Tuesday, October 31, 2017

Trung Quốc hậu Đại hội 19: Tương lai nào cho Việt Nam?

Lê Anh Hùng | VOA| 1.11.2017  



Sau một tuần hội họp với những hoạt cảnh quen thuộc mà cứ mỗi 5 năm người ta lại thấy một lần, Đại hội Đảng CSTQ lần thứ 19 đã bế mạc ngày 24/10, và theo bộ máy tuyên truyền của Bắc Kinh thì nó đã mở ra “kỷ nguyên mới của CNXH đặc sắc Trung Quốc”.
Một Tập Cận Bình quyền uy tuyệt đối trong chính giới…
Không nằm ngoài dự đoán của giới quan sát, kỳ đại hội được cho là mang tính bước ngoặt này diễn ra rất êm thấm, không xẩy ra bất kỳ sự cố đáng kể nào.
Suốt ba năm rưỡi trước đấy, thông qua chiến dịch “đả hổ diệt ruồi” do chính mình viết kịch bản và đạo diễn, Tập Cận Bình đã loại trừ hoặc vô hiệu hoá hầu như mọi đối thủ, đặc biệt là “bố già” Giang Trạch Dân cùng vây cánh. Điều này đã cho phép đương kim Chủ tịch Trung Quốc kiểm soát và làm chủ toàn bộ diễn tiến của đại hội.

Mặc dù đã đoán trước chiến thắng dễ dàng của Tập Cận Bình, song xem ra phần lớn mọi người vẫn phải bất ngờ trước mức độ thành công của ông ta trên hành trình thâu tóm quyền lực tuyệt đối.
Đại hội 19 đã thông qua điều lệ đảng sửa đổi, trong đó nêu tên Chủ tịch Tập Cận Bình cùng “Tư tưởng Tập Cận Bình về CNXH đặc sắc Trung Quốc trong kỷ nguyên mới”.
Đây là lần đầu tiên kể từ thời Mao Trạch Đông, tư tưởng của một nhà lãnh đạo đương nhiệm được đưa vào điều lệ đảng, đặt họ Tập ngang hàng với người khai sinh ra nhà nước “Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa”. Chưa hết, cả 5 thành viên mới trong Thường vụ Bộ Chính trị đều được coi là đồng minh của đương kim TBT, và không một ai trong số họ được xem là “tiếp ban nhân” của ông ta.
Nghĩa là, nếu không có gì bất ngờ ngoài dự đoán, Tập Cận Bình sẽ còn tiếp tục nắm giữ ngôi vị tối cao sau khi nhiệm kỳ Đại hội 19 kết thúc, cho phép ông ta thoả sức hiện thực hoá “giấc mộng Trung Hoa” của mình.
…và trong quân đội
Trên nguyên tắc lãnh đạo tập thể, Điều lệ Đảng CSTQ năm 2012 chỉ quy định sự lãnh đạo của Đảng CSTQ đối với quân đội một cách chung chung. Phần “Cương lĩnh chung” của Điều lệ 2012 ghi: “Đảng CSTQ kiên định vai trò lãnh đạo đối với Quân Giải phóng Nhân dân và các lực lượng vũ trang khác…”). Điều 23 quy định cụ thể hơn: “Các tổ chức đảng trong Quân Giải phóng Nhân dân Trung Hoa hoạt động theo hướng dẫn của Ban Chấp hành Trung ương. Cơ quan đảm nhiệm công tác chính trị của Quân uỷ Trung ương là Tổng cục Chính trị Quân Giải phóng Nhân dân Trung Hoa; Tổng cục Chính trị chỉ đạo công tác đảng và chính trị trong quân đội. Quân uỷ Trung ương quy định hệ thống tổ chức và các cơ quan đảng trong các lực lượng vũ trang.”
Tuy nhiên, văn kiện quan trọng nhất của Đảng CSTQ vừa được Đại hội 19 thông qua đã thể hiện những thay đổi hệ trọng. Theo Tân Hoa Xã, nghị quyết đại hội đã đưa tư tưởng quân sự của TBT Tập Cận Bình và quyền lãnh đạo “tuyệt đối” của đảng đối với lực lượng vũ trang vào điều lệ đảng. Nghị quyết nhấn mạnh, Đảng CSTQ cần duy trì quyền lãnh đạo tuyệt đối với quân đội và các lực lượng vũ trang nhân dân khác, cũng như thực hiện tư tưởng quân sự của TBT Tập Cận Bình về tăng cường sức mạnh quân đội.
Đặc biệt, bên cạnh quy định Quân ủy Trung ương phụ trách công tác đảng và công tác chính trị trong các lực lượng vũ trang, bản điều lệ mới còn quy định Chủ tịch Quân ủy Trung ương chịu toàn bộ trách nhiệm đối với hoạt động của cơ quan này.
“Kỷ nguyên Tập Cận Bình”
“Kỷ nguyên mới” của Trung Quốc có thể chỉ mới được mở ra sau Đại hội 19, song “kỷ nguyên Tập Cận Bình” thì đã bắt đầu từ 5 năm trước, khi Đại hội 18 chính thức đưa họ Tập lên ngôi vị “hoàng đế đỏ” của đất nước 1,3 tỷ dân.
Chỉ vài tuần sau đó, tân Tổng Bí thư Đảng CSTQ đã đưa ra học thuyết mới về sự trỗi dậy của Trung Quốc mà ông ta gọi là “giấc mộng Trung Hoa”, và nhấn mạnh: “Sự phục hưng vĩ đại của dân tộc Trung Hoa là giấc mơ lớn nhất của Trung Quốc.”
Song song với quá trình thâu tóm quyền lực, Tập Cận Bình đã thực hiện cuộc cải cách quân đội sâu rộng và triệt để nhất kể từ khi “Quân Giải phóng Nhân dân Trung Hoa” ra đời. Từ đầu năm 2016, báo chí chính thống ở Trung Quốc đã đồng loạt tung hô một Tập Cận Bình “Tổng tư lệnh” – chức vụ xưa nay chưa từng có. Đề cập đến cuộc cải tổ quân đội rầm rộ này, trang mạng của Đài RFI chạy hàng tít: “Tập Cận Bình muốn quân đội Trung Quốc khống chế Châu Á”.
Bên ngoài lãnh thổ quốc gia, “kỷ nguyên Tập Cận Bình” được đánh dấu bằng một loạt sự kiện cho thấy con “sư tử Trung Hoa” đã thực sự cất tiếng gầm khiến cả thế giới phải e ngại: (i) yêu sách chủ quyền đối với 85% diện tích Biển Đông thông qua cái gọi là “vùng biển lịch sử” nằm trong đường lưỡi bò được bộ máy tuyên truyền Trung Quốc đặc biệt nhấn mạnh và tuyên truyền rộng rãi; (ii) bồi đắp và quân sự hoá 7 thực thể tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam, biến chúng thành một chuỗi căn cứ quân sự liên hoàn hòng khống chế hoàn toàn Biển Đông; (iii) đưa giàn khoan HD981 vào sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam; (iv) điều một tiểu hạm đội hải quân đi qua vùng biển ngoài khơi Alaska, một động thái “nắn gân” Washington trước ngày Chủ tịch Trung Quốc thăm Hoa Kỳ; (v) thiết lập căn cứ quân sự đầu tiên ở nước ngoài tại Djibouti, bên cạnh căn cứ duy nhất của Mỹ tại Châu Phi; (vi) đe doạ sử dụng vũ lực, buộc Hà Nội phải yêu cầu công ty Repsol ngừng khoan thăm dò dầu khí tại bãi Tư Chính, một khu vực nằm trong thềm lục địa của Việt Nam; v.v. và v.v.
Hệ luỵ với Việt Nam
Việt Nam là quốc gia án ngữ con đường tiến xuống phía nam, hướng bành trướng khả dĩ nhất của Đại Hán, trong bối cảnh ở phía tây, phía bắc và phía đông họ đều vấp phải những đối thủ ngang tầm là Ấn Độ, Nga và Nhật (chưa kể một Đài Loan xương xẩu được coi là đồng minh của Mỹ).
Ngoài ra, trong số các quốc gia bao quanh Biển Đông, Việt Nam còn là quốc gia tranh chấp nhiều nhất với Trung Quốc trên vùng biển chiến lược và giàu tài nguyên này. Khuất phục được Hà Nội, Bắc Kinh sẽ dễ dàng khuất phục được một ASEAN vốn đã bị họ chia năm sẻ bảy bằng đủ mánh lới.
Trên thực tế, họ Tập đã thể hiện một thứ quyền uy đặc biệt đối với Hà Nội ngay từ khi “kỷ nguyên Tập Cận Bình” còn chưa bắt đầu.
Người Việt trong và ngoài nước hẳn vẫn chưa hết phẫn nộ khi xem lại hình ảnh dàn thiếu nhi Việt Nam vẫy lá quốc kỳ Trung Quốc 6 sao (thay vì 5) trong lễ tiếp đón Phó Chủ tịch TQ Tập Cận Bình tại Hà Nội ngày 21/12/2011. Và cuộc gặp giữa Nguyễn Tấn Dũng và Tập Cận Bình ngày 20/9/2012 tại Nam Ninh đã giúp “đồng chí X” đảo ngược tình thế hiểm nghèo của mình tại Hội nghị Trung ương 6 khoá XI, khiến Nguyễn Phú Trọng phải mếu máo bế mạc hội nghị vì không kỷ luật được “một đồng chí trong Bộ Chính trị”.
Không còn nghi ngờ gì, Việt Nam sẽ tiếp tục là đối tượng “ưu tiên số 1” trong lộ trình hiện thực hoá “giấc mộng Trung Hoa” của Tập Cận Bình sau Đại hội 19, dĩ nhiên là với mức độ bạo liệt và quyết đoán hơn trước rất nhiều.
Và tương lai đất nước
“Kỷ nguyên mới của CNXH đặc sắc Trung Quốc” mở ra trong bối cảnh Nguyễn Phú Trọng đang “một mình một chợ” trên sân khấu chính trị Việt Nam.
Trần Đại Quang, thủ lĩnh phe nhóm chống Tàu trong bộ máy và là đối thủ đáng kể nhất của ngài TBT, hầu như chỉ còn “ngồi chơi xơi nước” trên chiếc ghế Chủ tịch nước kể từ khi “tái xuất” ngày 28/8 sau hơn một tháng biến mất vì liên quan đến vụ Trịnh Xuân Thanh đào thoát khỏi Việt Nam. Đinh Thế Huynh, một ứng cử viên nặng ký khác cho ngôi vị TBT trong trường hợp Nguyễn Phú Trọng trở về “làm người tử tế” vào giữa nhiệm kỳ như cam kết ban đầu, vẫn “bặt vô âm tín” suốt 5 tháng qua. Những ứng cử viên tiềm năng khác thì đang sốt vó với chiến dịch “đốt lò” do ngài Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống Tham nhũng phát động cũng như Quy định kiểm soát tài sản, thu nhập của 1.000 cán bộ cao cấp do ông ta ban hành hồi tháng Năm.
Dưới sự lãnh đạo của một nhân vật đã đi vào “văn học dân gian” kèm theo hỗn danh là “lú” cùng câu ‘phát ngôn lịch sử’ “Tình hình Biển Đông không có gì mới” thì với những gì trên đây, hẳn ai cũng ý thức được tình thế Việt Nam đang chông chênh đến thế nào.
Trong khi lẽ ra phải dân chủ hoá xã hội để đưa nước nhà thoát khỏi hiểm hoạ Đại Hán đang ngày một hiện ra lồ lộ thì lãnh đạo CSVN lại làm điều ngược lại. Một ngày sau khi Đại hội 19 Đảng CSTQ bế mạc, sinh viên yêu nước Phan Kim Khánh bị kết án 6 năm tù giam, 4 năm quản chế chỉ vì anh đã lên tiếng chống tham nhũng và cổ suý dân chủ. Hai ngày sau, Bộ trưởng Công an Tô Lâm trình Quốc hội dự luật An ninh mạng, một đạo luật được nhiều người cho là nhằm mục đích tăng cường kiểm soát Internet, bóp nghẹt quyền tự do ngôn luận và tự do thông tin của dân chúng. (Dân chủ là tiền đề quyết định để Việt Nam tự cường dân tộc và tiến tới thiết lập quan hệ liên minh chiến lược với Mỹ và đồng minh, đặc biệt là tham gia liên minh Mỹ - Nhật - Ấn - Úc. Đó là điều kiện cần và đủ để Việt Nam có thể tồn tại bên cạnh con “sư tử Trung Hoa” đã thức giấc.)
Tại cuộc làm việc của Bộ Chính trị với Thành uỷ Hà Nội hôm 20/10, TBT Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng của thủ đô và chỉ đạo là phải “xây dựng Hà Nội thành ‘thành phố rồng bay’.”
Và với “con ngựa thành Troy” Hoàng Trung Hải do chính ngài TBT đặt vào vị trí “đầu rồng”, có lẽ ai cũng hình dung ra “con rồng Hà Nội” đã và đang kéo “con rồng Việt Nam” bay về phương nào.

