Wednesday, May 29, 2013

Thư ngỏ của cựu chiến binh Hoàng Đức Doanh gửi Thủ tướng

 Hà Nam, ngày 22/05/2013

Kính gửi:        Ông  Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng nước CHXHCN Việt Nam

Tôi là Hoàng Đức Doanh, sinh năm 1946; CMND số 168 459 265, do Công an Hà Nam cấp ngày 07/04/2010; địa chỉ: Tổ 7, phường Hai Bà Trưng, Tp Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.
Lời đầu tiên kính chúc ông cùng gia đình mạnh khỏe, an lành!
Kính thưa ông!
Tôi viết thư ngỏ này với tư cách một người dân gửi tới Thủ tướng, môt công dân gửi tới Đại biểu Quốc hội đương nhiệm, nội dung thư hoàn toàn với tư cách đó, có nghĩa rằng không có gì riêng tư nên thư được công khai.
Tôi năm nay đã gần 70, ở cái tuổi thất thập thì như người đời đã nói: "Lục thập nhi nhĩ thuận" (sáu mươi nghe cái gì cũng thuận). Với tôi hàng ngày ngoài 3 bữa ăn, xem đá bóng TV và ngồi trước bàn vi tính để xem tin tức (trừ khi nằm viện thì chịu bỏ). Mấy năm nay tôi thường xuyên gặp đơn tố cáo của Lê Anh Hùng trên mạng, vừa qua đã là đơn thứ 71. Lúc đầu đọc đơn giật mình vì nội dung tôi chưa từng gặp, nhưng quá trình theo dõi không thể không tin. Lê Anh Hùng có ảnh, có CMND, các văn bản chứng cứ có dấu đỏ, có chữ ký sống tôi tin đây không phải là giả mạo.
Nội dung tố cáo chủ yếu tập trung vào Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải về 2 tội là buôn ma túy và tội giết người. Chính Lê Thị Phương Anh (vợ của Lê Anh Hùng) cũng tham gia trực tiếp buôn ma túy và giết người dưới sự chỉ đạo của nhiều người mà cao nhất là Hoàng Trung Hải nên Lê Anh Hùng coi đây là bằng chứng gốc, tiếp theo là hàng loạt, rất nhiều các bằng chứng khác. Vụ việc đã được Công an Quảng trị thụ lý rồi đùn đẩy lên Bộ Công an, rồi sau đó rơi vào im lặng. Trong vụ này có một chi tiết hết sức quan trọng:  Hoàng Trung Hải là người Hoa đã khai man ký lịch để chui vào hàng ngũ lãnh đạo cao cấp, việc làm mờ ám này cũng đã khiến nhiều vị lão thành cách mạng quan tâm và cung cấp thêm chứng cứ, vụ việc không được đưa ra ánh sáng là do ông Nông Đức Mạnh với cương vị Tổng Bí thư che chắn...
Thế thì tại sao tôi lại viết thư gửi ông?
Kính thưa ông!
Theo như những chứng lý mà Lê Anh Hùng đưa ra thì Hoàng Trung Hải lo sợ và đã cài bẫy để ông mắc vào cũng là tội chơi gái trẻ rồi thủ tiêu, thế là ông cũng phạm tội giết người, một bài bản như Hoàng Trung Hải đã từng làm, đây là cớ và là chỗ dựa vững chắc cho Hoàng Trung Hải. Nếu đich thị bàn tay ông đã dính máu thì coi những chữ tôi viết ra đây chỉ bằng thừa. Tôi rất ngạc nhiên khi mà đơn tố cáo đã qua tay ông Dương Trung Quốc tới Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và rất nhiều người có uy tín mà vụ việc vẫn rơi vào im lặng?
Kính thưa ông! Trong khi bán tín bán nghi tôi đặt ra 2 giả thiết: (i) Nếu Lê Anh Hùng vu khống thì phải sử dụng pháp luật để trừng trị, rồi thông tin rông rãi để nhân dân được biết; và (ii) Nếu sự việc có thật (hãm hiếp phụ nữ rồi thủ tiêu) thì tôi xin dừng bút...
Nhân đây xin ông hãy nghe tôi kể một việc của tôi na ná giống ông là đang mắc vào rắc rối mà sau đó tôi giải quyết êm thấm, tình ra tình, lý ra lý. Cũng xin ông nhớ cho khi giải quyết phức tạp, tôi chỉ là công dân, để chứng tỏ pháp luật là công minh, mong rằng ông nên tin ở pháp luật. Câu chuyện của tôi như sau:
Tôi có người em rể tên là Hoàng Xuân Côi, có ngôi nhà cạnh nhà tôi, sau một thời gian thì sinh ra hiềm khích. Vào năm 2008 ông Côi xây nhà không xin phép, sau đó bị UBND xã Thanh châu lập biên bản và xử phạt. Thế là từ đó mối hiềm khích cứ tăng lên, ông Côi luôn mồm nói với mọi người rằng ông bị phạt là do tôi có đơn tố cáo (nói với 5 anh em ruột của tôi). Rất oan ức mà không thể thanh minh, may sao ông Côi nói mãi cũng chán nên viết thư gửi tôi (giống như LAH đang tố cáo ông).
Trong 5 lá thư có nhiều điều vu khống, tôi đọc phát hiện ra một câu: "Ông đã viết đơn tố cáo nên tôi bị phạt". Tôi chụp được bằng chứng này, tôi viết đơn gửi xã đề nghị xã xác nhận tôi có đơn hay không? Sau 2 tuần, xã mở hội nghị xác minh sau đó ghi vào biên bản: "Ông Doanh không có đơn tố cáo, ông Côi bị phạt là chức năng của xã". Nắm được bằng chứng tôi viết đơn gửi UBND phường Hai Bà Trưng (xã quản lý địa bàn, phường quản lý hộ khẩu). Chủ tịch phường tổ chức hội nghị để xác minh cuối cùng ông Côi phải đứng lên xin lỗi là ông đã bịa đặt, vu khống. Toàn bộ được ghi vào biên bản có dấu đỏ của UBND phường và dấu đỏ của đảng ủy phường. Nhưng ông Côi vẫn cảm thấy cay cú (giống như Lê Anh Hùng hiện nay), tiếp tục cà khịa với tôi. Thế là tôi viết đơn khởi kiện về tội vu khống, sau đó tôi nhận được thông báo xử lý do đại tá Trần Mạnh Thịnh ký có nội dung: "Hành vi Vu Khống của ông Côi chưa gây tác hại lớn nên không khởi tố mà xử lý bằng hình thức Cảnh cáo Hành chính. Vụ việc kết thúc cũng phải mất 2 năm trời ròng rã.
Một lần nữa tôi khẳng định pháp luật là công minh nên trong thư này tôi mong Thủ tướng đề nghị Quốc hội xử lý đơn của Lê Anh Hùng theo pháp luật.
Kính thưa ông!
Tôi chỉ là người dân rất bình thường mà không tiếc thời gian và công sức để bảo vệ danh dự. Khi một ai đó không biết bảo vệ danh dự thì người đời xếp vào loại vô liêm sỉ. Các cụ còn dạy "Nhân bất khả vô sỉ", có nghĩa rằng khi đã vô liêm sỉ thì không đáng làm người cho nên với tôi có thể thiếu đủ thứ nhưng danh dự thì phải giữ trọn.
Với ông, giữ cương vị Thủ tướng tức là đang đại diện cho dân tộc Việt nam, một cử chỉ nào đó dù là sơ ý cũng làm mất đi ít, nhiều thể diện của dân tộc.
Bất kể ai đọc những lá đơn tố cáo của Lê Anh Hùng đều không thể bình tĩnh được. Phần ông mất danh dự là đi một nhẽ, còn nhẽ khác là sư tồn vong của quốc gia, điều này mới là hệ trọng. Tôi đặt giả thiết những lá đơn kia là đúng, mà nhìn vào thực tế của nhiều sự kiện như là Trung Quốc đấu thầu tới 90% các dự án, nhập siêu luôn tăng có khi lên tới 10 tỷ dollar/năm, rồi các sản phẩm độc hại, rồi nền kinh tế đang nát và nhất là tình hình biển Đông... Đơn của Lê Anh Hùng nói rõ có nguyên nhân từ Hoàng Trung Hải là người Hoa...
Giả thiết xấu nhất, bàn tay ông dính máu là sự thật thì coi như những chữ tôi gõ đây là thừa, điều này chỉ xảy ra thiệt thân một cô gái và sự đã rồi chắc không có lần thứ hai nhưng nếu ông mắc vào một âm mưu nham hiểm của Trung Quốc thì còn thời gian để ông sửa chữa, ông chậm sửa chữa thì điều gì sẽ xảy ra...? Lúc đó, tôi chỉ còn là một nắm tro, còn ông đang nằm trong Mai Dịch nhưng lịch sử sẽ không im lặng như thân xác ông đang nằm sâu ba thước đất, lịch sử sẽ xếp ông ngang hàng với Lê Chiêu Thống!
Kính thưa ông! Sắp tới cõi mà vẫn phải suy nghĩ và gõ những điều chẳng hay ho gì, cứ lo lắng cho tương lai âu là đặc tính của người già, mong ông vui lòng đón nhận. Tôi dừng bút.
Kính chúc ông mạnh khỏe, gia đình hạnh phúc.
Kính
Công dân Hoàng Đức Doanh

Bức thư ngỏ này đã được đăng trên các trang mạng:
  1. Thông Luận: http://ethongluan.org/index.php?option=com_content&view=article&id=2861:nhan-bat-kha-vo-si&catid=50&Itemid=301
  2. Vàng Anh: http://www.vanganh.info/2013/05/thu-ngo-cua-cuu-chien-binh-hoang-uc.html
  3. Diễn đàn X-Café VN: http://www.x-cafevn.org/node/4870
  4. Quan Làm Báo: http://quanlambao-vn.com/article.php?id=2898&cat_id=14
  5. .....

