Wednesday, January 23, 2013

SÁCH DỊCH THỜI… HẬU “THẢM HOẠ”


LTS.
Đây là bài viết của nhà văn Trần Nhã Thuỵ đăng trên báo Tuổi Trẻ ngày 4/1/2008. Trong bài, tác giả có nhắc đến tác phẩm “Friedrich Hayek – Cuộc đời và sự nghiệp” do tôi dịch và NXB Tri Thức xuất bản vài tháng trước đó.
Hà Nội, 23/1/2013
Lê Anh Hùng



TT - Cái gọi là "thảm họa dịch thuật" được báo động khẩn cấp từ "sự cố" Mật mã Da Vinci (2005). Từ đó hàng loạt sách dịch "gây thảm họa" đã bị giới chuyên môn lên tiếng, chỉ trích. Tuy nhiên năm 2007 xem ra sách dịch đã tạm qua được thời "thảm họa", đóng góp vào đời sống văn hóa đọc nhiều tác phẩm hay...
Từ những cuốn sách được gọi là "thảm họa dịch thuật", khi truy ra người ta mới tá hỏa vì người dịch không phải là dịch giả có chuyên môn, mà chỉ là người "chuyển ngữ" với một chút vốn ngoại ngữ. "Thảm họa" đã nảy sinh từ chỗ "sai một li đi một dặm" khiến bản dịch rơi vào tình trạng vô phương cứu chữa.
Nói không với... dịch giả "ngang xương" (!)
Sau khi bị giới chuyên môn lên tiếng và dư luận xã hội phản ứng, các nhà làm sách đã trở nên cẩn trọng hơn. Sách dịch hầu hết đã được trao gửi đúng địa chỉ, tức giao đúng người đúng việc.
Về mảng sách văn học có những tên tuổi "bảo chứng" như: Dương Tường, Trịnh Lữ, Đoàn Tử Huyến, Cao Việt Dũng, Trần Tiễn Cao Đăng, Phạm Xuân Nguyên, Lê Quang, Trần Đình Hiến, Huỳnh Phan Anh, Phạm Viêm Phương... Ở mảng sách tri thức, học thuật có các "địa chỉ” tin cậy như: Nguyên Ngọc, Phạm Toàn, Bùi Văn Nam Sơn, Mai Sơn, Phạm Văn Thiều, Lê Anh Hùng, Nguyễn Ngọc Hải, Nguyễn Văn Dương... Những tên tuổi vừa kể trên đều là những "thương hiệu" tốt. Các nhà làm sách xây dựng thương hiệu sách dịch bằng chính "thương hiệu dịch giả” là một cách làm khả dĩ đúng đắn.
Sách dịch thời... hậu thảm họa đã xuất hiện nhiều tác phẩm giá trị. Về mảng sách văn học có thể kể: Hạt cơ bản, Đo thế giới, Ngân thành cố sự, Nhạc đời may rủi, Kafka bên bờ biển, Tên tôi là Đỏ... Ở mảng sách tri thức, học thuật cũng có nhiều tác phẩm đáng kể như: Friedrich Hayek - Cuộc đời và sự nghiệp, Loài tinh tinh thứ ba, Nguồn gốc - nỗi hoài niệm về những thuở ban đầu, Phạm Quỳnh - tiểu luận viết bằng tiếng Pháp trong thời gian 1922-1932... Nhiều sách kinh tế và quản trị kinh doanh thời gian gần đây cũng được xuất bản một cách có hệ thống, với nhiều bản dịch có chất lượng.
Không khó lắm để có thể thấy những bản dịch tốt đều xuất phát từ những dịch giả giỏi, chuyên sâu và tâm huyết. Sự đoạn tuyệt với những dịch giả "ngang xương" là hết sức cần thiết trong bối cảnh nhiều người đọc đang có nhu cầu nâng cao tri thức bằng cách chọn "thực đơn" là những tác phẩm tinh hoa thế giới.
Để tránh... tái thảm họa dịch thuật?!
Trong hoạt động của thị trường sách, việc giao dịch bản quyền có thể chóng vánh, nhưng dịch thuật không phải bao giờ cũng trôi chảy. Vì một lẽ đơn giản: dịch giả giỏi không nhiều. Dịch giả chuyên nghiệp còn quá ít, phần lớn hoạt động vì "nghiệp dĩ” chứ cũng không hẳn đã "sống được" nhờ công việc. Đó là chưa kể dịch giả giỏi đa số đều lớn tuổi; trẻ tuổi mà tài năng, tâm huyết như Cao Việt Dũng thì cũng là "hàng hiếm". Gần đây, một số nhà văn trẻ hải ngoại như Thuận, Phan Việt tham gia dịch thuật đã cho ra đời những bản dịch tốt như Xạ thủ nằm bắn, Suối nguồn... Nhưng họ cho biết không theo công việc này dài lâu bởi dịch thuật... không dễ (!). Như vậy, khi đứng trước nhu cầu thị trường, hoàn toàn có thể xảy ra việc... tái thảm họa dịch thuật.
Nhà văn - dịch giả Mai Sơn cho rằng để "thảm họa" không trở lại có nhiều điều phải làm, nhưng trước hết cần đặc biệt quan tâm đến những người hiệu đính và đọc thẩm định các bản dịch. Đa số họ đều lớn tuổi và không còn nhiều thời gian, nên việc của họ có thể chỉ là thẩm định vài chục trang mẫu của một bản dịch nhưng phải trả thù lao thật xứng đáng.
GS.TS Chu Hảo - Giám đốc NXB Tri Thức - nêu ý kiến: "Phải đặt ra yêu cầu cao cho dịch giả, song song với việc trả thù lao xứng đáng, và thẩm định chặt chẽ. Đó là biện pháp tốt nhất để ngăn chặn "thảm họa". Đó cũng là cách tốt nhất để thúc đẩy cả cung lẫn cầu đối với mảng sách dịch"...
TRẦN NHàTHỤY



Nguồn: Tuổi Trẻ
Bài liên quan: Một cuốn sách gây ấn tượng mạnh

Mời quý vị xem và tải tác phẩm “Friedrich Hayek: Cuộc đời và tư tưởng” về tại đây hoặc tại đây.

SÁCH DỊCH THỜI… HẬU “THẢM HOẠ”


LTS.
Đây là bài viết của nhà văn Trần Nhã Thuỵ đăng trên báo Tuổi Trẻ ngày 4/1/2008. Trong bài, tác giả có nhắc đến tác phẩm “Friedrich Hayek – Cuộc đời và sự nghiệp” do tôi dịch và NXB Tri Thức xuất bản vài tháng trước đó.
Hà Nội, 23/1/2013
Lê Anh Hùng



