Saturday, April 23, 2016

Trung Quốc chấm dứt việc quân đội “nhảy múa kiếm cơm” – Việt Nam thì sao?

Lê Anh Hùng | VOA| 23.4.2016 | 




Bộ trường Quốc phòng Phùng Quang Thanh:
"Xu thế ghét Trung Quốc gây nguy hiểm cho dân tộc!"
Quân đội Trung Quốc: hết thời “nhảy múa kiếm cơm”
Tháng 11 năm ngoái, lần đầu tiên Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đề ra chính sách buộc quân đội nước này phải ngừng tất cả các hoạt động cung cấp dịch vụ phục vụ dân sinh có thu tiền, để tập trung vào nhiệm vụ chính là bảo vệ an ninh, quốc phòng. Dịch vụ dân sinh thu tiền là những hoạt động như khám chữa bệnh, xây dựng, biểu diễn văn nghệ… phục vụ dân chúng.
Ban đầu, ông Tập đưa ra lộ trình thực hiện quyết sách trên là trong vòng 3 năm. Tuy nhiên, cuối tháng Ba vừa qua, ông ta lại ra lệnh cho quân đội ngưng ngay lập tức các hoạt động dịch vụ có thu tiền, thay vì theo lộ trình 3 năm như trước. Động thái này thể hiện quyết tâm rất lớn của lãnh đạo Trung Quốc trong việc lành mạnh hoá và chuyên nghiệp hoá quân đội.

Trên thực tế, ngay từ năm 1998, dưới thời Giang Trạch Dân, chính phủ Trung Quốc đã cấm quân đội tham gia hoạt động kinh tế. Đây là nhân tố rất quan trọng giúp cho quân đội Trung Quốc trở nên hùng mạnh hơn, chuyên nghiệp hơn, bởi hoạt động kinh tế trong quân đội là những ung nhọt tham nhũng, gây ra những tác hại khôn lường, khiến sức chiến đấu của quân đội bị suy giảm.
Quân đội Việt Nam: mải mê kiếm tiền
Trong khi quân đội Trung Quốc – trên thực tế hầu như là đối tượng tác chiến duy nhất và nguy hiểm nhất của Việt Nam – đang nhanh chóng lột xác như vậy thì quân đội Việt Nam lại ngày càng trở thành một cỗ máy kiếm tiền khổng lồ.  
Hiện nay, bên cạnh Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) lớn hàng đầu quốc gia, Bộ Quốc phòng còn có đến 20 tổng công ty mà nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Đó là các tổng công ty: Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp Quốc phòng, Xây dựng Công trình Hàng không, Xuất nhập khẩu Tổng hợp Vạn Xuân, Đầu tư phát triển nhà và đô thị, Xăng dầu Quân đội, Hợp tác Kinh tế, Tân cảng Sài Gòn, Trực thăng Việt Nam, Đông Bắc, Trường Sơn, Lũng Lô, Thái Sơn, Sông Thu, Ba Son, Thành An,  15, 28, 36, 319 và 789.  
Thêm vào đó, Bộ Quốc phòng còn quản lý 2 doanh nghiệp cổ phần quy mô lớn là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội và Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Quân đội.
Ngoài số tập đoàn, tổng công ty hùng hậu ở trên cùng các công ty trực thuộc chúng, số doanh nghiệp khác trực thuộc Bộ Quốc phòng, tổng cục, quân chủng, binh chủng, quân khu… là không đếm xuể.
Không chỉ hàng trăm tướng lĩnh, sỹ quan cao cấp cùng hàng vạn quân nhân đang ngày đêm “chiến đấu” trên “trận địa kinh tế”, mà ngay cả lãnh đạo Bộ Quốc phòng cũng “thân chinh cầm quân” trên cái “chiến trường” đầy mê hoặc này – chẳng hạn như trường hợp Uỷ viên Trung ương Đảng/Thượng tướng/Thứ trưởng Lê Hữu Đức làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội, hay Uỷ viên Trung ương Đảng/Đô đốc/Thứ trưởng Nguyễn Văn Hiến làm Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn.
Nghị quyết một đàng thực hiện một nẻo
Trên thực tế, lãnh đạo Việt Nam cũng (từng) ý thức rất rõ về sự cần thiết phải lành mạnh hoá và chuyên nghiệp hoá quân đội. Bằng chứng là vào tháng 1/2007, Hội nghị Trung ương 4 khoá X đã thống nhất chủ trương chuyển các doanh nghiệp làm kinh tế đơn thuần hiện có thuộc các cơ quan Đảng, lực lượng vũ trang, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội sang các cơ quan nhà nước quản lý từ năm 2007.
Thế nhưng, kể từ đó đến nay, không những chưa có doanh nghiệp quân đội nào được chuyển sang cho các cơ quan dân sự quản lý, mà ngược lại, hoạt động kinh tế trong Bộ Quốc phòng ngày càng nở rộ, với sự ra đời của một loạt tổng công ty mới: Tổng Công ty Xăng dầu Quân đội ra đời ngày 31/12/2008; Tổng Công ty 28 ra đời ngày 31/12/2008; Tập đoàn Viễn thông Quân đội ra đời ngày 14/12/2009; Tổng Công ty Hợp tác Kinh tế ra đời ngày 9/2/2010; Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn ra đời ngày 09/02/2010; Tổng Công ty XNK Tổng hợp Vạn Xuân ra đời ngày 23/8/2011; Tổng Công ty Đầu tư Phát triển Nhà và Đô thị, Tổng Công ty 36, Tổng Công ty 319 và Tổng Công ty 789 cùng ra đời ngày 23/8/2011; Tổng Công ty Xây dựng Lũng Lô ra đời ngày 12/1/2012; Tổng Công ty Sông Thu ra mắt ngày 8/11/2013; Tổng Công ty Ba Son ra đời ngày 27/6/2014.
Ngày 8/10/2013, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1604/TTg-ĐMDN về việc phê duyệt Đề án sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thuộc Bộ Quốc phòng. Theo đó, Thủ tướng chỉ đạo duy trì đến 90 doanh nghiệp 100% vốn nhà nước trực thuộc Bộ Quốc phòng, gồm Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) cùng 17 tổng công ty và 72 công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
Ngoài ra, Thủ tướng còn yêu cầu duy trì 69 doanh nghiệp 100% vốn nhà nước là công ty con của các doanh nghiệp hoạt động theo hình thức công ty mẹ - công ty con thuộc Bộ Quốc phòng.
Chưa hết, Thủ tướng còn giao Bộ Quốc phòng nhiệm vụ xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt đề án hình thànhcác Tổng Công ty 16, Ba Son, Sông Thu và Hồng Hà, cùng đề án chuyển các công ty TNHH một thành viên Tây Nam và Duyên Hải sang hoạt động theo hình thức công ty mẹ - công ty con, đồng thời bổ sung vốn chủ sở hữu cho các tổng công ty nhà nước trực thuộc.
Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Tổng Công ty Ba Son và Tổng Công ty Sông Thu đã lần lượt ra mắt ngày 8/11/2013 và 27/6/2014. Sắp tới đây, Bộ Quốc phòng sẽ còn “trình làng” thêm hai tổng công ty nữa là Tổng Công ty 16 (từ Binh đoàn 16) và Tổng Công ty Đóng tàu Hồng Hà (từ Công ty Đóng tàu Hồng Hà).
Tóm lại, hoạt động kinh tế trong lực lượng vũ trang sẽ tiếp tục ngày một phát triển. Và sẽ không có bất kỳ quốc gia nào thách thức được ngôi vị quán quân thế giới về làm ăn kinh tế của quân đội nhân dân Việt Nam.
Và những hệ luỵ khôn lường
Đằng sau mỗi doanh nghiệp quân đội là những thế lực che chắn cho hoạt động cũng như “ghế” lãnh đạo doanh nghiệp. Với một lực lượng doanh nghiệp “đông như quân Nguyên” kể trên, có thể nói, phần lớn các tướng lĩnh, sỹ quan cao cấp trong Bộ Quốc phòng đều dính dáng ở mức này mức khác đến hoạt động của các doanh nghiệp quân đội.
Tình trạng tham nhũng trong các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam vốn dĩ đã nghiêm trọng; tham nhũng trong các doanh nghiệp của Bộ Quốc phòng lại còn phổ biến và trắng trợn hơn nhiều. Điều này xuất phát từ một thực tế là do tính chất quân phiệt và khép kín của môi trường quân đội, với hệ thống viện kiểm sát và toà án riêng, nên các vụ tham nhũng trong quân đội hiếm khi bị phanh phui; trường hợp bị đưa ra toà xét xử lại càng hiếm.
Cách đây không lâu, trang Chân Dung Quyền Lực đã khiến công chúng Việt Nam xôn xao khi công bố một loạt hình ảnh về những dinh thự cùng lối sống vương giả của Đại tá Phùng Quang Hải, Tổng Giám đốc Tổng Công ty 319, “cậu ấm” của Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh.
Trường hợp Phùng Quang Hải hoàn toàn không phải là cá biệt. Ngược lại, đó là hình ảnh tiêu biểu cho vô số ông “vua con” khoác quân phục ở Việt Nam hiện nay. Điều này phần nào giải thích tại sao người lính gan dạ, dạn dày trận mạc Phùng Quang Thanh ngày nào lại trở thành viên Đại tướng/Bộ trưởng Quốc phòng hèn mạt và bạc nhược bậc nhất trong lịch sử Việt Nam. Trên thực tế, tổng doanh thu của các doanh nghiệp quân đội năm 2014 lên tới hơn 292.000 tỷ VNĐ; nghĩa là, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam đang thống lĩnh một nền kinh tế có quy mô suýt soát bằng GDP của Campuchia, hay 1,5 lần GDP của Lào.
Trong khi Trung Quốc đang gấp rút hiện đại hoá và chuyên nghiệp hoá quân đội, cấp tập bồi đắp và quân sự hoá Hoàng Sa - Trường Sa, nhanh chóng chiếm lĩnh các vị trí xung yếu về an ninh quốc phòng trên khắp dải đất hình chữ S… thì đội ngũ tướng lĩnh hùng hậu bậc nhất thế giới của Việt Nam vẫn mải mê chìm đắm trong vòng xoáy kim tiền. Ai sẽ bảo vệ đất nước chúng ta?