PHÂN TÍCH: Liệu báo cáo tự do tôn giáo có cần thêm ‘nanh vuốt’?

Lauren Markoe | Religion News Service |
21.5.2013


(Washington Post) — Chính phủ Obama không e ngại việc cảnh báo các đảng viên Cộng hoà khi họ chơi trò chính trị trong Quốc hội, chỉ trích Wall Street khi họ gặt hái những mức lợi nhuận ngất ngưỡng, hay nhắc nhở các công ty bảo hiểm khi họ đứng trước những khó khăn về chăm sóc sức khoẻ.
Nhưng tại sao, khi bảo vệ tự do tôn giáo bên ngoài lãnh thổ, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ lại ngần ngại nêu tên thủ phạm đến vậy?
Các tổ chức bảo vệ nhân quyền nói rằng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã lỡ mất một cơ hội then chốt để đưa “nanh vuốt” vào trong bản đánh giá thường niên về tình hình tự do tôn giáo toàn cầu mà Ngoại trưởng John Kerry công bố hôm thứ Hai (20.5) vừa qua.
Tiếp tục mô thức vốn bắt đầu dưới thời tổng thống George W. Bush, bản báo cáo không kèm theo danh sách “các quốc gia cần quan tâm đặc biệt”, hay “CPC” – thuật ngữ ngoại giao dành cho những quốc gia hoặc tích cực trấn áp tự do tôn giáo hoặc không làm đủ để bảo vệ tự do tôn giáo.
Danh sách này ít thay đổi từ qua từng năm – Bắc Triều Tiên, Iran, Trung Quốc và một nhóm quốc gia khác thường được  nêu tên như những thủ phạm tồi tệ nhất. Song bản báo cáo mới này lại không có danh sách “tệ nhất trong số tệ nhất”, một danh sách thường liệt kê những thủ phạm phải chịu chế tài hay hình thức trừng phạt khác.
Theo Hạ nghị sỹ Frank Wolf (Đảng Cộng hoà, tiểu bang Virginia), trưởng lão của các tổ chức bảo vệ tự do tôn giáo trong Quốc hội, việc thiếu những cái tên mới trong danh sách CPC của bản báo cáo là một khiếm khuyết lớn.
“Khi tình hình tự do tôn giáo tiếp tục xấu đi trên toàn cầu, hơn lúc nào hết, điều quan trọng là Bộ Ngoại giao phải sử dụng công cụ thiết yếu này để hối thúc các chính phủ chấm dứt tình trạng lạm dụng, bảo vệ công dân của họ và tôn trọng quyền con người cơ bản này,” Wolf và hai hạ nghị khác nêu trong bức công văn hoả tốc mà họ gửi cho John Kerry hôm thứ Hai.
Sự quan ngại của họ còn được phụ hoạ bởi những tổ chức trong nước theo dõi tự do tôn giáo quốc tế, trong đó có Uỷ ban Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo (U.S. Commission on Religious Freedom - USCIRF), một tổ chức độc lập do Quốc hội thành lập, hàng năm lên danh sách những thủ phạm tệ hại nhất.
Theo Knox Thames, giám đốc phụ trách chính sách và nghiên cứu của USCIRF, uỷ ban này tin tưởng rằng đạo luật năm 1998 uỷ thác cho Bộ Ngoại giao ra bản báo cáo đó cũng đòi hỏi những đề xuất CPC mới hàng năm. Danh sách CPC hiện hành có từ năm 2011.
Trong nhiều năm, báo cáo thường niên và danh sách CPC được công bố cùng lúc; điều này đã thay đổi vào cuối nhiệm kỳ của tổng thống Bush và tiếp tục diễn ra như thế dưới thời Obama, Thames cho biết. Song danh sách CPC “là những gì đã đem lại toàn bộ thứ hiệu lực ấy cho bản bảo cáo” Thamesnhận xét.
Danh sách đó khiến “các quốc gia phải làm những chuyện mà họ thường không muốn”.
Nhưng Aaron Jensen, một phát ngôn viên của Vụ Dân chủ, Lao động và Nhân quyền thuộc Bộ Ngoại giao lại nói rằng danh sách CPC có thể được lập theo một thời biểu khác với thời điểm công bố báo cáo và “vào bất cứ lúc nào mà điều kiện cho phép”.
Ông cho biết là ông không có thông tin gì về thời điểm Bộ Ngoại giao có thể công bố danh sách CPC mới.
Thames nói, ông hy vọng danh sách mới sẽ xuất hiện trong mùa Hè này.
Việc lập ra danh sách đó quả có tác dụng, ông tiếp tục, nêu tên Việt Nam như một dẫn chứng về một quốc gia đã nhảy dựng lên khi bị liệt vào danh sách CPC. Nhưng rồi những cải cách thực sự, dưới sự hối thúc của các nhà ngoại giao Mỹ, đã dẫn đến việc Việt Nam được đưa ra khỏi danh sách năm 2006.
USCIRF – cơ quan thường thúc ép Bộ Ngoại giao phải tỏ thái độ mạnh mẽ hơn khi đòi hỏi những cải cách về tự do tôn giáo trong hoạt động ngoại giao – trong tháng Tư đã khuyến nghị rằng toàn bộ 8 nước trong danh sách CPC hiện hành của Bộ Ngoại giao phải được giữ nguyên trong danh sách mới: Myanmar, Trung Quốc, Eritrea, Iran, Bắc Triều Tiên, Saudi Arabia, Sudan và Uzbekistan.
USCIRF cũng muốn 7 quốc gia khác được đưa vào danh sách CPC: Ai Cập, Iraq, Nigeria, Pakistan, Tajikistan, Turkmenistanvà Việt Nam.
Paul Marshall, thành viên kỳ cựu của Viện Hudson (Hudson Institute, chuyên nghiên cứu về tự do tôn giáo) ở Washington, nhận xét rằng danh sách CPC của Bộ Ngoại giao đã “rất ổn định trong một thời gian dài”.
Chắc chắn là có những chính phủ thủ cựu, độc đoán, chẳng  hạn như Bắc Triều Tiên, không quan tâm đến chuyện họ có nằm trong danh sách hay không. Song điều đó không có nghĩa là danh sách CPC và bản báo cáo nói chung không có giá trị, Marshall bình luận.
Ông nói, chẳng hạn lấy một quốc gia nằm trong danh sách CPC làm dẫn chứng là Saudi Arabia, nơi mà việc thực hành các tôn giáo phi Hồi giáo vẫn bị cấm đoán chính thức. Hoa Kỳ đã tạo sức ép lên các quan chức Saudi Arabia về chủ đề này, và trong những năm gần đây, người Saudi Arabia đã nói rằng họ sẽ không vượt ra ngoài khuôn khổ để xoá bỏ những nghi lễ phi Hồi giáo, mặc dù họ vẫn truy tố khi phát hiện ra chúng.
Và ở Myanmar, một thành viên trung thành của câu lạc bộ CPC, tình hình tự do tôn giáo đã thay đổi, và là một cái gì đó mà chúng tôi muốn chính phủ phải theo dõi, Marshall nhận xét. Thế nên “danh sách CPC là rất tốt”.
Jamsheed K. Choksy, một giáo sư thuộc Phòng Nghiên cứu Trung Á-Âu (Central Eurasian Studies) của Đại học Indiana, lại cho rằng trên thực tế vấn đề lớn hơn bản báo cáo hay việc việc nó có kèm theo danh sách CPC hay không.
Ông nói, “Những gì cần diễn ra là chính phủ Hoa Kỳ chấp nhận các bản báo cáo này và biến chúng thành trọng tâm trong chính sách và quan hệ ngoại giao của Hoa Kỳ.”
Đại sứ hồi hưu Randolph Bell, người điều hành Trung tâm Tự do Đệ nhất (FirstFreedom Center), một nhóm giám sát tự do tôn giáo đóng ở Virginia, cũng có quan điểm tương tự. Việc danh sách CPC mới có kèm theo bản báo cáo hay không không mang tính chất sống còn như việc liệu chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ có vận hành dựa trên những thông tin mà các viên chức của họ tập hợp, và biến tự do tôn giáo thành một nguyên tắc tổ chức (organizing principle) cho các mối quan hệ song phương và đa phương của Mỹ hay không.
Tuy nhiên, Bell nói, trong bất cứ trường hợp nào Hoa Kỳ cũng cần tiếp tục cho ra đời những bản báo cáo như thế hầu tiếp tục hướng sự chú ý vào chính nghĩa của giới tín hữu bị đàn áp.
Bell nhận xét về các bản báo cáo: “Nếu chúng không xuất hiện thì liệu những người hoàn toàn chú tâm vào hoạt động thương mại và kinh tế của Mỹ, hay những người chú tâm vào một khía cạnh nào đó của tình hình thế giới, chẳng hạn như biến đổi khí hậu, có chuyên tâm với công việc của mình hay không?”