TT - Cái gọi là "thảm họa dịch thuật" được báo động khẩn cấp từ "sự cố" Mật mã Da Vinci (2005). Từ đó hàng loạt sách dịch "gây thảm họa" đã bị giới chuyên môn lên tiếng, chỉ trích. Tuy nhiên năm 2007 xem ra sách dịch đã tạm qua được thời "thảm họa", đóng góp vào đời sống văn hóa đọc nhiều tác phẩm hay...
Từ những cuốn sách được gọi là "thảm họa dịch thuật", khi truy ra người ta mới tá hỏa vì người dịch không phải là dịch giả có chuyên môn, mà chỉ là người "chuyển ngữ" với một chút vốn ngoại ngữ. "Thảm họa" đã nảy sinh từ chỗ "sai một li đi một dặm" khiến bản dịch rơi vào tình trạng vô phương cứu chữa.
Nói không với... dịch giả "ngang xương" (!)
Sau khi bị giới chuyên môn lên tiếng và dư luận xã hội phản ứng, các nhà làm sách đã trở nên cẩn trọng hơn. Sách dịch hầu hết đã được trao gửi đúng địa chỉ, tức giao đúng người đúng việc.
Về mảng sách văn học có những tên tuổi "bảo chứng" như: Dương Tường, Trịnh Lữ, Đoàn Tử Huyến, Cao Việt Dũng, Trần Tiễn Cao Đăng, Phạm Xuân Nguyên, Lê Quang, Trần Đình Hiến, Huỳnh Phan Anh, Phạm Viêm Phương... Ở mảng sách tri thức, học thuật có các "địa chỉ” tin cậy như: Nguyên Ngọc, Phạm Toàn, Bùi Văn Nam Sơn, Mai Sơn, Phạm Văn Thiều, Lê Anh Hùng, Nguyễn Ngọc Hải, Nguyễn Văn Dương... Những tên tuổi vừa kể trên đều là những "thương hiệu" tốt. Các nhà làm sách xây dựng thương hiệu sách dịch bằng chính "thương hiệu dịch giả” là một cách làm khả dĩ đúng đắn.
Sách dịch thời... hậu thảm họa đã xuất hiện nhiều tác phẩm giá trị. Về mảng sách văn học có thể kể: Hạt cơ bản, Đo thế giới, Ngân thành cố sự, Nhạc đời may rủi, Kafka bên bờ biển, Tên tôi là Đỏ... Ở mảng sách tri thức, học thuật cũng có nhiều tác phẩm đáng kể như: Friedrich Hayek - Cuộc đời và sự nghiệp, Loài tinh tinh thứ ba, Nguồn gốc - nỗi hoài niệm về những thuở ban đầu, Phạm Quỳnh - tiểu luận viết bằng tiếng Pháp trong thời gian 1922-1932... Nhiều sách kinh tế và quản trị kinh doanh thời gian gần đây cũng được xuất bản một cách có hệ thống, với nhiều bản dịch có chất lượng.
Không khó lắm để có thể thấy những bản dịch tốt đều xuất phát từ những dịch giả giỏi, chuyên sâu và tâm huyết. Sự đoạn tuyệt với những dịch giả "ngang xương" là hết sức cần thiết trong bối cảnh nhiều người đọc đang có nhu cầu nâng cao tri thức bằng cách chọn "thực đơn" là những tác phẩm tinh hoa thế giới.
Để tránh... tái thảm họa dịch thuật?!
Trong hoạt động của thị trường sách, việc giao dịch bản quyền có thể chóng vánh, nhưng dịch thuật không phải bao giờ cũng trôi chảy. Vì một lẽ đơn giản: dịch giả giỏi không nhiều. Dịch giả chuyên nghiệp còn quá ít, phần lớn hoạt động vì "nghiệp dĩ” chứ cũng không hẳn đã "sống được" nhờ công việc. Đó là chưa kể dịch giả giỏi đa số đều lớn tuổi; trẻ tuổi mà tài năng, tâm huyết như Cao Việt Dũng thì cũng là "hàng hiếm". Gần đây, một số nhà văn trẻ hải ngoại như Thuận, Phan Việt tham gia dịch thuật đã cho ra đời những bản dịch tốt như Xạ thủ nằm bắn, Suối nguồn... Nhưng họ cho biết không theo công việc này dài lâu bởi dịch thuật... không dễ (!). Như vậy, khi đứng trước nhu cầu thị trường, hoàn toàn có thể xảy ra việc... tái thảm họa dịch thuật.
Nhà văn - dịch giả Mai Sơn cho rằng để "thảm họa" không trở lại có nhiều điều phải làm, nhưng trước hết cần đặc biệt quan tâm đến những người hiệu đính và đọc thẩm định các bản dịch. Đa số họ đều lớn tuổi và không còn nhiều thời gian, nên việc của họ có thể chỉ là thẩm định vài chục trang mẫu của một bản dịch nhưng phải trả thù lao thật xứng đáng.
GS.TS Chu Hảo - Giám đốc NXB Tri Thức - nêu ý kiến: "Phải đặt ra yêu cầu cao cho dịch giả, song song với việc trả thù lao xứng đáng, và thẩm định chặt chẽ. Đó là biện pháp tốt nhất để ngăn chặn "thảm họa". Đó cũng là cách tốt nhất để thúc đẩy cả cung lẫn cầu đối với mảng sách dịch"...
TRẦN NHàTHỤY

Nguồn: Tuổi Trẻ
Bài liên quan: Một cuốn sách gây ấn tượng mạnh

Mời quý vị xem và tải tác phẩm “Friedrich Hayek: Cuộc đời và tư tưởng” về tại đây hoặc tại đây.

Sunday, January 20, 2013

MỘT CUỐN SÁCH GÂY ẤN TƯỢNG MẠNH

LTS.
Friedrich Hayek (1899-1992), người đoạt giải Nobel Kinh tế năm 1974, được đánh giá là một trong những nhà kinh tế học quan trọng nhất và là triết gia về tự do vĩ đại nhất thế kỷ 20. Ông là người đả phá chủ nghĩa xã hội (cổ điển) mạnh mẽ và sâu sắc nhất trên phương diện học thuật. Trong bài “Nhà tiên tri giá cả” [The Price Prophet] đăng trên tờ New Yorker ngày 7/2/2000, John Cassidy nhận xét: “Hayek đã hiểu sai một số vấn đề (chẳng hạn, ông đã tỏ ra chậm trễ trong việc thừa nhận sự cần thiết đối với hành động của chính phủ nhằm giảm bớt tình trạng thất nghiệp những năm 1930) và ông đã bỏ qua những vấn đề khác (chẳng hạn như tình trạng bất bình đẳng và ô nhiễm); song ở chủ đề lớn lao nhất, sức sống của chủ nghĩa tư bản, ông đã được thừa nhận đến mức hầu như không quá khi nói rằng thế kỷ 20 là thế kỷ Hayek.” Tư tưởng của ông được nhìn nhận là sẽ còn soi sáng tiến trình của nhân loại trong nhiều thế kỷ tới.
Dưới đây là bài viết của Hữu Hưng về tác phẩm “Friedrich Hayek: Cuộc đời và sự nghiệp”, cuốn tiểu sử đầy đủ nhất của Friedrich Hayek cho đến nay, đăng trên trang mạng của Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam ngày 22/9/2007, nhân dịp ra đời bản Tiếng Việt của tác phẩm.
Bản quyền Tiếng Việt của tác phẩm thuộc NXB Tri Thức và dịch giả. Vì lợi ích của cộng đồng, dịch giả đã trả tiền bản quyền cho NXB Tri Thức để được phổ biến tác phẩm dưới dạng PDF. Dịch giả cũng đã tu chỉnh và bổ sung rất nhiều chú giải so với lần xuất bản đầu tiên, đồng thời đổi tên tác phẩm thành “Friedrich Hayek: Cuộc đời và tư tưởng”.
Hà Nội, 21/1/2013
Lê Anh Hùng