* Blog của Lê Anh Hùng là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ. 


Lê Anh Hùng là một blogger/dịch giả/nhà báo độc lập ở Hà Nội và là người đấu tranh vì tự do, dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam từ nhiều năm nay.





Nguồn: VOA

Friday, April 22, 2016

Hoàng Trung Hải, con bài tủ trong chiến lược Hán hoá Việt Nam

Nguyễn Tiến Dân | 22.4.2016 | 


LTS.
Mặc dù không hoàn toàn đồng ý với tất cả luận điểm mà tác giả Nguyễn Tiến Dân đưa ra trong bài viết, nhưng tôi đánh giá rất cao sự khảng khái và tinh thần trách nhiệm với Tổ quốc và nhân dân của ông, một ngòi bút độc đáo và đầy cuốn hút.
Hoàng Trung Hải thực sự là đầu mối trực tiếp của hầu như mọi vấn nạn mang tên Trung Quốc ở Việt Nam trong hơn 10 năm qua. Với sự hậu thuẫn hết mình của Trung Nam Hải, ông ta đã khống chế được một loạt lãnh đạo chóp bu của Việt Nam mà tôi đã vạch trần trong một vụ tố cáo công khai và đúng pháp luật: Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Thậm chí, những kẻ từng có thời gian lãnh đạo quốc gia khác như Nguyễn Minh Triết hay Lê Khả Phiêu cũng trở thành tay sai hèn hạ của tên gián điệp nguy hiểm nhất trong lịch sử Việt Nam và có lẽ là cả lịch sử thế giới.
Giải quyết bài toán Hoàng Trung Hải là điều kiện tiên quyết không chỉ để cứu nước nhà khỏi âm mưu thôn tính của Trung Quốc, mà còn mở ra lối thoát cho tình trạng bế tắc và khủng hoảng toàn diện về chính trị - kinh tế - xã hội của Việt Nam hiện nay.
Lê Anh Hùng