Lê Anh Hùng là một blogger/dịch giả/nhà báo độc lập ở Hà Nội và là người đấu tranh vì tự do, dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam từ nhiều năm nay.


Nguồn: VOA

Trung Quốc hậu Đại hội 19: Tương lai nào cho Việt Nam?

Lê Anh Hùng | VOA| 1.11.2017



Sau một tuần hội họp với những hoạt cảnh quen thuộc mà cứ mỗi 5 năm người ta lại thấy một lần, Đại hội Đảng CSTQ lần thứ 19 đã bế mạc ngày 24/10, và theo bộ máy tuyên truyền của Bắc Kinh thì nó đã mở ra “kỷ nguyên mới của CNXH đặc sắc Trung Quốc”.
Một Tập Cận Bình quyền uy tuyệt đối trong chính giới…
Không nằm ngoài dự đoán của giới quan sát, kỳ đại hội được cho là mang tính bước ngoặt này diễn ra rất êm thấm, không xẩy ra bất kỳ sự cố đáng kể nào.
Suốt ba năm rưỡi trước đấy, thông qua chiến dịch “đả hổ diệt ruồi” do chính mình viết kịch bản và đạo diễn, Tập Cận Bình đã loại trừ hoặc vô hiệu hoá hầu như mọi đối thủ, đặc biệt là “bố già” Giang Trạch Dân cùng vây cánh. Điều này đã cho phép đương kim Chủ tịch Trung Quốc kiểm soát và làm chủ toàn bộ diễn tiến của đại hội.