Giới thiệu cuốn sách “Friedrich Hayek: Cuộc đời và sự nghiệp”, Nhà xuất bản Tri Thức đã thận trọng lưu ý độc giả: “Đây là một tài liệu tham khảo chủ yếu dành cho những người làm công tác nghiên cứu lý luận, có đủ trình độ tư duy phê phán độc lập... Nhà xuất bản chỉ nhằm cung cấp cho những ai cần tham khảo những ý kiến bổ ích (“thuận” cũng như “nghịch”), cách lập luận và phương pháp tư duy độc đáo của một trong những nhà kinh tế học nổi tiếng nhất thế kỷ XX, người đã đoạt Giải Nobel Kinh tế năm 1974...”.
Nhà kinh tế học Đinh Tuấn Minh - người hiệu đính và giới thiệu tác phẩm bản tiếng Việt – đã có những gợi ý và khích lệ độc giả Việt Namnên mạnh dạn đọc cuốn sách này. Ông viết: “Chính sách dứt khoát cải cách và mở cửa nhưng từ từ lựa theo sự tiến triển của các thiết chế văn hóa – xã hội của Trung Quốc chẳng khác gì hơn là nội dung của một trong những triết lý quan trọng nhất của F.A. Hayek về giải pháp giúp con người duy trì được sự phát triển của xã hội tự do trong trật tự tự phát...”.
Liên hệ với công cuộc đổi mới của nước ta, Đinh Tuấn Minh viết: “Triết lý kinh tế thị trường định hướng xã hội  chủ nghĩa của Việt Nam hiện nay, nếu xét kỹ về nội hàm của nó thì chúng ta dễ dàng phát hiện ra rằng triết lý này gần gũi với triết lý “chủ nghĩa tự do” (libertarianism) và thuyết “cộng đồng hợp tác” (communitarianism) mà H.A. Hayek mong muốn các xã hội hướng tới hơn bất kỳ triết thuyết xã hội nào” ...“Chẳng phải phương thức phát triển xã hội lựa theo sự tiến hóa của các thiết chế văn hóa – xã hội nội tại; chẳng phải ước muốn giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong sự đa dạng của các cộng đồng xã hội trên thế giới là những nội dung chủ đạo của định hướng phát triển chung của Việt Nam hiện nay đó sao?”.
Ngoài lời giới thiệu và ghi chú, cuốn sách gồm ngót 700 trang, khổ 14,5 x 20,5cm, chia làm 6 phần, 41 chương do dịch giả trẻ Lê Anh Hùng thực hiện, tuy chứa đựng một số nội dung khá trừu tượng liên quan đến tư tưởng độc đáo, uyên thâm của F. A. Hayek, nhưng tác giả Alan Ebenstein viết rất khéo giúp cho hầu hết mọi độc giả đều có thể nắm bắt được.
Tiên đề cốt lõi trong triết thuyết của F.A. Hayek mang nội dung thực tiễn, đó là: Tri thức của nhân loại rất đa dạng và phức tạp được phân chia cho tất cả mọi người trong xã hội. Những tri thức đa dạng và rời rạc ấy không thể hội tụ vào một trí tuệ trong xã hội hiện đại, dù là một “siêu nhân” hay một nhóm người tinh hoa nhất. Do vậy, thật là phản khoa học và phản tiến bộ nếu muốn xây dựng một xã hội dựa trên niềm tin cho rằng sự chi phối của chính phủ đối với toàn bộ quyết định về quản lý kinh tế và kinh doanh (tức nền kinh tế chỉ huy tập trung) có thể hiệu quả hơn so với trật tự kinh tế phi tập trung được xác lập thông qua giá cả, lao động, tư hữu, lợi nhuận, hợp đồng và khả năng trao đổi hàng hóa, dịch vụ - tất cả những thứ được xây dựng, điều chỉnh và khai thác từ nền kinh tế thị trường. Một xã hội theo cơ chế thị trường được định nghĩa là nó cho phép tất cả những người trưởng thành và có trách nhiệm được làm những việc mà họ mong muốn miễn là không gây tổn hại đến người khác. Theo F.A. Hayek, trong một trật tự tự phát (Spontaneous order), các cá nhân có thể trao đổi và tác động qua lại một cách tự do. Quá trình ra quyết định của cá nhân không chịu sự chi phối, sự “bao cấp về tư tưởng” của bất kỳ ai, bất kỳ tổ chức nào. Do vậy, pháp trị tất yếu phải thay thế nhân trị”.
Trong cuốn “Luật, Luật pháp và Tự do”, F. A. Hayek viết: “Sự phụ thuộc lẫn nhau của hết thảy mọi người trên thế giới - điều mà mỗi chúng ta giờ đây đều nói tới, đang có xu thế đưa toàn thể nhân loại vào một thế giới đại đồng, đó là, và chỉ có thể là, kết quả của trật tự thị trường”.
Dù tán thành hay không tán thành một phần hay toàn bộ các luận thuyết của nhà triết học, kinh tế - chính trị học F.A Hayek, thiết nghĩ chúng ta, đặc biệt là các nhà nghiên cứu lý luận, rất nên chú ý nghiên cứu, trao đổi về các quan điểm có tính phản biện hết sức mạnh mẽ và sắc sảo của ông, nhằm góp phần làm sáng tỏ các triết lý trong đường lối đổi mới của Việt Nam hiện nay.
Hữu Hưng
22/9/2007



MỘT VÀI NHẬN XÉT VỀ TÁC PHẨM


“A splendid biography of the twentieth centurys’s greatest philosopher of liberty. A well written, sympathetic, yet critical examination of his life and intellectual contributions.”
“Cuốn tiểu sử hoành tráng về triết gia tự do vĩ đại nhất thế kỷ hai mươi. Một công trình nghiên cứu công phu, đồng cảm, song vẫn hàm chứa sự phê phán về cuộc đời và những đóng góp trí tuệ của Hayek.”
–Milton Friedman
Chuyên gia nghiên cứu cao cấp, Viện Hoover, Đại học Stanford, Giáo sư Danh dự về Kinh tế học, Đại học Chicago, người đoạt giải Nobel Kinh tế năm 1976.



“It is good to have this solid intellectual biography of Hayek available. It can supplement the several generalized evaluations of Hayek’s ideas”
“Một cuốn tiểu sử trí tuệ đáng tin cậy về Hayek. Cuốn sách có thể góp phần bổ sung một số đánh giá khái quát hoá về tư tưởng của Hayek.”
–James M. Buchanan
Cố vấn Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Lựa Chọn Công [Center for Study of Public Choice], Giáo sư Danh dự Khả kính của Đại học George Mason và Đại học Công nghệ Virginia, người đoạt giải Nobel Kinh tế năm 1986.




Cuốn sách được dịch và xuất bản trong chương trình
Tủ Sách Tinh Hoa Tri Thức Thế Giới
với sự hỗ trợ về tài chính của
QUỸ DỊCH THUẬT PHAN CHUTRINH
53 Nguyễn Du – Hà Nội



Mời quý vị xem và tải tác phẩm “Friedrich Hayek: Cuộc đời và tư tưởng” về tại đây hoặc tại đây.