Tuesday, May 21, 2013

LỜI KÊU GỌI


Kính thưa quý vị!
Thời gian gần đây, tôi đã 2 lần gửi thư cầu cứu tới nhiều cơ quan chức năng cùng hàng loạt cơ quan báo chí trong nước (cả báo chí “chính thống” lẫn báo chí “phi chính thống”), một số cơ quan báo chí và trang mạng ở nước ngoài, ba vị Đại biểu Quốc hội đương nhiệm, và một số trí thức tên tuổi trong nước để cấp báo về việc vợ chồng tôi thường xuyên bị đe doạ, khủng bố và triệt đường sống. Lý do là bởi suốt 5 năm nay, chúng tôi đã công khai tố cáo những tội ác tày trời (buôn bán ma tuý, giết người, bán nước…) của bộ ba Nguyễn Tấn Dũng – Hoàng Trung Hải – Nông Đức Mạnh, những kẻ đã và đang “lãnh đạo” đất nước này.
Lần thứ nhất là vào ngày 27/4/2013, sau khi vợ tôi bị ông chủ một nhà hàng ở Mỹ Chánh, Hải Lăng, Quảng Trị, nơi cô ấy mới vào làm việc được 2 ngày, cho nghỉ việc chỉ vì người ta đe doạ ông rằng tôi là một tên “phản động”. Ngay sau khi nhiều trang mạng trong và ngoài nước đăng tải bức thư, trưa ngày 28/4/2013, vợ tôi đã được ông chủ nhà hàng gọi trở lại làm việc.
Lần thứ hai là vào ngày 9/5/2013, khi vợ tôi đang trên đường đi từ Mỹ Chánh ra Đông Hà thì bị một nhóm người đã mấy lần bắt cóc và khủng bố cô ấy chặn xe ô tô ở thị xã Quảng Trị và cưỡng đoạt chiếc máy tính xách tay mà vợ tôi mang theo (của một cô nhân viên cùng làm việc với cô ấy). Một lần nữa, nhờ sự lên tiếng của nhiều người, đặc biệt là việc các trang mạng “lề trái” quan trọng trong nước đăng tải, mà sáng ngày 12/5/2013, bọn họ đã mang máy tính đến nhà hàng nơi vợ tôi đang làm việc để trả, kèm theo khoản tiền 7.600.000VNĐ mà bọn họ đã cưỡng đoạt của cô ấy trong lần cô ấy bị bắt cóc từ ngày 18-21/4/2013.
Vụ việc mà chúng tôi tố cáo là vô cùng nghiêm trọng, ảnh hưởng không chỉ hiện tại mà cả tương lai của đất nước. Chính vì vậy mà những kẻ bị tố cáo, cũng như những người vẫn cố tình bao che cho họ, rất e ngại dư luận. Trước sự lên tiếng mạnh mẽ của công luận thì họ không thể cố tình phớt lờ vụ việc mãi được, nhất là khi mà trong bộ máy vẫn còn không ít người thực sự có tâm với đất nước.
Một trong những thành quả bước đầu, nếu có thể nói như vậy, của sự chung sức chung lòng này chính là việc ngài PTT người Hán Hoàng Trung Hải, cánh tay phải của TT Nguyễn Tấn Dũng, gần đây đã ít lộ diện trên truyền hình. Đặc biệt, ông ta đã vắng mặt trong 2 cuộc họp thường kỳ liên tiếp của Chính phủ vào tháng Ba và tháng Tư (không còn “kề vai sát cánh” với ngài Thủ tướng như trước nữa), và trong Hội nghị TW 7 khoá XI vừa rồi cũng không thấy ông ta xuất hiện (trong cả phiên khai mạc lẫn phiên bế mạc; bình thường ông ta ngồi giữa ông Uông Chu Lưu và ông Ksor Phước). Đây hoàn toàn không phải là một sự ngẫu nhiên, nhất là khi mà ông ta đã bị tố cáo những tội ác man rợ suốt nhiều năm nay như thế. Sau TT Nguyễn Tấn Dũng thì PTT Hoàng Trung Hải chính là người “có công” lớn nhất trong việc tàn phá nền kinh tế Việt Nam suốt mấy năm qua, đặc biệt là việc bộ đôi này tìm mọi cách đẩy Việt Nam ngày càng lệ thuộc vào Trung Quốc (đến 90% các công trình trọng điểm quốc gia của Việt Nam rơi vào tay nhà thầu Trung Quốc; thị trường Việt Nam tràn ngập hàng Trung Quốc; giá trị nhập siêu từ Trung Quốc tăng với tốc độ chóng mặt trong nhiều năm trở lại đây).
Tuy nhiên, chúng ta chưa thể vội vui mừng với chừng đó thành quả, mà biết đâu đây lại có thể là kế “nín thở qua sông” của cặp bài trùng Nguyễn Tấn Dũng – Hoàng Trung Hải, nhất là khi mà ông Hoàng Trung Hải lại đang nắm trong tay bằng chứng phạm tội ác ghê rợn của ông Nguyễn Tấn Dũng (hãm hiếp một cô gái vị thành niên rồi đồng loã với ông HT Hải trong vụ thủ tiêu cô gái ấy để bịt đầu mối). Điều đó cũng có nghĩa là ngay cả khi ông HT Hải thực sự bị mất chức (khả năng rất khó xẩy ra một khi ông Nguyễn Tấn Dũng vẫn ngồi trên ghế Thủ tướng), ông ta cũng thừa sức giật dây và điều khiển ngài Thủ tướng, người mà hẳn quý vị cũng thừa hiểu là dường như chẳng còn chút liêm sỷ và tự trọng nào nữa, một khi ông ta vẫn còn yên vị để tiếp tục “trổ tài” tàn phá đất nước và làm tay sai cho Tàu (đằng sau Hoàng Trung Hải chính là Trung Nam Hải). Bên cạnh đó là biết bao vị trí quan trọng trong bộ máy đã được những tên Việt gian bán nước Nông Đức Mạnh, Nguyễn Tấn Dũng và Hoàng Trung Hải cài cắm suốt bao năm qua hòng thực hiện mưu đồ bán nước của chúng. Thiết tưởng cũng cần nhắc lại rằng ngày 15/4/2011, ngay giữa lúc tôi đang dồn dập tố cáo tội ác khủng khiếp của họ, TT Nguyễn Tấn Dũng đã ký Quyết định số 546/QĐ-TTg, bổ nhiệm PTT Hoàng Trung Hải làm Chủ tịch Uỷ ban An ninh Hàng không Dân dụng Quốc gia; và việc đầu tiên mà TT Nguyễn Tấn Dũng làm sau cuộc gặp Tập Cận Bình ở Nam Ninh ngày 20/9/2012 (cuộc gặp được cho là nguyên nhân chính khiến TBT Nguyễn Phú Trọng phải mếu máo trong phiên bế mạc Hội nghị TW 6 khoá XI vì không kỷ luật được “đ/c X”) là bổ nhiệm ngay một lúc 2 trợ lý cho cánh tay phải người Hán Hoàng Trung Hải của mình. Lịch sử rồi sẽ đến lúc vạch mặt và đời đời nguyền rủa tên Việt gian bán nước đáng ghê tởm Nguyễn Tấn Dũng, nhưng ngay từ bây giờ tất cả những ai còn chút lương tri trong bộ máy hãy hiểu rằng, nếu quý vị vẫn ủng hộ ông ta theo cách này hay cách khác thì chính quý vị đã tiếp tay cho hành động bán nước đó, chính quý vị đang phản bội Tổ quốc, phản bội Tổ tiên và nòi giống của mình. (“Tên tuổi” của Nguyễn Tấn Dũng rồi sẽ “sánh ngang” với những Lê Chiêu Thống, Trần Ích Tắc… trong lịch sử. Những trò mị dân như việc ông ta thường đi thăm các đơn vị phòng không, không quân hay các phi vụ mua tàu ngầm… đều chỉ là màn loè bịp để che dấu hành động  bán nước của ông ta mà thôi.)
Nhân dịp này, tôi xin trân trọng cám ơn các trang mạng trong và ngoài nước đã đăng tải các bức thư cầu cứu của tôi, đặc biệt là các trang mạng “lề trái” nổi bật trong nước như Bauxite Việt Nam, blog Nguyễn Tường Thuỵ, blog Anh Ba Sàm, blog Dân Làm Báo và các trang mạng ở nước ngoài như Thông Luận, Vàng Anh, Đàn Chim Việt, v.v. Tôi cũng xin chân thành cám ơn rất nhiều người trong và ngoài nước đã quan tâm và chia sẻ với tình cảnh của tôi, một số người thậm chí còn ủng hộ tôi về vật chất, giúp chúng tôi tạm vượt được qua khó khăn trước mắt. Tôi xin lưu ý rằng, mặc dù đã được nhận trở lại làm việc song vợ tôi vẫn thường xuyên bị đe doạ, khủng bố, mỗi khi ra vào Mỹ Chánh – Đông Hà đều bị chặn đường lục soát tư trang, kể cả khi đang đi trên xe ô tô. Ông chủ nhà hàng nơi vợ tôi làm việc thường bị đe doạ, họ đang gây sức ép buộc ông phải đuổi việc vợ tôi.
Rõ ràng, chính Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và PTT Hoàng Trung Hải là những kẻ đang chỉ đạo các băng nhóm xã hội đen và XHĐ đội lốt công an đe doạ, bắt cóc, khủng bố, trấn cướp, triệt đường sống của vợ chồng tôi suốt mấy năm nay.
Tôi khẩn thiết kêu gọi ĐBQH Dương Trung Quốc hãy thực hiện đúng chức trách của mình, yêu cầu những người có trách nhiệm phải trả lời đơn thư của tôi ngay trong kỳ họp Quốc hội này, bởi như thế là đã gần một năm kể từ khi đơn thư của tôi được ông chuyển đến tận tay ông Chủ tịch Quốc hội mà vụ việc vẫn rơi vào im lặng đáng sợ. Đã đến lúc ĐBQH Dương Trung Quốc cần phải lên tiếng công khai trước công luận vì sự an nguy của vợ chồng tôi và trên hết là vì trách nhiệm trước Tổ quốc và Nhân dân. (Một vụ việc vô cùng nghiêm trọng mà người ta cố tình ém nhẹm suốt 5 năm nay, nếu ông không lên tiếng công khai thì làm sao cho cỗ máy chuyển động được?).
Tôi khẩn thiết đề nghị quý vị chuyển bức thư này đến tận tay các vị Đại biểu Quốc hội và những người có trách nhiệm khác. Hãy lên tiếng cùng tôi để ngăn chặn bày tay tội ác của cặp bài trùng tanh tưởi Nguyễn Tấn Dũng - Hoàng Trung Hải, những tên Việt gian bán nước với bàn tay dính đầy máu người! Hãy hành động để cứu đất nước này trước khi quá muộn!
Xin trân trọng cám ơn quý vị!
Quảng Trị, ngày 21/5/2013
Lê Anh Hùng
(CMND số 012191640 do Công an Hà Nội cấp ngày 15/7/2004; điện thoại: 01243210177; email: lehunglpa@yahoo.com / lehunglpa@gmail.com; blog cá nhân: leanhhungblog.blogspot.com; nick Facebook: lehunglpa)