Mặc dù đã đoán trước chiến thắng dễ dàng của Tập Cận Bình, song xem ra phần lớn mọi người vẫn phải bất ngờ trước mức độ thành công của ông ta trên hành trình thâu tóm quyền lực tuyệt đối.
Đại hội 19 đã thông qua điều lệ đảng sửa đổi, trong đó nêu tên Chủ tịch Tập Cận Bình cùng “Tư tưởng Tập Cận Bình về CNXH đặc sắc Trung Quốc trong kỷ nguyên mới”.
Đây là lần đầu tiên kể từ thời Mao Trạch Đông, tư tưởng của một nhà lãnh đạo đương nhiệm được đưa vào điều lệ đảng, đặt họ Tập ngang hàng với người khai sinh ra nhà nước “Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa”. Chưa hết, cả 5 thành viên mới trong Thường vụ Bộ Chính trị đều được coi là đồng minh của đương kim TBT, và không một ai trong số họ được xem là “tiếp ban nhân” của ông ta.
Nghĩa là, nếu không có gì bất ngờ ngoài dự đoán, Tập Cận Bình sẽ còn tiếp tục nắm giữ ngôi vị tối cao sau khi nhiệm kỳ Đại hội 19 kết thúc, cho phép ông ta thoả sức hiện thực hoá “giấc mộng Trung Hoa” của mình.
…và trong quân đội
Trên nguyên tắc lãnh đạo tập thể, Điều lệ Đảng CSTQ năm 2012 chỉ quy định sự lãnh đạo của Đảng CSTQ đối với quân đội một cách chung chung. Phần “Cương lĩnh chung” của Điều lệ 2012 ghi: “Đảng CSTQ kiên định vai trò lãnh đạo đối với Quân Giải phóng Nhân dân và các lực lượng vũ trang khác…”). Điều 23 quy định cụ thể hơn: “Các tổ chức đảng trong Quân Giải phóng Nhân dân Trung Hoa hoạt động theo hướng dẫn của Ban Chấp hành Trung ương. Cơ quan đảm nhiệm công tác chính trị của Quân uỷ Trung ương là Tổng cục Chính trị Quân Giải phóng Nhân dân Trung Hoa; Tổng cục Chính trị chỉ đạo công tác đảng và chính trị trong quân đội. Quân uỷ Trung ương quy định hệ thống tổ chức và các cơ quan đảng trong các lực lượng vũ trang.”
Tuy nhiên, văn kiện quan trọng nhất của Đảng CSTQ vừa được Đại hội 19 thông qua đã thể hiện những thay đổi hệ trọng. Theo Tân Hoa Xã, nghị quyết đại hội đã đưa tư tưởng quân sự của TBT Tập Cận Bình và quyền lãnh đạo “tuyệt đối” của đảng đối với lực lượng vũ trang vào điều lệ đảng. Nghị quyết nhấn mạnh, Đảng CSTQ cần duy trì quyền lãnh đạo tuyệt đối với quân đội và các lực lượng vũ trang nhân dân khác, cũng như thực hiện tư tưởng quân sự của TBT Tập Cận Bình về tăng cường sức mạnh quân đội.
Đặc biệt, bên cạnh quy định Quân ủy Trung ương phụ trách công tác đảng và công tác chính trị trong các lực lượng vũ trang, bản điều lệ mới còn quy định Chủ tịch Quân ủy Trung ương chịu toàn bộ trách nhiệm đối với hoạt động của cơ quan này.
“Kỷ nguyên Tập Cận Bình”
“Kỷ nguyên mới” của Trung Quốc có thể chỉ mới được mở ra sau Đại hội 19, song “kỷ nguyên Tập Cận Bình” thì đã bắt đầu từ 5 năm trước, khi Đại hội 18 chính thức đưa họ Tập lên ngôi vị “hoàng đế đỏ” của đất nước 1,3 tỷ dân.
Chỉ vài tuần sau đó, tân Tổng Bí thư Đảng CSTQ đã đưa ra học thuyết mới về sự trỗi dậy của Trung Quốc mà ông ta gọi là “giấc mộng Trung Hoa”, và nhấn mạnh: “Sự phục hưng vĩ đại của dân tộc Trung Hoa là giấc mơ lớn nhất của Trung Quốc.”
Song song với quá trình thâu tóm quyền lực, Tập Cận Bình đã thực hiện cuộc cải cách quân đội sâu rộng và triệt để nhất kể từ khi “Quân Giải phóng Nhân dân Trung Hoa” ra đời. Từ đầu năm 2016, báo chí chính thống ở Trung Quốc đã đồng loạt tung hô một Tập Cận Bình “Tổng tư lệnh” – chức vụ xưa nay chưa từng có. Đề cập đến cuộc cải tổ quân đội rầm rộ này, trang mạng của Đài RFI chạy hàng tít: “Tập Cận Bình muốn quân đội Trung Quốc khống chế Châu Á”.
Bên ngoài lãnh thổ quốc gia, “kỷ nguyên Tập Cận Bình” được đánh dấu bằng một loạt sự kiện cho thấy con “sư tử Trung Hoa” đã thực sự cất tiếng gầm khiến cả thế giới phải e ngại: (i) yêu sách chủ quyền đối với 85% diện tích Biển Đông thông qua cái gọi là “vùng biển lịch sử” nằm trong đường lưỡi bò được bộ máy tuyên truyền Trung Quốc đặc biệt nhấn mạnh và tuyên truyền rộng rãi; (ii) bồi đắp và quân sự hoá 7 thực thể tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam, biến chúng thành một chuỗi căn cứ quân sự liên hoàn hòng khống chế hoàn toàn Biển Đông; (iii) đưa giàn khoan HD981 vào sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam; (iv) điều một tiểu hạm đội hải quân đi qua vùng biển ngoài khơi Alaska, một động thái “nắn gân” Washington trước ngày Chủ tịch Trung Quốc thăm Hoa Kỳ; (v) thiết lập căn cứ quân sự đầu tiên ở nước ngoài tại Djibouti, bên cạnh căn cứ duy nhất của Mỹ tại Châu Phi; (vi) đe doạ sử dụng vũ lực, buộc Hà Nội phải yêu cầu công ty Repsol ngừng khoan thăm dò dầu khí tại bãi Tư Chính, một khu vực nằm trong thềm lục địa của Việt Nam; v.v. và v.v.
Hệ luỵ với Việt Nam
Việt Nam là quốc gia án ngữ con đường tiến xuống phía nam, hướng bành trướng khả dĩ nhất của Đại Hán, trong bối cảnh ở phía tây, phía bắc và phía đông họ đều vấp phải những đối thủ ngang tầm là Ấn Độ, Nga và Nhật (chưa kể một Đài Loan xương xẩu được coi là đồng minh của Mỹ).
Ngoài ra, trong số các quốc gia bao quanh Biển Đông, Việt Nam còn là quốc gia tranh chấp nhiều nhất với Trung Quốc trên vùng biển chiến lược và giàu tài nguyên này. Khuất phục được Hà Nội, Bắc Kinh sẽ dễ dàng khuất phục được một ASEAN vốn đã bị họ chia năm sẻ bảy bằng đủ mánh lới.
Trên thực tế, họ Tập đã thể hiện một thứ quyền uy đặc biệt đối với Hà Nội ngay từ khi “kỷ nguyên Tập Cận Bình” còn chưa bắt đầu.
Người Việt trong và ngoài nước hẳn vẫn chưa hết phẫn nộ khi xem lại hình ảnh dàn thiếu nhi Việt Nam vẫy lá quốc kỳ Trung Quốc 6 sao (thay vì 5) trong lễ tiếp đón Phó Chủ tịch TQ Tập Cận Bình tại Hà Nội ngày 21/12/2011. Và cuộc gặp giữa Nguyễn Tấn Dũng và Tập Cận Bình ngày 20/9/2012 tại Nam Ninh đã giúp “đồng chí X” đảo ngược tình thế hiểm nghèo của mình tại Hội nghị Trung ương 6 khoá XI, khiến Nguyễn Phú Trọng phải mếu máo bế mạc hội nghị vì không kỷ luật được “một đồng chí trong Bộ Chính trị”.
Không còn nghi ngờ gì, Việt Nam sẽ tiếp tục là đối tượng “ưu tiên số 1” trong lộ trình hiện thực hoá “giấc mộng Trung Hoa” của Tập Cận Bình sau Đại hội 19, dĩ nhiên là với mức độ bạo liệt và quyết đoán hơn trước rất nhiều.
Và tương lai đất nước
“Kỷ nguyên mới của CNXH đặc sắc Trung Quốc” mở ra trong bối cảnh Nguyễn Phú Trọng đang “một mình một chợ” trên sân khấu chính trị Việt Nam.
Trần Đại Quang, thủ lĩnh phe nhóm chống Tàu trong bộ máy và là đối thủ đáng kể nhất của ngài TBT, hầu như chỉ còn “ngồi chơi xơi nước” trên chiếc ghế Chủ tịch nước kể từ khi “tái xuất” ngày 28/8 sau hơn một tháng biến mất vì liên quan đến vụ Trịnh Xuân Thanh đào thoát khỏi Việt Nam. Đinh Thế Huynh, một ứng cử viên nặng ký khác cho ngôi vị TBT trong trường hợp Nguyễn Phú Trọng trở về “làm người tử tế” vào giữa nhiệm kỳ như cam kết ban đầu, vẫn “bặt vô âm tín” suốt 5 tháng qua. Những ứng cử viên tiềm năng khác thì đang sốt vó với chiến dịch “đốt lò” do ngài Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống Tham nhũng phát động cũng như Quy định kiểm soát tài sản, thu nhập của 1.000 cán bộ cao cấp do ông ta ban hành hồi tháng Năm.
Dưới sự lãnh đạo của một nhân vật đã đi vào “văn học dân gian” kèm theo hỗn danh là “lú” cùng câu ‘phát ngôn lịch sử’ “Tình hình Biển Đông không có gì mới” thì với những gì trên đây, hẳn ai cũng ý thức được tình thế Việt Nam đang chông chênh đến thế nào.
Trong khi lẽ ra phải dân chủ hoá xã hội để đưa nước nhà thoát khỏi hiểm hoạ Đại Hán đang ngày một hiện ra lồ lộ thì lãnh đạo CSVN lại làm điều ngược lại. Một ngày sau khi Đại hội 19 Đảng CSTQ bế mạc, sinh viên yêu nước Phan Kim Khánh bị kết án 6 năm tù giam, 4 năm quản chế chỉ vì anh đã lên tiếng chống tham nhũng và cổ suý dân chủ. Hai ngày sau, Bộ trưởng Công an Tô Lâm trình Quốc hội dự luật An ninh mạng, một đạo luật được nhiều người cho là nhằm mục đích tăng cường kiểm soát Internet, bóp nghẹt quyền tự do ngôn luận và tự do thông tin của dân chúng. (Dân chủ là tiền đề quyết định để Việt Nam tự cường dân tộc và tiến tới thiết lập quan hệ liên minh chiến lược với Mỹ và đồng minh, đặc biệt là tham gia liên minh Mỹ - Nhật - Ấn - Úc. Đó là điều kiện cần và đủ để Việt Nam có thể tồn tại bên cạnh con “sư tử Trung Hoa” đã thức giấc.)
Tại cuộc làm việc của Bộ Chính trị với Thành uỷ Hà Nội hôm 20/10, TBT Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng của thủ đô và chỉ đạo là phải “xây dựng Hà Nội thành ‘thành phố rồng bay’.”
Và với “con ngựa thành Troy” Hoàng Trung Hải do chính ngài TBT đặt vào vị trí “đầu rồng”, có lẽ ai cũng hình dung ra “con rồng Hà Nội” đã và đang kéo “con rồng Việt Nam” bay về phương nào.

Lê Anh Hùng là một blogger/dịch giả/nhà báo độc lập ở Hà Nội và là người đấu tranh vì tự do, dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam từ nhiều năm nay.


Nguồn: VOA

Monday, October 30, 2017

Bài báo bị gỡ, nhà báo từ chức và quyền lực của ‘nhóm lợi ích Tàu’

Lê Anh Hùng | Việt Nam Thời Báo | 31.10.2017



Bài báo hiện giờ chỉ còn trên trang Thương hiệu & Công luận
thay vì Nhà báo & Công luận.
Ngày 16/10, báo điện tử Nhà báo & Công luận đăng bài “Vụ mua gần 800.000 tấn than trái chỉ đạo của Thủ tướng: Xin đừng để Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đơn độc” của tác giả Vĩnh Quang. Tuy nhiên, chỉ mấy tiếng sau bài báo đã bị gỡ xuống một cách bí ẩn.
Nội dung bài báo là về kết luận thanh tra của Bộ Công thương do Bộ trưởng Trần Tuấn Anh ký, nhằm vào sai phạm của Thứ trưởng Bộ Công thương Hoàng Quốc Vượng trong việc thực hiện trái chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ.
Chỉ thị 21/CT-TTg (“Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh than”) do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký ngày 26/8/2015 nêu rõ: “Phê duyệt biểu đồ cấp than cho sản xuất điện từ nguồn than trong nước do Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam và Tổng Công ty Đông Bắc sản xuất và chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam mua than trong nước cho sản xuất điện từ hai đơn vị này.”
Tuy nhiên, chỉ thị này đã không được lãnh đạo Bộ Công thương là Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng tuân thủ.

