp giải tôi về đồn Cống Vị, để rồi chỉ hai tiếng sau lại điều một xe khác áp giải tôi về Hà Đông.

Khúc xương khó nuốt

Trước hết, cần phải hiểu rằng vụ tố cáo của tôi nhằm vào những cá nhân cụ thể với những tội ác cụ thể trong Bộ Chính trị, chứ không phải nhằm vào cả bộ máy. Vì vậy, Bộ Chính trị không bao giờ đạt được sự đồng thuận về cách “xử lý” vụ việc. (Theo thông lệ ở Việt Nam, muốn điều tra những nhân vật thuộc diện Bộ Chính trị quản lý thì phải có ý kiến của Bộ Chính trị.)

Những kẻ bị tố cáo thì cố tình phớt lờ vụ việc. Đối thủ của họ thì tìm cách lợi dụng vụ tố cáo cho lợi ích cá nhân, bởi họ hoặc là không đủ sức chống lại liên minh ma quỷ kia, hoặc là thừa hiểu rằng nếu đẩy vụ việc đi quá xa thì chế độ sẽ sụp đổ. Dĩ nhiên, trong số đối thủ của những nhân vật bị tố cáo (cũng như trong Bộ Công an) vẫn còn không ít người thực sự có tâm với đất nước, nên ở mức độ nào đó họ vẫn ngấm ngầm ủng hộ tôi. Đơn giản, vụ tố cáo của chúng tôi không phải là chuyện phạm tội bình thường, mà nó vạch trần âm mưu cướp nước của Trung Quốc và tội bán nước của một số lãnh đạo chóp bu đã bị Trung Nam Hải khống chế và thao túng, tức là liên quan đến sự tồn vong của dân tộc, đến tương lai của giống nòi.

Việc trang Bauxite Việt Nam lần đầu tiên đăng bản yêu cầu giải quyết vụ tố cáo chẳng khác gì một cái tát vào mặt những nhân vật bị tố cáo và những kẻ bao che cho họ (thực chất là đã bị Trung Quốc nắm gáy), đồng thời tiếp thêm sức mạnh cho đối thủ của họ. Màn đấu đá trước thềm Đại hội XII Đảng CSVN đang đến hồi quyết định; những kẻ bị tố cáo rất muốn xử lý gọn ghẽ vụ việc hầu mong tiếp tục sự nghiệp cướp nước và bán nước của mình.

Theo tôi, việc lực lượng an ninh cố bắt tôi vào sáng 5/11 là nhằm mục đích kiếm cớ để tống tôi vào tù, qua đó vô hiệu hoá vụ tố cáo. Những kẻ bị tố cáo cần bắt nóng tôi với một cái cớ gì đấy rồi mới xử lý vụ tố cáo của tôi, bởi nếu muốn bắt tôi về tội vu khống thì phải có sự đồng thuận của tập thể Bộ Chính trị. Cả hai lần bị bắt vào ngày 3 và 5/11, tôi đều ở trong khu vực sắp diễn ra biểu tình nên đám an ninh có lý do “chính đáng” để bắt tôi. Người ta cũng đã sẵn sàng cho phương án tạm giữ tôi dựa vào những bài đăng trên Facebook cá nhân trong điện thoại, nên cả hai lần bị bắt vừa qua điện thoại của tôi đều bị tước đoạt và đem đi đâu đó. Tuy nhiên, tôi đã cảnh giác tắt smart phone từ trước và đã cài mã an toàn nên chúng không mở được.

Việc 3 tên an ninh cực chẳng đã phải đưa tôi vào đồn công an Điện Biên là bằng chứng cho thấy người ta đã chuẩn bị sẵn “bến đỗ” cho tôi. Khi tôi bị bắt, họ sẽ khởi tố tôi theo Điều 258 “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” giống như vợ tôi trước kia, hoặc Điều 88 “Tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam”, hoặc Điều 122 “Vu khống”, hoặc kết hợp 2 trong 3 tội danh. Lúc đó ở bên ngoài, vợ tôi – người từng là một mắt xích quan trọng trong băng đảng ma tuý của PTT Tàu Hoàng Trung Hải – sẽ dễ dàng bị họ khống chế bằng đủ mọi thủ đoạn hèn hạ và độc ác. Đối thủ của họ cũng không dám lên tiếng bảo vệ tôi, vì sợ nguy hiểm cho chế độ.

Nếu hôm 3/11 tôi làm việc với tên Giang về vụ tố cáo thì chắc chắn tôi sẽ bị bắt và khởi tố, vì lúc đó “bánh xe công lý” của nền “pháp quyền XHCN” sẽ lập tức chuyển động và nghiền nát tôi, thay vì những tên tội phạm đội lốt “lãnh đạo Đảng và Nhà nước” kia.