Mời quý vị tham khảo:
  1. Một số cuộc trao đổi với ĐBQH Dương Trung Quốc (từ đầu đến 1:26 – điện thoại với ĐBQH Dương Trung Quốc ngày 10/6/2012; từ 1:28 ÷ 2:23 – điện thoại với ĐBQH Dương Trung Quốc ngày 20/6/2012; từ 2:25 ÷ hết – nội dung cuộc trao đổi với ĐBQH Dương Trung Quốc tại văn phòng làm việc của ông, 216 Trần Quang Khải, Hà Nội ngày 22/6/2012);
  2. Các văn bản mà ĐBQH Dương Trung Quốc đã gửi ông Chủ tịch Quốc hội về vụ tố cáo của tôi;
  3. Nội dung cuộc trao đổi giữa ĐBQH Dương Trung Quốc và Lê Anh Hùng ngày 26.10.2012(từ phút thứ 1 đến phút thứ 2, ĐBQH DTQ nói là ngày 25.10.2012, ông đã gặp Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng để hỏi về vụ việc mà ông đã chuyển tận tay cho ông Chủ tịch QH ngày 19.6.2012, nhưng ông Chủ tịch QH cho biết là "đang xem xét" và nói đây là "vụ việc phức tạp lắm").
  4. Chương trình Từ Cánh Đồng Mây phỏng vấn vợ chồng Lê Anh Hùng ngày 18.5.2013 về vụ tố cáo;
  5. Video clip Lê Thị Phương Anh thuật lại vụ bị bắt cóc ngày 27.2.2013;
  6. Thư Tố Cáo lần thứ 70;
  7. Đơn tố giác băng đảng ma tuý của PTT Hoàng Trung Hải;
  8. Tâm Huyết Thư của các vị cán bộ, đảng viên Ban Tổ chức TW, Uỷ ban Kiểm tra TW, Ban Bảo vệ chính trị nội bộ tố cáo lý lịch mờ ám của PTT Hoàng Trung Hải;
  9. Điều gì đang xẩy ra với ngành điện lực của Việt Nam;
  10. Một nền kinh tế đang trên đà “Hán hoá”;



Khu mộ nhà Hoàng Trung Hải ở làng Sơn Đồng, Quỳnh Giao, Quỳnh Phụ, Thái Bình (dòng chữ trên cột vàng lớn bên trái: Hoa Kiều Tiên Hữu Tổng Mộ)



LỜI KÊU GỌI này đã được gửi đến các địa chỉ sau đây:

Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam <webmaster@qh.gov.vn>; Cổng Thông tin Điện tử Chính phủ <thucongdan@chinhphu.vn>; Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam    <mttqvn@mattran.org.vn>; Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao <htqt@vks.gov.vn>; Toà án Nhân dân Tối cao <tatc@toaan.gov.vn>; Hộp thư Tố giác Tội phạm - Bộ Công An    <togiactoipham@canhsat.vn>; Đài Truyền Hình Việt Nam  <thoisuvtv@vtv.vn>; Đài Tiếng Nói Việt Nam <toasoan@vovnews.vn>; Báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam    <dangcongsan@cpv.org.vn>; Báo Nhân Dân <nhandandientu@nhandan.org.vn>; Báo Quân Đội Nhân Dân <dientubqd@gmail.com>; Báo Thanh Tra <thanhtradientu@thanhtra.com.vn>; Tạp chí Tuyên Giáo – Ban Tuyên giáo TW <tctg@tuyengiao.vn>; Ban Thi đua Khen thưởng Trung ương    <thiduakt@thiduakhenthuongvn.org.vn>; Cục Kinh tế - Bộ Quốc phòng <xttm@ckt.gov.vn>; Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam  <tttt@hoilhpn.org.vn>; Liên hiệp các Hội Khoa học & Kỹ thuật Việt Nam <thongtin@vusta.vn>; Hội Nông Dân Việt Nam <tonghophnd@gmail.com>; Hội Nhà báo Việt Nam <hnbvietnam@gmail.com>; Hội Nhà văn Việt Nam <vanvn.net@gmail.com>; Hội Sinh viên Việt Nam <hoisinhvien@hsvvn.vn>; Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam <vnf-unesco@fpt.vn>; Thành Đoàn Hà Nội  <hanoituoitre@gmail.com>; Ban Thư ký - Thông Tấn Xã Việt Nam    <btk@vnanet.vn>; Báo Bảo Vệ Pháp Luật - Viện KSND Tối cao <baovephapluat_vksndtc@yahoo.com>; Báo Công Lý - Toà án ND Tối cao    <baocongly@fpt.vn>; Báo Công An Nhân Dân  <candonline@gmail.com>; Báo An Ninh Thủ Đô <antdonline@anninhthudo.vn>; Báo Biên Phòng    <banthukybaobp@gmail.com>; Báo Đại Đoàn Kết <toasoan@baodaidoanket.com.vn>; Báo Cựu Chiến Binh Việt Nam    <ccbvietnamdientu@gmail.com>; Báo Hà Nội Mới <webmaster@hanoimoi.com.vn>; Báo Sài Gòn Giải Phóng <sggponline@sggp.org.vn>; Báo Tuổi Trẻ    <toasoan@tuoitre.com.vn>; Báo Tiền Phong <online@tienphong.vn>; Công Báo <info@congbao.vn>; Tạp chí Quản Lý Nhà Nước    <tcquanlynn@yahoo.com.vn>; Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp – Văn phòng QH <nclp@qh.gov.vn>; Tạp chí Truyền Hình - Đài THVN    <tapchith@vtv.org.vn>; Tạp chí Nhà Văn <tapchinhavanhnv@gmail.com>; Tạp chí Quốc phòng Toàn dân <quocphongtoandan@viettel.vn>; Tạp chí Thế Giới Phụ Nữ    <admin@thegioiphunu-pnvn.com.vn>; Thời báo Kinh Tế Việt Nam <vneconomy.vn@gmail.com>; Thời báo Kinh Tế Sài Gòn  <sgt@thesaigontimes.vn>; Báo Công Thương <congthuongonline@gmail.com>; Báo Đầu Tư <baodautu.vn@gmail.com>; Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp <baodientu@dddn.com.vn>; Báo Đất Việt <datviet108@gmail.com>; Báo điện tử Vietnamnet    <tuanvietnam@vietnamnet.vn>; Báo điện tử VnExpress    <webmaster@VnExpress.net>; Báo điện tử Dân Trí <info@dantri.com.vn>; Báo Giao Thông Vận Tải <baogiaothong@fpt.vn>; Báo Giáo Dục & Thời Đại    <gdtddientu@gmail.com>; Báo Phụ Nữ Tp HCM <toasoan@baophunu.org.vn>; Báo Du Lịch <baodulichdientu@gmail.com>; Báo Khoa Học & Đời Sống <tkts@bee.net.vn>; Báo Kinh Tế Nông Thôn <hungktnt@gmail.com>; Báo Lao Động <toasoan@laodong.com.vn>; Báo Người Lao Động <online@nld.com.vn>; Báo Nông Nghiệp Việt Nam <baonnvn@hn.vnn.vn>; Báo Nông Thôn Ngày Nay <baodanviet@gmail.com>; Báo Pháp Luật Tp HCM  <baophapluat@phapluattp.vn>; Báo Sài Gòn Tiếp Thị <sgtt@sgtt.com.vn>; Báo Thể Thao & Văn Hoá <ttvhonline@thethaovanhoa.vn>; Báo Thế Giới & Việt Nam    <webmaster@tgvn.com.vn>; Báo Tin Tức <toasoantintuc@gmail.com>; Báo Văn Hoá    <baovanhoa@fpt.vn>; Báo Tài nguyên & Môi trường <baotainguyenmoitruong@gmail.com>; Báo Vietnamnews <vnnews@vnagency.com.vn>; Đài VOA <suckhoedoisong2007@gmail.com>; Báo Việt ngữ - Đài BBC    <vietnamese@bbc.co.uk>; Đài Á Châu Tự Do <vietweb@rfa.org>; Nhóm nữ nghị sỹ Việt Nam <nnsvn@qh.gov.vn>; Trang mạng Bauxite Vietnam <bauxitevn@gmail.com>; Blog Nguyễn Tường Thuỵ <tuongthuy52@gmail.com>; blog Nguyễn Xuân Diện <lamkhanghn@yahoo.com.vn>; Blog Phạm Viết Đào <Thuykhue40@gmail.com>; Thông Luận <info@ethongluan.org>; Blog Anh Ba Sàm <basamvietnam@gmail.com>; VANGANH.INFO <vanganh.contact@gmail.com>; Dân Làm Báo <lienlacdanlambao@gmail.com>; Radio Chân Trời Mới <lienlac@radiochantroimoi.com>; Chương trình Từ Cánh Đồng Mây <theheviet@verizon.net>; Đàn Chim Việt <bbt.danchimviet@gmail.com>; Quan Làm Báo <vualambao@gmail.com>; Báo Người Việt <news@nguoi-viet.com>; ĐBQH - nhà sử học Dương Trung Quốc <quocxuanay@yahoo.com>; Đại biểu QH Trần Hoàng Ngân <ngannh@ueh.edu.vn>; Đại biểu QH Trương Trọng Nghĩa <nghia.truong@ykvn-law.com>; GS Chu Hảo <haochu2008@gmail.com>; PGS.TS Hồ Uy Liêm <houyliem@vusta.vn>; TS Lê Đăng Doanh <ledangdoanh@gmail.com>; Ông Vũ Quốc Tuấn <tuanvuquoc@gmail.com>; nhà báo Trần Đăng Tuấn <trandangtuanvfc@yahoo.com>; Ông Nguyễn Trung <nguyentrungvt@gmail.com>, Ông Bùi Đức Lại <buiduclai@yahoo.com.vn>; Bà Phạm Chi Lan <phamchilan@gmail.com>; Nhà báo Tống Văn Công <vcongtong@gmail.com>, Thiếu tướng Lê Văn Cương <tuanla295@gmail.com>, GS Tương Lai <tnglai@gmail.com>; nhà văn Phạm Đình Trọng <phamdinhtrong2006@yahoo.com.vn>; GS Đặng Vũ Minh <gsdangvuminh@yahoo.com.vn>

Hoa Kỳ và Việt Nam: Từng bước trở thành những đối tác ngọt-đắng?

Bình luận: Quan hệ thương mại gia tăng mở đường cho những dàn xếp về an ninh và quốc phòng.

Ahn Le Tran
19.5.2013
Lê Anh Hùng dịch


Xe máy và xe đạp trên một tuyến phố nằm trong một khu dân cư mới ở Hà Nội ngày 7.5.2013 (Ảnh: Hoàng Đình Nam/AFP/Getty Images)
NEWTON, Massachussetts - Ngày 30.4 vừa qua đánh dấu 38 năm ngày Sài Gòn sụp đổ và chiến tranh Việt Nam kết thúc. Những hình ảnh máy bay trực thăng Mỹ di tản người trên nóc các toà cao ốc ở Sài Gòn ngày 30.4.1975 khiến người ta không thể hình dung ra nổi rằng một ngày nào đó các nhà hoạch định chính sách Hoa Kỳ và các nhà lãnh đạo cộng sản Hà Nội sẽ tìm tòi những bước đi hướng tới mối quan hệ đối tác chiến lược giữa hai quốc gia.
Song điều không thể tưởng tượng nổi đó lại bắt đầu trở nên khả dĩ. Mối quan hệ Mỹ - Việt đang dần dần mang diện mạo của một mối quan hệ chiến lược, dù với những rào cản, thông qua các mối quan hệ tăng cường về kinh tế, ngoại giao và quốc phòng.
Năm 2000, sáu năm sau khi tổng thống Bill Clinton bỏ cấm vận thương mại đối với Việt Nam, hai nước đã ký một hiệp định thương mại song phương (BTA) lịch sử, mở ra một kỷ nguyên mới cho hợp tác kinh tế. Kim ngạch thương mại song phương tăng từ 1,2 tỷ USD năm 2000 lên gần 25 tỷ USD năm 2012. Trong giai đoạn này, Việt Nam luôn được hưởng thặng dư mậu dịch hàng năm, từ mức 454 triệu USD năm 2000 lên tới hơn 15,6 tỷ USD năm 2012. Hoa Kỳ hiện là thị trường xuất khẩu lớn nhất và là nguồn thặng dư mậu dịch lớn nhất của Việt Nam.
Thông qua BTA, Hoa Kỳ mong muốn Việt Nam cam kết thực hiện một loạt cải cách về thương mại, đầu tư và chế độ điều tiết nhằm tạo thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư và hàng hoá Hoa Kỳ vào Việt Nam. Điều này đã góp phần vào việc từng bước chuyển hoá nền kinh tế Việt Nam sang một nền kinh tế dựa nhiều hơn vào luật lệ và theo định hướng thị trường.
Kết quả là các doanh nghiệp Hoa Kỳ đã thâm nhập mạnh mẽ vào thị trường Việt Nam trong những năm gần đây. Hoa Kỳ là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất ở Việt Nam năm 2009, với tổng vốn đầu tư đăng ký là 9,8 tỷ USD. Mặc dù con số này đã giảm trong vài năm gần đây, song triển vọng tương lai vẫn sáng sủa. Theo bản Báo cáo Khảo sát Viễn cảnh Kinh doanh ASEAN 2012-2013, Việt Namlà địa điểm được ưa chuộng nhất mà các công ty Mỹ kinh doanh ở Đông Nam Á mở rộng kinh doanh.
Hoa Kỳ và Việt Nam, cùng với 9 quốc gia khác, đang đàm phán Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), được khuếch trương như một hiệp định thương mại thế hệ mới, chuẩn mực cao của thế kỷ 21. Việc ký kết và thực thi hiệp định thương mại này sẽ thúc đẩy mạnh mẽ mối quan hệ kinh tế Mỹ - Việt; Việt Nam sẽ được tiếp cận nhiều hơn với thị trường xuất khẩu lớn nhất của mình trong khi Hoa Kỳ sẽ được chứng kiến những cải cách sâu rộng hơn ở Việt Nam.
Các mối quan hệ kinh tế win-win (cùng có lợi) giúp đặt nền móng vững chắc cho việc củng cố các mối quan hệ ngoại giao và quốc phòng giữa hai nước. Hoa Kỳ coi Việt Nam là một đối tác quan trọng trong nỗ lực nhằm tăng cường sự can dự của Hoa Kỳ vào khu vực, đặc biệt là trong bối cảnh chiến lược “xoay trục sang Châu Á” của Mỹ. Washington và Hà Nội đã hợp tác thông qua một số diễn đàn, trong đó có Diễn đàn Khu vực ASEAN (ASEAN Regional Forum), Sáng Kiến Hạ Vùng Sông Mekong (Lower Mekong Initiative), Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (the Asia-Pacific Economic Cooperation), Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á (East Asia Summit) và Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ASEAN Defense Ministers’ Meeting Plus).
Khi Việt Nam đảm nhiệm ghế Chủ tịch ASEAN năm 2010, họ đã kịp lôi kéo sự can dự của Hoa Kỳ vào cuộc tranh chấp trên Biển Đông, một chủ đề nóng ở Việt Nam. Trong chuyến thăm Việt Nam năm đó, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton đã tuyên bố tại Hà Nội rằng Hoa Kỳ có “lợi ích quốc gia” ở Biển Đông trong việc bảo đảm “tự do hàng hải, cơ hội tiếp cận không hạn chế đối với các tuyến hàng hải quốc tế ở Châu Á, và sự tôn trọng luật lệ quốc tế.” Đó là những gì mà Hà Nội từng hy vọng khi họ tìm cách quốc tế hoá cuộc tranh chấp và giải quyết tranh chấp phù hợp với Công ước LHQ về Luật Biển (United Nations Convention on the Law of the Sea) trước lập trường hung hăng của Trung Quốc.
Hai nước cũng đã tăng cường hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng. Các hoạt động liên quan đến quốc phòng (trong đó có các cuộc trao đổi cấp cao của các quan chức quốc phòng ở cả hai thủ đô, những lần chiến hạm Hoa Kỳ cập cảng Việt Nam, và các cuộc thảo luận hàng năm về chiến lược quốc phòng và an ninh) bắt đầu diễn ra thường xuyên.
Trong bản Đánh giá Tình hình Quốc phòng định kỳ 4 năm năm 2010, Bộ Quốc phòng Mỹ đã xác định Việt Nam là một quốc gia Đông Nam Á mà họ đang hợp tác để phát triển mối quan hệ chiến lược trong khu vực. Trong một chuyến thăm tới Việt Nam năm 2012, Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta đã thực hiện chuyến đi lịch sử tới Vịnh Cam Ranh, căn cứ cũ của Hải quân Hoa Kỳ trông ra Biển Đông. Đứng trên chiếc tàu chở hàng của Hải quân Hoa Kỳ USNS Richard E. Byrd đang neo đậu trong cảng nước sâu chiến lược này, ông phát biểu: “Càng đứng đây lâu, tôi càng nhận ra tầm vóc quyết định của khu vực này trong mối liên hệ với nền quốc phòng của chúng ta cũng như công cuộc bảo vệ thế giới.”
Việc dành quyền tiếp cận các hải cảng ở Việt Nam, đặc biệt là ở Vịnh Cam Ranh, cho các chiến hạm Hoa Kỳ là một ưu tiên của người Mỹ trong việc tăng cường các mối quan hệ quốc phòng với Việt Nam. Cho đến nay, Việt Nam vẫn chưa làm Hoa Kỳ thoã mãn niềm khát khao đó, bởi Hà Nội không muốn Bắc Kinh nghĩ rằng Việt Nam đang liên minh với Mỹ để đặt ra mối đe doạ cho Trung Quốc.
Song Hà Nội lại sẵn sàng tăng cường hợp tác an ninh và quốc phòng với Washington chừng nào sự hợp tác đó phù hợp với lợi ích quốc gia của Việt Nam về bảo vệ chủ quyền, hoà bình, và phi liên kết. Người ta có thể trông đợi các nhà hoạch định chiến lược Hoa Kỳ và Việt Namsẽ tiếp tục tìm kiếm những cách thức khác nhau để thúc đẩy các mối quan hệ quốc phòng trong khuôn khổ những giới hạn mà họ tự đặt ra cho mình. Và tốc độ thúc đẩy đó sẽ phụ thuộc đáng kể vào cách hành xử của Trung quốc, đặc biệt là về vấn đề Biển Đông.
Ngoại trừ nhân tố Trung Quốc, sự khác biệt về chính trị là một nhân tố khác ảnh hưởng đến mức độ gần gũi giữa hai quốc gia. Hoa Kỳ quan tâm đến thành tích của Việt Namvề vấn đề tự do và nhân quyền, và đã lên tiếng kêu gọi Việt Nam cải thiện những chủ đề này như một phương thức để thúc đẩy các mối quan hệ song phương. Một số giới trong ban lãnh đạo cộng sản Việt Nam nghi ngờ ý đồ của người Mỹ, với lập luận rằng Hoa Kỳ có thể đang thúc đẩy việc thay đổi chế độ thông qua áp lực và sự dính líu của họ vào các lĩnh vực tự do và nhân quyền.
Mặc dù những khác biệt về chính trị gây cản trở cho việc thúc đẩy mối quan hệ Việt Mỹ, chúng vẫn không phải là không thể khắc phục, nhất là khi Việt Nam lại sẵn sàng bắt tay vào cải cách chính trị, không sớm thì muộn, nhằm thích ứng với áp lực ngày càng tăng trong nước. Chắc chắn là trong dài hạn, mối quan hệ này sẽ nhiều ngọt ngào hơn là cay đắng./.
Ahn Le Tran là giáo sư tại trường Lasell College, Newton, Massachusetts, người vẫn thường viết bài bình luận về các chủ đề liên quan đến tình hình Việt Nam.

Monday, May 20, 2013

Sunday, May 19, 2013

Chủ tịch UB Đối ngoại Hạ viện Hoa Kỳ đề xuất luật mới nhằm nêu bật tình trạng vi phạm nhân quyền ở VN

Thúc đẩy việc đưa Việt Namtrở lại danh sách “Quốc gia cần quan tâm đặc biệt”

17.5.2913
Lê Anh Hùng dịch


Washington, D.C.– Hạ nghị sỹ Ed Royce (Đảng Cộng hoà – tiểu bang California), Chủ tịch Uỷ ban Đối ngoại Hạ viện (House Foreign Affairs Committee), đã giới thiệu H.Res. 218, dự luật kêu gọi Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đưa Việt Nam trở lại danh sách “Quốc gia cần quan tâm đặc biệt” vì sự vi phạm quyền tự do tôn giáo trắng trợn của họ.
Chủ tịch Royce phát biểu: “Thật không may, tình hình nhân quyền ở Việt Namvẫn rất nghiêm trọng. Như tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch đã nêu trong bản phúc trình về tình hình các quốc gia năm 2013, Việt Nam gần như đàn áp mọi quyền con người, trong đó có quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội và tự do tôn giáo. Trên thực tế, Việt Namđã thụt lùi về nhân quyền.”
Trong báo cáo gần đây nhất, Uỷ ban Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế ( U.S. Commission on International Religious Freedom) đã khuyến nghị việc đưa Việt Nam trở lại danh sách “Quốc gia cần quan tâm đặc biệt”: “Thành tích nhân quyền nói chung của Việt Nam vẫn nghèo nàn, và đã xấu đi.”
Chủ tịch Royce phát biển: “Việt Nam hiện nay không có tự do tôn giáo. Thay vì thế, chúng ta nhìn thấy những màn đánh đập bằng gậy và roi điện của cảnh sát, của côn đồ thuê mướn, và của an ninh tôn giáo. Chúng ta nhìn thấy sự từ chối thừa nhận hơn 600 nhà thờ Tin Lành của người Hmong, điều đã dẫn đến những sách nhiễu, bắt bớ và huỷ hoại nhà cửa. Và chúng ta nhìn thấy việc bỏ tù 355 giáo hữu Tin Lành người Thượng vì họ đã tiến hành biểu tình ôn hoà để đòi hỏi quyền lợi đất đai và quyền tự do tôn giáo ở Tây Nguyên.
“Chỉ trong sáu tuần đầu tiên của năm 2013, ít nhất 40 nhà bất đồng chính kiến đã bị kết án trong những phiên toà trá hình. Điều đó có nghĩa là chỉ trong vòng hai tháng, nhà cầm quyền cộng sản đã vượt qua ‘thành tích’ của cả năm 2012. Và bất chấp hành động đó, Việt Namvẫn đang tích cực theo đuổi một ghế trong Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc.
“Đã đến lúc cần phơi bày những hành vi lạm dụng nhân quyền như thế. Nếu chúng ta tiếp tục phớt lờ chính sách đàn áp kinh khủng của Hà Nội, chúng ta đã gây thêm nhiều đau khổ cho nhân dân Việt Nam.”
Lưu ý: Chủ tịch Royce chính là nhà đồng bảo trợ hàng đầu cho Dự luật Nhân quyền Việt Nam. Ngoài ra, ông còn là đồng chủ toạ danh dự của Nhóm Hoạt động Việt Namtại Quốc hội Mỹ (Congressional Vietnam Caucus).