Cụ thể, theo Thông báo số 122A/TB-BCT ngày 18/3/2016 (do Phó Chánh Văn phòng Bộ Công Thương Đỗ Văn Côi ký) về kết luận của Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng liên quan đến hợp đồng mua bán điện của một số nhà máy điện thuộc PVN thì ngày 11/3/2016, viên Thứ trưởng đã chủ trì cuộc họp giải quyết vướng mắc trong đàm phán hợp đồng mua bán điện của một số nhà máy, và ông ta đã chỉ đạo: “Đồng ý để nhà máy điện Vũng Áng 1 được thanh toán chi phí than đã mua từ nguồn khác…”.
Ngoài ra, Hoàng Quốc Vượng còn chỉ đạo vượt quyền cả Bộ trưởng Bộ Công Thương khi yêu cầu: “Cục Điều tiết điện lực chịu trách nhiệm rà soát nhằm sửa đổi, bổ sung nội dung của Thông tư 56/2014/TT-BCT trong các trường hợp phát sinh trong thực tiễn là các nhà máy nhiệt điện mua than từ nhiều nguồn khác nhau…”. (Viên Thứ trưởng thậm chí còn có ý định sửa đổi cả một thông tư để vượt quyền Thủ tướng, cho phép các nhà máy nhiệt điện mua than từ nhiều nguồn khác nhau. Điều này thể hiện rõ trong công văn số 565/BCT-ĐTĐL ngày 19/1/2017, khi ông Hoàng Quốc Vượng chỉ đạo: “…Cho phép được mua than từ Công ty Hoành Sơn…, tổng khối lượng than mua không vượt quá 900 nghìn tấn…”.)
Bộ máy công quyền Việt Nam xưa nay hiếm khi công bố kết quả thanh tra nội bộ; kết luận thanh tra của một tân bộ trưởng nhằm vào sai phạm của một thứ trưởng kỳ cựu lại càng hiếm hoi. Theo “thông lệ Việt Nam”, người ta dễ liên tưởng vụ việc này với cuộc đấu đá quyền lực trong nội bộ ban lãnh đạo Bộ Công thương. Và việc “kết luận thanh tra” được phơi bày trên truyền thông cho thấy đây là một cuộc “so đấu” rất gay cấn, thể hiện sự bất lực của Bộ trưởng Trần Tuấn Anh trước thành trì quyền lực của Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng.
Trong khi yêu cầu phải báo cáo, xử lý sai phạm của từng cá nhân, đơn vị trong thương vụ mua than nói trên của Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đã quá thời hạn hơn nửa năm nhưng vẫn chưa được thực hiện thì sự kiện bài báo mang tựa đề “Xin đừng để Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đơn độc” mới được đăng lên chưa được bao lâu đã bị gỡ xuống một cách bí ẩn chẳng khác nào cái tát vào mặt ngài Bộ trưởng, nhân vật được một số người xem là “ngôi sao đang lên”.
Chưa hết, theo nhà báo Nguyễn Hoài Nam, mặc dù sau khi đăng, cái tên Hoàng Quốc Vượng đã bị loại bỏ khỏi bài báo nhưng cuối cùng nó vẫn bị gỡ xuống. Tác giả bài báo thì bức xúc đến mức xin từ chức phó trưởng phòng báo điện tử của báo Nhà báo & Công luận.
Đến đây thì có lẽ ai cũng phải bật ra câu hỏi trong đầu: cái tay Hoàng Quốc Vượng kia là ai mà “ghê gớm” làm vậy?
Xin thưa, Hoàng Quốc Vượng nguyên là trợ lý của Hoàng Trung Hải thời kỳ đương kim Bí thư Thành uỷ Hà Nội còn là Tổng Giám đốc Tổng Công ty Điện lực Việt Nam (EVN) giai đoạn 1998-2000. Sau khi trở thành Bộ trưởng Công nghiệp (2003-2007), Hoàng Trung Hải đã đưa viên trợ thủ thân tín của mình lên làm Chánh Văn phòng Bộ Công nghiệp.
Tháng 8/2008, Hoàng Quốc Vượng được “luân chuyển” về Thái Nguyên làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh. Đến tháng 8/2010, ông ta được điều về giữ chức Thứ trưởng Bộ Công thương. Tháng 9/2012, ông ta được bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội đồng Thành viên EVN. Tháng 1/2015, ông ta trở lại làm Thứ trưởng Bộ Công thương, và được phân công phụ trách trực tiếp ngành điện lực Việt Nam dưới thời Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cũng như thời Bộ trưởng Trần Tuấn Anh.
Điện lực là lĩnh vực nằm dưới sự khuynh loát của “nhóm lợi ích Tàu” từ thời Hoàng Trung Hải còn làm Tổng Giám đốc EVN (1998-2000). Trở thành Thứ trưởng (2000-2003) rồi Bộ trưởng Bộ Công nghiệp (2003-2007) và cuối cùng là Phó Thủ tướng phụ trách kinh tế ngành (trong đó có ngành điện lực; 2007-2016), Hoàng Trung Hải càng có điều kiện lũng đoạn ngành kinh tế hạ tầng hết sức trọng yếu này của Việt Nam. (Liên minh ma quỷ này ngang ngược đến mức sẵn sàng trao cả một dự án nhiệt điện lên đến 3,5 tỷ USD cho một công ty chuyên doanh… mực in, dĩ nhiên đằng sau đó là một âm mưu mờ ám.)
Không còn nghi ngờ gì, ngay cả khi đã rời khỏi vị trí Phó Thủ tướng, Hoàng Trung Hải vẫn tiếp tục kiểm soát ngành điện lực Việt Nam thông qua bàn tay đệ tử ruột Hoàng Quốc Vượng.
Dưới sự thao túng của “nhóm lợi ích” Hoàng Trung Hải, điện lực Việt Nam gần như trở thành một phiên bản của của ngành điện lực Trung Quốc. Vấn đề nằm ở chỗ, so với “nguyên bản Trung Quốc” thì “phiên bản Việt Nam” lại có trình độ công nghệ thấp kém hơn nhiều và đặc biệt là gây ô nhiễm môi trường đến mức báo động. Nghiêm trọng hơn, dưới sự phù phép của Hoàng Trung Hải, không chỉ an ninh năng lượng mà một loạt vị trí xung yếu về an ninh quốc phòng trên khắp Việt Nam đã bị Bắc Kinh kiểm soát thông qua những dự án nhiệt điện hay thuỷ điện mà hầu hết hoặc do Trung Quốc làm tổng thầu, làm chủ đầu tư hoặc cung cấp thiết bị.
Đằng sau Hoàng Quốc Vượng chính là “nhóm lợi ích Tàu” do “con ngựa thành Troy” Hoàng Trung Hải cầm đầu. Đây mới là nhóm lợi ích hùng mạnh và tanh tưởi nhất Việt Nam, thủ phạm của hầu như mọi vấn nạn Trung Quốc trên dải đất hình chữ S suốt mười mấy năm qua, bởi nó đã khống chế và thao túng một loạt lãnh đạo chóp bu của cộng sản Việt Nam.
Rõ ràng, tương lai đất nước phụ thuộc cốt tử vào việc giải bài toán mang tên “nhóm lợi ích Hoàng Trung Hải”.

‘Viện đạo đức học’ và tiếp theo là gì?

Lê Anh Hùng | VOA| 30.10.2017



Tại cuộc hội thảo khoa học “Sửa đổi lối làm việc - Những vấn đề lý luận và thực tiễn” nhân kỷ niệm 70 năm ra đời tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 18/10 vừa qua, PGS Nguyễn Trọng Phúc đã đưa ra đề xuất thành lập Viện Đạo đức học để “dạy cán bộ đạo đức và những chuẩn mực đạo đức trong đảng”.
Ủng hộ và phản đối
Đề xuất của ông cựu Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng ngay lập tức khiến dư luận bàn tán xôn xao và trở thành chủ đề của hàng chục bài báo cùng vô số ý kiến bình luận, trên cả truyền thông “lề đảng” lẫn “lề dân”.
Bài “Đề xuất lập Viện Đạo đức học để huấn luyện cán bộ” trên VnExpress, chẳng hạn, đã thu hút hàng chục người bình luận. Và trong tổng số 63 bình luận đến ngày 24/10, đa số ý kiến phản bác đề xuất của ông Phúc, số ủng hộ chỉ lẻ tẻ vài người.
Hai bình luận được nhiều “like” nhất là “Trời ơi! Đang tinh giản biên chế mà còn muốn mọc ra viện đạo đức!” và “Việt Nam đi ngược với thế giới! ‘Uốn tre chứ không uốn măng!’ Đạo đức phải được dạy từ nhỏ, chứ không phải để đợi lên làm cán bộ rồi mới vào viện này học! Bộ máy đã không được tinh giản rồi, giờ phải gánh thêm cái viện ‘uốn tre’ này nữa!”