Nếu sáng 5/11 cuộc biểu tình không thể diễn ra, do bị ngăn chặn gắt gao, hoặc diễn ra yếu ớt và không ai bị bắt, người ta lại càng dễ bề “xử lý” tôi.

Tuy nhiên, sau khi tôi bị bắt, cuộc biểu tình chống Trung Quốc vẫn diễn ra mạnh mẽ, lực lượng chức năng buộc phải ra tay ngăn chặn và bắt bớ hàng chục người. Lúc này, nếu muốn ra lệnh tạm giữ tôi về hành vi “gây rối trật tự công cộng” mà không ra lệnh tạm giữ hàng chục người kia thì không được.

Rốt cuộc, cộng với áp lực của các đối thủ trong bộ máy, những kẻ bị tố cáo cũng như đám an ninh trung thành tận tuỵ kia cảm thấy “khúc xương” Lê Anh Hùng quá khó nuốt, nhất là thời gian gần đây tôi đã có nhiều bài điều tra vạch trần âm mưu cướp nước của Trung Quốc dưới chiêu bài các “dự án kinh tế”, với sự tiếp tay đắc lực của bè lũ Việt gian bán nước. Vì vậy mà cực chẳng đã, họ buộc phải đưa tôi về Hà Đông để “hội ngộ” với các đồng đội khác trước khi trả tự do cho tôi.

Tiếng nói là quyền lực

Bất luận thế nào, một vụ tố cáo đặc biệt nghiêm trọng nhằm vào những nhân vật đã và đang lãnh đạo bộ máy thì dĩ nhiên là ảnh hưởng rất lớn, nếu không muốn nói là quyết định, đến tiến trình đất nước.
Vì vậy, tôi tha thiết kêu gọi công luận, đặc biệt là các cơ quan truyền thông trong và ngoài nước, quan tâm theo dõi để xem lần này nhà chức trách Việt Nam giải quyết vụ việc như thế nào, đồng thời lên tiếng nếu họ không chịu xử lý hoặc xử lý không đúng pháp luật.

Với một vụ việc hết sức nhạy cảm như thế thì chỉ cần một áp lực dư luận vừa phải là đủ khiến các đối tượng liên quan phải run sợ.

Lúc đó, cho dù số phận vợ chồng tôi có bi đát thế nào đi chăng nữa thì công chúng cũng phải bàng hoàng trước mức độ thối nát của chế độ và đặc biệt là trước hiểm hoạ mà đất nước phải đối mặt trong bối cảnh cả bộ máy chóp bu bị PTT Tàu Hoàng Trung Hải và Trung Nam Hải khống chế, thao túngsuốt nhiều năm qua.

*Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.


Lê Anh Hùng là một blogger tự do trẻ trong nước tranh đấu cho tự do, dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam.




Nguồn: VOA

Friday, November 6, 2015

Tập Cận Bình đã công khai chỉ định Nguyễn Tấn Dũng làm “An Nam Quận Vương”?

Lê Anh Hùng



Trong cuộc hội đàm với Thủ tướng Việt Nam ngày 5/11, Tập Cận Bình đã công khai mời Nguyễn Tấn Dũng thăm Trung Quốc vào thời điểm thích hợp.
…Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hoan nghênh việc Chính phủ Trung Quốc nhất trí chuyển khoản vay ưu đãi bên mua trị giá 300 triệu USD cho dự án đường cao tốc Móng Cái - Vân Đồn và bổ sung khoản vay ưu đãi Chính phủ cho dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông; mong rằng đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam trong thời gian tới sẽ tăng mạnh, nhất là những dự án có quy mô lớn, công nghệ hiện đại, gắn với hình ảnh về trình độ phát triển tiên tiến của Trung Quốc; thúc đẩy các dự án triển khai thuận lợi, theo đúng thỏa thuận của hai bên.

…Theo đó, về chính trị, hai bên cần tăng cường gặp gỡ cấp cao, trao đổi chiến lược. Tổng Bí thư, Chủ tịch Tập Cận Bình hoan nghênh Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm chính thức Trung Quốc vào thời điểm thích hợp.