Bài liên quan: Thư của một độc giả

Friday, January 18, 2013

ÔNG HOÀNG TRUNG HẢI LẠI TIẾP TỤC CA BÀI MỊ DÂN

Lê Anh HùngBauxite Việt Nam | 18/1/2013



Tại hội nghị triển khai kế hoạch năm 2013 mới đây của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), PTT Hoàng Trung Hải đã khiến không ít người nghe “mát lòng” khi phát biểu: “Giá điện hiện nay không rẻ!”
Tuy nhiên, nếu ai đó vội tin rằng ngài Phó Thủ tướng “phụ trách kinh tế ngành” có giải pháp thích đáng giúp hạ giá điện thì sẽ sớm thất vọng tràn trề.
Mười hai năm trước, khi mới rời vị trí Tổng Giám đốc EVN để đảm nhiệm cương vị Thứ trưởng Bộ Công nghiệp, trong một cuộc trả lời phỏng vấn báo Tuổi Trẻ, vị tân Thứ trưởng đã khẳng định hùng hồn: “An ninh năng lượng là vấn đề quốc gia nào cũng đặt lên hàng đầu. Mặc dù Trung Quốc, Campuchia, Lào có tiềm năng và đã sản xuất thủy điện rất lớn, nếu nhập điện từ họ có thể giá rẻ, nhưng chúng ta có thể sẽ mất cơ hội làm chủ công nghệ và mất cơ hội tạo công ăn việc làm trong nước và mất cả ngoại tệ.” Ấy vậy nhưng, suốt nhiều năm qua, dưới sự chỉ đạo của cánh tay phải của Thủ tướng đương nhiệm, Việt Nam không chỉ nhập khẩu điện ngày càng nhiều từ Trung Quốc với giá cao (cùng những điều kiện hợp đồng ngặt nghèo), mà còn gần như dâng cả ngành điện lực, một ngành kinh tế trọng yếu của quốc gia, cho người láng giềng “4 tốt 16 chữ vàng” này.[i]
Ai cũng biết rằng, chỉ trong một thị trường điện cạnh tranh, người dân mới được hưởng giá điện cạnh tranh kèm theo dịch vụ tương xứng, phản ánh đúng mức giá thị trường của loại hàng hoá đặc biệt này. Trong khi đó, ở Việt Nam, kể từ khi nền kinh tế đất nước chuyển sang vận hành theo cơ chế thị trường “định hướng XHCN”, Tổng Cty Điện lực Việt Nam mà bây giờ là Tập đoàn Điện lực Việt Nam luôn là một người khổng lồ thống trị tuyệt đối trên thị trường điện, cả ở khâu sản xuất lẫn khâu truyền tải và phân phối. Theo báo Kinh tế và Đô thị ngày 4/4/2012: “Hiện tại, các doanh nghiệp của EVN chiếm trên 70% tổng sản lượng điện sản xuất, EVN độc quyền 100% ở khâu truyền tải và giữ 95% ở khâu phân phối điện cả nước. Cùng với đó, công ty mua buôn điện duy nhất là Công ty mua bán điện và đơn vị vận hành hệ thống và thị trường điện là Trung tâm điều độ hệ thống điện quốc gia vẫn trực thuộc EVN. Thực tế này cho thấy, rất khó tạo ra thị trường phát điện cạnh tranh, chưa nói gì đến thị trường bán lẻ điện cạnh tranh.”
Việc mở cửa ngành điện, tạo lập thị trường điện cạnh tranh lành mạnh đã được nói đến nhiều ngay từ những năm 1990, song luôn bị ông Hoàng Trung Hải, người khuynh loát ngành điện Việt Nam suốt 15 năm qua,[ii] tìm mọi cách trì hoãn. Cũng trong cuộc phỏng vấn của báo Tuổi Trẻ nói trên, trước câu hỏi “Như thế tới đây thị trường điện sẽ mở rộng cửa?”, ngài tân Thứ trưởng lúc bấy giờ đã hồn nhiên thế này: “Có một vấn đề: khi có sự độc quyền thì trách nhiệm cung cấp điện là của Tổng Cty nhưng nếu mở cửa thị trường thì trách nhiệm của các doanh nghiệp là như nhau. Kinh nghiệm nhiều nước cho thấy nếu đi quá nhanh sẽ gây hoảng loạn trên thị trường vì trách nhiệm đấy không còn ai lo” (!!!). Và chính nhờ sự “lo xa” của ngài Thứ trưởng rằng “trách nhiệm cung cấp điện không ai lo” nên trên thị trường điện Việt Nam mới có những hiện tượng kỳ lạ như báo Tiền Phong ngày 26/7/2012 đã nêu: “Trong khi ra sức ép các nhà máy thủy điện, thậm chí họ phải chào giá 0 đồng để được chạy máy thì Tập đoàn điện lực VN (EVN) lại vác tiền đi mua điện của Trung Quốc với giá cao gấp 2 đến 3 lần.”
Trong cuộc trao đổi với báo giới bên hành lang Quốc hội ngày 7/11/2011, khi phóng viên đặt câu hỏi “Trước đây Chính phủ cho tạm ngừng cổ phần hóa doanh nghiệp thuộc EVN, đã kéo dài nhiều năm, đến nay chưa biết khi nào tiếp tục cổ phần hóa các nhà máy điện. Tại sao phải ngừng lâu như vậy trong khi EVN đang cần tiền để giải quyết khó khăn?”, ngài PTT đã điềm nhiên rằng: “… việc ngừng cổ phần hóa các công ty cũ là để sắp xếp, chờ tái cơ cấu xong vì liên quan đến thị trường. Nếu cứ để nguyên như vậy, để cho lẻ tẻ các nhà máy điện cổ phần hóa thì về sau thị trường sẽ bị chia lắt nhắt, quá nhỏ. Như vậy sẽ tạo ra sự cạnh tranh không bình đẳng, không lành mạnh. Thứ hai, khi các nhà máy tách riêng, khả năng cạnh tranh rất khó khăn vì mỗi nhà máy có đặc thù riêng: nhiệt điện, điện khí, thủy điện…”(!!!).

Bên hành lang Quốc hội ngày 7/11/2011: “Phải hình thành thị trường điện cạnh tranh, ít nhất là ở khâu phát điện!” (Ảnh: Ngọc Thắng – Vietnamnet)
Và đến khi Đề án Tái cơ cấu Tập đoàn Điện lực Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ thông qua ngày 23/11/2012 theo Quyết định số 1782/QĐ-TTg[iii] thì người ta hiểu rằng chắc phải đợi đến Tết Công Gô, Việt Nam may ra mới có cái gọi là “thị trường điện cạnh tranh” bởi EVN vẫn tiếp tục cuộc chơi “cạnh tranh” theo kiểu “một mình một chợ”, sẵn sàng và dư sức bóp chết bất kỳ đối thủ nào dám manh nha ý đồ “cạnh tranh lành mạnh”.
Dĩ nhiên, chừng nào Tết Công Gô còn chưa đến, chừng đó người dân còn tiếp tục được nghe những điệp khúc “mát ruột mát gan” [iv] của ngài Phó Thủ tướng như: “Cần giá điện cạnh tranh, minh bạch và công bằng”; “Giá điện không phải muốn là tăng”; “Tới đây phải công khai giá thành điện”; “Giá điện sẽ theo cơ chế thị trường”, v.v và v.v.[v]