Ngoài ra, vài ý kiến đáng suy ngẫm khác là “Tôi nghĩ viện đạo đức không hiệu quả mà còn tốn thêm ngân sách. Thời điểm để hình thành chuẩn mực đạo đức là tuổi thiếu niên và nhi đồng, sau này làm cán bộ thì cần có cơ chế giám sát, kiểm tra và cân bằng. Xin nhắc lại, quan trọng nhất là có cơ chế giám sát và kiểm tra”; “Quan trọng nhất là cơ chế giám sát và kỉ luật. Nếu làm tốt thì khỏi cần viện đạo đức để thêm tốn kém”; và “Vừa bực vừa buồn cười”.
VnExpress là tờ báo điện tử thuộc hệ thống báo chí nhà nước, với lượng độc giả đông hàng đầu Việt Nam, và cơ quan chủ quản là Bộ Khoa học - Công nghệ. Dưới nhãn quan của bộ máy tuyên truyền cộng sản thì đa số độc giả của VnExpress không phải là “thế lực thù địch”. Vì thế, ý kiến “vừa bực vừa buồn cười” nêu trên xem ra đã chuyển tải chính xác “cảm xúc” của một bộ phận đáng kể trong dân chúng.
Các ý kiến bình luận trên hệ thống “báo chí lề dân” nhìn chung là thẳng thắn hơn nhiều, và hầu như ai cũng phản đối đề xuất của PGS Phúc.
“Giá trị thực tiễn”
Liên quan đến câu chuyện trên, vấn đề được quan tâm nhiều nhất là: Liệu “sáng kiến” Viện Đạo đức học có được lãnh đạo CSVN hiện thực hoá hay không?
Mặc dù những người ủng hộ đề xuất của PGS Phúc chỉ là thiểu số, nhưng trong cuộc sống, chân lý chưa chắc đã thuộc về số đông. Vì thế, câu hỏi trên hoàn toàn không dễ trả lời như một phép toán cộng trừ đơn giản.
Để tìm lời giải đáp cho nó, chúng ta hãy thử đặt ra hai tình huống giả định dưới đây.
1) Nếu nguyên tắc “tự phê bình và phê bình” chưa được các đảng cộng sản trên thế giới áp dụng và bây giờ ai đó đề nghị áp dụng để thiết lập lại trật tự kỷ cương cho bộ máy công quyền ở Việt Nam thì sao? Tương quan giữa số người ủng hộ và phản đối đề xuất đó sẽ thế nào?
2) Nếu tại thời điểm này, Đảng CSVN chưa phát động “Cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và một ai đó đề xuất thực hiện cuộc vận động này để cứu vãn sự suy đồi đạo đức của đội ngũ cán bộ, công chức thì sao? Tỷ lệ người ủng hộ so với phản đối sẽ thế nào?
Câu trả lời thuyết phục nhất cho cả hai câu hỏi trên xem ra là: Số người phản đối sẽ áp đảo số ủng hộ – giống như với đề xuất của ông cựu Viện trưởng Viện Lịch sử đảng.
Nghĩa là, nếu dựa trên tương quan giữa số người ủng hộ và phản đối để quyết định số phận của hai thứ “bảo bối” thông dụng nhất mà ban lãnh đạo CSVN vẫn đang áp dụng nhằm duy trì kỷ cương trong đảng và ngăn chặn tình trạng xuống cấp của đạo đức công vụ thì chắc chắn cả hai đều bị loại “từ vòng gửi xe”.
Tuy nhiên trên thực tế, “tự phê bình và phê bình” – một nguyên tắc do Lenin “sáng tạo” ra sau khi cầm quyền được 5 năm – đã tồn tại gần một thế kỷ nay. Và bất chấp kết cục tha hoá không tránh khỏi của bất kỳ đảng cộng sản nào sau khi trở thành đảng cầm quyền, các lãnh tụ cộng sản vẫn luôn dành cho nó những mỹ từ ấn tượng nhất.   
Hồ Chí Minh coi tự phê bình và phê bình là “thứ vũ khí thần diệu để đảng thường xuyên trong sạch, vững mạnh”. Nhân vật khai sinh ra chế độ CSVN thậm chí còn ví von: “Đảng cách mạng cần tự phê bình và phê bình như ta cần không khí”, vì vậy mà “mỗi cán bộ, đảng viên phải tự kiểm điểm, tự phê bình, tự sửa chữa như mỗi ngày phải rửa mặt. Được như thế thì trong đảng sẽ không có bệnh và đảng sẽ khoẻ mạnh vô cùng”. Lê Duẩn thì tỏ ra “mộc mạc và thẳng thắn” hơn: “Nhà nư­ớc ta là nhà n­ước xã hội chủ nghĩa, nhà nư­ớc do dân và vì dân chứ không phải là nhà nư­ớc t­ư bản của giai cấp tư­ sản. Chúng nó cần pháp luật để cai trị bóc lột nhân dân còn chúng ta là nhà n­ước XHCN chúng ta không cần pháp luật. Chúng ta chỉ cần phê bình và tự­ phê bình là đủ.” Còn đương kim TBT Nguyễn Phú Trọng thì khẳng định: “Kiểm điểm, tự phê bình và phê bình là khâu mấu chốt, cực kỳ quan trọng” trong công tác “xây dựng đảng”.
Dù vậy, đến nay hẳn ai cũng có thể trả lời được câu hỏi: Liệu cái gọi là “vũ khí thần diệu” hay “khâu mấu chốt, cực kỳ quan trọng” nói trên có thay thế được pháp luật đúng nghĩa trong việc ngăn chặn sự tha hoá đạo đức trong đảng hay không?
Trong khi đó, “Cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM” đã ra đời ngót 11 năm. Ở mỗi cấp từ trung ương đến xã phường đều có ban chỉ đạo cuộc vận động do bí thư cấp uỷ làm trưởng ban; Tổng Bí thư làm Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương. Mỗi năm trên cả nước, từ trung ương đến địa phương, người ta không thể thống kê nổi có bao nhiêu cuộc họp, lễ sơ kết, lễ tổng kết liên quan đến cuộc vận động, và bao nhiêu văn bản chỉ đạo, chỉ thị, hướng dẫn về cuộc vận động; không thể thống kê hết bao nhiêu thời gian, công sức, tiền của mà hệ thống chính trị hiện hành đã tiêu phí cho cuộc vận động này.
Và giờ thì hẳn ai cũng dễ dàng trả lời câu hỏi: Từ khi lãnh đạo CSVN phát động cái gọi là “Cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM” đến nay, đạo đức của đội ngũ “đầy tớ nhân dân” nói riêng và đạo đức xã hội nói chung đi lên hay đi xuống? (Ở đây chưa cần xét đến thực chất của “tấm gương đạo đức” kia là thế nào.)
Tóm lại, bất kể số người ủng hộ “sáng kiến” của PGS Phúc chiếm tỷ lệ rất nhỏ, chỉ vài %, song việc nó được lãnh đạo CSVN áp dụng lại là một khả năng thực tế, thậm chí là cao. “Có bệnh thì vái tứ phương.” Một khi CSVN vẫn dị ứng với phương thuốc “tam quyền phân lập, đa nguyên đa đảng” mà nhân loại tiến bộ đã áp dụng hàng trăm năm nay thì việc họ viện đến “phương thuốc” của “thầy Phúc” là điều không có gì phải ngạc nhiên.
Và thái độ của chúng ta
Thomas Henry Huxley (1825-1895), nhà sinh vật học nổi tiếng người Anh và là người cổ suý nhiệt thành của thuyết tiến hoá, từng viết trong tác phẩm “The Struggle for Existence in Human Society” (tạm dịch: “Cuộc đấu tranh sinh tồn trong xã hội loài người”): “Thật sai lầm khi lại mường tượng rằng quá trình tiến hoá biểu thị một xu hướng liên tục hướng tới sự hoàn hảo. Quá trình đó chắc chắn liên quan đến sự thay hình đổi dạng liên tục của sinh vật nhằm thích ứng với điều kiện mới, song tuỳ thuộc vào bản chất của những điều kiện như thế mà chiều hướng của những đổi thay này sẽ đi lên hay đi xuống.”
Chủ nghĩa cộng sản là một chủ thuyết phi nhân và trái quy luật. Điều đó giải thích cho sự thất bại của nó với tư cách một ý thức hệ trên phạm vi toàn cầu từ cuối thập niên 1980.  
Từ góc nhìn Huxley, xã hội cộng sản rõ ràng là môi trường lý tưởng cho những “phát kiến” kiểu như “tự phê bình và phê bình”, “làm chủ tập thể”, “học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM”, “viện đạo đức học dạy đạo đức cho cán bộ”, v.v. và v.v.
Vậy nên chúng ta có thể buồn cười chứ không cần phải bực mình nếu “sáng kiến” của PGS Nguyễn Trọng Phúc được lãnh đạo CSVN “hiện thực hoá”, bởi đó là một bước “tiến hoá” đưa hệ thống hiện hành đến gần hơn với kết cục diệt vong tất yếu của nó.

Lê Anh Hùng là một blogger/dịch giả/nhà báo độc lập ở Hà Nội và là người đấu tranh vì tự do, dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam từ nhiều năm nay.


Nguồn: VOA

Saturday, October 28, 2017

Nghèo mà đâu được bình yên!

Lê Anh Hùng | Việt Nam Thời Báo | 29.10.2017



BOT đang làm giàu cho người giàu và khốn cùng hóa người nghèo?
Sự kiện trạm thu phí BOT dự án đường tránh thị xã Cai Lậy buộc phải tạm dừng hoạt động từ ngày 15/8 là một chuyện hy hữu từ trước tới nay ở Việt Nam, khiến dư luận xôn xao bàn tán. Giới truyền thông trong nước thậm chí còn đặt cho nó một cái tên đầy ấn tượng: “Cai Lậy thất thủ!”
Mặc dù không phải là dự án BOT giao thông đầu tiên bị công chúng phản đối gay gắt (trước đó là dự án BOT Bến Thuỷ từ tháng 12/2016 đến tháng 4/2017), nhưng thắng lợi của giới tài xế đi qua trạm BOT Cai Lậy đã thực sự châm ngòi cho làn sóng phản đối các dự án BOT giao thông trên toàn quốc.
Sau sự kiện “Cai Lậy thất thủ”, dự án BOT tuyến đường tránh thành phố Biên Hoà trở thành tâm điểm thu hút sự chú ý của dư luận. Trong 4 ngày liên tiếp, bắt đầu từ ngày 2/10,  nhiều tài xế đã dùng tiền lẻ mệnh giá 200-500VNĐ để mua vé qua trạm thu phí BOT Biên Hòa khiến giao thông khu vực bị ùn ứ, tắc nghẽn nghiêm trọng, kéo dài trên 5km. Cuối cùng, đến ngày 5/10, chủ đầu tư đã buộc phải cho trạm thu phí BOT Biên Hoà tạm ngừng hoạt động.