1- Nước Nam mình, giàu có và tươi đẹp. Con người, nhân hậu – Của cải, vô vàn – Phong cảnh, hữu tình. Những tưởng, chỉ với chừng ấy thứ, cũng đủ để cho dân mình, có cuộc sống, còn sướng hơn cả Tiên, ở trên Thiên đường. Nào ngờ, Trời xanh ghen ghét. Ông cố tình, sắp đặt cho Nước mình, nằm ngay cạnh thằng khổng lồ phương Bắc. Thằng kia, khốn nạn. Nhìn xuống nước mình, nó thèm nhỏ rãi. Chưa bao giờ, nó nguôi giấc mộng, thôn tính và sát nhập nước Nam. Để thực hiện giấc mộng đó, nó triền miên gây chiến. Khiến Nước mình, chẳng lúc nào yên. Bao nhiêu lần đến – bấy nhiêu lần, chúng bị tống cổ về. Ấy thế mà, vẫn chẳng chừa.
Đến Nước mình, thì dễ. Bởi, thế và lực của giặc, vượt trội. Đã thế, còn được sự tiếp tay của bè lũ bán nước. Tiêu biểu, như Lê Chiêu Thống, Trần Ích Tắc… Lũ táng tận lương tâm này, ươn hèn với giặc. Nhưng, lại hết sức tàn ác, với đồng bào của mình. Tài hèn – trí cùn, muốn độc quyền và đặc lợi, chúng buộc phải, dựa vào ngoại bang. Cho nên, quì gối bán nước và mở toang cửa, để rước giặc vào nhà. Sau đó, cả bọn cướp nước, lẫn bè lũ bán nước, dựa vào nhau, để hà hiếp dân mình.  Dối Trời, lừa Dân – Gây binh, kết oán. Tội của chúng, chất chồng.
Ở đâu, có áp bức – ở đó, có đấu tranh”. Người nước Nam mình, cũng vậy. Khi thì đeo gươm – khi thì cầm gươm, chưa bao giờ có chuyện, dân mình chịu khuất phục, mà phải hạ gươm, trước quân xâm lược. Trải qua, nghìn năm Bắc thuộc, nhưng Dân tộc mình, vẫn trường tồn. Giặc phương Bắc, không sao đồng hóa nổi. Chính vì thế, hồi kết, luôn có hậu: Giặc phương Bắc, đều phải ôm đầu máu, mà tháo chạy – Bọn bán nước, đều phải bám theo chân quan thày, mà cuốn xéo khỏi Việt nam. Nắm xương tàn của chúng, vĩnh viễn, nằm lại nơi đất khách – quê người. Ngàn đời sau, dân Nam, vẫn nguyền rủa chúng.
2- Đồn rằng, sau khi thua trận Kỉ Dậu, Càn Long, sợ vua Quang Trung lắm. Sợ đến mức, phải mời và khi biết rõ mười mươi, vua Quang Trung, chỉ phái “cát-ca-đơ” sang thăm. Thế mà, vẫn phải khúm núm đón tiếp và đằng đãi linh đình. Đánh, thì không dám. Đành phải mang nỗi nhục ấy, xuống Cửu tuyền. Ở đó, vẫn không quên giấc mơ, thôn tính nước Nam. Mấy trăm năm, bóp trán – Chẳng nghĩ được, kế gì. Héo hắt, ốm đến teo cả xương. Biết tin, Lê Chiêu Thống, lê bộ xương tàn, đến thăm. Nhìn thấy chủ, thằng bán nước, nhào đến ôm chân nó và khóc sụt sùi. Muốn quay trở lại nước Nam, nhưng chẳng thằng nào, dám mở mồm, nói ra chữ “đánh”. Thằng bán nước, hiến kế:
– Bệ hạ, hãy cử những thày Địa lý cao tay nhất, sang Việt nam. Để, yểm Huyệt và triệt Long mạch ở đó. Như thế, sẽ ngăn được chuyện: Nước Nam, sinh Đế. Một khi, không có Đế: Đất nước, sẽ bị điều hành, bởi lũ nhi đồng thối tai, “ăn chưa no – lo chưa tới”. Giống như thần, tầm nhìn của bọn này, cũng không quá cái lỗ mũi của chúng (ngôn từ hiện đại, kêu là, tư duy nhiệm kì). Chỉ cần, 1 cái kẹo mút, là có thể: xỏ mũi và dắt chúng đi đến bất cứ nơi nào, mà Bệ hạ muốn. Cái lũ ngu si ấy, sẽ kiên định, dẫn dắt cả Dân tộc Việt, đến chỗ chết. Bệ hạ, cần gì phải ra tay.
Thằng cướp nước, rầu rĩ:
– Cái ấy, từ thời cụ tổ nhà tao, đã làm. Nhưng, nào có ăn thua. Yểm bùa, đâu có dễ. Thứ nhất, phải tìm ra được “huyệt”. Giỏi, ai đươc như Cao Biền. Tuy biết rất rõ: Hồ Tây ở Hà Nội, linh thiêng. Nhưng, không tài nào, tìm ra được huyệt Phong thủy ở đó. Tìm ra được huyệt rồi, cũng phải đợi thời. Huyệt không mở, vô phương để yểm. Chắc, mày đã nghe danh cụ Tả Ao – Thánh Địa lí của nước Nam. Trong lúc ngao du thiên hạ, cụ tìm được huyệt Hàm Rồng. Cụ lẳng lặng về nhà, bàn với anh trai. Sau đó, đến ngày Hàm Rồng mở, 2 anh em, mang hài cốt của cha đến trước huyệt. Lúc này, Trời – Đất giao hòa, cuồng phong – bạo vũ. Chỉ nhìn thấy, 1 cái hang đen ngòm, sâu thẳm và toang hoác trước mặt. Người anh khóc và giữ chặt hài cốt của cha. Nhất định, không chịu ném nó xuống đó. Khoảng khắc sau, mưa tạnh – gió ngừng. Trời, thanh trong trở lại. Cái hang kia, biến mất. Lúc bấy giờ, người anh, mới tỉnh ngộ. Tiếc thay, mọi sự, đều đã muộn.
Cuối cùng, thày không cao tay, họa ngay vào người. Năm 1955, một đoàn kẻ ác nhà tao, khoác áo Văn công, sang thăm nước Nam. Chúng định yểm bùa, để triệt Long mạch ở Hồ Tây. Nhưng, chính chúng, đã bị lốc xoáy Hồ Tây nhấn chìm và cả cái lũ ấy, bị chết tiệt – bị chết sạch.
Thằng bán nước, cũng rầu rĩ không kém:
– Chẳng có lẽ, vô kế khả thi.
Đúng lúc, một thằng nghiện… Tam quốc, đi qua. Nó, chõ mõm vào:
          Muốn chiếm Việt nam
          Phải dùng nội gián
          Muôn việc đủ cả
          Chỉ thiếu Hán gian.
Nghe thế, cả 2 thằng, chợt bừng tỉnh. Chúng reo lên, “Ơ-rê-ka”. Rồi quay lưng lại với nhau. Mỗi đứa, lúi húi viết 1 chữ, vào lòng bàn tay của mình. Khi xòe ra, cả 2, đều có chữ  Hoàng.
3- Lí lịch trích ngang:
Hoàng Trung Hải, người Hán.
Sói, đẻ ra ông. Bởi vì, bố ông, tên là Sì Sói.
Quê gốc: Long Khê – Chương Châu – Phúc Kiến – Trung Quốc.
Với cái bản lí lịch ấy, Hoàng Trung Hải, cụt đường tiến thân. Vì thế, thuê 1 thầy Phù thủy về, chập cheng cúng bái. Rồi phù phép, viết lại thành:
Hoàng Trung Hải, người Kinh.
Con ông Hoàng Tài.
Quê quán: Quỳnh Giao – Quỳnh Phụ – Thái Bình
Phản gián Việt nam, đâu có phải đồ ngốc. Chẳng tốn quá nhiều công sức, họ dễ dàng, lột mặt nạ của họ Hoàng. Sau đó, kiến nghị với Trung ương Đảng CS: Không được dùng ông này. Lý do: Sống cạnh Trung cộng – Biết dã tâm của nó. Bao đời nay, tiền nhân, dạy hậu thế: phải cảnh giác. Ngay cả lúc đi ngủ, cũng chỉ được, nhắm 1 mắt. Sơ sẩy, hậu quả khôn lường. Bài học Mỵ Châu, luôn còn nguyên giá trị.
          Tôi kể ngày xưa chuyện Mỵ Châu,
          Trái tim lầm chỗ để trên đầu,
          Nỏ thần vô ý trao tay giặc,
          Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu.
Cảnh giác như thế, cho nên: Chẳng bao giờ, những chú Khách (Hoa kiều), có thể mon men, đến bất cứ 1 chân chức dịch nào, dù nhỏ. Thậm chí, ông Lê Duẩn, còn cực đoan đến độ: Tống cổ hết người Hoa, về Mẫu quốc của chúng. Cực đoan và cảnh giác như thế, cho nên: khi Trung cộng đánh ta năm 1979, thiệt hại, được giảm thiểu rất nhiều. Người Hoa trong đội quân xâm lược ấy, cùng lắm, làm đến chức thám báo – chỉ điểm. Không leo cao – trèo sâu được, chúng mù tịt về đối phương. Bởi vậy, chỉ dám, thò 1 chân sang Việt nam. Sau đó, té vội.
Phản gián Việt nam, tuy cần mẫn và giỏi. Nhưng, các anh, chỉ biết một, mà chẳng biết mười. Muốn giữ Nước, đúng là, phải làm như các anh. Ban lãnh đạo CS, không muốn thu nạp kiến nghị của các anh, chứng tỏ: Họ, không thiết tha, giữ Nước. Đối với họ, Hiến pháp, còn bị đặt dưới Cương lĩnh của Đảng. Thế thì, giữ Nước, sao quan trọng, bằng việc giữ Đảng.
Họ, “đối với dân giờ cay nghiệt, độc ác lắm” (lời của anh Hùng hói). Nói cách khác: Họ đang đối nghịch, với Nhân dân. Chẳng cần được Nhân dân ủng hộ, họ cũng vẫn giữ được Đảng. Bởi, đang đứng trên đôi chân: Bưng bít sự thực và dùng bạo lực, để trấn áp quần chúng. Đánh mất khẩu súng và cái dùi cui trên tay, ngay tức khắc, họ sẽ đổ nhào. Đó, là cách diễn giải thô thiển nhất, lời cựu Chủ tịch Nước CHXHCN Việt nam, ngài Nguyễn Minh Triết: “bỏ Điều 4, là tự sát”.
Sau bảy mươi năm trời đằng đẵng, nằm dưới ách cai trị của Đảng CS. Giờ đây, nước Nam mình, nham nhở – Xã hội, suy đồi – Tài nguyên, đã bị khai thác, đến mức cạn kiệt – Nợ nần, ngập đầu. Nhưng những người CS, không hề, có 1 giải pháp căn cơ nào, để giải quyết được, những vấn nạn kể trên. Hai cái chân kia, đã trở nên rệu rã trước Internet và cuộc sống khốn cùng của Nhân dân. Muốn tồn tại được, họ buộc phải, dựa vào cái chân thứ 3: ngã vào vòng tay lông lá của Trung cộng. Chính họ, nôn nóng, xin được làm ngôi sao thứ 6, trong cái lá Quốc kì Trung hoa. Đối tác, đồng ý. Nhưng, đặt điều kiện tiên quyết: Phải giao Việt nam, cho 1 thằng người Hoa. Thằng này, thông thuộc thông thổ của cả 2 bên. Do đó, nó sẽ là cầu nối, để dẫn dắt “đứa con hoang đàng” Việt Nam, mau chóng, trở về với đất mẹ Trung Hoa vĩ đại. Trong cái bối cảnh ấy, Hoàng Trung Hải, là con bài thích hợp nhất, được cả 2 bên lựa chọn. Ván bài, thành công hay không, phụ thuộc phần lớn, vào nhân vật này.
4- Hoàng Trung Hải, đẹp trai. Giống như bao người Hán khác, ông thuộc dạng, “ti hí mắt lươn”. Tuy vậy, chẳng thuộc hạng “trai thì trộm cướp – gái buôn chồng người”, như những kẻ tầm thường. Chưa ai, nhìn thấy ông, đi cùng lũ du thủ – du thực. Để, đá cá – lăn dưa và giật đồ của người khác. Ông có cách, để giật những thứ, còn lớn hơn nhiều của Dân tộc Việt. Dân tộc, đã cưu mang và nuôi ông khôn lớn.
Thân hình của ông, đồ sộ – Bản mặt của ông, phì nộn. Ngoại hình thường thấy, ở những kẻ, lười biếng và tham ăn. Bù lại, ông tốt nhịn. Thế nên, khi người ta tố ông, buôn lậu ma túy và giết người. Ông im lặng, chẳng thanh minh. Nhưng, cũng không trả thù, người tố cáo.
Trời phú cho ông, thông minh và sáng dạ. Bởi thế, mỗi năm, được lên 1 lớp và chưa bao giờ, bị thày cô, xếp cho cái loại học lực kém. Ông ứ tự ti, về chuyện này. Vì ông biết: Đảng CS, cần đếch gì, cái loại cán bộ học giỏi. Đảng cần nhất, loại cán bộ dễ bảo và biết cách “đầu tư”. Về khoản này, ông vô địch. Giỏi đến mức, là người Hán chính cống, nhưng khéo “đầu tư”, cho nên: “Cụ Mạnh ủng hộ tôi và nói đưa vấn đề lịch sử, chính trị, bản thân và gia đình tôi (tức ông Hải) vào két sắt khóa lại vĩnh viễn. Từ nay sẽ chẳng còn một ai (ít nhất, ông cũng nên, trừ cái lão Dân già) “dám”, hoặc “có thể” lật lại được vấn đề này nữa…”. Không những thế: “Các Cụ (tức một số lãnh đạo cao cấp nhất của Đảng CS) còn hứa hẹn sẽ ủng hộ đưa tôi lên Phó Thủ tướng, Thủ tướng, và thậm chí Tổng Bí thư nữa”.
Họ Hoàng kia, thật “ếch”. Trung cộng, nó đã chấm cậu: Chẳng cần “đầu tư”, cũng có, cái kết quả ấy. Miễn sao, cậu phải đưa được “đội quân thứ 5”, vào Việt nam và làm cho nền Kinh tế của Việt nam, vừa nát bét – vừa phụ thuộc hoàn toàn vào nó. Trong đánh ra – ngoài đánh vào. Việt nam, muốn hay không, cũng phải trở thành thuộc quốc của Trung cộng. Gì chứ cái chuyện này, Hoàng Trung Hải, làm “trên cả mức tuyệt vời”.
5-Binh pháp Tôn Tử, “Hư thực thiên”, có viết:  故我欲战,敌虽高垒深沟,不得不与我战者,攻其所必救也Cố ngã dục chiến, địch tuy cao lũy thâm câu, bất đắc bất dữ ngã chiến giả, công kì sở tất cứu dã. Đại ý: Khi ta muốn đánh, kẻ kia, dù có thành cao – hào sâu, cũng bắt buộc, phải chui ra, cho ta nện. Muốn thế, phải đánh vào nơi, chúng buộc phải cứu.