Ghi chú:
[i] Báo Thanh Niên ngày 14/1/2013 còn đăng bài “Điện nội ế vẫn nhập điện từ Trung Quốc” với giá cao.
[ii]Giai đoạn 9/1995-6/1997, ông Hoàng Trung Hải là Ủy viên Hội đồng quản trị kiêm Trưởng ban Kiểm soát Tổng Công ty Điện lực Việt Nam; giai đoạn 4/1998-8/2000: Ủy viên Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Điện lực Việt Nam; sau khi rời EVN để đảm nhiệm chức vụ Thứ trưởng rồi Bộ trưởng Bộ Công nghiệp (2000 – 2007) và sau đó là Phó Thủ tướng “phụ trách kinh tế ngành” từ năm 2007 đến nay, EVN luôn thuộc quyền chỉ đạo của ông ta.
[iii] Trong quyết định này, đáng chú ý là (i) Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia và Cty Mua bán điện được giữ nguyên tổ chức, cơ chế hoạt động và nằm trong cơ cấu Cty mẹ - EVN, và (ii) con số doanh nghiệp phải cổ phần hoá là rất ít và đều là DN nhỏ, chủ yếu mang tính chất hỗ trợ chứ không chuyên về sản xuất hay truyền tải và phân phối điện, số DN sẽ cổ phần hoá mà EVN nắm giữ vốn điều lệ dưới 50% lại càng ít ỏi.
[iv] Hẳn nhiều người vẫn chưa quên là trong cuộc hội thảo khoa học về vai trò của công nghiệp khai thác bauxite - sản xuất alumina - nhôm ngày 9/4/2009 tại Hà Nội, chính Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cũng từng kết luận một câu xanh rờn: “Không khai thác bauxite bằng mọi giá!” Đến giờ thì chắc ai cũng biết dự án khai thác bauxite Tây Nguyên “nổi tiếng” kia đang “tiến triển” như thế nào và “hiệu quả” ra sao. Là dự án thuộc lĩnh vực quản lý của mình nên, dĩ nhiên, dự án Bauxite Tây Nguyên có sự “đóng góp” rất lớn của ngài PTT “phụ tránh kinh tế ngành”.
[v] Theo Quyết định số 1476/QĐ-TTg ngày 25/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ thì PTT Hoàng Trung Hải được giao những nhiệm vụ:
a)   Giúp Thủ tướng Chính phủ trực tiếp theo dõi, chỉ đạo các lĩnh vực công tác trong khối kinh tế ngành và phát triển sản xuất bao gồm: nông, lâm, ngư nghiệp, công nghiệp, thương mại - xuất nhập khẩu, xây dựng, giao thông vận tải, tài nguyên và môi trường.
-        Chỉ đạo bảo đảm năng lượng và tiết kiệm năng lượng.
-        Các dự án đầu tư trọng điểm quốc gia và các dự án nhóm A có nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước.
-        Các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất.
-        Phát triển các loại hình doanh nghiệp và kinh tế hợp tác, hợp tác xã.
-        Đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) và đầu tư ODA.
-        Công tác phòng, chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn.
b)  Giúp Thủ tướng Chính phủ theo dõi và chỉ đạo: Bộ Công Thương; Bộ Xây dựng; Bộ Giao thông vận tải; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Tài nguyên và Môi trường.
c)   Làm nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng quốc gia về tài nguyên nước; Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các Dự án trọng điểm về dầu khí; Trưởng Ban Chỉ đạo Tổ chức điều phối phát triển các Vùng kinh tế trọng điểm; Trưởng Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu; Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về chính sách nhà ở và thị trường bất động sản; Chủ tịch Hội đồng quốc gia, Trưởng các Ban Chỉ đạo khác theo các lĩnh vực có liên quan.
d)  Các công việc khác theo sự phân công, ủy nhiệm của Thủ tướng.
Ngày 25/3/2008, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký Quyết định số 320/QĐ-TTg bổ nhiệm PTT Hoàng Trung Hải làm Trưởng ban Ban Chỉ đạo Quy hoạch và Đầu tư Xây dựng Vùng Thủ đô Hà Nội; ngày 12/9/2008, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký quyết định số 1250/QĐ-TTg về việc thành lập Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án trọng điểm ngành Giao thông vận tải, Trưởng ban là Phó TT Hoàng Trung Hải; ngày 4/5/2010, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký Quyết định số 580/QĐ-TTg về việc thành lập Ban Chỉ đạo Nhà nước Dự án Điện Hạt nhân Ninh Thuận, Trưởng ban là PTT Hoàng Trung Hải; ngày 15/4/2011, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký Quyết định số 546/QĐ-TTg, bổ nhiệm PTT Hoàng Trung Hải làm Chủ tịch Uỷ ban An ninh Hàng không Dân dụng Quốc gia. Ngoài ra PTT Hoàng Trung Hải còn là Trưởng ban Ban chỉ đạo Nhà nước Dự án Thuỷ điện Sơn La; Trưởng ban Ban Chỉ đạo Nhà nước về Quy hoạch điện VI, v.v.
Tóm lại, ông Hoàng Trung Hải chính là người nắm giữ chiếc ghế quan trọng thứ hai trong Chính phủ sau Thủ tướng.

Tuesday, January 15, 2013

THƯ CỦA MỘT ĐỘC GIẢ

Lê Anh Hùng


LTS.
Đây là bức thư mà một độc giả vừa gửi đến tôi hôm nay. Nó làm tôi ấm lòng tới mức tôi không thể không chia sẻ nó với mọi người.
Hà Nội, 15/1/2013
Lê Anh Hùng

Kính chào anh Hùng,
Tôi là Oanh. Vừa qua, khi lang thang trên mạng, tình cờ tôi có được cuốn sách “Kinh tế học thể chế: Trật tự xã hội và chính sách công” do anh dịch (mặc dù nó đã ra đời được trên 1 năm nhưng tôi quả là lạc hậu).
Là người làm nghiên cứu về chính sách nông nghiệp, nông thôn ở VN, cuốn sách dịch của anh thực sự vô cùng quý báu với tôi. Nó làm tôi không thể yên lòng khi không đặt bút viết những dòng cảm tạ này tới anh. Là người đã từng được đi học ở nước ngoài về chính sách công và vấn đề phát triển nông thôn, tôi hiểu được sự khó nhọc vô vàn của rào cản ngôn ngữ. Nếu chỉ có kiến thức Tiếng Anh thì không thể hoàn tất một bản dịch hay như anh đã làm nên tôi thực sự khâm phục sức lao động và kiến thức sâu rộng của anh.
Thật tiếc khi nó không là bản in để nhiều người hơn được tiếp cận. Nhưng tôi tin sẽ có lúc [cuốn sách] được in phải không ạ.
Anh đã làm một nghĩa cử là không đắn đo công sức lao động do mình bỏ ra mà sẵn sàng làm từ thiện vì sự phát triển của xã hội VN. Tôi trân trọng và cảm thấy sung sướng vì tôi đã có lại niềm tin là xã hội còn những người quá tốt, sống vì trách nhiệm xã hội, không đo đếm hơn thiệt vì vật chất như anh.
Một lần nữa, trân trọng cám ơn anh.
Nguyễn Mai Oanh
(Trung tâm Miền Nam/Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn; Địa chỉ: Tầng T - Số 12 - Đường Võ Văn Kiệt - Quận 1 - TPHCM; ĐT: 08. 39142530 - Fax: 08. 39142555 - DĐ: 0919 338 …)


Ghi chú:
Mời quý độc giả xem và tải tác phẩm “Kinh tế học thể chế: Trật tự xã hội và chính sách công” tại đây hoặc tại đây.





MỘT VÀI NHẬN XÉT VỀ TÁC PHẨM


 “A solid and much needed book, that is comprehensive in coverage, elementary in exposition, and relevant in applications. Modern Institutional Economics has indeed come of age when its central elements can be so coherently packaged. It now becomes possible to point inquiring potential readers to this book rather than to a whole subliterature.”
“Một tác phẩm vững vàng và rất cần thiết, với nội dung bao hàm, lối trình bày dễ hiểu, và những ứng dụng phù hợp. Kinh tế học thể chế hiện đại đã thực sự lớn mạnh khi mà các thành tố then chốt của nó được tập hợp lại một cách cố kết đến vậy. Giờ đây, người ta có thể khuyến nghị ngay cuốn sách này cho những độc giả tiềm năng ham hiểu biết thay vì phải chỉ cho họ cả một mớ sách tầm thường khác.”
–James M. Buchanan,
Cố vấn Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Lựa Chọn Công [Center for Study of Public Choice], Giáo sư Danh dự Khả kính của Đại học George Mason và Đại học Công nghệ Virginia, người đoạt giải Nobel Kinh tế năm 1986.