BOT Biên Hoà được cộng đồng mạng ví như một BOT Cai Lậy thứ hai. Quả vậy, không chỉ sự phản đối mạnh mẽ cộng với chiến thuật thông minh và bền bỉ của giới tài xế cuối cùng đã dẫn đến sự kiện “Biên Hoà thất thủ”, mà sai phạm của dự án BOT giao thông này cũng y chang dự án BOT đường tránh Cai Lậy.
Dự án BOT Cai Lậy bao gồm hai hợp phần là đầu tư xây dựng công trình quốc lộ 1A qua đoạn tránh thị xã Cai Lậy (dài 12km) và tăng cường mặt đường đoạn Km 1987+560 - Km 2014+000 (dài 26km, trong đó khoảng 1/3 tuyến đi qua TX Cai Lậy). Dự án BOT Biên Hoà cũng bao gồm hai hợp phần: (i) đầu tư xây dựng tuyến đường tránh TP Biên Hoà từ Km 1851+714 QL1 đến Km 5+000 QL51 (dài 12km), và (ii) tăng cường mặt đường 10km quốc lộ 1A đoạn từ Km1841+000 đến Km1851+714.
Cả hai dự án BOT giao thông ở Cai Lậy và Biên Hoà đều lấy lý do là dự án có hợp phần tăng cường mặt đường quốc lộ 1A để thu phí tất cả các phương tiện lưu thông trên quốc lộ, thay vì lẽ ra chỉ được thu phí các phương tiện đi vào tuyến đường tránh.
Tuy nhiên, các tài xế qua hai trạm thu phí BOT này lại không chấp nhận sự áp đặt phi lý đó, vì hai lý do: (i) họ không đi vào tuyến đường tránh (hoặc nếu đi vào thì mức phí cũng không cao như hiện tại, bởi không tương xứng với chi phí mà chủ đầu tư đã bỏ ra để xây dựng nó), và (ii) họ đã đều đặn nộp phí bảo trì đường bộ hàng năm nên không thể bắt họ phải trả thêm phí cho cái gọi là “tăng cường mặt đường” kia được. Yêu cầu của giới tài xế là chủ đầu tư phải di dời các trạm thu phí BOT này đến tuyến đường tránh, chứ không được đặt trên quốc lộ 1A.
Sai phạm ở BOT Cai Lậy và BOT Biên Hoà không phải là cá biệt. Ngược lại, đây là thủ đoạn “trấn lột” dân công khai và trắng trợn của nhóm lợi ích giao thông tại một loạt dự án BOT giao thông trên cả nước.
Dưới đây là một vài “thành quả” điển hình khác từ công cuộc “hợp tác” giữa đám tham quan nhũng lại và các tập đoàn mafia kinh tế.
Dự án BOT đường tránh TP Phủ Lý, gồm 2 hợp phần: phần tuyến tránh TP Phủ Lý (điểm đầu tại Km216+874, QL1; điểm cuối tại Km235+885, QL1) và phần “tăng cường mặt đường” (điểm đầu tại Km215+775, QL1; điểm cuối tại Km235+885, QL1). Với lý do là dự án có hợp phần tăng cường mặt đường quốc lộ 1A, chủ đầu tư đã đặt trạm thu phí BOT dự án ngay trên quốc lộ 1 (trạm thu phí Nam Cầu Giẽ, km216+600 quốc lộ 1A), bất kể phương tiện lưu thông bị thu phí có đi vào đường tránh TP Phủ Lý hay không. Dự án khởi công ngày 12/10/2014 và bắt đầu thu phí từ ngày 24/11/2016.
Dự án BOT đường tránh TP Sóc Trăng, tổng chiều dài 16,22 km, gồm 2 hợp phần, trong đó hợp phần xây dựng tuyến tránh dài 7,68km và hợp phần cải tạo, mở rộng quốc lộ 1A dài 8,54 km. Dự án khởi công ngày 7/2/2015 và bắt đầu thu phí từ ngày 1/6/2017 trong 18 năm 9 tháng. Vị trí đặt trạm thu phí tại đặt tại số 78 quốc lộ 1A, ấp An Trạch, xã An Hiệp, huyện Châu Thành.
Dự án BOT đường tránh TP Hà Tĩnh, mặc dù khởi công ngày 19/1/2015 và hoàn thành ngày 4/12/2015, nhưng chủ đầu tư là Tổng Cty Sông Đà đã thu phí từ ngày… 1/1/2009, còn địa điểm đặt trạm thu phí thì cách dự án đến 30km, dĩ nhiên là trên quốc lộ 1A (trạm thu phí Cầu Rác).
Theo tạp chí Nhà Đầu Tư, dự án BOT tuyến tránh TP Biên Hoà được đánh giá là “con gà đẻ trứng vàng” của chủ đầu tư. Năm 2016, Cường Thuận IDICO đạt doanh thu thu phí 293 tỷ VNĐ; trừ đi chi phí hoạt động (103 tỷ VNĐ), doanh nghiệp này ghi nhận lợi nhuận ròng 190 tỷ VNĐ từ trạm BOT tuyến tránh TP Biên Hoà, tăng 31% so với năm 2015. Tổng cộng, kể từ khi đi vào vận hành giữa năm 2014 cho đến cuối tháng 6/2017, trạm BOT tuyến tránh TP Biên Hoà đã mang về cho Cường Thuận IDICO 730 tỷ VNĐ doanh thu và gần 500 tỷ VNĐ lãi ròng. (Theo “thông lệ Việt Nam”, con số thực tế nằm ngoài sổ sách chắc chắn không chỉ dừng ở mức “khiêm tốn” như thế.)
Khi dự án BOT tuyến tránh Biên Hoà tạm ngưng thu phí, một bài báo trên trang Zing News đã chạy hàng tít “Cuộc sống bình yên đến lạ khi BOT tuyến tránh Biên Hòa xả trạm”.
Đúng vậy, không chỉ cư dân thành phố Biên Hoà và vùng phụ cận, mà hàng triệu người dân xung quanh vô số trạm thu phí BOT giao thông trên khắp cả nước vẫn đang từng ngày từng giờ bị đám đạo tặc đội lốt “đầy tớ nhân dân” và “doanh nhân” ngang nhiên tước đoạt cả tiền bạc lẫn cuộc sống bình yên của họ.

Họ đã nghèo, mà nào đâu có được bình yên!

Wednesday, October 25, 2017

Ngân sách khốn quẫn: điều tất yếu phải đến?

Lê Anh Hùng | VOA| 26.10.2017



Tình trạng ngân sách nhà nước rơi vào cảnh bí bách chẳng phải là điều mới mẻ gì, mà đó là thực tế công chúng Việt Nam đã biết đến từ vài năm gần đây.
Hội chứng “hết tiền trả lương”
Sự kiện đầu tiên báo hiệu tình trạng ngày một xấu đi này diễn ra vào cuối tháng 11 năm 2015, khi một loạt tờ báo “chính thống” đồng loạt chạy những hàng tít như “Thành uỷ Bạc Liêu hết tiền hoạt động”, hay thậm chí còn bi đát hơn: “Thành ủy Bạc Liêu không chỉ hết tiền mà còn... nợ nần chồng chất.”
Câu chuyện Thành uỷ Bạc Liêu vỡ nợ chưa kịp lắng xuống thì dư luận lại rộ lên trước thông tin về thực trạng tương tự ở Cà Mau, khi không chỉ UBND TP Cà Mau nợ đầm đìa, không còn tiền trả lương cho công chức, mà cả huyện Cái Nước cũng hết tiền chi lương, phải cầu cứu ngân sách tỉnh.

Hai sự kiện xẩy ra liên tiếp này tuy khiến dư luận bàn tán xôn xao, nhưng không khiến người ta phải quá ngạc nhiên, bởi chỉ hơn một tháng trước đó, Bộ trưởng Kế hoạch - Đầu tư Bùi Quang Vinh đã “bộc bạch” trong một tâm trạng đầy ưu tư tại phiên thảo luận tổ của các ĐBQH: “Cả nước ngân sách Trung ương chỉ còn 45.000 tỷ đồng. Với mức này không biết để làm cái gì, chưa nói để trả nợ với các thứ.”
Lo sợ tình trạng nợ lương công chức sẽ gây ra phản ứng dây chuyền cùng những tác động tiêu cực khó lường trong xã hội nên chỉ ít ngày sau hai vụ lùm xùm ở Bạc Liêu và Cà Mau, Bộ Tài chính đã cấp tốc gửi công văn xuống các địa phương, yêu cầu không để xảy ra tình trạng nợ lương cán bộ, công chức, viên chức. Cơ quan quản lý ngân khố quốc gia thậm chí còn “vẽ đường” cho các địa phương như giãn tiến độ hoặc tạm dừng thực hiện các khoản chi chưa cần thiết; sử dụng thêm các nguồn lực tài chính của địa phương như quỹ dự trữ tài chính, v.v.; và nếu thực hiện các giải pháp trên mà ngân sách địa phương vẫn khó khăn thì cần báo cáo bằng văn bản lên cấp trên, để cho phép tạm ứng nguồn chi.
Tuy nhiên, sau công văn chỉ đạo nói trên của Bộ Tài chính chỉ mươi hôm, báo chí lại loan tin về việc UBND xã Thạch Khê, Thạch Hà, Hà Tĩnh suốt hai tháng liền không có tiền trả lương cho cán bộ, công chức. Và cũng ở huyện Thạch Hà, mấy tháng sau vụ xã Thạch Khê nợ lương lại đến lượt xã Thạch Văn lên mặt báo vì nợ lương công chức.
Và chỉ cách đây vài hôm, báo chí lại rộ lên thông tin là cán bộ, công chức tại một số xã, phường trên địa bàn TP Vĩnh Long đã không được nhận lương từ nhiều tháng qua.
Nợ lương công chức vốn dĩ là một chủ đề “nhạy cảm”, nên những gì được phơi bày trên mặt báo mới chỉ là phần nổi của tảng băng.
Công an cũng không thoát
Công an là lực lượng mà giới lãnh đạo cộng sản thường ví là “thanh gươm của đảng”. Một trong những khẩu hiệu mang tính chất “kim chỉ nam” của đội quân hùng hậu này là: “Công an nhân dân chỉ biết còn đảng, còn mình.” Điều này giải thích tại sao bộ máy công an luôn nhận được sự đãi ngộ đặc biệt và không ngừng phình ra, còn chế độ CSVN vẫn được gọi là chế độ “công an trị”.
Tuy nhiên, tình trạng ngân sách khốn khó cũng đã tác động đến lực lượng công an, đội quân kiêu binh mà xưa nay đảng vẫn dùng tiền để mua sự trung thành và tưởng như “bất khả xâm phạm”. Chẳng hạn, trước kia cán bộ công an mỗi khi được điều động đi làm nhiệm vụ bên ngoài đều được nhận một khoản hỗ trợ khá hậu hĩnh (thường là 500.000VNĐ/ngày), nhưng nay khoản này hầu như bị cắt hẳn.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, nhiều cán bộ ngoại giao làm việc tại các nước là sỹ quan tình báo từ Tổng cục V, Bộ Công an “biệt phái” sang. Trước đây, cán bộ cấp lãnh sự (thường là sỹ quan tình báo biệt phái), đều được nhận thêm trợ cấp cho vợ (hoặc một người giúp việc), với mức trợ cấp bình quân mỗi tháng từ 400 đến 600USD, bất kể người vợ có sống cùng chồng tại nơi công tác hay không. Tuy nhiên, khoảng hơn một năm nay, khoản trợ cấp đó đã không còn.
Xin dẫn thêm một ví dụ từ Bắc Ninh, một tỉnh giàu có nằm ngay cửa ngõ thủ đô và đang phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc trung ương vào năm 2020.
Trong cuộc cưỡng chế đất tại phường Đồng Kỵ, thị xã Từ Sơn ngày 22/12/2016, khoảng 450 cảnh sát đã được điều động để trấn áp bà con dân oan. Sau cuộc cưỡng chế, ngoài bữa ăn trưa, mỗi viên cảnh sát còn được nhận khoản “bồi dưỡng” 500.000VNĐ. Tất cả các khoản chi đều được lấy từ ngân sách công an. Tuy nhiên, cuộc cưỡng chế đất cũng tại phường Đồng Kỵ ngày 20/9 vừa qua thì chỉ khoảng 350 cảnh sát được huy động. Và sau cuộc cưỡng chế, đội quân chuyên đàn áp dân đen đã không còn được nhận khoản “bồi dưỡng” mà bình thường họ vẫn nhận. Họ vẫn được ăn trưa, nhưng khoản chi đó cũng không phải được trích từ ngân sách công an, mà từ Trung tâm Quỹ đất tỉnh.
Điều tất yếu phải đến?
Những hiện tượng nêu trên chỉ là “triệu chứng ngoài da” của một “con bệnh” mà ngay từ khi chào đời đã bộc lộ những bất ổn bên trong. Như một lẽ tự nhiên, càng ngày khả năng cầm cự của nó càng kém.
Tại hội nghị tổng kết công tác tài chính - ngân sách đầu năm 2017, lần đầu tiên Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã phải thú nhận những thực tế đáng báo động như “Nợ công nếu tính đủ đã vượt trần”, “Chi thường xuyên tăng rất nhanh khiến ngân sách căng thẳng” hay “Nếu không chấm dứt tình trạng này, sự sụp đổ nền tài khóa quốc gia không thể tránh khỏi”.
Trong cuộc làm việc với Bộ GTVT ngày 16/3, người đứng đầu chính phủ cũng đã cảnh báo cơ quan quản lý hạ tầng quan trọng này là vốn ngân sách đang ở vào tình trạng cực khó.
Và trong phiên thảo luận tổ sáng 24/10 vừa qua, Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc đã bày tỏ sự lo ngại về tình hình tài chính quốc gia: “Nền tài chính chúng tôi thấy không được bền vững. Sau này bán hết vốn nhà nước thì nhiệm kỳ sau lấy gì mà chi tiêu, kể cả chi thường xuyên, tiêu dùng cũng là khó.”
Đâu là giải pháp?
Trước thềm Hội nghị Trung ương 6, cựu TBT Lê Khả Phiêu đã nhận định là yêu cầu tinh gọn bộ máy hiện “không còn đường lùi”. Tổng số công chức biên chế của hệ thống chính trị ở Việt Nam hiện nay là 3.734.302 người, tức chiếm đến 4% dân số, gấp tới gần 6 lần so với tỷ lệ công chức/dân số ở Mỹ (chỉ 0,68%). Chưa hết, nếu cộng toàn bộ số người hưởng lương và mang tính chất lương thì số người mà ngân sách nhà nước phải “cõng” trên lưng lên tới con số 11 triệu. 
Không một quốc gia nào, dù giàu có đến đâu, có thể nuôi nổi một đội quân khổng lồ như thế bằng tiền thuế của dân.
Cách đây mấy năm, dư luận đã tá hoả trước thông tin một xã nghèo với 9.500 dân ở Thanh Hoá nhưng lại có đến… 500 cán bộ. Và đây không phải là trường hợp cá biệt trên 63 tỉnh thành tại Việt Nam.
Thực ra, không phải bây giờ ban lãnh đạo CSVN mới kêu gào “tinh giản biên chế” hay “tinh gọn bộ máy”, mà vấn đề này đã được đặt ra ngay từ thời họ còn ở “thủ đô kháng chiến” Việt Bắc. Từ đó đến nay, đây là một trong những “điệp khúc” mà công chúng Việt Nam được nghe nhiều nhất, song tình hình lại ngày một trầm trọng hơn.  
Lần này cũng vậy, số lượng biên chế hay số cơ quan trong hệ thống chính trị không thể nào giảm được chỉ bằng cách kêu gào, hay bằng “quyết tâm chính trị” kiểu cộng sản.
Trong bối cảnh áp lực nợ công ngày một lớn, động lực tăng trưởng kinh tế chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên và nhân công giá rẻ đang đuối dần, mức độ ưu đãi của các khoản vay từ các đối tác phát triển (World Bank, ADB hay IMF…) hầu như không còn, gánh nặng bộ máy đảng - chính quyền - đoàn thể tiếp tục chồng chất trên lưng người đóng thuế, ngân sách nhà nước ngày càng khốn quẫn, ban lãnh đạo Việt Nam xem ra chỉ còn giải pháp duy nhất để duy trì tăng trưởng và đảm bảo ổn định xã hội: Cải cách chính trị song hành với cải cách kinh tế.
Ngược lại, nếu vẫn cứ đà này, sự đổ vỡ của nền tài khoá quốc gia kéo theo sự sụp đổ của hệ thống là thực tế khó tránh khỏi. Đó là một cái giá đắt đến đến mức không ai mong muốn.

Lê Anh Hùng là một blogger/dịch giả/nhà báo độc lập ở Hà Nội và là người đấu tranh vì tự do, dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam từ nhiều năm nay.


Nguồn: VOA

Monday, October 23, 2017

Ông Trọng mưu tính gì với chiến dịch ‘Đốt Lò’?

Lê Anh Hùng | VOA| 23.10.2017



Nguyễn Phú Trọng trong một lần tiếp Tập Cận Bình tại Hà Nội.
Sau hàng loạt vụ lùm xùm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khi để cho đám đàn em cùng thân quyến mặc sức làm mưa làm gió, đua nhau xâu xé nền kinh tế, “ăn của dân không từ một thứ gì”, Hội nghị Trung ương 5 khoá XI diễn ra vào trung tuần tháng 5/2012 đã quyết nghị việc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thay thế vị trí Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống Tham nhũng của một “đồng chí X” đầy tai tiếng.
Dưới sự chỉ đạo của ngài tân Trưởng ban, hoạt động của bộ máy phòng chống tham nhũng ban đầu cũng có đôi chút “khởi sắc”, nhưng rồi mọi chuyện lại sớm “đâu trở về đấy”. Lời khẳng định “Tham nhũng ở Việt Nam 3 năm qua ổn định” của Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh tại buổi tọa đàm “Chung tay phòng chống tham nhũng vì sự phát triển do Thanh tra Chính phủ và UNDP tổ chức ngày 9/12/2014 ngay lập tức trở thành trò đàm tiếu của thiên hạ.