Một trong những nơi đó, theo Tào Tháo, đó là “giao lộ”. Cảng biển, nơi giao nhau của đường thủy – đường bộ (thậm chí, cả đường sắt nữa), là 1 ví dụ. Muốn đánh Việt nam, Trung cộng buộc phải chiếm cho bẳng được, những hải cảng này. Một công viêc, gian nan và tốn kém. Nhưng, nó đã được Hoàng Trung Hải, sang tay cho Trung cộng, một cách hết sức dễ dàng. Với danh nghĩa, xây dựng ở đó, nhà máy Nhiệt điện – nhà máy Luyện thép– cảng Bô xít … và “tiện thể”, cấu trúc nó, thành những cứ điểm quân sự. Cùng với nó, hàng sư đoàn bộ binh Trung cộng, dưới cái áo khoác, công nhân và chuyên gia, đã ém sẵn trong đó. Hữu sự, chúng từ đây nống ra và cắt vụn Việt nam.
Mình chẳng tin: đám tướng lĩnh và giới lãnh đạo của Đảng CS Việt nam, lại dốt đến mức, không nhận ra điều này. Vấn đề ở chỗ: Họ biết rất rõ, đó là “tử huyệt” phòng thủ của Đất nước. Nhưng, vẫn cố tình, giao chiêc “nỏ Thần” đó, cho giặc. Việc đó, nói lên cái điều gì? Chẳng quá khó, để trả lời, cho câu hỏi này.
Trong khi, lãnh đạo CS, không thiết tha với việc giữ Nước. Một động thái khó hiểu nữa, lại đến từ Hoa Kỳ: Họ dễ dàng đồng ý, bán vũ khí phòng vệ bờ biển, cho Việt nam. Câu hỏi, được đặt ra ở đây: Đảng CS Việt nam, mua vũ khí của các ngài, để chống ai? Chống Trung quốc chăng? Chỉ có thằng điên, mới đi chống lại, kẻ đang cưu mang mình. Không chống Trung quốc, những vũ khí ấy, chẳng nhẽ, dùng để chống lại Nhân dân Việt nam? Hay, dùng để chống lại, chính các ngài?
6- Họ Hoàng, rất giỏi. Vì thế, được giao trọng trách, giữ nồi cơm của Việt nam. Ít thôi, chỉ bao gồm, mấy lĩnh vực râu ria và làng nhàng. Tỷ như: công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, xuất nhập khẩu, xây dựng, giao thông, tài nguyên – môi trường… Cùng với nó, cơ man nào là tiền của của Nhà nước và  của Nhân dân. Chín năm, sau khi, Hoàng Trung Hải nhận việc. Việt nam, đã được hái những quả ngọt đầu tiên:
– Một nền “Công nghiệp” què quặt, với 2 đặc trưng cơ bản: cơ bắp và tuốc nơ vít. Không sản xuất được, cho dù, chỉ 1 con ốc vít, đủ tiêu chuẩn Quốc tế. Nhưng, vẫn nỏ mồm, nói không hề biết ngượng, về cái kế hoạch: “Biến Việt nam, trở thành nước Công nghiệp, vào năm 2020” (!)
– Cả nước, tràn ngập hàng Tàu, chất lượng tồi, kèm theo với nó, là độc hại. Từ cái tăm xỉa răng – cho tới, con Sư tử đá, nằm trước cổng Chùa.
– Một nền “Nông nghiệp”: Phụ thuộc vào Trung Quốc, từ con giống – cho đến đầu ra. Bị thao túng, từ số lượng – chủng loại cho đến giá cả Nông sản. Những chuyện, nhỏ như con thỏ, tỷ như “trồng cây gì và nuôi con gì”, Đảng đếch thèm quan tâm – Đảng mặc mẹ dân chúng. Tích nước khi nào – xả nước lúc nào, Đảng cũng khoán trắng cho ông Trời. Trời không lo được, Đảng năn nỉ, đi xin ông anh Trung cộng.  
– Sản xuất xi măng, có 24 cái nhà máy. Trung cộng, trúng tổng thầu, có mỗi… hai mươi ba cái. Cùng với nó, là công nghệ và thiết bị lạc hậu. Các nhà máy Nhiệt điện và Thủy điện của Việt nam, cũng đều nằm trong tình trạng này. Tất cả, đều có chung đắc điểm: Giá thành quá đắt, so với chất lượng rất tồi của chúng. Tất cả, đều có chung đắc điểm: Nay ốm, mai đau – Chạy ậm ạch – Tốn nhiên liệu và hiệu suất, vô cùng thấp.
– Của nổi, là như thế. Của chìm, họ Hoàng cũng chẳng tha. Nó rước bố Tàu của nó đến và bán cho chúng, khoảng 60% giấy phép khai thác khoáng sản. Hậu quả, tài nguyên của Đất nước, bị bán ra một cách ồ ạt và rẻ mạt. Đồng thời, bị khai thác, một cách tàn bạo. Bất chấp, hiệu quả kinh tế, cũng như, tác động xấu tới môi trường. Chương trình Bô xít Tây nguyên, là 1 ví dụ điển hình.
Tóm lại, tất cả những nhân tố, có thể, gây bất ổn cho Xã hội Việt nam, từ An ninh Lương thực – An ninh Năng lượng, cho đến việc Phòng thủ Đất nước… Đều đã được họ Hoàng, đem về đặt đúng chỗ và, cài sẵn kíp nổ. Trung cộng, chỉ cần nhấn nút, Xã hội Việt nam, sẽ chìm trong hỗn loạn.
Với những “công trạng”, đã lập cho Tổ quốc Trung cộng, như đã kể ở trên. Họ Hoàng, xứng đáng, được bầu là “Công dân số 1 của nước CHND Trung hoa”.
7- Học lực, loàng xoàng – Tài năng, vớ vẩn. Nhưng có một thứ, họ Hoàng vượt trội, so với mọi người. Đó là thói, nói năng văng mạng. Xin kể, chỉ 1 ví dụ:
Ông ta, đã từng, đứng giữa thanh thiên – bạch nhật, sùi bọt mép – hùng hổ, nói cái giọng “sói đéo vào đây”. À quên, “chó đéo vào đây”, rằng thì là: “Thà là sống nghèo nhưng công bằng và yên bình còn hơn là cuộc sống giàu mà bon chen, không an toàn” (!) Đằng sau câu nói này, chứa rất nhiều ẩn ý:
– Dưới cái sự lãnh đạo tài tình và sáng suốt của Đảng CS, nước Nam, ngày một nghèo hèn và lụn bại. Đó, là 1 sự thật, mà ngay bản thân họ Hoàng, cũng không thể chối cãi. Ông ta, ngụy biện tiếp: Đất nước tuy nghèo hèn, nhưng ít ra, đang được “yên bình”. Đố thấy, bọn khủng bố, mang bom đến đe dọa. Giàu như Bỉ – Pháp – Nga, mà nay bị đánh bom – mai bị dọa giết, thì có ý nghĩa gì? Biết đâu đấy, dân các nước giàu, lại chẳng đang khát khao, muốn đổi hộ chiếu, cho người Việt nam ?
Nếu quả thật, ông và cái Đảng CS của ông, có niềm tin mù quáng đó, thì thưa rằng: Ở các nước Văn minh, người ta, dạy tỉ mỉ cho bọn trẻ con, kĩ năng sống. Một trong những kĩ năng đó: Khi gặp nguy hiểm, hãy tìm đến chú Công an. Đồn Công an, là nơi an toàn nhất. Nhưng, ở Việt nam, chính mồm anh Hùng hói, thú nhận: “trong 3 năm vừa qua có hơn 260 người chết trong quá trình tạm giam, tạm giữ”. Còn ở đâu nữa, tất cả, đều chết trong đồn Công an. Đồn Công an, mà còn không an toàn, xin hỏi ngài: “Nơi nào, trên Đất nước tôi, an toàn và yên bìnhNhững  tổ chức khủng bố kia, cùng lắm, chỉ khiến cho vài nước sợ. Tổ chức khủng bố nào, khiến cả Thế giới, phải kinh hoàng và ghê tởm?”
– Dân chúng, chớ có mơ làm giàu. Làm được bao nhiêu, hãy nôn sạch cho Đảng CS. Một khi, đã trở thành, bọn khố rách – áo ôm, chẳng còn thứ gì, cho bọn tao bóp nặn: Chúng mày, sẽ được yên thân. Nhiều tiền – lắm của để làm gì? Ngoài chuyện, dễ mang họa, vào thân. Hãy nhìn tấm gương của bọn Địa chủ, trong Cải cách ruộng đất và bọn nhà giàu, trong chiến dịch đánh Tư sản mại bản, mà tự biết cách khu xử. Của cải mất, đã đành. “Tấm thân quí ngàn vàng khôn chuộc”, chúng ông, cũng chẳng tha. Nhớ cho kĩ, điều đó.
– Ông muốn ba hoa, về lẽ công bằng ư? Ở các nước Văn minh: Đất nước là của Nhân dân. Dân chúng, được tự do, dùng lá phiếu của mình, chọn ra những người giỏi nhất, để dẫn dắt họ. Đó, là lẽ công bằng.
Ở Việt nam, Đảng CS của các ông, bằng Điều 4 của Hiến pháp, đã ngang nhiên, tước đoạt những quyền đó, của những người dân chúng tôi. Những người CS các ông, chỉ là 1 thiểu số nhỏ. Đã thế, nào có giỏi giang gì. Nhưng, lại tự cho mình cái quyền: Đương nhiên, được thâu tóm mọi quyền hành và vơ vét sạch mọi nguồn lợi của Đất nước. Chỉ có lũ vô liêm xỉ, mới an nhiên nói rằng: “Đó, là lẽ công bằng
– Với cái năng lực hết sức tồi của các ông, xin hỏi: Bản thân ông, có bao nhiêu cái biệt thự? Bản thân ông, có bao nhiêu tiền – vàng? Ông ăn thực phẩm, loại gì? Ông thường xuyên uống rượu, loại gì? Con ông, có được học, trong những cái “chuồng học”, mà ngồi ở đó, có thể nhìn thấy cả tứ phương – bát hướng, hay không?… “Đầy tớ” như các ông, thì như thế. Còn “ông chủ” như chúng tôi, thê thảm hơn nhiều. Chúng tôi, đang sống trong khốn cùng và đói rách. Lũ khốn nạn, chúng gọi đó, là lẽ công bằng.
Họ Hoàng ơi, nếu là người được sinh ra trong 1 gia đình tử tế và được giáo dục một cách cẩn thận, ông phải nói lại, như thế này:
– Nước Nam mình, giờ đây: Đang sống trong nghèo (nợ ngập đầu) – Đang sống trong hèn (tung tăng, đi làm ôsin và làm đĩ, cho khắp các nước trên Trên đất này) – Đang sống trong sự không công bằng và đang sống, chẳng chút bình yên (Công an, thích bắt người, là bắt – thích thả người, là thả – thích đánh người, là đánh. Thậm chí, thấy ngứa mắt, là cho con người ta, xuống Âm ty liền. Xin lỗi, đối với các ông, Luật pháp, là cái con củ c..).
8- Có 1 lần, mình được ngồi chầu rìa, với vài tiền bối, thâm luận về họ Hoàng. Cám cảnh, một thằng người Hoa, văn dốt – võ nhát, múa may – quay cuồng trên Đất Việt, như ở chốn không người. Một bác già, đã phải bật khóc. Bác ngửa mặt lên Trời, mà kêu lên rằng:
– Trời hỡi Trời! Đất nước tôi, rồi đây, sẽ sớm được sát nhập vào Trung hoa. Con cháu chúng tôi, rồi đây, sẽ lại phải chém rắn – đuổi hươu, để giành độc lập. Thế giới, rồi đây, sẽ lại phải chuẩn bị giấy – mực, để ca ngợi: Việt nam, là 1 Dân tộc Anh hùng (!)
Trời hỡi Trời! Kiếp nạn này, Ông bắt Dân tộc chúng tôi, phải gánh chịu đến tận bao giờ, mới thôi?
Đợi bác, nguôi xúc động, mình thưa:
– Xã hội Việt nam, giờ đây: đầy tớ (Đảng CS), đang lấn Chủ (Nhân dân). Người dân, đang bị trói chân – khóa tay và bị bịt mồm. Chính vì vậy, những kẻ như Hoàng Trung Hải: mới có cơ, “múa tay trong bị” – mới có cơ, ngồi xổm lên mảnh đất Thăng long của chúng ta. Nhưng, bác hãy tin tưởng rằng: Triều chính hay thể chế, có thể thay đổi. Còn, lòng yêu nước và tinh thần bất khuất của mỗi con dân Đất Việt, thì không.
Nước Nam mình, Địa linh – Nhân kiệt. Những kẻ manh tâm, muốn mang Hoàng Trung Hải ra, để trấn yểm nước Nam. Chúng, thật ngu ngốc. Hồn thiêng sông núi, đã hun đúc nên tính cách của Dân tộc Việt. Dân tộc này, sẽ tiếp tục đứng lên, quật cổ bọn cướp nước và bè lũ bán nước.
Bác đừng khóc. Hãy dành nước mắt, cho ngày Chiến thắng. Trước mắt, hãy tìm 1 cách nào đấy, để đóng góp công sức của mình, vào cuộc đấu tranh chung của cả Dân tộc. Ai cũng làm được như thế, ngày tàn của thày – trò nhà chúng nó, không còn bao xa nữa đâu.
Nguyễn Tiến Dân.
Tạm trú tại: 544 đường Láng – quận Đống đa – Hà nội.
Điện thoại : 0168-50-56-430.
____
P/S:
1- Hải ơi, khuyên cậu câu này: “Nếu không chịu được khói, hãy bò ra đi. Đừng ngoan cố, rúc sâu vào trong hang. Ngạt khói, chết uổng”.
2- Bài sắp lên khuôn, kĩ sư Lê Anh Hùng, gọi điện đến, trao đổi:
Nhìn thực tế, anh thấy vợ – chồng và con cái của em, hiện vẫn đang an toàn. Từ đó, có nhận xét rất chủ quan và phiến diện: “Bù lại, ông tốt nhịn. Thế nên, khi người ta tố ông, buôn lậu ma túy và giết người. Ông im lặng, chẳng thanh minh. Nhưng, cũng không trả thù, người tố cáo”. Điều đó, không đúng. Sự thật, Hoàng Trung Hải, đã tìm đủ trăm phương – ngàn kế, để trả thù vợ chồng em. Kể cả, mấy lần cho tay chân ám sát. Nhưng, vợ chồng em vẫn bình an. Đó là, nhờ may mắn và nhờ được Đấng Tối cao che chở. Anh có thể tham khảo, tại bài viết của em: “Đằng sau vụ Lê Thị Phương Anh bị bắt: Vai trò của Bộ trưởngCông an Trần Đại Quang và tội bán nước của Nguyễn Phú Trọng – Trương Tấn Sang”.
Cảm ơn kĩ sư Lê Anh Hùng và trân trọng, giới thiệu tài liệu trên, với bạn đọc.