... a path-breaking, systematic text that develops institutional theory from fundamental tenets about human nature and then applies it to contemporary economic analysis. This book will therefore allow teachers to introduce evolutionary and institutional economics without having to rely on dispersed and sometimes hard-to-access literature...  Institutional Economics presents an accessible introduction to one of the hottest areas of contemporary economic policy analysis and social philosophy ... One does not have to be an economist to enjoy this important book. I recommend it most warmly to economists and noneconomists, to students and experienced old-timers alike.
… một tác phẩm khai mở và bài bản, phát triển lý thuyết thể chế từ những tiên đề cơ bản về bản chất con người rồi vận dụng vào phân tích kinh tế học đương đại. Cuốn sách vì thế sẽ cho phép các giáo viên giới thiệu về kinh tế học tiến hoá và kinh tế học thể chế mà không cần phải dựa vào các trước tác tản mát và đôi khi còn khó tiếp cận. Đây là một tác phẩm nhập môn dễ hiểu về một trong những lĩnh vực nóng bỏng nhất của phân tích chính sách kinh tế và triết học xã hội đương đại … Không cứ phải là một nhà kinh tế học thì mới thấy hứng thú với cuốn sách quan trọng này. Tôi xin chân thành khuyến nghị tác phẩm này cho các nhà chuyên môn cũng như những kẻ ‘ngoại đạo’, cho các sinh viên cũng như những người lớn tuổi từng trải khác.
–Gerard Radnitzky,
Cato Journal


… an authoritative survey of the present status of the field, and there are few students today who would not profit from a careful study of this text.
… một tác phẩm khảo luận đầy uy tín về vị thế hiện hành của chuyên ngành kinh tế học thể chế, và chỉ ít sinh viên ngày nay mới không thu được lợi ích gì từ việc nghiên cứu kỹ cuốn sách này.
– E.G. Furubotn,
 Journal of Economics








VÀI NÉT VỀ CÁC TÁC GIẢ

Wolfgang Kasper
Giáo sư Kinh tế, Đại học New South Wales
(University of New South Wales)
Canberra, Australia
Manfred E. Streit
Giám đốc, Viện Nghiên cứu các Hệ thống Kinh tế Max-Plank
(Max-Planck Institute for Research into Economic Systems)
Jena, Đức


Mời quý độc giả xem và tải tác phẩm “Kinh tế học thể chế: Trật tự xã hội và chính sách công” tại đây hoặc tại đây.

Sunday, January 13, 2013

THƯ TỐ CÁO LẦN THỨ 70

Lời dẫn:
THƯ TỐ CÁO LẦN THỨ 70 này đã được gửi qua đường Internet ngày 9/1/2013 đến đầy đủ các cơ quan chức năng ở Việt Nam, cũng như hầu hết các cơ quan báo chí ở Trung ương và địa phương cùng hàng loạt cơ quan, ban ngành và cá nhân khác (xem: Danh sách địa chỉ email mà Lê Anh Hùng đã gửi Thư Tố Cáo).
Hà Nội, ngày 13/1/2013
Lê Anh Hùng
Kính thưa quý vị,
Sau khi tôi gửi Thư Tố Cáo lần thứ 69 ngày 7/11/2012 cho đến nay, tôi đã hai lần liên lạc với ĐBQH Dương Trung Quốc (ngày 18/11/2012 và ngày 6/1/2013) để hỏi về đơn thư tố cáo của tôi nhưng ông vẫn cho biết là người ta vẫn chưa trả lời gì cho ông cả.
Ngày 27/12/2012, tôi đã gọi điện cho ông Nguyễn Thế Thanh, cán bộ điều tra, Cơ quan An ninh Điều tra, Công an Hà Nội (người đã làm việc với tôi hai lần vào ngày 2  6/7/2012) để hỏi về vụ việc. Ông cũng cho biết là mặc dù Cơ quan ANĐT - CAHN đã gửi văn bản lên cấp trên đề nghị giải quyết vụ việc của tôi nhưng đến nay cấp trên vẫn chưa trả lời.
Một cánh én không làm nên mùa Xuân. Tôi tin là trong Đảng vẫn còn không ít người có tâm với đất nước. Sự lên tiếng theo cách này hay cách khác của quý vị (hoặc đơn giản là phổ biến rộng rãi thư tố cáo) chắc chắn sẽ góp thêm sức mạnh cho họ để ít nhất vụ việc cũng phải được xử lý nội bộ, hầu mong mở ra lối thoát cho nước nhà khỏi thực trạng thê thảm và bế tắc hiện nay.
Xin trân trọng cám ơn quý vị!
Hà Nội, 9/1/2013
Lê Anh Hùng
(CMND số 012191640 do Công an Hà Nội cấp ngày 15/7/2004; điện thoại: 01243210177; blog cá nhân: leanhhungblog.blogspot.com - nơi đăng tải các tác phẩm dịch, các bài viết cũng như các tài liệu liên quan đến vụ việc tố cáo của tôi; nick Facebook: lehunglpa)


Xin gửi kèm theo đây file ghi âm cuộc điện thoại với ông Nguyễn Thế Thanh (Công an Hà Nội) ngày 27/12/2012 và Thư Tố Cáo lần thứ 69 (cùng các tài liệu kèm theo).
Điện thoại với ông Nguyễn Thế Thanh, cán bộ điều tra, Cơ quan An ninh Điều tra, Công an Hà Nội, ngày 27/12/2012:



NỘI DUNG THƯ TỐ CÁO LẦN THỨ 69
Kính thưa quý vị,
Sau khi tôi gửi Thư Tố Cáo Khẩn Cấp (lần thứ 67) vào ngày 21/10/2012 vừa qua, ngày 26/10/2012 tôi đã gặp Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc. Ý kiến của ông trong cuộc trao đổi với tôi như sau:
  1. Ngày 25/10/2012, ông đã hỏi Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng về đơn thư của tôi, ông Chủ tịch Quốc hội cho ông biết là “đang xem xét” vụ việc và nói thêm “vụ việc phức tạp lắm”;
  2. Ông không thể phán xét đúng sai về vụ việc, bởi nội vụ quá phức tạp, và mong cơ quan chức năng làm sáng tỏ vụ việc, nếu tôi vu khống thì phải xử tôi về tội vu khống chứ không nên để tình trạng này kéo dài;
  3. Một đài nước ngoài đã đề nghị phỏng vấn ông về vụ việc của tôi, nhưng ông từ chối vì “không muốn làm vụ việc thêm rối”;
  4. Ông tỏ thái độ không bằng lòng với việc Cục A67, Bộ Công an thu giữ văn bản xác nhận của ông về việc tiếp nhận và chuyển đơn thư của tôi;
  5. Sau khi đã chuyển đơn thư của tôi cho ông Chủ tịch Quốc hội, ông cũng đã một lần “lưu ý” ông Bộ trưởng Bộ Công an về vụ việc của tôi;
  6. Ông đề nghị tôi gửi thêm cho ông 01 bộ đơn thư (tôi gửi cho ông luôn 2 bộ);
  7. Ông làm theo đúng chức trách của mình; song ông cũng biết đây là một vụ việc quá phức tạp và đụng chạm.
Trong vụ việc này, ĐBQH Dương Trung Quốc đã thể hiện tinh thần trách nhiệm rất cao khi tiếp nhận đơn thư của tôi và chuyển đến tận tay ông Chủ tịch Quốc hội, người đồng thời cũng là một nhà lãnh đạo cao cấp của Đảng.
Đến nay, không chỉ Công an Quảng Trị và Công an Hà Nội đã tiếp nhận đơn thư của tôi mà nó còn được ĐBQH Dương Trung Quốc trao tận tay ông Chủ tịch Quốc hội. Vì vậy, tôi khẩn thiết kêu gọi quý vị, tuỳ theo cương vị và khả năng của mình, hãy lên tiếng để góp sức cùng ĐBQH Dương Trung Quốc tạo sức ép nhằm buộc nhà chức trách phải giải quyết vụ việc. (Không nhất thiết quý vị phải ủng hộ tôi mà chỉ cần quý vị lên tiếng đòi làm sáng tỏ vụ việc thôi. Nếu tôi tố cáo đúng thì phải xử lý những người bị tố cáo, dù chỉ là xử lý nội bộ; còn nếu tôi vu khống thì phải xử tôi về tội vu khống, không để vụ việc tiếp tục gây hoang mang trong dư luận, nhất là khi mà vụ tố cáo của tôi đã tràn lan trên mạng và người tố cáo vẫn đều đặn viết báo đăng trên các trang mạng uy tín trong và ngoài nước.)
Xin trân trọng cám ơn quý vị.
Hà Nội, ngày 7/11/2012
Lê Anh Hùng