Wednesday, May 15, 2013

Người Việt Nam đang tìm tiếng nói chính trị

Jonathan London cho rằng mặc dù sự đàn áp vẫn tồn tại, song mức độ hiện diện của nó đang ngày càng suy giảm

Jonathan London (South China Morning Post)
15.5.2013


Những sự kiện quan trọng đang diễn ra ở Việt NamNgười ta chủ yếu dồn sự chú ý vào chính sách đàn áp mà qua đó nhà nước Việt Nam đang tiếp tục làm xói mòn hình ảnh quốc tế của mình. Tuy nhiên, chỉ trong vài tháng qua, Việt Namđã trải qua những thay đổi không thể bác bỏ về văn hoá chính trị, một diễn biến mang ý nghĩa lớn hơn nhiều.
Những đổi thay này không chỉ gói gọn trong các bản kiến nghị hay những hành động chống đối đây đó; trong một thời gian rất ngắn, đất nước này đã phát triển một nét văn hoá chính trị sinh động, thậm chí mang màu sắc đa nguyên.
Nhận ra những đổi thay này cũng đồng nghĩa với việc nhận ra những giới hạn của chúng. Lái xe đi dọc miền Trung Việt Nam thời gian gần đây, tôi đã nhận ra mức độ “văn hoá Staline” (Stalinesque) mà đôi khi nó vẫn có thể thể hiện. Song đó không còn là bộ mặt chính trị duy nhất ở đất nước này nữa.
Giờ đây hàng ngày, lớp lớp người Việt tham gia vào thế giới blog và thể hiện quan điểm của mình. Thay vì theo kiểu gây buồn ngủ kéo dài, nghệ thuật bình luận chính trị đang chứng kiến một sự phục hưng.
Chẳng hạn, hàng trăm công dân kéo ra các công viên ở Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh và Nha Trang để tham gia cuộc “dã ngoại” vì nhân quyền và quyền tự do lập hội. Đúng là những hành động này gặp phải sự đàn áp, đe doạ và đánh đập, song chúng vẫn cứ diễn ra. Và, cho dù nhanh đến đâu, đó vẫn là một khoảnh khắc bừng sáng (Tocquevillian moment) cho Việt Nam.
Vậy thì điều gì đang diễn ra? Có ba diễn biến xem ra là quan trọng nhất ở đây. Đầu tiên, ngoại trừ một vài nhóm đáng kể với đầu óc ảo tưởng và phản xạ bảo thủ “thâm căn cố đế”, hầu như nhà quan sát nghiêm túc nào về nền kinh tế chính trị Việt Nam cũng đều nhận ra rằng đây là thời điểm cần phải tiến hành cải cách thể chế thực chất, và không chỉ trong địa hạt kinh tế.
Thứ hai, người Việt Nam đang tìm tiếng nói của mình. Họ đang đòi hỏi sự thay đổi, từ những nhóm khác nhau. Những tiếng nói cất lên theo cách ngày càng độc lập và công khai. Và xem ra chúng không thể bị dập tắt trong một sớm một chiều.
Điều này đưa chúng ta đi đến một yếu tố cuối cùng và có lẽ là đáng tò mò nhất: sức mạnh đàn áp đang dần suy kiệt của bộ máy nhà nước. Nó vẫn còn đấy và vẫn bẩn thỉu như mỗi khi nó ra tay. Song mức độ hiện diện của nó đang trên đà suy giảm. Những bức ảnh về cuộc dã ngoại nhân quyền, chẳng hạn, cứ tự do lưu hành trên mạng.
Một số người lập luận rằng, những mức độ tự do này chủ yếu bắt nguồn từ tình trạng xung đột phe nhóm trong nội bộ đảng, ở đó các phe nhóm đối địch được lợi khi họ công khai công kích nhau. Theo nhận định của tôi, điều này phản ảnh một sự chuyển biến về cảm tính, về thái độ chấp nhận và thậm chí về niềm tự hào trong hàng ngũ của đảng rằng dựa dẫm vào các phương tiện đàn áp là con đường không đáng mong muốn cho Việt Nam.
Mặc dù việc dự đoán chính trị trong các chế độ độc đoán thường là liều lĩnh, người ta vẫn có thể cảm nhận được rằng sự thay đổi chính trị thực sự có thể diễn ra trong vòng 5 năm tới. Những con người tài năng và tâm huyết trong và ngoài đảng đang tìm một tiếng nói. Ít nhất, với cuộc tranh luận chính trị đang diễn ra ngày càng công khai, diễn biến chính trị ở Việt Namđã bước sang một giai đoạn mới.

Jonathan London là giáo sư và là thành viên chủ chốt của Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Đại học Hồng Kông (Southeast Asia Research Centre, the City University of Hong Kong).