Nguồn:Anh Ba Sàm

Monday, April 11, 2016

Trung Quốc lại sắp lập căn cứ ở Trung tâm Nhiệt điện Sông Hậu?

Lê Anh Hùng | VOA| 11.4.2016 | 

  

Trong bài viết trước, chúng tôi đã vạch trần một vụ việc động trời khi một công ty chuyên doanh mực in của Malaysia, với doanh số mỗi năm chỉ vài chục triệu USD, chưa hề có bất kỳ kinh nghiệm gì liên quan đến ngành điện, lại được giao thực hiện một dự án nhiệt điện than lên tới 3,5 tỷ USD tại Trung tâm Nhiệt điện Sông Hậu 2, thị trấn Mái Dầm, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang.
Trong bài này, chúng tôi sẽ vạch rõ những khuất tất và âm mưu mờ ám phía sau một dự án tưởng chừng như chỉ thuần tuý về mặt kinh tế đó.

Bức tranh thu nhỏ về quốc nạn tham nhũng
Theo báo Đầu Tư ngày 25/8/2015 thì Toyo Ink “đã bắt đầu kế hoạch tìm kiếm cơ hội đầu tư một nhà máy điện tại Việt Nam từ 9 năm trước. Sau nhiều bước chuẩn bị, đầu năm 2013, nhà đầu tư này đã được Chính phủ Việt Nam cho phép làm chủ đầu tư Dự án Nhiệt điện Sông Hậu 2 và theo hình thức BOT”.
Trong phần giới thiệu trên website của Toyo Ink[i] có mục Annual Report (Báo cáo Thường niên), nhưng lại chỉ công bố 2 bản báo cáo thường niên năm 2011 và năm 2012 bằng Tiếng Anh. Trong khi đó, trang I3investor lại công bố đầy đủ các bản báo cáo thường niên và báo cáo tài chính (financial report) của Toyo Ink từ năm 2004 đến nay.
Các trang 65 đến 67 của bản Báo cáo Thường niên 2015 cung cấp những thông tin liên quan đến dự nhiệt điện Sông Hậu 2, có thể tóm tắt vài cột mốc chính như sau:
Ngày 28/12/2009, Toyo Ink được mời tham dự một cuộc họp tại Việt Nam để trình bày với giới chức Việt Nam về đề xuất đầu tư Dự án Nhà máy Nhiệt điện Duyên Hải 3, thuộc Trung tâm Nhiệt điện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh. Tuy nhiên sau đó, Toyo Ink lại chuyển hướng sang Dự án Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 2 thuộc Trung tâm Nhiệt điện Sông Hậu, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang.
Ngày 7/12/2011, Toyo Ink nhận được một công văn từ Văn phòng Chính phủ Việt Nam gửi Bộ Công Thương và UBND tỉnh Hậu Giang, theo đó Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã đồng ý để Tập đoàn tiến hành nghiên cứu và triển khai Dự án Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 2 với công suất 2 x 1000MW tại tỉnh Hậu Giang.
Ngày 1/1/2012, Toyo Ink chỉ định Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 2 làm tư vấn dự án, thực hiện báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án, thông qua một hợp đồng tư vấn trị giá 1.836.750USD.
Ngày 1/10/2012, Toyo Ink nộp báo cáo nghiên cứu khả thi dự án, với tổng mức đầu tư ước tính là 3,5 tỷ USD, lên Bộ Công Thương và các bộ ngành liên quan. Toyo Ink cũng đã chỉ định Viện Năng lượng Việt Nam làm nhà tư vấn đánh giá báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án.
Ngày 18/10/2012, Toyo Ink gửi công văn cho Chính phủ Việt Nam và Bộ Công Thương đề nghị giao cho họ làm chủ đầu tư Dự án Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 2 theo hình thức BOT và nhận được sự đồng ý của Chính phủ Việt Nam trong một công văn đề ngày 22/3/2013. (Công văn này do Văn phòng Chính phủ phát hành, gửi Bộ Công Thương và UBND tỉnh Hậu Giang, truyền đạt ý kiến chỉ đạo của PTT Hoàng Trung Hải là đồng ý để Toyo Ink làm chủ đầu tư dự án Sông Hậu 2 theo hình thức BOT.)
Mục Note 8 (“Development Expenditure” – “Chi cho phát triển”; trang 64) của bản Báo cáo Thường niên 2015 cho biết khoản chi luỹ tích của Toyo Ink cho Dự án Nhiệt điện Sông Hậu 2 đến thời điểm 31/3/2015 là 150.776.159RM (tương đương 37.694.040USD). Các khoản chi này được tài trợ một phần bằng các khoản tạm ứng mà mục Note 20 (“Other Payables” – “Các khoản phải trả khác”; trang 72) cho biết là chủ yếu từ các cổ đông chính cùng những người liên quan với họ. Theo mục Note 8, giá trị luỹ tích các khoản tạm ứng dùng để chi cho dự án này tính đến thời điểm 31/3/2015 là 72.090.600RM (tương đương 18.022.650USD).
Từ các bản báo cáo hàng năm và báo cáo tài chính của Toyo Ink, chúng tôi đã tập hợp được các khoản chi luỹ tích của Toyo Ink cho Dự án Nhiệt điện Sông Hậu 2 tính đến ngày 31/3/2015 cùng các khoản tạm ứng dùng để chi cho dự án như sau:
Từ những thông tin trên, chúng ta có thể rút ra những kết luận sau:
1) Người có tiếng nói quyết định trong việc giao Dự án Nhiệt điện Sông Hậu 2 cho một doanh nghiệp mực in của Malaysia, như thường lệ, là ông Hoàng Trung Hải, Phó Thủ tướng phụ trách kinh tế ngành, trong đó có ngành điện lực;
2) Tính đến thời điểm 31/3/2015, Toyo Ink đã chi tổng cộng 37.690.040USD để được giao dự án (đến khi Toyo Ink chính thức ký kết hợp đồng BOT, con số đó chắc chắn còn lớn hơn thế nhiều).
Có thể khẳng định phần lớn số tiền gần 38 triệu USD trên là những khoản chi “dưới gầm bàn”, bởi dự án chưa được triển khai và khoản chi công khai đáng kể nhất đến thời điểm 31/3/2015 của Toyo Ink ở Việt Nam là tạm ứng cho nhà tư vấn dự án (Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 2) để lập báo cáo nghiên cứu khả thi, mà khoản này cũng chỉ chiếm một phần trong tổng giá trị 1.836.750USD của hợp đồng tư vấn. Năm tài chính 2008, khi vừa mới “chân ướt chân ráo” đến Việt Nam, Toyo Ink đã chi đến 7.044.304USD để tìm kiếm dự án, trong khi những khoản chi hợp lệ của họ giai đoạn đó có lẽ chỉ là công tác phí và tiếp khách, tức là quá lắm cũng chưa hết phần lẻ của con số hơn 7 triệu USD đó.
Những con số về cái gọi là “chi cho phát triển” của Toyo Ink trong quá trình tìm kiếm dự án đầu tư cho chúng ta thấy phần nào mức độ tham nhũng khủng khiếp ở Việt Nam dưới sự lũng đoạn của nhóm lợi ích Hoàng Trung Hải nói riêng và sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Đảng CSVN nói chung.
Nguy cơ Trung tâm Nhiệt điện Sông Hậu trở thành căn cứ của Trung Quốc
Quốc nạn tham nhũng ở Việt Nam thể hiện qua việc một công ty mực in từ Malaysia được giao thực hiện một dự án nhiệt điện than khổng lồ hẳn khiến không ít người phải sửng sốt. Tuy nhiên, với những ai vẫn cảnh giác trước âm mưu thôn tính Việt Nam của Trung Quốc có lẽ họ còn phải lạnh gáy khi hình dung ra viễn cảnh Trung tâm Nhiệt điện Sông Hậu trở thành căn cứ của Trung Quốc thông qua Dự án Sông Hậu 2 mà Toyo Ink làm chủ đầu tư theo hình thức BOT.
Trước hết, cần khẳng định rằng cả 4 trung tâm nhiệt điện mà Việt Nam đang xây dựng là Vĩnh Tân (xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận), Duyên Hải (xã Dân Thành, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh), Long Phú (xã Long Đức, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng) và Sông Hậu (thị trấn Mái Dầm, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang) đều nằm ở những vị trí hết sức xung yếu về an ninh quốc phòng, đều cách rất xa các trung tâm tiêu thụ điện năng chính và đều là “sản phẩm” của ông PTT gốc Tàu Hoàng Trung Hải. (Hai trung tâm nhiệt điện Sông Hậu và Long Phú đều nằm bên bờ sông Hậu.)