Tuy nhiên, tình hình đã bắt đầu thay đổi sau Đại hội XII, đặc biệt là từ khi Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương Trần Quốc Vượng (nhân vật được coi là “cánh tay phải” của Nguyễn Phú Trọng trong chiến dịch “đả hổ diệt ruồi” phiên bản Việt Nam) trở về sau chuyến tháp tùng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm Trung Quốc từ ngày 10 đến 15/9/2016.  
Và sau câu phát ngôn hùng hồn “Lò nóng lên rồi thì củi tươi vào cũng phải cháy” của TBT Nguyễn Phú Trọng tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống Tham nhũng ngày 31/7, chiến dịch “đốt lò” do ngài TBT phát động xem ra đã chuyển sang một giai đoạn mới.
Thực tâm chống tham nhũng?
Trong bài “Vòng luẩn quẩn hay tầm nhìn của ngài Tổng Bí thư”, chúng tôi đã phân tích là nếu không cải cách chính trị, thiết lập một hệ thống thể chế tam quyền phân lập thì Việt Nam không thể nào chống được tham nhũng. Với một hệ thống vận hành dựa trên tham nhũng thì nếu không cải cách toàn diện và triệt để, cái gọi là “chống tham nhũng” chỉ là trò bịp bợm của giới lãnh đạo CSVN.
Điều này càng thể hiện rõ qua cái cách mà ngài TBT chọn “củi” để tống vào “lò”. Những vụ việc tai tiếng khiến công chúng bức xúc, phẫn nộ như Formosa Hà Tĩnh, thảm nạn BOT giao thông, VN Pharma, “biệt phủ Yên Bái”… đều không được ngài ngó ngàng đến chứ đừng nói là lên tiếng chỉ đạo giải quyết. Thậm chí, để tránh bị dư luận “hiểu nhầm”, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Nguyễn Văn Nên còn phải thanh minh với báo chí, bác bỏ thông tin Tổng bí thư “có ý kiến” vụ VN Pharma. Lý do thật dễ hiểu: “tác giả” của những vụ tham nhũng, tiêu cực đó đều là đồng minh chính trị của ngài TBT.
Với cái ô to đùng như thế nên chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi mới đây quý bà Nguyễn Thị Kim Tiến còn ngang ngược đến mức nhân danh Bộ Y tế phát công văn yêu cầu xử lý bác sỹ Hoàng Công Truyện, chỉ vì ông đã “dám” đăng một bài trên trang Facebook cá nhân “khuyên” Bộ trưởng Y tế nghỉ việc do yếu kém về công tác tham mưu, vấn đề an ninh ở bệnh viện.
Hai lần “ngoại lệ”
Đại hội XI Đảng CSVN diễn ra đầu năm 2011 khi Nguyễn Phú Trọng đã 67 tuổi, quá 2 tuổi so với giới hạn 60 tuổi cho ủy viên Bộ Chính trị mới tham gia cơ quan quyền lực tối cao lần đầu và 65 cho người tái cử. Tuy nhiên, do trúng cử Tổng Bí thư nên việc quá tuổi của ông ta được xem là trường hợp “ngoại lệ”.
Năm năm sau, tại Đại hội XII, mặc dù đã quá giới hạn tuổi đến 7 năm, song vì các phe phái trong đảng không tìm được tiếng nói chung trong việc lựa chọn nhân sự Tổng Bí thư nào khác ngoài Nguyễn Phú Trọng, nên một lần nữa ngài GS.TS chuyên ngành “xây dựng đảng” lại được “chọn mặt gửi vàng” như một “ngoại lệ”, với cam kết là sẽ chỉ tại vị trong nửa nhiệm kỳ.
Thực ra lúc đó Nguyễn Phú Trọng là giải pháp tình thế trong một nỗ lực tập thể nhằm loại trừ Nguyễn Tấn Dũng, nhân vật mà LS Cù Huy Hà Vũ đã vạch mặt chỉ tên là “điệp viên hoàn hảo” của Trung Quốc (dù chúng tôi không hoàn toàn đồng ý với tất cả những luận điểm của LS Cù Huy Hà Vũ).
Mưu tính gì?
Sau Đại hội XII, Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Thường trực Ban Bí thư Đinh Thế Huynh là hai ứng cử viên sáng giá nhất để tiếp quản chiếc ghế Tổng Bí thư khi Nguyễn Phú Trọng chia tay khu nhà 1A Hùng Vương vào giữa nhiệm kỳ như cam kết. Và suốt một năm rưỡi, người ta cứ ngỡ cuộc đua vào ngôi vị số 1 chỉ diễn ra giữa Trần Đại Quang và Đinh Thế Huynh, với ưu thế nghiêng về phía ngài cựu Bộ trưởng Công an.
Tuy nhiên, sau gần 3 tháng im hơi lặng tiếng kể từ hồi tháng Năm, cái tên Đinh Thế Huynh xuất hiện trở lại trên truyền thông nhà nước vào ngày 1/8, khi Bộ Chính trị thông báo là ngài Thường trực Ban Bí thư đang “điều trị bệnh”, còn chiếc ghế của ông ta thì được tạm giao cho Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương Trần Quốc Vượng, người được coi là một Vương Kỳ Sơn của Việt Nam. Và từ đó đến nay, mọi thông tin về nhân vật đứng thứ 5 trong hệ thống phẩm trật CSVN vẫn chìm trong màn bí ẩn.
Trong khi đó, kể từ khi “tái xuất” vào ngày 28/7, sau hơn một tháng biến mất một cách bí hiểm ngay giữa lúc vụ Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc tại Berlin trở thành chủ đề bàn tán râm ran của công chúng, Chủ tịch nước Trần Đại Quang hầu như chỉ còn sắm vai “ông phỗng” trên sân khấu chính trị do liên quan đến cuộc đào thoát khỏi Việt Nam của viên cựu Phó Chủ tịch Hậu Giang.
Hai ứng cử viên nặng ký nhất đã bị loại, còn các ứng cử viên khác thì sao?
Xin thưa, chiến dịch “đốt lò” do Nguyễn Phú Trọng khởi xướng cùng Quy định kiểm soát tài sản, thu nhập của 1.000 cán bộ cao cấp do Bộ Chính trị ban hành ngày 23/5 lúc này đã trở thành “lưỡi gươm Damocles” sẵn sàng bổ vào đầu bất cứ kẻ nào dám cả gan thách thức quyền lực của ngài TBT khả kính.
Đại hội 19 Đảng CSTQ diễn ra từ ngày 18-24/10 trong bầu không khí mà nhiều nhà quan sát nhận định là không còn căng thẳng và bất đồng nội bộ, bởi Tập Cận Bình đã “xử lý” hết các đối thủ, cả công khai lần tiềm tàng, qua chiến dịch “đả hổ diệt ruồi” mà ông ta là người vừa viết kịch bản vừa “chỉ đạo nghệ thuật” thông qua trợ thủ Vương Kỳ Sơn.
Như chúng tôi đã trình bày trong bài “Ai có thể chặn được Nguyễn Phú Trọng?”, đương kim TBT Đảng CSVN không chỉ là một nhân vật “thân Tàu” mà nguy hiểm hơn thế, qua cả lời nói lẫn hành động, ông ta còn cho thấy mình là một tay sai đắc lực của các ông chủ Trung Nam Hải.

Hảo lớ! Hảo lớ!
Sau hai lần giành chiến thắng trong cuộc chiến giành ngôi vị tối cao như một trường hợp “ngoại lệ”, việc ngài TBT một lần nữa trở thành “ngoại lệ” tại Đại hội XIII là một khả năng không thể loại trừ, bởi với Đảng CSVN thì điều gì cũng có thể xẩy ra, khi không một luật lệ nào đủ sức ràng buộc họ.
Không còn nghi ngờ gì, Nguyễn Phú Trọng đang làm tất cả những gì có thể để không chỉ bước vào Hội nghị Trung ương 7 (dự kiến diễn ra vào tháng 5/2018) mà cả Đại hội XIII (đầu năm 2021) với vị thế của một Tập Cận Bình “made in Vietnam”.
Trong bối cảnh hai ứng cử viên tiềm tàng đã bị loại, còn các đối thủ có khả năng thách thức quyền lực khác thì nơm nớp dè chừng thanh bảo kiếm mang tên “Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống Tham nhũng”, Nguyễn Phú Trọng sẽ không chỉ bảo toàn được ngôi vị số 1 của mình mà còn thoải mái xếp đặt nhân sự theo ý chỉ của Bắc Kinh.
Tóm lại, nếu không kiểm soát được quyền lực của người đứng đầu Đảng CSVN ngay từ bây giờ, Việt Nam sẽ lại bị cuốn vào một vòng xoáy “Hán hoá” mới ngay cả khi ngài TBT buộc phải trở về “làm người tử tế” sau Hội nghị Trung ương 7 hay sau Đại hội XIII.
Tương lai đất nước đang thực sự nhuốm màu u ám.

Lê Anh Hùng là một blogger/dịch giả/nhà báo độc lập ở Hà Nội và là người đấu tranh vì tự do, dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam từ nhiều năm nay.

Nguồn: VOA