NguồnCổng Thông tin Điện tử Chính phủ
Động thái này khiến không ít người cho rằng Tập Cận Bình đã công khai chỉ định Nguyễn Tấn Dũng làm “An Nam Quận Vương”, vì những lý do sau:
(i) Nguyễn Tấn Dũng là Thủ tướng, không phải là người đồng cấp với Tập Cận Bình. Theo thông lệ ngoại giao, Tập có thể mời Nguyễn Phú Trọng hoặc Trương Tấn Sang; còn với Nguyễn Tấn Dũng thì Tập chuyển lời mời của Thủ tướng Trung Quốc. Tập còn làm Tổng Bí thư/Chủ tịch Trung Quốc trong 7 năm tới, nhưng Việt Nam thì chỉ vài tháng nữa thôi là đã thay đổi ban lãnh đạo chóp bu rồi. Số phận chính trị của Nguyễn Tấn Dũng chưa biết thế nào. Việc Tập đưa ra lời mời đích danh với một người không đồng cấp và có thể sắp về vườn rõ ràng là thể hiện ý chí cá nhân của ông ta là muốn được đón “An Nam Quận Vương” Nguyễn Tấn Dũng.
(ii) Nguyễn Tấn Dũng đã thăm chính thức Trung Quốc từ ngày 20 đến 23/10/ 2008, chưa kể một số lần không chính thức khác, chứ không phải là chưa thăm Trung Quốc lần nào. Lần Nguyễn Tấn Dũng tham dự Hội chợ Nam Ninh ngày 20/9/2012 và gặp Phó Chủ tịch TQ Tập Cận Bình sau đó diễn rra ngay trước thềm Hội nghị Trung ương 6 khoá XI, một hội nghị mà người ta chờ đợi là ông ta sẽ bị kỷ luật, nhưng cuối cùng ông ta đã mỉm cười đắc chí vì thoát hiểm, trong khi Nguyễn Phú Trọng phải mếu mọc đọc diễn văn bế mạc hội nghị. Nhiều người, trong đó có lão tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, nghi ngờ rằng cuộc gặp này là nhân tố quyết định dẫn đến sự thay đổi hoàn toàn cục diện Hội nghị Trung ương 6 (xem bài BBC nói về bài viết trên trang boxitvn của Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh “Đừng để TQ can thiệp vào nội bộ Đảng”).

Nguyễn Tấn Dũng và Tập Cận Bình ngày 20/9/2011
(iii) Trên cương vị Phó Chủ tịch Trung Quốc, Tập Cận Bình đã thăm chính thức Việt Nam từ ngày 20-22/12/2011. Sau khi đã gặp mặt hết ban lãnh đạo chóp bu của Việt Nam, Tập vẫn nán lại chờ Nguyễn Tấn Dũng, lúc ấy đang ở thăm Myanmar về để “hội kiến”.
(iv) Nếu Tập Cận Bình và Trung Quốc thực sự không ưa Nguyễn Tấn Dũng, như những lời “cảnh báo” trên Hoàn Cầu Thời Báo về một Nguyễn Tấn Dũng “đứng đầu phe thân Mỹ” và “quyền lực nhất Việt Nam”, thì chẳng việc gì họ phải đặt ban lãnh đạo Việt Nam vào tình thế khó xử là không chỉ phải giữ Nguyễn Tấn Dũng trong nhiệm kỳ tới mà còn phải để ông ta ngồi vào chiếc ghế “An Nam Quận Vương” nhằm “đáp lễ” lời mời đích danh của Tập.


Nguyễn Tấn Dũng và Đới Bỉnh Quốc ngày 7/9/2011

Nguyễn Tấn Dũng được đánh giá là người Việt Nam lập được nhiều “chiến công” nhất cho Trung Quốc kể từ năm 1945 đến nay, nên sự chỉ định của Tập Cận Bình không có gì bất ngờ với những ai đã nhận ra chân tướng ông ta. Nó chỉ “bất ngờ” với những ai vẫn còn đang mơ màng về một Nguyễn Tấn Dũng “thân Mỹ” và “quyết liệt chống Trung Quốc” mà thôi.

*Bài liên quan:
  1. Một nền kinh tế đang trên đà ‘Hán hoá’? (Dân Làm Báo)  
  2. Nhập siêu từ Trung Quốc: Cấp độ báo động ngày càng lớn và những cái tai ngày càng điếc(VOA) 
  3. Quyền lực và những trò đấu đá, đánh lừa dư luận ở Việt Nam hiện nay (blog Lê Anh Hùng)
  4. Chính phủ Việt Nam đang ‘dâng’ nền kinh tế nước nhà cho Trung Quốc? (VOA)
  5. Thêm một bằng chứng thuyết phục về Hán nô Nguyễn Tấn Dũng (blog Lê Anh Hùng)
  6. Thêm những bằng chứng thuyết phục về Việt gian bán nước Nguyễn Tấn Dũng (blog Lê Anh Hùng)
  7. Trung Nam Hải đang toan tính gì với con bài Nguyễn Tấn Dũng? (VOA)
  8. Một nhận định khách quan và chính xác về Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (blog Lê Anh Hùng)
  9. Tài liệu tố cáo Nguyễn Phú Trọng và Trương Tấn Sang bán nước (blog Lê Anh Hùng)
  10. Yêu cầu giải quyết đơn thư tố cáo lãnh đạo Đảng và Nhà nước (Bauxite Việt Nam)