Vị trí 4 trung tâm nhiệt điện trên bản đồ. TTNĐ Vĩnh Tân và Duyên Hải nằm ở 2 đầu mũi tên màu đỏ. TTNĐ Sông Hậu là nơi toạ lạc của Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 1; TTNĐ Long Phú là nơi đặt Nhà máy Nhiệt điện Long Phú 1 (Long Phu 1 Power Plant).
Hiện nay Trung Quốc đã “cắm chốt” tại Trung tâm Nhiệt điện Vĩnh Tân thông qua Dự án Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 1 do Công ty Lưới điện Phương Nam (Trung Quốc), Cty Điện lực Quốc tế Trung Quốc và TKV (chỉ chiếm 5% cổ phần) làm chủ đầu tư theo hình thức BOT (liên danh tổng thầu của dự án này là Cty GEDI và Cty DGEC thuộc Tập đoàn Xây dựng Năng lượng Trung Quốc).
Trong bài “Báo động: Trung tâm Nhiệt điện Duyên Hải sắp trở thành căn cứ của Trung Quốc” mới đây, chúng tôi đã cảnh báo nguy cơ Trung tâm Nhiệt điện Duyên Hải trở thành căn cứ của Trung Quốc thông qua Dự án Nhiệt điện Duyên Hải 2 do công ty Janakuasa của Malaysia đầu tư theo hình thức BOT, một dự án mà “bà đỡ” của nó toàn là người Trung Quốc.
Điều hết sức khó hiểu ở 3 trung tâm nhiệt điện Duyên Hải, Long Phú và Sông Hậu là mặc dù cả 3 đều cách rất xa các trung tâm tiêu thụ điện năng chính (khiến tỷ lệ hao tổn điện năng cao) nhưng chúng lại nằm rất gần nhau. Trung tâm Nhiệt điện Duyên Hải chỉ cách Trung tâm Nhiệt điện Long Phú chừng 45km, và đó cũng là khoảng cách từ Trung tâm Nhiệt điện Long Phú đến Trung tâm Nhiệt điện Sông Hậu.
Tuy nhiên, điều hết sức khó hiểu ấy lại trở nên vô cùng dễ hiểu khi chúng ta hình dung ra kịch bản: Trung Quốc đang âm mưu biến 3 trung tâm nhiệt điện này thành những căn cứ quân sự trá hình thông qua bàn tay Phó Thủ tướng gốc Tàu Hoàng Trung Hải, “tác giả” của những hiểm hoạ Trung Quốc mang tên “Formosa Hà Tĩnh”,  “Trung tâm Nhiệt điện Vĩnh Tân” hay hàng trăm ha rừng đầu nguồn biên giới, v.v.
Chỉ cần “cắm chốt” được ở Trung tâm Nhiệt điện Duyên Hải và Trung tâm Nhiệt điện Sông Hậu thông qua các dự án BOT kéo dài hàng chục năm là Trung Quốc đã kiểm soát được vùng biển rộng lớn nằm giữa cửa sông Hậu và cửa sông Cổ Chiên cũng như sông Hậu, tuyến đường thuỷ huyết mạch kéo dài từ Biển Đông đến biên giới Việt Nam – Campuchia. Khi chiến sự xẩy ra, lực lượng xâm nhập từ biển của Trung Quốc sẽ phối hợp với lực lượng tại chỗ ở 2 trung tâm nhiệt điện cùng đội quân nằm vùng (hoặc quân đội của đồng minh Campuchia đang lăm le đòi lại Nam Bộ) từ bên kia biên giới Việt Nam – Campuchia. Việt Nam sẽ rơi vào tình thế nguy ngập khi bị chia cắt ở khu vực này cũng như ở nhiều khu vực khác, nơi Trung Quốc đã thiết lập được căn cứ thông qua hàng loạt dự án kinh tế trá hình.
Là một doanh nghiệp có quy mô quá nhỏ so với dự án đầu tư và, quan trọng hơn, nhiệt điện than là một lĩnh vực hoàn toàn lạ lẫm với họ nên ngay từ tháng 8 năm ngoái Toyo Ink đã xúc tiến kế hoạch tìm kiếm đối tác để thành lập liên doanh thực hiện dự án. Bản thân lãnh đạo Toyo Ink cũng khẳng định là họ không nhất thiết phải nắm trên 50% cổ phần trong liên doanh. Việc họ liên doanh với một (vài) đối tác “made in China” là khả năng hầu như chắc chắn. Lúc đó thì Trung tâm Nhiệt điện Sông Hậu coi như đã trở thành căn cứ của Trung Quốc ở trung tâm đồng bằng sông Cửu Long và ngay bên bờ sông Hậu. (Xin lưu ý thêm, phần lớn các cổ đông chính của Toyo Ink, những người đã tạm ứng tiền để Toyo Ink “chạy” dự án ở Việt Nam, là người Hoa.)
Ngày 15/10/2014, báo điện tử Chính phủ đăng bài “Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải thị sát dự án luồng cho tàu biển sông Hậu”. Bài báo cho biết: “Dự án đầu tư xây dựng công trình luồng cho tàu biển trọng tải lớn vào sông Hậu với mục tiêu xây dựng luồng tàu biển có độ sâu cho tàu biển trọng tải 10.000 DWT đầy tải và 20.000 DWT giảm tải ra vào các cảng trên sông Hậu, vận chuyển hàng hóa phục vụ ĐBSCL với khối lượng 21-22 triệu tấn/năm và 450.000-500.000 TEU/năm. Tổng mức đầu tư 9.781,2 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành vào năm 2017.”
Xâu chuỗi tất cả các dữ kiện, có lẽ bất cứ người Việt Nam yêu nước thương nòi nào cũng phải thốt lên: “Người Trung Quốc cứ như đang tung hoành giữa chốn không người ở Việt Nam vậy!!!”
Đúng thế. “Con ngựa thành Troy” mang tên Hoàng Trung Hải của Trung Quốc nay đã ngồi chễm chệ trong ban lãnh đạo tối cao của Việt Nam, trở thành Bí thư Thành uỷ Hà Nội và đang nhòm ngó chiếc ghế Thủ tướng hoặc Tổng Bí thư trong những năm tới. Nếu vẫn cứ đà này, Việt Nam không trở thành “một bộ phận không thể chối cãi của Trung Quốc” thì mới là lạ./.
___________
Ghi chú:
[i] Toyo Ink của Malaysia hoàn toàn không liên quan gì đến tập đoàn công nghiệp Toyo Ink Group của Nhật Bản.
*Bài liên quan:

* Blog của Lê Anh Hùng là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ. 


Lê Anh Hùng là một blogger/dịch giả/nhà báo độc lập ở Hà Nội và là người đấu tranh vì tự do, dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam từ nhiều năm nay.




Nguồn: VOA

Monday, April 4, 2016

Chuyện chỉ có ở Việt Nam: Dự án nhiệt điện hàng tỷ USD được giao cho một công ty chuyên doanh... mực in!!!

Lê Anh Hùng | VOA| 5.4.2016 | 



Ngày 15/12/2015, một loạt tờ báo chính thống ở Việt Nam loan tin: Tập đoàn Toyo Ink của Malaysia sắp sửa triển khai dự án nhà máy nhiệt điện Sông Hậu 2 theo hình thức BOT, sau khi đã thoả thuận xong các điều khoản và ký tắt hợp đồng thuê đất với UBND tỉnh Hậu Giang.
Theo quy hoạch của chính phủ Việt Nam, Sông Hậu 2 là nhà máy nhiệt điện có công suất 2.000MW, với tổng mức đầu tư 3,5 tỷ USD, và là một trong ba nhà máy nhiệt điện thuộc Trung tâm Nhiệt điện Sông Hậu ở thị trấn Mái Dầm, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang. Đây là dự án đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực nhiệt điện có công suất lớn nhất từ trước đến nay.

Suốt bao năm qua, người Việt Nam đã quá bội thực với những thông tin lặp đi lặp lại như tập đoàn X của Trung Quốc được chọn làm tổng thầu dự án nhiệt điện A, công ty Y của Trung Quốc ký hợp đồng làm tổng thầu dự án thuỷ điện B hay liên danh nhà thầu Trung Quốc Z làm tổng thầu dự án nhà máy xi-măng C, v.v. và v.v. Vì thế, dường như bất kỳ tin tức gì về việc một công ty nước ngoài nào đó không phải của “nước lạ” được giao thực hiện một dự án hạ tầng trọng điểm quốc gia cũng đều đem đến cho công chúng Việt Nam ít nhiều cảm giác phấn chấn.
Tuy nhiên, cũng đã không ít lần, khi chưa kịp tiêu hoá hết cái sự phấn chấn hiếm hoi đó, dư luận đã phải ngã ngửa vì những sự thật trần trụi về những công ty nước ngoài kia bị phơi bày. Và lần này cũng y như vậy.
Theo phần giới thiệu trên website công ty thì Toyo Ink được thành lập ngày 7/2/1979. Và từ đó đến nay, công ty này chỉ chủ yếu sản xuất mực in, vật liệu in và phẩm màu; buôn bán, xuất nhập khẩu mực in và thiết bị in… Nghĩa là, trong suốt thời gian tồn tại 37 năm của mình, Toyo Ink chưa hề có bất kỳ hoạt động sản xuất, kinh doanh nào liên quan đến ngành điện lực nói chung và nhiệt điện than nói riêng. Danh sách đối tác của Toyo Ink cũng toàn những công ty chuyên về mực in và thiết bị in ấn. (Ink trong Tiếng Anh có nghĩa là mực.)
Toyo Ink bắt đầu niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Kuala Lumpur từ năm 2003. Vì thế, những thông tin về trị giá thị trường, giá cổ phiếu cũng như doanh thu và lợi nhuận của nó đều được công bố trên trang MalaysiaStock.Biz.
Giá trị thị trường của Toyo Ink ở thời điểm hiện tại là 67.410.000 RM (Ringgit Malaysia), tương đương 16.852.500USD (1RM = 0,25USD).
Tình hình doanh thu và lợi nhuận của Toyo Ink từ năm tài chính kết thúc ngày 31/3/2012 cho đến 3 quý đầu của năm tài chính kết thúc ngày 31/3/2016 (hình chụp trên trang MalaysiaStock.Biz):
 Bảng 1: Doanh thu và lợi nhuận của Toyo Ink 5 năm qua
Theo bản Báo cáo Thường niên 2015 của Toyo Ink thì ngày 7/12/2011, Toyo Ink nhận được một công văn từ Văn phòng Chính phủ Việt Nam gửi Bộ Công Thương và UBND tỉnh Hậu Giang, theo đó Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đồng ý để Tập đoàn tiến hành nghiên cứu và triển khai Dự án Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 2 với công suất 2 x 1000MW tại tỉnh Hậu Giang.
Ngày 22/3/2013, Văn phòng Chính phủ gửi công văn cho Bộ Công Thương và UBND tỉnh Hậu Giang, truyền đạt ý kiến chỉ đạo của PTT Hoàng Trung Hải là đồng ý để Toyo Ink làm chủ đầu tư Dự án Nhiệt điện Sông Hậu 2 theo hình thức BOT.
Một công ty chuyên về mực in, doanh số mỗi năm vỏn vẹn vài chục triệu USD, lợi nhuận hơn một triệu USD, mà lại được giao thực hiện một dự án thuộc một lĩnh vực hoàn toàn lạ lẫm với họ là nhiệt điện than, với tổng mức đầu tư lên tới 3,5 tỷ USD, tức hơn… 160 lần doanh thu hàng năm của chủ đầu tư. Xem ra trên thế gian này, những chuyện lạ đời như vậy chỉ có thể xẩy ra ở Việt Nam.
Chúng tôi sẽ còn trở lại vụ việc động trời này trong bài điều tra về những khuất tất và mờ ám đằng sau nó./.