Sunday, May 12, 2013

Việt Nam – Cuộc đấu tranh vì tự do

11.5.2013
Lê Anh Hùngdịch


Ở Việt Nam, tự do tín ngưỡng được hiến pháp bảo hộ về mặt nguyên tắc. Tuy nhiên, những người theo những tôn giáo mà chính quyền không chấp nhận lại phải đối mặt với tình trạng bị truy bức. Một trong những tôn giáo đó là đạo Tin Lành. Điều này khiến gần như tất cả các đạo hữu Tin Lành đều phải vận hành các hoạt động phụng sự và nhà thờ ở Việt Nammột cách bí mật. Lần đầu tiên tôi và Steve dính líu đến hoạt động phụng sự ở Việt Namlà vào năm 2006, sau khi Steve gặp một đôi người Mỹ đã nghỉ hưu và chuyển tới Sài Gòn để hỗ trợ nhà thờ bí mật. Những người bạn của chúng tôi cũng như những người phục vụ với họ bị truy bức – một số thậm chí còn bị bỏ tù nhiều lần – vì thực hành Thiên Chúa giáo.
Khi Steve và tôi lập kế hoạch cho chuyến đi, chúng tôi muốn trải nghiệm một thời gian ý nghĩa ở Việt Nam. Chúng tôi dự định thăm bạn bè và các hoạt động phụng sự của họ ở Sài Gòn. Chúng tôi cũng hy vọng sẽ thiết lập các mối quan hệ mới trong nhà thờ bí mật. Ngoài ra, chúng tôi còn muốn khám phá Việt Namvà tìm hiểu thêm về lịch sử, con người và văn hoá của mảnh đất này. Mặc dù vẫn gặp một vài thử thách dọc đường song chúng tôi rời Việt Nam ngày 28.4 với cảm giác là mình đã hoàn thành từng mục tiêu đã đề ra.
Trong suốt cuộc hành trình xuyên Việt, chúng tôi đã kinh qua những khu vực, những vùng khí hậu và những nhóm người hết sức khác biệt. Chúng tôi di chuyển chậm từ Bắc chí Nam, dành thời gian ở Hà Nội, Hạ Long, Sapa, Đà Nẵng, Nha Trang và Sài Gòn. Chúng tôi di chuyển bằng máy bay, bằng những đoàn tàu cũ kỹ, rồi một loạt những thuyền, xe buýt và xe du lịch. Chúng tôi leo núi, dạo trên những con phố tấp nập của những thành phố với những bức tường cổ, thăm các chiến trường xưa, bơi trên các bãi biễn, đạp xích lô qua khu phố Pháp, và bí mật thăm các hoạt động phụng sự trên một chiếc xe máy thuê. Chúng tôi thậm chí còn dành một ngày đi thăm địa đạo Củ Chi mà Việt Cộng từng sử dụng trong cuộc “kháng chiến chống Mỹ” như cách gọi phổ biến của người Việt Nam.
Chúng tôi khởi đầu chuyến đi ở Hà Nội. Hà Nội là một sự pha trộn giữa vẻ quyến rũ khác lạ của Châu Á cổ xưa, với bộ mặt đang phát triển của một Châu Á đương đại, cùng những vết tích của ảnh hưởng từ người Pháp và Công giáo. Năm 2010, Hà Nội tròn 1.000 năm tuổi. Khu phố cổ của nó vẫn còn đấy 36 tuyến phố chuyên doanh xưa kia, bao quanh ngôi thành cổ. Phố chuyên bán đồ sứ, phố chuyên bán cá, phố chuyên bán bạc, phố chuyên bán giày, v.v. Bên cạnh những cửa hàng mặt phố lâu đời, ở đây còn có hàng trăm người bán hàng trên vỉa hè với đủ mọi thứ trên đời, và những kẻ bán hàng rong đi dọc phố tìm cách để bạn mua hàng hoá hay dịch vụ của họ. Dân số Hà Nội khoảng 6 triệu người, phần lớn đi xe máy, và dường như tất cả họ đều đồng loạt đổ ra các tuyến phố hàng ngày.
Khi ở Hà Nội, chúng tôi giao lưu với một số nhà chuyên môn trẻ tuổi, họ thoải mái nêu quan điểm rằng chính phủ của họ không tốt cho dân. Để tìm cách tạo ra sự đồng cảm với họ, tôi cũng phàn nàn về chính phủ ở đất nước mình. Tuy nhiên, ngay khi những từ ngữ kia vuột ra khỏi miệng, tôi biết đó là một sự so sánh không công bằng. Chúng tôi cũng có cơ hội giao thiệp với với thế hệ già hơn, và chúng tôi luôn ngỡ ngàng trước thái độ đón tiếp nồng ấm mà họ dành cho mình. Mỹ từng đánh bom ác liệt Hà Nội, thủ đô của Bắc Việt, trong chiến tranh, song chúng tôi không hề gặp phải sự thù địch nào từ cả hai thế  hệ.
Từ Hà Nội, chúng tôi thực hiện chuyến đi tới Hạ Long. Vịnh Hạ Long là một kỳ quan tự nhiên đầy quyến rũ. Chúng tôi lắng nghe như thể bị thôi miên khi người hướng dẫn viên chia sẻ những câu chuyện về người Việt. Anh ta nói với chúng tôi là người Việt tin rằng tổ tiên của họ có khả năng đem lại vận may và bảo vệ gia đình. Thành ra hầu như mọi gia đình người Việt đều có một bàn thờ để thờ phượng hoặc tưởng nhớ tổ tiên của mình. Nhiều thương nhân bán hàng mã với đủ thứ quà như xe máy, ô tô, nhà cửa, quần áo và tiền. Những tờ giấy này được mua rồi đốt như một hình thức lễ tạ tổ tiên.
Chúng tôi cũng hiểu ra rằng nhiều người Việt không chỉ có một tín ngưỡng độc nhất. Thay vì thế, hệ thống đức tin của họ dường như là một sự pha trộn giữa định mệnh, vận may, Khổng giáo, Phật giáo, Đạo giáo và thần thoại. Đáng chú ý là ở chỗ, Công giáo vốn được du nhập bởi người Pháp, những người từng chinh phục và cai trị Việt Nam một cách hà khắc suốt gần 100 năm, lại được chính quyền thừa nhận. Chính quyền cùng lúc lại “dạy” rằng Jesus Christ là Chúa Trời của người Mỹ và, do vậy, người Việt không được phép theo Ngài. Dĩ nhiên, điều này lại khiến bạn tự hỏi là chính quyền nghĩ những người Công giáo Việt Namđang thờ ai?
Đập vào mắt chúng tôi còn là sự chênh lệch đáng chú ý về địa vị kinh tế - xã hội và quyền lợi của người dân bất chấp thực tế Việt Nam vẫn tự nhận là một nhà nước xã hội chủ nghĩa. Chiếc Rolls Royce màu đen trên lối vào của một ngôi nhà nằm kề bãi biển với đội ngũ bảo vệ riêng nhắc chúng tôi nhớ tới tác phẩm “Trại súc vật” của George Orwell, và kết cục cuối cùng của một chính quyền thối nát. Tất cả mọi người đều bình đẳng, song một số người lại bình đẳng hơn số khác. Chủ nghĩa tư bản thực sự có ảnh hưởng ở Việt Nam, song chỉ những ai nắm quyền lực mới gặt hái được thành quả từ đó.
Chúng tôi khám phá những ngọn núi và vùng thôn quê xinh đẹp ở Sapa, nơi mà một số bộ tộc bản địa gọi là đất tổ trong 1.000 năm. Ở Sapa, chúng tôi gặp một số nhóm sắc tộc thiểu số của Việt Nam. Trong số này chủ yếu là người Hmong đen, người ta gọi thế cơ bản là vì trang phục màu đen của họ. Họ sống đơn giản và canh tác trên một vùng đồi núi dốc. Tuy nhiên, với sự xuất hiện của du lịch, một số thành viên của các bộ tộc này đã khoác cho mình một bộ mặt mới như những người chuyên đi bán rong đồ trang sức và thổ cẩm làm bằng tay. 
Họ là những cư dân “bản địa” đích thực của vùng này, và rõ ràng họ coi tất cả những trò chính trị vô nghĩa vẫn diễn ra ở Việt Namsuốt 1.000 năm qua như thứ tạp âm nền. Người ta cứ đến xâm chiếm rồi lại bỏ đi; chính quyền cứ đến rồi lại đi. Người hướng dẫn viên cho chúng tôi hay nhiều người Hmong, dân tộc của anh ta, tin vào Jesus, song họ không có nhà thờ và không ai dạy họ về kinh thánh cả.
Trước khi chúng tôi rời Campuchia đến Việt Nam, một nhóm đông do North Coast Calvary Chapel dẫn đầu đã đến thị trấn Poipet (Campuchia) để phục vụ cùng tổ chức thiện nguyện Mercy Ministries Foundation. Cả nhóm đã khích lệ và tiếp sức cho chúng tôi theo rất nhiều cách. Hai thành viên của nhóm là người Việt, một từ Đà Nẵng và người còn lại đến từ Sài Gòn. Khi ở Việt Nam, chúng tôi có cơ hội dành nhiều thời gian hơn với những người đàn ông này cùng gia đình họ, và tìm hiểu về các hoạt động phụng sự của họ. Một trong hai người nguyên là kỹ sư dầu khí và vợ anh ta cựu giảng viên đại học. Những nhà chuyên môn trẻ tuổi này đã từ bỏ nghề nghiệp để phụng sự như những nhà truyền giáo chuyên nghiệp ở Việt Nam. Người còn lại từng 10 lần vô địch giải thể hình quốc gia. Anh cũng từ bỏ sở thích đó để phụng sự Chúa.
Những người đàn ông này hiện dẫn dắt một hoạt động phụng sự tthể thao đang trên đà phát triển, một tổ chức đã vươn tới hàng trăm thanh niên và người lớn không chỉ ở Việt Nam mà còn trên khắp một số quốc gia khép kín ở Đông Nam Á. Cách tiếp cận hoạt động phụng sự độc đáo này kết hợp việc huấn luyện nhiều môn thể thao với việc truyền thụ những chân lý của kinh thánh. Các thành viên của nhóm không chỉ tham gia tập luyện thể thao mà họ còn tham gia vào kinh cầu nguyện và nghiên cứu kinh thánh. Khi ở Đà Nẵng, chúng tôi đã tham dự một buổi tập và gặp một trong số các đội bóng. Khoảng một nửa số thành viên đội bóng đã tin vào Jesus.
Khi ở Sài Gòn, chúng tôi vẫn kịp đến thăm những người bạn thân đang hỗ trợ và chăm sóc hơn 500 trẻ em. Họ thuộc về nhiều nhà thờ bí mật của những giáo phái khác nhau, và họ đứng ra trợ giúp những trẻ em bị mồ côi, bị bỏ rơi hay bị lạm dụng thân thể. Họ đảm bảo rằng những đứa trẻ này được ăn mặc, được bố trí chỗ ở, được yêu thương, được giáo dục, và được nuôi dưỡng để hiểu tình yêu của Đức Chúa.
Chúng tôi cũng có cơ hội thăm một bà trông trẻ cùng một số trong số 20 đứa trẻ mà bạn bè của chúng tôi hỗ trợ. Bà năm nay đã 62 tuổi, vì thế bà đề nghị chúng tôi cầu Chúa nuôi lớn một bà mẹ trẻ hơn để tiếp tục công việc phụng sự và cầu Chúa ban cho bà sức mạnh và sức khoẻ cần thiết để nuôi dưỡng những đứa trẻ này.
Một hoạt động phụng sự khác mà những người bạn của chúng tôi tiến hành lại tập trung vào việc cứu giúp những đứa trẻ chưa ra đời bằng cách cung cấp cho các bà mẹ một giải pháp thay thế việc phá thai. Những người bạn của chúng tôi giải thích nguồn gốc của cuộc sống và dạy những bà mẹ này chân lý về những đứa trẻ chưa ra đời. Họ cung cấp cho các bà mẹ dịch vụ y tế, phòng ở và ăn uống miễn phí cho đến khi đứa bé ra đời. Nếu bà mẹ không muốn giữ đứa bé sau khi nó ra đời, những người bạn của chúng tôi sẽ tiếp nhận trách nhiệm với đứa bé. Chúng tôi có vinh dự được đến thăm một trong vài ngôi nhà dành cho các bé, mua kem và thăm vài trong số những đứa trẻ mà những người bạn của mình chăm sóc.
Vì lý do an ninh, chúng tôi không tiết lộ tên tuổi của những người phục vụ này. Nếu bạn mong muốn tìm hiểu thêm về bất cứ hoạt động phụng sự nào của họ, hãy liên hệ với chúng tôi. Đồng thời hãy cầu nguyện cho những nhu cầu thường xuyên về vật chất và tinh thần của họ.
Đối với người Mỹ, cuộc chiến tranh Việt Nam đã trôi qua. Đối với Việt Nam, cuộc chiến hãy còn đấy. Người dân của nó vẫn đang tham gia vào cuộc đấu tranh vì quyền tự do chính trị, kinh tế và tín ngưỡng. Đối với tôi, Việt Nam đã vĩnh viễn thay đổi từ những hình ảnh đen trắng trong ký ức tuổi trẻ của mình sang một đất nước của sắc màu sự sống mà ở đó đang rất, rất cần đến Đức Chúa./.


Nguồn: LIFTINGUPTHESAINTS/Defend the Defenders