NỘI DUNG THƯ TỐ CÁO LẦN THỨ 67
Kính thưa quý vị,
Kể từ ngày 21/4/2008 đến ngày 17/6/2012, tôi đã SÁU MƯƠI SÁU (66) lần gửi thư tố cáo những tội ác tanh tưởi của bè lũ Nông Đức Mạnh – Nguyễn Tấn Dũng – Hoàng Trung Hải qua mạng Internet.
Ngày 16/11/2011, tôi đã trực tiếp đến gửi thư tố cáo tại Phòng Thanh tra, Công an Quảng Trị. Ngày 23/3/2012, ngày 11/4/2012 và ngày 16/4/2012, tôi cũng đã chủ động đến gặp họ để làm việc thêm với họ về đơn thư tố cáo, đồng thời để thúc đẩy họ sớm trả lời đơn thư của tôi.
Ngày 21/5/2012, tôi đã gọi điện gặp Thanh tra Công an Quảng Trị để hỏi về đơn thư tố cáo của tôi. Tuy nhiên, người ta cứ trả lời tôi quanh co, yêu cầu tôi phải cung cấp giấy tờ nọ, giấy tờ kia (không theo quy định nào của pháp luật) thì họ mới chịu “thụ lý” vụ việc.
Ngày 6/6/2012, tôi đã gửi đơn thư bằng văn bản theo đường bưu điện đến 8 vị có trách nhiệm ở Trung ương (gồm Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Chủ tịch UBTW MTTQ Việt Nam Huỳnh Đảm, Chánh án Toà án Nhân dân Tối cao Trương Hoà Bình, Viện trưởng Viện KSND Tối cao Nguyễn Hoà Bình, Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra TW Ngô Văn Dụ) và gửi trực tiếp cho Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc.
Ngày 22/6/2012, ĐBQH Dương Trung Quốc đã trao cho tôi văn bản xác nhận việc ông đã tiếp nhận đơn thư của tôi và chuyển cho ông Chủ tịch Quốc hội, kèm theo ý kiến của ông với tư cách Đại biểu Quốc hội. Ông nói với tôi là nếu lâu họ không trả lời thì cứ gọi điện giục ông để ông thúc giục họ phải trả lời đơn thư theo luật định.
Ngày 27/6/2012, một số sỹ quan an ninh thuộc Cục Chống phản động và phòng chống khủng bố (A67), Bộ Công an đã bắt cóc tôi một cách phi pháp khi tôi đang đứng đợi xe buýt trên đường Nguyễn Trãi. Sau khi đã lập đủ kiểu biên bản với tôi, họ buộc phải thả tôi ra vì việc tôi tố cáo là công khai trong khi nhà chức trách vẫn chưa chính thức điều tra về vụ việc. Tuy nhiên, họ đã tạm giữ trái phép USB của tôi cùng một số tài liệu cá nhân, trong đó có cả văn bản tiếp nhận đơn thư mà ĐBQH Dương Trung Quốc trao cho tôi hôm 22/6/2012.
Ngày 2/7/2012, tôi có mặt tại Cơ quan An ninh Điều tra, Công an Hà nội để làm việc với ông Nguyễn Thế Thanh, cán bộ điều tra, theo giấy triệu tập của Công an Hà Nội. Tuy nhiên, hôm đó tôi đưa ra yêu cầu họ phải trả lại tài sản cá nhân và giấy tờ của tôi đã bị Cục A67 thu giữ trái phép cũng như họ phải xuất trình các bộ đơn thư mà tôi đã gửi trực tiếp tại Công an Quảng Trị ngày 16/11/2011, gửi qua đường bưu điện đến 8 vị có trách nhiệm ở Trung ương và gửi trực tiếp cho ĐBQH Dương Trung quốc ngày 6/6/2012 thì tôi mới hợp tác với họ, chứ tôi không làm việc với họ qua các biên bản mà Cục A67 đã lập với tôi trong khi tôi bị bắt giữ trái phép.
Ngày 6/7/2012, tôi có mặt tại Cơ quan An ninh Điều tra, Công an Hà Nội để làm việc theo giấy mời của họ. Mặc dù họ vẫn không đáp ứng các yêu cầu hôm 2/7 của tôi nhưng tôi vẫn tỏ thiện chí hợp tác và làm việc với họ.
Tuy nhiên, kể từ đó đến nay, nhà chức trách vẫn chưa trả lời tôi cũng như ĐBQH Dương Trung Quốc, mặc dù theo luật định thì cơ quan tiếp nhận đơn thư do ĐBQH chuyển phải trả lời cả người tố cáo lẫn ĐBQH, trong khi tôi đã 5 lần gọi điện hỏi ông về đơn thư của mình. Ngày 16/8/2012, tôi gọi điện cho Cơ quan An ninh Điều tra, Công an Hà Nội để hỏi về đơn thư của mình thì được biết là bản thân họ cũng đang chờ ý kiến của cấp trên, cũng như chờ xem nhà chức trách trả lời ĐBQH Dương Trung Quốc như thế nào.
Ngày 5/8/2012, cụ Phạm Hiện, 91 tuổi, lão thành cách mạng (số nhà 5 hẻm 2/245/6 phố Khương Trung; điện thoại: 0438583750), đã gửi đơn thư đến các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước tố cáo lý lịch mờ ám của ông Hoàng Trung Hải (ông ta là người Hán) đồng thời lên tiếng về vụ tố cáo của tôi. Nhưng đến nay vẫn chưa có cơ quan chức năng nào trả lời công khai về đơn thư của cụ, mặc dù nó đã lan tràn trên mạng Internet và gây hoang mang dư luận. Trước đó, ngay từ năm 2007, một số cán bộ, đảng viên đã và đang công tác tại Uỷ ban Kiểm tra TW, Ban Tổ chức TW, Ban Bảo vệ Chính trị Nội bộ đã gửi Tâm Huyết Thư đến lãnh đạo Đảng và Nhà nước cùng các vị Uỷ viên BCHTW Đảng để tố cáo nguồn gốc Hán của ông Hoàng Trung Hải.
Đại tá Nguyễn Văn Tuyến, cán bộ tiền khởi nghĩa, lão thành cách mạng, P106-C19 Thanh Xuân Bắc (điện thoại 04 38546968), người từng nhiều lần lên tiếng với lãnh đạo Đảng và Nhà nước về tham nhũng và tiêu cực trong xã hội cũng như tình hình nguy khốn của đất nước, đã gửi rất nhiều đơn thư cho các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước yêu cầu giải quyết vụ việc của tôi nhưng đến nay vẫn chưa hề được chính thức hồi âm.
Cặp bài trùng tanh tưởi Nguyễn Tấn Dũng - Hoàng Trung Hải, những tên Việt gian bán nước với bàn tay dính đầy máu người, không chỉ đã và đang ngày đêm tàn phá đất nước này mà còn khống chế, thao túng nhiều vị lãnh đạo cấp cao vốn ít nhiều dính líu vào vụ việc do tôi tố cáo. Đấy chính là lý do vì sao vụ tố cáo của tôi không được giải quyết và Hội nghị TW6 vừa rồi lại biến thành trò hề.
Rõ ràng, vụ việc do tôi tố cáo là vô cùng nghiêm trọng, liên quan đến vận mệnh đất nước. Vì vậy, tôi khẩn thiết kêu gọi ĐBQH Dương Trung Quốc yêu cầu những người có trách nhiệm là nếu họ vẫn không chịu trả lời ông về đơn thư của tôi thì ông sẽ đưa vụ việc ra trước diễn đàn Quốc hội. Tôi cũng khẩn thiết đề nghị quý vị gửi bức thư tố cáo này đến các vị Đại biểu Quốc hội đang dự Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XIII và những người có trách nhiệm khác, những người có tiếng nói trong xã hội, các bậc lão thành cách mạng, Hội Cựu Chiến binh các cấp, Hội Người Cao Tuổi các cấp v.v. để họ lên tiếng yêu cầu nhà chức trách phải trả lời về vụ việc. Đồng thời, quý vị hãy phổ biến rộng rãi bức thư này để nhà chức trách không thể phớt lờ việc giải quyết vụ việc do tôi tố cáo.
Trân trọng cám ơn quý vị.
Hà Nội, 22/10/2012
Lê Anh Hùng
(CMND số 012191640 do Công an Hà Nội cấp ngày 15/7/2004; điện thoại: 01243210177; blog cá nhân: leanhhungblog.blogspot.com; trang Facebook cá nhân:www.facebook.com/lehunglpa.)