  • Blog của Lê Anh Hùng là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ. 



Lê Anh Hùng là một blogger/dịch giả/nhà báo độc lập ở Hà Nội và là người đấu tranh vì tự do, dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam từ nhiều năm nay.




Nguồn: VOA

Friday, April 1, 2016

Báo động: Trung tâm Nhiệt điện Duyên Hải sắp trở thành căn cứ của Trung Quốc

Lê Anh Hùng | VOA| 1.4.2016 | 




Mưu đồ thâm độc của Trung Nam Hải
Hàng ngàn năm nay, Trung Quốc chưa bao giờ nguôi dã tâm thôn tính Việt Nam. Đó là thực tế mà có lẽ người Việt Nam nào cũng nhận ra, qua những bài học lịch sử, qua những gì đã và đang diễn ra ở Biển Đông cũng như trên dải đất hình chữ S này.
Trong một bài viết gần đây, chúng tôi đã vạch rõ mưu đồ của Trung Quốc nhằm hiện thực hoá cuồng vọng thôn tính Việt Nam trong bối cảnh khu vực và thế giới đầu thế kỷ 21, khi một cuộc chiến giữa Việt Nam với Trung Quốc không chỉ trên Biển Đông mà cả trên đất liền là khó tránh khỏi: tạo ra nhiều gọng kìm hòng kiềm toả và bóp nghẹt Việt Nam từ mọi phía – biên giới phía bắc, biên giới Lào - Việt, biên giới Campuchia - Việt Nam, Biển Đông và vùng duyên hải Việt Nam.

Nếu chiến lược đó được triển khai thành công, một khi chiến sự xẩy ra, Việt Nam sẽ bị chia cắt thành nhiều phần tại những vị trí xung yếu ven biển mà Trung Quốc đã chiếm lĩnh được thông qua các dự án kinh tế trá hình. Phối hợp với những căn cứ duyên hải là những căn cứ tương ứng giáp biên giới Lào – Việt và Camphuchia – Việt Nam để tạo nên những gọng kìm hòng bóp nghẹt Việt Nam.
Trong thời chiến, chống lại một đội quân xâm lược hùng mạnh bậc nhất thế giới với âm mưu hiểm độc như thế, có thể nói, Việt Nam chưa đánh đã thua.
Trong thời bình, những căn cứ quân sự trá hình đó chẳng khác nào những mũi dao gí vào những tử huyệt trên khắp cơ thể, khiến Việt Nam rơi vào thế yếu trong các cuộc thương lượng, mặc cả với đối phương.
Hiện nay, Campuchia gần như đã trở thành đồng minh công khai của Trung Quốc, trong khi Lào thì dần hờ hững với Hà Nội và ngả về phía Bắc Kinh. Bản thân Lào cũng đang đứng trước nguy cơ bị “Hán hoá”, với nhan nhản người Tàu cùng các “dự án” của họ trên khắp đất nước, đặc biệt là dọc biên giới Lào – Việt. Trung Quốc đã mưu tính làm một con đường chạy suốt từ Vân Nam cho đến tận Tây Nguyên, nơi được coi là “nóc nhà Đông Dương”, một vị trí chiến lược vô cùng quan trọng của cả bán đảo Đông Dương.
Nhờ khai thác triệt để các nhân tố Trung Quốc trong ban lãnh đạo Việt Nam, Trung Quốc đã chiếm lĩnh được hoặc đang tìm cách chiếm lĩnh nhiều vị trí xung yếu nằm ở các vùng duyên hải của Việt Nam như Vũng Áng (Hà Tĩnh),Cửa Việt (Quảng Trị), Lăng Cô (Thừa Thiên – Huế), Hải VânĐà Nẵng hay Vĩnh Tân (Bình Thuận), v.v., cùng hàng trăm ngàn ha rừng đầu nguồn biên giới khác.
Trung tâm Nhiệt điện Duyên Hải: những dấu hiệu đáng ngờ
Mới đây, chúng tôi lại phát hiện nhiều dấu hiệu cho thấy một căn cứ ven biển vô cùng nguy hiểm khác của Trung Quốc ở Việt Nam đang dần dần lộ diện. Đó là Trung tâm Nhiệt điện Duyên Hải ở xã Dân Thành, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh.
Trung tâm Nhiệt điện Duyên Hải bao gồm 4 nhà máy nhiệt điện chạy than, nằm ngay bên bờ biển, có tổng diện tích lên tới 878,91ha, cách Tp Trà Vinh khoảng 45km về hướng Đông Nam và cách Tp Hồ Chí Minh khoảng 250km.
Nhà máy Nhiệt điện Duyên Hải 1 gồm 2 tổ máy, với tổng công suất 1.245MW. Dự án do Tổng Cty Điện lực Việt Nam (EVN) làm chủ đầu tư và Tập đoàn Điện lực Đông Phương (Dongfang Electric Corporation Ltd. – DEC) của Trung Quốc làm tổng thầu EPC. Tổng mức đầu tư của dự án vào khoảng 1,6 tỷ USD, trong đó Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc cho vay 85%, còn lại 15% là vốn đối ứng của EVN. Nhà máy khởi công ngày 19/9/2010 và chính thức đưa vào vận hành thương mại đầu tháng Hai vừa qua.
Nhà máy Nhiệt điện Duyên Hải 2 gồm 2 tổ máy, với công suất 600MW mỗi tổ. Tổng mức đầu tư của dự án là 2,4 tỷ USD, do công ty Janakuasa Sdn. Bhd của Malaysia làm chủ đầu tư theo hình thức BOT (Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao). Hợp đồng thực hiện dự án giữa Bộ Công thương Việt Nam và nhà đầu tư Malaysia đã được ký kết tại Hà Nội ngày 29/12/2015.
Tờ The Star của Malaysia ngày 30/12/2015 đưa tin, công ty Huadian Engineering của Trung Quốc đã được chỉ định làm tổng thầu EPC của dự án. (Huadian Engineering là một doanh nghiệp nhà nước thuộc Tập đoàn Hoa Điện – Huadian Corporation – của Trung Quốc.)
Chuyên trang tài chính CAFEF.vn ngày 20/4/2011 lại cho biết: Theo tin từ Thông Tấn Xã Malaysia, Huadian Engineering đã bảo lãnh chi trả cho Janakuasa để thực hiện dự án này. Giá trị dự án ước tính vào thời điểm đó là 1,5 tỷ USD, trong khi mức bảo lãnh chi trả của Huadian Engineering là 1,59 tỷ USD, nghĩa là Janakuasa không phải bỏ ra một xu nào cả.
Theo trang China.org.cn của Trung Quốc, hợp đồng thực hiện tổng thầu dự án Nhiệt điện Duyên Hải 2 giữa Janakuasa và Huadian Engineering đã được ký kết tại Kuala Lumpur ngày 28/4/2011 dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Malaysia Najib Razak và Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo.
Nhà máy Nhiệt điện Duyên Hải 3 gồm 2 tổ máy, với tổng công suất 1.244MW. Tổng mức đầu tư của dự án là trên 1,5 tỷ USD, trong đó 85% là vốn vay của 3 ngân hàng Trung Quốc (Ngân hàng Trung Quốc – Bank of China, Ngân hàng Công thương Trung Quốc – ICBC, Ngân hàng Phát triển Trung Quốc – CDB), 15% còn lại là vốn đối ứng của EVN. Dự án do liên danh 4 nhà thầu của Trung Quốc là CHENGDA – DEC – SWEPDI – ZEPC làm tổng thầu EPC và được khởi công vào ngày 8/12/2012.
Nhà máy Nhiệt điện Duyên Hải 3 mở rộng gồm 1 tổ máy 660MW. Dự án được khởi công ngày 13/12/2014, do EVN làm chủ đầu tư và tập đoàn Sumitomo Corporation của Nhật Bản làm tổng thầu EPC. Tổng mức đầu tư của dự án là 1,082 tỷ USD, trong đó 85% vốn vay thương mại nước ngoài và 15% vốn đối ứng của EVN.
Ngoài 4 nhà máy nhiệt điện, Trung tâm Nhiệt điện Duyên Hải còn một dự án quan trọng nữa là cảng biển. Ngày 21/4/2013, Dự án Cảng biển Trung tâm Nhiệt điện Duyên Hải đã được khởi công. Theo báo Hà Nội Mới, đây là một cảng biển nước sâu, với tổng diện tích mặt nước 427,1ha; giá trị gói thầu EPC là hơn 88,1 triệu USD và hơn 2.324 tỷ VND, bao gồm 15% giá trị vốn đối ứng do EVN thu xếp và 85% vốn dự kiến vay của Ngân hàng Công thương Trung Quốc (ICBC). Dự án do Tổng Cty Xây dựng Giao thông Trung Quốc (China Communications Construction Company Ltd.) làm tổng thầu EPC.
Như vậy, trong 5 dự án chính của Trung tâm Nhiệt điện Duyên Hải thì có đến 4 dự án do Trung Quốc vừa cho vay vốn vừa làm tổng thầu EPC (ba nhà máy nhiệt điện 1+2+3 và hải cảng nước sâu).
Theo quy hoạch ban đầu, Trung tâm Nhiệt điện Duyên Hải chỉ có 3 nhà máy nhiệt điện. Dự án thứ tư, Nhà máy Nhiệt điện Duyên Hải 3 mở rộng, là một dự án nhỏ, công suất chỉ bằng ½ một trong ba nhà máy trên, và mới được bổ sung sau này. Lý do xem ra là vì người ta tránh bị dư luận dị nghị khi cả 3 dự án nhiệt điện cùng dự án cảng nước sâu của một trung tâm nhiệt điện quan trọng tầm cỡ quốc gia lại đều do Trung Quốc cấp vốn và làm tổng thầu.
Người Trung Quốc làm gì cũng có tính toán. Việc Thủ tướng Trung Quốc đích thân cho phép một doanh nghiệp nhà nước cấp số vốn lên tới hàng tỷ USD cho một doanh nghiệp nước ngoài để thực hiện dự án ở một nước thứ ba rồi chính họ lại làm tổng thầu dự án đó rõ ràng là không bình thường. Nói theo ngôn ngữ dân gian thì trong vụ này công ty Janakuasa hoàn toàn “tay không bắt giặc”, hoàn toàn theo sự “đạo diễn” của người Trung Quốc, bởi ngay cả người giao dự án đó cho họ – PTT Hoàng Trung Hải – cũng là người Trung Quốc nốt.
Hiểm hoạ Trung Quốc mang tên Trung tâm Nhiệt điện Duyên Hải
Tại sao người Trung Quốc lại phải núp bóng một công ty Malaysia để vừa cung cấp vốn vừa làm tổng thầu một dự án nhiệt điện ở Việt Nam?
Vì chính phủ Việt Nam chuộng thiết bị của Pháp (hãng Alstom của Pháp sẽ là nhà cung cấp thiết bị chính) hơn của Trung Quốc ư? Nếu vậy thì phải giải thích thế nào khi hầu hết các nhà máy nhiệt điện và thuỷ điện của Việt Nam đều do Trung Quốc làm tổng thầu và cung cấp thiết bị? Hay là vì Huadian Engineering không cạnh tranh nổi với Janakuasa để được chính phủ Việt Nam  giao thực hiện dự án? Lý do này lại càng khó thuyết phục, không chỉ bởi các công ty Trung Quốc là những “bậc thầy” trong việc đấu thầu “theo cách của Việt Nam” mà quan trọng hơn, như chúng tôi đã nhiều lần chỉ rõ, họ còn nhận được sự ưu ái đặc biệt của ông Hoàng Trung Hải, Phó Thủ tướng gốc Tàu phụ trách kinh tế ngành, trong đó có ngành điện lực.
Vậy lý do khả dĩ nhất nằm ở đâu?
Xin thưa, lý do nằm ở chỗ: 3 nhà máy nhiệt điện Duyên Hải 1, Duyên Hải 3 và Duyên Hải 3 mở rộng đều do EVN làm chủ đầu tư; các nhà thầu Trung Quốc sau khi hoàn thành hợp đồng tổng thầu sẽ bàn giao nhà máy để EVN vận hành. Trong khi đó, Duyên Hải 2 lại là dự án BOT (xây dựng – kinh doanh – chuyển giao); sau khi xây dựng xong nhà máy, nhà đầu tư sẽ tiến hành kinh doanh trong một khoảng thời gian trước khi chuyển giao nguyên trạng cho chính phủ Việt Nam. Nghĩa là, chủ đầu tư dự án Duyên Hải 2 sẽ tiếp tục ở lại khu vực dự án trong hàng chục năm sau khi hoàn tất giai đoạn xây dựng nhà máy.

Vị trí xã Dân Thành, nơi đặt Trung tâm Nhiệt điện Duyên Hải, trên bản đồ
Với diện tích lên tới 878,91ha, nằm ngay bên bờ Biển Đông, cách không xa cửa sông Hậu và cửa sông Cổ Chiên, Trung tâm Nhiệt điện Duyên Hải rõ ràng là một vị trí hết sức xung yếu về an ninh quốc phòng. Đây là khu vực thuận lợi cho lực lượng xâm nhập từ biển vào, hoặc đổ bộ hoặc theo đường thuỷ tiến vào miền Tây Nam Bộ qua hai cửa sông chính nói trên. Nếu kiểm soát được khu vực này, Trung Quốc có thể phối hợp với lực lượng nằm vùng ở khu vực Campuchia tiếp giáp biên giới tây nam Việt Nam (hoặc thậm chí với quân đội của một Campuchia đang nuôi tham vọng đòi lại Nam Bộ) để tạo thành một gọng kìm nguy hiểm uy hiếp Việt Nam.
Không còn nghi ngờ gì, vị trí chiến lược của Trung tâm Nhiệt điện Duyên Hải khiến Trung Quốc hết sức thèm muốn. Tuy nhiên, với một khu vực nhạy cảm như thế thì việc một công ty Trung Quốc được giao thực hiện dự án BOT rồi “cắm chốt” ở đấy trong hàng chục năm sẽ khó tránh khỏi bị dư luận dị nghị rồi bóc mẽ. Vì thế, núp bóng một công ty Malaysia để đạt được mục đích của mình là một kế sách rất quỷ quyệt, thể hiện đúng ‘thương hiệu’ “thâm như Tàu” của các ông chủ Trung Nam Hải. Điều này lại càng thuận lợi bởi ông Ti Chee Liang, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Janakuasa, đồng thời là người đại diện pháp luật của Cty TNHH Janakuasa Việt Nam, là một người Hoa.
Chúng tôi cũng đã từng vạch trần âm mưu xảo quyệt của Trung Quốc là lập các công ty ma ở Mỹ hay Singapore rồi lấy pháp nhân của chúng để đầu tư vào những dự án nằm ở những vị trí xung yếu tại Việt Nam như Silver Shores ở Đà Nẵng, Lăng Cô  ở Thừa Thiên - Huế, hay Bãi Chuối ở đèo Hải Vân.
Rõ ràng, nếu không có gì thay đổi, Trung Quốc sẽ trở thành chủ đầu tư thực tế của dự án Duyên Hải 2 theo ít nhất 1 trong 3 cách thức hoàn toàn hợp pháp và rất khó kiểm soát sau đây: (i) Janakuasa thành lập một liên doanh với Huadian Engineering để thực hiện dự án rồi đến lúc “rút êm” khỏi liên doanh (trên thực tế họ chẳng phải bỏ ra một cắc nào bởi tổng thầu Huadian Engineering đã bảo đảm thanh toán toàn bộ chi phí); (ii) sau khi dự án Duyên Hải 2 hoàn thành và đi vào hoạt động, Janakuasa sẽ bán dự án cho tổng thầu kiêm chủ nợ Huadian Engineering để “cấn nợ”; và (iii) Huadian Engineering mua cổ phần của Janakuasa.
Giống như Trung tâm Nhiệt điện Vĩnh Tân, khi lựa chọn một khu vực ven biển thuộc xã Dân Thành để đặt một trung tâm nhiệt điện lớn, người ta đã bỏ qua hai tiêu chí quan trọng nhất khi đánh giá một dự án là kinh tế và môi trường. Địa điểm đặt các nhà máy cách các trung tâm tiêu thụ điện năng chính hàng trăm km sẽ khiến tỷ lệ hao hụt điện năng cao. Hiện tượng tro bụi phát tán do gió và nguy cơ các chất độc trong xỉ than ngấm vào mạch nước ngầm sẽ khiến vùng đất và vùng biển xung quanh các nhà máy khó tránh khỏi bị ô nhiễm nặng nề, ảnh hưởng đến cả môi sinh lẫn kinh tế, đặc biệt là ngư nghiệp và du lịch.


Với tư cách Phó Thủ tướng phụ trách kinh tế, ông Hoàng Trung Hải là người có tiếng nói quyết định đối với các dự án điện nói riêng và các công trình trọng điểm quốc gia nói chung.
Không chỉ trao an ninh năng lượng của Việt Nam vào tay Trung Quốc thông qua hàng loạt dự án nhiệt điện và thuỷ điện do Trung Quốc làm tổng thầu, giúp hình thành nên những “phố Tàu” nhan nhản trên khắp Việt Nam[i], ông Hoàng Trung Hải còn lập được những chiến công hiển hách hơn cho quê hương là biến các trung tâm nhiệt điện quốc gia như Vĩnh Tân hay Duyên Hải thành những căn cứ vô cùng lợi hại của Trung Quốc.
Như để “tưởng thưởng” cho những “thành tích” vô tiền khoáng hậu đó, sau Đại hội XII, ngài Phó Thủ tướng gốc Tàu này đã chễm chệ trong ban lãnh đạo tối cao của Đảng CSVN, trở thành Bí thư Thành uỷ Hà Nội, và tràn đầy cơ hội tiếp quản chiếc ghế Thủ tướng hoặc Tổng Bí thư trong những năm tới.
_________
Ghi chú:
[i] Mới đây, một loạt tờ báo chính thống đã phải lên tiếng về hiểm hoạ “phố Tàu” xung quanh Trung tâm Nhiệt điện Duyên Hải: VietNamNet ngày 12/3 đăng bài “‘Xóm Trung Quốc’ ở Trà Vinh”; VTC News ngày 13/3/2016 đăng bài “Lạc vào khu ‘phố Trung Quốc’ ở Trà Vinh”; tờ Đời sống & Pháp luật ngày 19/3 đăng bài “Cận cảnh ‘phố người Trung Quốc’ ở Trà Vinh và bài toán an ninh”, v.v.

  • Blog của Lê Anh Hùng là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ. 


Lê AnhHùng

Lê Anh Hùng là một blogger/dịch giả/nhà báo độc lập ở Hà Nội và là người đấu tranh vì tự do, dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam từ nhiều năm nay.





Nguồn: VOA