Các tài liệu đính kèm:
  1. Bản chụp Đơn Tố Cáo của Lê Anh Hùng gửi 8 vị có trách nhiệm ở Trung ương cùng ĐBQH Dương Trung Quốc;
  2. Văn bản xác nhận của ĐBQH Dương Trung Quốc về tiếp nhận và chuyển đơn thư của Lê Anh Hùng cho ông Chủ tịch Quốc hội;
  3. Tóm lược ý kiến của ĐBQH Dương Trung Quốc trong các cuộc trao đổi với Lê Anh Hùng;
  4. Giấy mời làm việc ngày 5/7/2012 của Cơ quan An ninh Điều tra, Công an Hà Nội gửi Lê Anh Hùng;
  5. Các cuộc điện thoại giữa Lê Anh Hùng với ông Nguyễn Thế Thanh, cán bộ điều tra, Cơ quan An ninh Điều tra, Công an Hà Nội;


TÓM LƯỢC Ý KIẾN CỦA ĐBQH DƯƠNG TRUNG QUỐC TRONG CUỘC TRAO ĐỔI VỚI LÊ ANH HÙNG NGÀY 3/6/2012:
  1. ĐBQH Dương Trung Quốc đã nhận được đầy đủ các đơn thư tố cáo mà tôi gửi qua mạng, kể cả bức thư ngỏ mà tôi gửi cho ông với tư cách một ĐBQH;
  2. Đây là một vụ việc quá lớn, quá khủng  khiếp, quá đụng chạm;
  3. Thư tố cáo của tôi đã tràn lan trên mạng suốt mấy năm nay và ai cũng biết;
  4. Thực hư nội dung thư tố cáo thì chưa biết nhưng việc cứ để thông tin đó vởn vơ như thế là rất tai hại;
  5. Ông đã đọc kỹ thư tố cáo của tôi, đối chiếu các tình tiết về các sự kiện mà tôi kể trong câu chuyện và thấy khớp với thực tế; ông cũng đã đọc một số bài báo của tôi;
  6. Ông Nguyễn Bình Giang (Uỷ viên BCHTW Đảng các khoá 6, 7, 8; nguyên Phó Trưởng ban Thường trực Ban Bảo vệ Chính trị Nội bộ) có chuyển cho ông bức Tâm Huyết Thư của một số cán bộ, đảng viên đã và đang công tác tại Uỷ ban Kiểm tra TW, Ban Tổ chức TW và Ban Bảo vệ Chính trị Nội bộ, tố cáo lý lịch mờ ám của ông Hoàng Trung Hải (bố ông ta là người  Hán, tên là Sì Sồi). Ông đã chuyển bức thư đó cho người có trách nhiệm, nhưng người ta không trả lời gì cả;
  7. Ông đề nghị tôi gửi đơn thư tố cáo bằng văn bản, có chữ ký của tôi cho những người có trách nhiệm và đồng kính gửi cho ông. Ông sẽ thực hiện đúng chức trách của mình;
  8. Vì đây là vụ việc nghiêm trọng nên việc giải quyết, trả lời đơn thư cũng có thể phải khác lệ.

Hà Nội, 3/6/2012
Lê Anh Hùng

TÓM LƯỢC Ý KIẾN CỦA ĐBQH DƯƠNG TRUNG QUỐC TRONG CUỘC TRAO ĐỔI VỚI LÊ ANH HÙNG NGÀY 22/6/2012:
  1. ĐBQH Dương Trung Quốc gửi đơn thư của tôi cho ông Chủ tịch QH là vì (i) đây là người có thẩm quyền cao nhất của Quốc hội, và (i) những nhân vật được đề cập đến trong đơn của tôi đều là những cán bộ cao cấp của Đảng;
  2. Đi kèm với đơn thư của tôi là ý kiến của ông Dương Trung Quốc với tư cách Đại biểu Quốc hội;
  3. Ông biết câu chuyện này từ rất lâu, nhưng do chưa có quy định về văn bản điện tử nên ông không thể xử lý được. Khi gặp tôi, ông sẽ thực hiện đúng chức trách của mình. Ông đã cân nhắc, thậm chí trao đổi với một số người, để thực hiện quyền của một ĐBQH sao cho vừa đúng với trách nhiệm với cử tri, vừa đúng và phù hợp với thể chế. “Vì nó đụng chạm đến những người mà lẽ ra họ phải xử lý việc này”;
  4. Ông có trách nhiệm giám sát, nhắc nhở nhà chức trách trả lời đơn thư của tôi. Ông cũng đã trao đổi với một số người, họ bảo là họ biết việc này. Họ cũng thấy tầm mức vụ việc quá lớn. Hơn nữa, họ phải nhận được đơn của tôi thì họ mới vào cuộc được. “Kể cả ông Bộ trưởng Bộ Công an cũng vậy.”
  5. Nếu thấy lâu mà cơ quan chức năng không trả lời thì tôi cứ việc giục ông để ông thúc giục họ theo đúng luật. “Và cũng có thể người ta sẽ có những cái kênh để trao đổi trực tiếp với anh. Thì cái đó tôi không biết. Họ cũng nói là có rất nhiều vấn đề cần phải gặp anh…”
  6. Ông sẽ làm theo đúng chức trách mà pháp luật quy định.

Hà Nội, 22/6/2012
Lê Anh Hùng




Điện thoại với ông Nguyễn Thế Thanh, cán bộ điều tra, Cơ quan An ninh Điều tra, Công an Hà Nội, ngày 29/6/2012:

Điện thoại với ông Nguyễn Thế Thanh, cán bộ điều tra, Cơ quan An ninh Điều tra, Công an Hà Nội, ngày 29/6/2012 (cuộc 2):

Điện thoại với ông Nguyễn Thế Thanh, cán bộ điều tra, Cơ quan An ninh Điều tra, Công an Hà Nội, ngày 5/7/2012:

Điện thoại với ông Nguyễn Thế Thanh, cán bộ điều tra, Cơ quan An ninh Điều tra, Công an Hà Nội, ngày 5/7/2012 (cuộc 2):

Điện thoại với ông Nguyễn Thế Thanh, cán bộ điều tra, Cơ quan An ninh Điều tra, Công an Hà Nội, ngày 16/8/2012: