Wednesday, December 23, 2015

Ngón nghề cộng sản và những trí thức bị xỏ mũi

Lê Anh Hùng | VOA| 23.12.2015




Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hội kiến Chủ tịch TQ Tập Cận Bình hôm 5/11.
Cộng sản Việt Nam rất giỏi “ngón nghề” tung tin giả, đánh lạc hướng dư luận. Đơn giản, dối trá và bịp bợm là bản chất “thâm căn cố đế” của họ.

Công chúng thường bị nhà cầm quyền cộng sản đánh lừa thì đã đành, bởi một thực tế là những người hiểu biết bao giờ cũng chỉ chiếm thiểu số trong đám đông. Tuy nhiên, điều khó hiểu, và nhiều khi rất đáng chê trách, là không ít trí thức tên tuổi cũng bị xỏ mũi như trẻ con mà không biết. Đây là điều rất tai hại, bởi trí thức vốn là những người có thiên chức dẫn dắt công chúng, định hướng dư luận.

Vụ ông Phùng Quang Thanh bị “ám sát” ở Pháp hồi tháng 7 vừa qua là một ví dụ điển hình. Sự biến mất một thời gian dài của ông Phùng Quang Thanh cùng những diễn biến khác liên quan đến ông ta đều cứ y như tin đồn là ông ta bị ám sát ở Paris rồi sau đó chết ở Việt Nam, dù những ai tỉnh táo thì thừa hiểu là làm gì có chuyện Bộ trưởng Quốc phòng của một quốc gia bị ám sát giữa thanh thiên bạch nhật ngay tại Paris, càng khó tin hơn nữa là cả truyền thông quốc tế lẫn nhà chức trách sở tại đều không hề hay biết gì về một vụ việc động trời như thế.

Facebook Nguyễn Thuỳ Trang lấy danh dự của cá nhân và cả gia đình ra
để đảm bảo rằng Phùng Quang Thanh đã qua đời (!).
Rõ ràng, nếu không có sự “đạo diễn” từ cấp chóp bu của hệ thống thì không thể có một loạt diễn biến liên quan đến ông Phùng Quang Thanh diễn ra theo cách “logic” nhất có thể, khiến công chúng cứ như bị hút hồn vào vụ “ám sát” đó.

Đầu tháng 10 vừa rồi, cộng đồng mạng lại một phen xôn xao về tờ đơn “kêu oan” của cô Nguyễn Thanh Phượng, ái nữ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, trước việc 3 “đại trí thức” là GS.TS Lưu Văn Sùng nguyên Viện trưởng Viện Khoa học – Chính trị Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh; GS.TS Đỗ Thế Tùng, nguyên giảng viên cao cấp Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; và GS.TS Nguyễn Đình Kháng, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế – Chính trị (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh) “tố cáo” cô ta nhập quốc tịch Mỹ là… chạy theo đế quốc Mỹ, vi phạm nguyên tắc Đảng và phản bội dân tộc (!). Nguồn tin về việc Nguyễn Thanh Phượng nhập quốc tịch Mỹ cũng khởi phát từ trang Facebook Nguyễn Thuỳ Trang.

Chưa dừng lại ở đó, trong một lá đơn khác, ba “đại trí thức” kia lại “tố cáo” Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gây chia rẽ tình hữu nghị “như anh em một nhà” giữa Việt Nam và Trung Quốc. Với lý do đặc biệt nghiêm trọng ấy, họ kiến nghị Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương Đảng không chỉ tiến hành kiểm điểm, xử lý kỷ luật mà còn loại ông ta ra khỏi danh sách uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương khoá tới hầu tránh “thảm hoạ cho Đảng ta và dân tộc ta”.

Ai có thể tin là 3 trí thức gạo cội kia lại có thể ngờ nghệch đến mức viết đơn “tố cáo” người khác từ những thông tin trời ơi đất hỡi trên mạng? Ai có thể tin cả 3 ông đều ngây ngô đến mức không nhận ra rằng việc “tố cáo” Nguyễn Tấn Dũng “chống Trung Quốc” thì chẳng khác nào “tô điểm” cho ông ta, không chỉ trong mắt công chúng mà cả trong Ban Chấp hành Trung ương?

Vụ ông Nguyễn Tấn Dũng cho công bố “bản tự kiểm điểm” mới đây lại là một “sự kiện” nóng sốt khác, đang thu hút được sự chú ý đặc biệt của dư luận. Một số trang mạng đăng tài liệu đó để rộng đường dư luận thì không nói làm gì. Điều đáng nói là một số trí thức, giáo sư - tiến sỹ hẳn hoi, lại lên tiếng bênh vựcngài Thủ tướng mà không biết mình bị lừa như những đứa trẻ.

Là người đã và đang tố cáo bè lũ cướp nước và bán nước Hoàng Trung Hải – Nguyễn Tấn Dũng – Nông Đức Mạnh – Nguyễn Phú Trọng – Trương Tấn Sang kể từ năm 2008 đến nay, tôi khẳng định các vụ việc trên đều là “sản phẩm” của bộ máy lãnh đạo chóp bu Việt Nam nhằm đối phó với vụ tố cáo của tôi.

Facebook Nguyễn Thuỳ Trang vu cho tôi là người của Cục Tình báo Hoa Nam, Trung Quốc. Tôi không chỉ đơn độc chống lại cả bộ máy, mà còn phải đương đầu với sự thờ ơ của những người lẽ ra phải lên tiếng về một vụ việc liên quan đến vận mệnh dân tộc như vụ tố cáo của mình.
Trong một status mới đây trên Facebook, “cô” Nguyễn Thuỳ Trang còn khẳng định rằng vụ bắt giam và khởi tố luật sư Nguyễn Văn Đài chắc chắn là do chính quyền thành phố Hà Nội (chứ không phải Bộ Công an như báo chí đưa tin) thực hiện.

Vụ ông Phùng Quang Thanh bị “ám sát” rộ lên đúng vào thời điểm tôi công bố “Tài liệu tố cáo Nguyễn Phú Trọng và Trương Tấn Sang bán nước”. Đây là một tài liệu rất nhạy cảm, tố cáo một loạt lãnh đạo CSVN chóp bu bị Phó Thủ tướng gốc Tàu Hoàng Trung Hải và Bắc Kinh khống chế, thao túng. Đáng tiếc là do dư luận dồn sự chú ý vào vụ “ám sát” kia và, quan trọng hơn, không ai đủ tinh thần trách nhiệm để yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam làm sáng tỏ vụ tố cáo của tôi, nên cuối cùng vụ việc chìm xuống.[i] (Thiết tưởng không cần phải nhắc lại là chính quyền tỉnh An Giang đã huy động cả hệ thống chính trị để “xử lý” 3 công chức chỉ vì họ đã “dám” chê ông Chủ tịch tỉnh “kênh kiệu” trên Facebook thôi.)

Mới đây, ngày 4/11/2015, trang Bauxite Việt Nam, diễn đàn của giới trí thức phản biện trong nước, đã đăng bản “Yêu cầu giải quyết đơn thư tố cáo lãnh đạo Đảng và Nhà nước” của tôi đối với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Phó Thủ tướng gốc Tàu Hoàng Trung Hải và (nguyên) Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh. Ngày 2/11, tôi đã gửi bản yêu cầu này cho một loạt cơ quan chức năng qua đường bưu điện và gửi trực tiếp cho ĐBQH Dương Trung Quốc tại văn phòng làm việc của ông cùng ngày.

Việc nhà chức trách Việt Nam cho đến nay vẫn chưa giải quyết rốt ráo vụ tố cáo suốt hơn 7 năm qua rõ ràng là hành động chà đạp lên pháp luật. Đây mới là vụ vi phạm pháp luật nghiêm trọng nhất của nhà cầm quyền Việt Nam mà lẽ ra công luận cần đặc biệt quan tâm theo dõi và lên tiếng.

Sau khi trang Bauxite Việt Nam đăng bản yêu cầu giải quyết đơn thư tố cáo của tôi, nhà chức trách Việt Nam, cụ thể là Bộ Chính trị, chắc chắn phải chịu một áp lực nhất định, không chỉ từ bên ngoài mà quan trọng hơn là từ chính nội bộ Ban Chấp hành Trung ương, nhất là trước thềm Đại hội lần thứ XII của Đảng, bởi đây là vụ việc vô cùng nghiêm trọng, vạch trần âm mưu cướp nước của Bắc Kinh và tội bán nước của một loạt quan chức cộng sản chóp bu.

Rõ ràng, việc công bố “bản tự kiểm điểm” của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ khiến dư luận bên ngoài cũng như trong nội bộ Ban Chấp hành Trung ương hoài nghi về vụ tố cáo của tôi, bởi hầu hết những nội dung mà người ta “kiểm điểm” ngài Thủ tướng đều giúp ông ta ghi điểm không chỉ trong mắt dân chúng mà cả Ban Chấp hành Trung ương: một vị Thủ tướng không chỉ khảng khái “chống Tàu” mà còn có quan điểm chính trị dân chủ và tiến bộ. (Thật ngạc nhiên, ông ta thậm chí còn hùng hồn tuyên bố: “Tôi đã ghi rõ nguyện vọng gửi đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là: TÔI KHÔNG XIN TÁI CỬ.”)

Ngoài ra, điều này cũng khiến công chúng lạc quan rằng trong dàn lãnh đạo chóp bu vẫn tồn tại cái gọi là phe “chống Tàu, thân Mỹ”, do một nhân vật quyền lực nhất Việt Nam suốt nhiều năm qua dẫn dắt, và nếu thế thì tình hình đất nước chưa đến nỗi bi đát lắm.

Bất luận thế nào, việc một số vị trí thức tên tuổi phản ứng mạnh mẽ khi người ta cáo buộc ngài Thủ tướng một cách ngây ngô và đáng ngờ, trong khi lại im lặng trước việc một công dân yếu thế tố cáo ông ta công khai và đúng pháp luật từ năm 2008 đến nay (để rồi bị khủng bố, đàn áp hết lần này đến lần khác), cũng là điều hết sức đáng thất vọng.

__________
Ghi chú:
[i] “Phe ta” do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cầm đầu không chỉ mạnh đến mức dám thực hiện vụ “ám sát” Phùng Quang Thanh, một tên Việt gian bán nước không cần giấu diếm, giữa thanh thiên bạch nhật tại Paris mà còn “quản thúc tại gia” một loạt nhân vật thân Tàu khác (như tin tức rộ lên, đặc biệt là từ trang Facebook Nguyễn Thuỳ Trang, vào thời điểm đó).

Trong bầu không khí hân hoan, phấn khởi như thế thì ai còn để ý gì đến cái gọi là “Tài liệu tố cáo Nguyễn Phú Trọng và Trương Tấn Sang bán nước”, và đặc biệt là ai còn tin rằng cả bộ máy chóp bu, kể cả Nguyễn Tấn Dũng, đang bị Bắc Kinh và Hoàng Trung Hải khống chế, thao túng cơ chứ. 

(Ghi chú này do tác giả bổ sung vào bài gốc trên VOA.)

  • Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Lê Anh Hùng

Lê Anh Hùng là một blogger tự do trẻ trong nước tranh đấu cho tự do, dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam.




Nguồn: VOA

Sunday, December 20, 2015

Ai âm mưu loại bỏ môn lịch sử ra khỏi chương trình giáo dục?

Lê Anh Hùng




Vài tháng nay, dư luận Việt Nam đặc biệt xôn xao trước việc Bộ Giáo dục – Đào tạo “đề xuất” loại bỏ môn lịch sử ra khỏi chương trình giáo dục. Đây là sự kiện khiến công chúng hết sức bất ngờ, bởi xưa nay không chỉ ở Việt Nam mà ở bất cứ nền giáo dục nào, lịch sử cũng là một trong những môn học chính, mang tính bắt buộc trong nhà trường.

Lịch sử Việt Nam vốn dĩ là lịch sử của công cuộc dựng nước và giữ nước. Nhờ những câu chuyện lịch sử thấm đẫm tình yêu quê hương đất nước, về tinh thần bất khuất, anh dũng, kiên cường của lớp lớp người Việt, được truyền từ đời này sang đời khác, mà dòng giống “con Lạc cháu Hồng” vẫn tồn tại trên dải đất hình chữ S trước dã tâm thôn tính và đồng hoá với đủ trăm phương ngàn kế của Trung Hoa Đại Hán suốt hàng ngàn năm nay.

Đặc biệt, đề xuất loại bỏ môn lịch sử lại diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc đang không ngừng trỗi dậy với cuồng vọng bá quyền không thèm che dấu, giữa lúc Việt Nam ngày càng bị Trung Quốc cương toả và nô dịch về mọi mặt, từ chính trị, kinh tế cho đến văn hoá, nên càng khiến dư luận lo lắng, bức xúc.

Mới đây, ông Nguyễn Tiến Dân, tác giả của nhiều bài viết sâu sắc được độc giả quan tâm thời gian qua, có bài viết nhan đề “Bộ GDVN muốn giải tán Bộ môn Lịch sử, đâu là nguyên nhân?”. Bài báo có đoạn:

Nhiều người cho rằng: Phạm Vũ Luận, là tác giả của cái đề xuất: “bức tử” bộ môn Lịch sử. Họ, chửi ông, không tiếc lời. Họ, thật không công bằng.
Phạm Vũ Luận, chẳng tài giỏi gì. Đó, là sự thật. Dưới sự lèo lái của ông, con thuyền Giáo dục Việt nam: hết lao vào thác ghềnh, rồi lại đâm đầu vào đá tảng. Ông, thuộc tuýp người: Chuột không hay – hay ỉa bếp. Nói về Giáo dục: ông ấp úng, cứ như đang ngậm hột thị. Nhưng, hãy thử hỏi ông, về những thứ Trời ơi – Đất hỡi. Ông sẽ khua môi – múa mép, như 1 nhà hùng biện thứ thiệt. Ông coi Giáo dục, là thứ giáo, để đâm – là thứ giáo, để chém. Bởi vậy, ông coi nó, là 1 trận đánh lớn. Ông, là Tư lệnh – Giáo viên, là chiến sĩ – Sách vở, là vũ khí – Phụ huynh và học sinh, nếu không phải là địch, thì cũng chẳng phải, thuộc quân mình. Và, khuyên quân ta, phải sẵn sàng trả giá – phải sẵn sàng hy sinh (!) Quan trọng nhất, phải che giấu khuyết điểm, như mèo dấu cứt. Nếu không, quân ta sẽ tự đánh… quân mình. Chính vì, có năng lực tồi, cho nên, đã có lần, ông hân hạnh, được đội sổ về mức độ “tín nhiệm”.
Tuy vậy, xuất thân từ 1 giáo viên, ông không thể ngu đến mức: Đề xuất, việc bức tử môn Lịch sử. Chắc chắn, có 1 thằng đồng đội nào đó, đang “nằm trong đống rơm”, đã chỉ đạo ông làm.
Thằng đồng đội “nằm trong đống rơm” này rõ ràng là không thuộc khối cơ quan Đảng, bởi chính ông Phạm Vũ Luận đã phát biểu trước Quốc hội hôm 16/11 vừa qua là Bộ GD-ĐT “dự kiến sẽ có báo cáo, làm việc với Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội đồng Lý luận Trung ương…”.

Ngay cả người ngây thơ nhất lúc này hẳn cũng phải bật ra câu hỏi: Nhân vật “nằm trong đống rơm” kia nếu không phải là ngài Thủ tướng kiêm Chủ tịch Hội đồng Quốc gia Giáo dục Nguyễn Tấn Dũng thì là ai?

Friday, December 11, 2015

Hiểm hoạ Trung Quốc ở Bình Định

Lê Anh Hùng | VOA | 9.12.2015




Kiêm tính – bản năng và lẽ sống của người Hán
Tuy vẫn còn những tranh cãi về nguồn gốc của người Hán, nhưng hầu như tất cả các nhà nghiên cứu đều thống nhất ở một điểm quan trọng: đây là một dân tộc mà “kiêm tính” (hay thôn tính: tức xâm chiếm, cướp đoạt đất đai của người khác và biến thành của mình) đã trở thành một thứ bản năng hay một lẽ sống từ hàng ngàn năm nay. Lịch sử hình thành và phát triển của Trung Hoa Đại Hán là lịch sử của những cuộc chiến tranh xâm lược, thôn tính lãnh thổ và đồng hoá các dân tộc khác.
Đối nghịch với Trung Quốc, lịch sử Việt Nam là lịch sử của công cuộc dựng nước và giữ nước. Và đối tượng mà người Việt Nam thường xuyên phải đương đầu để bảo vệ đất nước chẳng phải khác mà chính là người láng giềng phương bắc kia.
Hơn hai thế kỷ trước, Napoleon Bonaparte từng nói: “Trung Hoa là một con sư tử đang ngủ. Hãy để cho nó ngủ, bởi khi thức giấc, nó sẽ làm thế giới rung chuyển.” Và sau “thế kỷ ô nhục” kéo dài từ thế kỷ 19 sang đầu thế kỷ 20, thời kỳ mà Trung Quốc hết bị phương Tây xâu xé lại đến Nhật Bản xâm lược, đường lưỡi bò do chính quyền Tưởng Giới Thạch tưởng tượng ra trên Biển Đông đã đánh dấu sự thức tỉnh của con sư tử Trung Quốc ngay khi quốc gia này còn đang trong cơn biến loạn của cuộc nội chiến quốc - cộng.
Mao Trạch Đông từng khẳng định trong một cuộc họp của Bộ Chính trị ĐCS Trung Quốc năm 1965: “Chúng ta phải giành cho được Đông Nam Châu Á, bao gồm cả miền nam Việt Nam, Thái Lan, Miến Điện, Malaysia và Singapore… Một vùng như Đông Nam Châu Á rất giàu, ở đấy có nhiều khoáng sản…xứng đáng với sự tốn kém cần thiết để chiếm lấy…”
Năm 2009, một viên tướng Trung Quốc thẳng thừng đề nghị với Mỹ là nên “chia đôi Thái Bình Dương” với họ. Và đến năm 2015, Hoàn Cầu Thời Báo, một ấn phẩm của Nhân Dân Nhật Báo, cơ quan ngôn luận chính thức của ĐCSTQ, đã lên tiếng đòi Trung Quốc phải chuẩn bị chiến tranh “hất cẳng” Mỹ để trở thành bá chủ thế giới.
Chiến lược thôn tính Việt Nam của Trung Quốc
Trung Quốc chưa bao giờ nguôi dã tâm thôn tính Việt Nam. Ngay trong thời kỳ “trăng mật” của mối quan hệ Việt—Trung “vừa là đồng chí, vừa là anh em”, họ đã lợi dụng việc vẽ bản đồ giúp Việt Nam để dịch chuyển đường biên giới; lợi dụng việc đưa quân sang giúp Việt Nam làm đường để tàn phá di tích, cảnh quan và long mạch của Việt Nam, v.v. Tháng 6/2014, khi nói chuyện với các nhà lãnh đạo Việt Nam, Ngoại trưởng TQ Dương Khiết Trì thậm chí còn thúc giục “đứa con hoang đàng” Việt Nam trở về nhà.
Để tiến tới ngôi vị bá chủ thế giới, hướng bành trướng khả dĩ nhất của Trung Quốc là về phía Nam, nơi Việt Nam là chướng ngại đầu tiên cần phải vượt qua. Điều này càng khiến họ quyết tâm thôn tính dải đất hình chữ S. Vì thế, song song với kế hoạch thôn tính Việt Nam về kinh tếvăn hoá, các ông chủ Trung Nam Hải đã đề ra kế hoạch thôn tính Việt Nam về quân sự.
Rút kinh nghiệm từ các cuộc xâm lược trong quá khứ, mà gần nhất là cuộc chiến tranh biên giới năm 1979, Trung Quốc đang hướng đến một cuộc chiến với Việt Nam mà các mũi tấn công chủ yếu không chỉ nằm ở biên giới phía Bắc như trước kia. Với điều kiện của kỹ thuật chiến tranh hiện đại, đặc biệt là khai thác triệt để các nhân tố Trung Quốc trong ban lãnh đạo Việt Nam—Lào—Campuchia, chiến lược của Bắc Kinh là tạo ra nhiều gọng kìm hòng bao vây và siết chặt Việt Nam từ mọi phía: biên giới phía bắc, biên giới Lào—Việt, biên giới Campuchia—Việt Nam, Biển Đông và vùng duyên hải Việt Nam. Một khi chiến lược này triển khai thành công, Trung Quốc chưa đánh đã thắng. Đó là chính kế thượng sách của họ.
Để hiện thực hoá mưu đồ này, một mặt trung Quốc tìm cách chiếm lĩnh những vị trí xung yếu về an ninh – quốc phòng dọc theo bờ biển Việt Nam thông qua các dự án kinh tế trá hình, chẳng hạn như ở Vũng Áng (Hà Tĩnh), Cửa Việt (Quảng Trị), Lăng Cô (Thừa Thiên – Huế), Hải Vân, Đà Nẵng hay Vĩnh Tân (Bình Thuận), v.v. Đây là những địa điểm vừa thuận tiện cho việc đổ bộ, vừa thuận lợi cho việc chia cắt Việt Nam thành nhiều phần. Mặt khác, họ thuê các khu rừng đầu nguồn ở các tỉnh xung yếu giáp biên giới Việt Nam với Trung Quốc, Lào và Campuchia, đồng thời thiết lập các căn cứ quân sự trá hình trên đất Lào và Campuchia, gần biên giới Lào—Việt và Campuchia—Việt Nam.
Trên Biển Đông, sau khi đã nuốt chửng Hoàng Sa và một phần Trường Sa, họ thực thi kế sách “tằm ăn dâu” hòng gặm nhấm dần Trường Sa, đồng thời quân sự hoá các đảo trên Biển Đông để hình thành các căn cứ quân sự liên hoàn nhằm bao vây Việt Nam và khống chế hoàn toàn Biển Đông. Khi thời cơ đến – Việt Nam suy yếu hoặc xẩy ra chính biến; tinh thần phản kháng của người Việt bị vô hiệu trong bối cảnh ban lãnh đạo Việt Nam bị Bắc Kinh khống chế, thao túng và ra sức đàn áp nhân dân, v.v. – họ sẽ ra tay thâu tóm nốt phần còn lại ở Trường Sa.
Từ năm 2010, các doanh nghiệp của Hồng Kông và Đài Loan - Trung Quốc đã thuê dài hạn (50–70 năm) trên 264 ngàn ha đất rừng đầu nguồn tại một loạt tỉnh như Lạng Sơn, Quảng Ninh, Cao Bằng, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Bình Định, Kon Tum và Bình Dương... để trồng rừng nguyên liệu; 87% con số này nằm ở những vị trí xung yếu hay giáp biên giới.
Đại tá Quách Hải Lượng, nguyên tuỳ viên quân sự ĐSQ Việt Nam tại Bắc Kinh, nhận định: “Trung Quốc rất giỏi trong việc xâm chiếm bằng cách làm đường. Làm đường đến đâu xâm chiếm đến đấy, di dân đến đấy. Họ mưu tính làm một con đường suốt từ Vân Nam đi dọc Lào xuống tới tận Tây Nguyên, mà ở đoạn cuối Tây Nguyên thì Campuchia và Lào cho họ thuê đất tới 55 năm. Như vậy cả khu vực sẽ gần như là đất của họ... Đứng về chiến lược quân sự, đó là những con đường cơ động chiến lược và cơ động chiến dịch. Về kinh tế thì có thể khống chế được toàn bộ các hành lang quan trọng của bán đảo Đông Dương.”
Hiểm hoạ Trung Quốc ở Bình Định
Vừa qua, trong một dịp đi tìm hiểu tình hình thực tế tại Khu kinh tế Nhơn Hội, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, chúng tôi lại phát hiện ra những mầm mống của hiểm hoạ Trung Quốc đang rình rập nơi đây.
Khu kinh tế Nhơn Hội được thành lập theo Quyết định số 141/2005/QĐ-TTg ngày 14/6/2005 của Thủ Tướng Chính phủ, với diện tích khoảng 12.000ha. Phía bắc khu kinh tế giáp núi Bà, xã Cát Hải, huyện Phù Cát; phía nam và phía đông giáp Biển Đông; phía tây giáp đầm Thị Nại.
Đây là một vị trí quan trọng về mặt chiến lược bởi (i) Nhơn Hội nằm ngay bên bờ Biển Đông, địa điểm nhạy cảm về an ninh quốc phòng; (ii) Quy Nhơn là một thành phố lớn và quan trọng ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ; (iii) từ Nhơn Hội có quốc lộ 19B nối liền với ba vị trí chiến lược ở Tây Nguyên là thị xã An Khê (cách 79km), thành phố Pleiku (cách 170km) và thành phố Kon Tum (cách 215km). Cảng Quy Nhơn, chỉ cách KKT Nhơn Hội vài km, là cửa ngõ giao thương quan trọng nhất của khu vực Miền Trung và Tây Nguyên. Năm 2014, lượng hàng hoá bốc dỡ ở càng này lớn hơn bất cứ cảng nào ở Trung Bộ. Theo quy hoạch của chính phủ, tới năm 2020, Nhơn Hội sẽ có cảng nước sâu.
Với việc Bình Định và Kon Tum nằm trong số những địa phương mà người Trung Quốc nhắm đến để thuê đất rừng dài hạn và việc Trung Quốc đã thuê đất lâu dài ở khu vực biên giới Lào—Việt và Campuchia—Việt Nam tiếp giáp với Tây Nguyên, Quy Nhơn và đặc biệt Nhơn Hội rõ ràng là đã lọt vào “mắt xanh” của các ông chủ Trung Nam Hải từ lâu. Nếu thiết lập được căn cứ ở đây thì khi chiến sự nổ ra, với lực lượng tại chỗ, lực lượng đổ bộ và lực lượng nằm vùng gần biên giới, họ sẽ dễ dàng thực hiện được ý đồ kiểm soát Tây Nguyên, nóc nhà Đông Dương, và chia cắt Việt Nam thành 2 phần ở khu vực này. Dĩ nhiên, dự án Bauxite Tây Nguyên cùng quả bom nổ chậm mang tên “bùn đỏ” cũng là những vũ khí hết sức lợi hại của họ.
Sau hơn 10 năm thành lập, đến nay cả Khu kinh tế Nhơn Hội mới chỉ có 6 doanh nghiệp hoạt động, mà 3 trong số đó là của… Trung Quốc: Cty TNHH MTV Hong Yeung Việt Nam, Cty CP Vật liệu Xây dựng Baoercheng Nam Dương Việt Nam và Cty TNHH Sinh hoá Minh Dương Việt Nam.
Người Trung Quốc đã xuất hiện ở đây từ khi khu kinh tế mới ra đời. Đó là Cty TNHH MTV HongYeung Việt Nam – hoạt động từ ngày 01/03/2007. Công ty này hiện là chủ của 700ha mặt bằng khu công nghiệp trong Khu kinh tế Nhơn Hội. Cả Cty Baoercheng Nam Dương và Cty Minh Dương đều thuê đất của Cty Hong Yeung.

Bên trái giáp đầm Thị Nại, bên phải giáp Biển Đông, “lãnh thổ” của người Trung Quốc bắt đầu từ đây và kéo dài hơn 7km về phía bắc trong Khu kinh tế Nhơn Hội
“Lãnh thổ” 700ha kéo dài 7km của người Trung Quốc nhìn từ cầu Thị Nại: trước mặt là đầm Thị Nại, bên kia dãy núi là Biển Đông.

Cty Sinh hoá Minh Dương Việt Nam rộng 20ha, nằm dưới chân núi Phương Mai, bên kia dãy núi là Biển Đông. Kiểm soát được các điểm cao trên dãy núi này sẽ khống chế được một vùng rộng lớn, kể cả Cảng Quy Nhơn.
Nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng nhựa UPVC của Cty Baoercheng Nam Dương nằm sâu phía trong trạm gác này nên chúng tôi thể không tiếp cận.
Nhà máy Sinh hoá Minh Dương khởi công tháng 9/2010; hoàn thành giai đoạn 1 tháng 10/2012; hoàn thành giai đoạn 2 và chính thức đưa vào hoạt động từ tháng 3/2015. Giống như tất cả các “dự án kinh tế” của Trung Quốc ở Việt Nam, Cty Minh Dương cũng do một nhà thầu Trung Quốc xây dựng – đó là Tập đoàn Xây dựng Công trình Quảng Tây, một doanh nghiệp có “truyền thống” đưa người Tàu vào làm chui tại Việt Nam, dù thuê người Việt thì chi phí rẻ hơn rất nhiều.
Anh Võ Khắc Bình ở xã Nhơn Lý, người từng làm công nhân xây dựng cho Cty Minh Dương cho chúng tôi biết, các công trình, đặc biệt là nền sân—nhà—xưởng của công ty được xây dựng hết sức kiên cố. Cách nền khoảng 1m là hệ thống đường hầm dày đặc, với những đường hầm rộng 2m, cao hơn 1m, được đổ bê-tông 4 mặt dày hơn 30cm. Bản thân anh cũng không nắm được hết các đường hầm, mà chỉ biết chỗ anh làm. Theo anh, các đường hầm này đủ sức chịu được bom đạn.

Anh Võ Khắc Bình (trái) và tác giả
Một người dân xã Nhơn Lý khác là anh Lê Văn Quốc từng làm bảo vệ cho Cty Minh Dương một năm rưỡi. Anh cho biết, giai đoạn mới khởi công, ông giám đốc công ty đã mấy lần dẫn cả bộ sậu cầm cờ Trung Quốc đi tìm hiểu mọi ngóc ngách của dãy núi Phương Mai cũng như vùng biển dưới chân núi. Nhân viên Việt Nam được tuyển chọn hết sức khắt khe; bất kỳ ai có người nhà dính dáng tới chính quyền đều không được nhận vào làm việc. Họ giám sát nhân viên rất chặt chẽ. Ai làm ở bộ phận nào chỉ được biết bộ phận ấy. Hễ thấy ai hơi tò mò một chút thôi là họ cho nghỉ việc ngay lập tức.
Trong tương lai, người Trung Quốc sẽ kéo đến Bình Định ngày một nhiều, bởi theo báo Sài Gòn Giải Phóng, Cty Minh Dương “là dự án đầu tiên của Tập đoàn Nông Khẩn đầu tư vào Bình Định theo Bản Hợp tác ký kết giữa tỉnh Bình Định và tỉnh Quảng Tây, mở ra trang mới về hợp tác kinh tế giữa hai tỉnh trong thời gian tới.”
Đặc biệt, trong chuyến thăm và làm việc tại Bình Định cuối tháng 4/2015, Phó Bí thư Khu uỷ Khu tự trị Dân tộc Choang – Quảng Tây Nguỵ Triều An còn đề xuất: “Hai tỉnh Quảng Tây và Bình Định cần kết nghĩa với nhau nhằm tăng cường quan hệ, mở rộng hợp tác đầu tư, giao lưu kinh tế, văn hóa, giáo dục… trong thời gian tới”. Lãnh đạo tỉnh Bình Định thì “ghi nhận, cảm ơn ý kiến đề xuất kết nghĩa giữa hai tỉnh của ông Nguỵ Triều An; cho rằng đây là điều kiện thuận lợi để hai tỉnh mở rộng hợp tác đầu tư trong thời gian tới. (…) đồng thời, mong muốn Phó Bí thư Khu ủy Quảng Tây giới thiệu, mời gọi các doanh nghiệp ở Quảng Tây sang hợp tác đầu tư tại Bình Định”.
Chưa hết, hiểm hoạ Trung Quốc ở Bình Định còn tiềm ẩn trong một đại dự án sắp triển khai khác. Ngày 2/12/2014, Phó Thủ tướng gốc Tàu Hoàng Trung Hải đã quyết định bổ sung Dự án Tổ hợp Lọc hóa dầu Nhơn Hội (Victory) vào Quy hoạch phát triển ngành dầu khí Việt Nam đến 2015 và định hướng đến 2025. Đây là dự án do Tập đoàn Dầu khí Thái Lan (PTT) làm chủ đầu tư, tổng vốn đầu tư giai đoạn 1 lên tới 22 tỷ USD. Theo kế hoạch, Dự án Lọc hóa dầu Victory sẽ được khởi công xây dựng vào quý I năm 2017 và vận hành quý I năm 2021.
Vấn đề nằm ở chỗ, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc PTT Pailin Chuchottaworn là một người Thái gốc Hoa, trong khi các tỷ phú người Hoa ở Thái Lan thường liên hệ mật thiết với nhà cầm quyền Bắc Kinh. Đại dự án nằm trên diện tích hàng ngàn ha này hoàn toàn có thể trở thành một Formosa Hà Tĩnh thứ 2 ở địa bàn chiến lược Nam Trung Bộ, bởi việc sang nhượng cổ phần vừa không thể cấm đoán, vừa khó kiểm soát, trong khi PTT chỉ thu xếp được 5/22 tỷ USD tổng vốn đầu tư. Chưa  kể, dự án lại nhận được sự quan tâm đặc biệt của PTT gốc Tàu Hoàng Trung Hải – “cha đẻ” của những hiểm hoạ Trung Quốc như Formosa Hà Tĩnh, Trung tâm Nhiệt điện Vĩnh Tân hay 264 ngàn ha rừng đầu nguồn, v.v. – bất chấp những quan ngại của giới chuyên gia về tình trạng “bội thực” các nhà máy lọc dầu ở Việt Nam cũng như nguy cơ ô nhiễm môi trường và hiệu quả kinh tế thấp của chúng.
Trung Quốc mà không mưu toan xâm lược, thôn tính nước khác thì họ không còn là chính họ. Nhưng với chúng ta, nếu không lên tiếng và hành động để tự cứu lấy mình thì còn chờ ai?
*Ảnh trong bài: Lê Anh Hùng
*Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ. 

Lê Anh Hùng

Lê Anh Hùng là một blogger tự do trẻ trong nước tranh đấu cho tự do, dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam.


Nguồn: VOA

Tuesday, December 8, 2015

Nguyễn Tấn Dũng – một người cha bất nhân

Lê Anh Hùng




Nguyễn Tấn Dũng là một nhân vật gây nhiều tranh cãi trên chính trường Việt Nam những năm qua. Song dù tranh cãi thế nào, người ta cũng không thể phủ nhận được một thực tế: ông ta không chỉ là vị thủ tướng quyền lực nhất kể từ khi chế độ cộng sản được dựng lên ở Việt Nam năm 1945, mà còn là nhân vật quyền lực nhất Việt Nam kể từ khi ngồi lên chiếc ghế thủ tướng năm 2006 đến nay. Ông ta vì thế chính là nhân vật để lại dấu ấn đậm nét nhất trong tiến trình đất nước suốt 10 năm qua.

Không ít người vẫn khen Nguyễn Tấn Dũng là, không như phần lớn đám quan chức Việt Nam khác, ông ta đã nuôi nấng, dạy dỗ được những đứa con thành đạt: hai con trai thì một đứa mới 39 tuổi đã là bí thư tỉnh uỷ, một đứa mới 25 tuổi đã là tỉnh uỷ viên, bí thư tỉnh đoàn; ái nữ duy nhất mới ngoài 20 tuổi mà đã chễm chệ trên cả núi tài sản.

Tuy nhiên, tôi thì lại không nghĩ như thế. Trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng có những ông trùm thế giới ngầm quyết không để con cái dính líu đến bất kỳ hoạt động tội ác nào của mình. Điều này thể hiện đạo đức của người cha đối với con cái: họ không muốn con cái mình rơi vào vòng tội lỗi, cũng như không muốn chúng phải gánh chịu tội ác do mình gây ra. Đơn giản là họ hiểu, nhân quả là quy luật tất yếu của muôn đời, nếu kẻ thủ ác không trả giá cho tội lỗi của bản thân thì ắt con cháu phải trả.

Trong khi đó, mặc dù đã bị Hán tặc Hoàng Trung Hải và Bắc Kinh khống chế và biến thành tay sai ngoan ngoãn, nhưng Nguyễn Tấn Dũng vẫn để cho hai con trai theo nghiệp chính trị. Tức là ngay từ bây giờ chúng cũng đã trở thành những con bài trong tay Trung Quốc rồi. Cho dù chúng không sẵn sàng thì Trung Nam Hải cũng đã lên kế hoạch sử dụng chúng, để một ngày không xa chúng sẽ trở thành những tên Việt gian bán nước như cha chúng.

Là người được Bộ Chính trị giao phụ trách Đảng uỷ Công an Trung ương suốt từ năm 2006 đến nay, Nguyễn Tấn Dũng là kẻ phải chịu trách nhiệm chính trong các vụ đàn áp đẫm máu mà lực lượng an ninh nhằm vào những người Việt Nam yêu nước lên tiếng chống bá quyền Trung Quốc hay đấu tranh đòi tự do, dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam.

Tục ngữ Việt Nam có câu: “Đời cha ăn mặn, đời con khát nước.” Câu nói đó vừa thể hiện một quy luật phổ biến, chi phối cách ứng xử của con người trong xã hội, vừa là lời cảnh báo đối với bất cứ kẻ thủ ác nào.

Gây tội ác để cho con cháu mình phải gánh chịu hậu hoạ thì đã đành, lôi kéo con cái vào vòng tội lỗi của mình thì đó đích thị là hành vi của một người cha bất nhân.

  • Bài liên quan:
  1. Tâm Huyết Thư của các cán bộ đảng viên tố cáo lý lịch người Hán của PTT Hoàng Trung Hải (blog Lê Anh Hùng);
  2. Một phó thủ tướng gốc Hoa khai man lý lịch, buôn bán ma tuý (Dân Làm Báo)
  3. Phó Thủ tướng gốc Tàu Hoàng Trung Hải mở đường cho giặc tràn vào Việt Nam (Dân Làm Báo)
  4. Báo động: Người Trung Quốc lại sắp lập căn cứ ở Quảng Trị (VOA)
  5. Hiểm họa Trung Quốc và bài học từ Tiệp Khắc, Ukraina (VOA)
  6. Lào Cai: ‘Tử huyệt’ của phòng tuyến biên giới phía bắc? (VOA)
  7. Trục đường cửa ngõ chiến lược Móng Cái - Hạ Long sẽ rơi vào vòng kiểm soát của TrungQuốc? (VOA)
  8. PTT Hoàng Trung Hải - hiểm họa đằng sau những trò mị dân (VOA)
  9. Formosa Hà Tĩnh đã trở thành đặc khu của Trung Quốc? (VOA)
  10. Bauxite Việt Nam đã công khai lên tiếng về vụ PTT Tàu Hoàng Trung Hải (Bauxite Việt Nam)
  11. Thực trạng Việt Nam: Vấn đề và Giải pháp (VOA)
  12. Chính phủ Việt Nam đang ‘dâng’ nền kinh tế nước nhà cho Trung Quốc? (VOA)
  13. Trung Nam Hải đang toan tính gì với con bài Nguyễn Tấn Dũng?
  14. Vì sao TQ cấm làm đường gần biên giới, còn VN lại mở toang cửa ngõ biên giới với TQ? (VOA)
  15. Trung tâm Nhiệt điện Vĩnh Tân và hiểm họa mất nước (VOA)
  16. Khu nghỉ dưỡng Bãi Chuối: Mưu đồ thâm độc của Trung Quốc? (VOA)
  17. Ai đã ‘rước’ một Cty Trung Quốc trá hình vào cắm chốt những vị trí hiểm yếu ở Đà Nẵng?(VOA)
  18. Vì sao Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vẫn ‘quyết liệt’ ủng hộ Formosa Hà Tĩnh? (VOA)
  19. Hà Tĩnh trước làn sóng ‘Hán hoá’ mới (VOA)
  20. Lực lượng an ninh đã cố bắt Lê Anh Hùng như thế nào? (VOA)
  21. Yêu cầu giải quyết đơn thư tố cáo lãnh đạo Đảng và Nhà nước (Bauxite Việt Nam) 

Thursday, December 3, 2015

Vì sao Uỷ ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn lại khoanh tay bất động trước vụ ngư dân VN bị bắn chết ở Trường Sa?

Lê Anh Hùng | Việt Nam Thời Báo | 3.12.2015




Vụ ngư dân Trương Đình Bảy bị bắn chết trên vùng biển Trường Sa hôm 26/11 khiến dư luận người Việt trong và ngoài nước xôn xao suốt mấy hôm nay. Và người ta chưa hết phẫn nộ trước sự ngang ngược, dã man của những kẻ thủ ác thì lại phải bức xúc trước cách hành xử của một chính quyền vẫn tự vỗ ngực là “của dân, do dân và vì dân”.

…Không một hành động tiếp ứng từ phía chính quyền. Không trực thăng hay tàu quân sự ra tiếp ứng, tiếp đón thi thể; không tàu cứu thương, tàu cảnh sát biển, kiểm ngư… Chiếc thuyền nhỏ bé của ngư dân sau khi bị tấn công, lẻ loi, nặng nề và chậm chạp chở thi hài ướp đá của ngư dân Trương Đình Bảy về đất liền. Tổ quốc của ông đã bỏ mặc ông cho những tên cướp biển hung hãn, cướp thật hay cướp từ một quốc gia nào đó, giết ông, và sau đó tổ quốc ngoảnh mặt với xác chết của ông!


Nếu công dân của một nước “đàng hoàng” bị bắn chết trên biển, hẳn là chính quyền sẽ lập tức gửi ngay tàu cao tốc, máy bay, tàu cứu thương, v.v. ra giúp đỡ và khởi sự điều tra. Còn cần thiết làm gấp hơn nữa nếu vụ án mạng có dính dáng đến chủ quyền đất nước.

…Vị trí án mạng xảy ra gần đá Suối Ngọc, cách Quảng Ngãi khoảng 520 hải lý. Cảnh sát biển Việt Nam có những tàu mới khá tối tân như CSB 8002 với tốc độ tối đa 21 knots (hải lý/giờ) có sân đậu cho trực thăng (helipad), có thể đi từ Đà Nẵng ra tới địa điểm án mạng trong vòng 24 tiếng, nếu dùng trực thăng thì còn nhanh hơn nữa. Những tàu CSB đó để làm gì mà không chạy ngay ra để giúp đỡ ngư dân, điều tra sự việc và thậm chí săn đuổi thủ phạm? Sao lại để chiếc thuyền cá chậm chạp chở xác nạn nhân về một mình? Tại sao với lực lượng cảnh sát biển tối tân mà gần 4 ngày sau vẫn chưa có tin tức gì rõ ràng từ chánh quyền?


Nhiệm vụ ứng cứu, hỗ trợ nạn nhân như trên thuộc phạm vi chức trách của Uỷ ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn, vốn đã được quy định trong Quyết định số 76/2009/QĐ-TTg ngày 11/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ.

Ấy vậy nhưng cơ quan hữu trách này lại hoàn toàn bất động, không có bất kỳ hành động nào để cứu giúp hay hỗ trợ nạn nhân trong một vụ việc đặc biệt nghiêm trọng, vừa liên quan đến tính mạng người dân vừa liên quan đến chủ quyền quốc gia.


Còn nhớ hồi tháng 3/2014, khi chiếc máy bay mang số hiệu MH370 của Malaysia được cho là bị mất tích ở Biển Đông, PTT Hoàng Trung Hải, Chủ tịch Uỷ ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn, đã cấp tốc huy động một lực lượng tìm kiếm với quy mô kỷ lục (11 máy bay và 7 tàu các loại cùng lực lượng tinh nhuệ của các đơn vị) để truy tìm chiếc máy bay đó liên tục 24/24h trong suốt 8 ngày, kể từ ngày 8/3.

Xem ra ở đây chỉ có một cách giải thích hợp lý cho lối hành xử lạ lùng của Uỷ ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn là (i) chiếc máy bay MH370 kia tuy của Malaysia nhưng đa phần hành khách trên chuyến bay lại là người Trung Quốc; (ii) nghi can số 1trong vụ bắn chết ngư dân Trương Đình Bảy là người Trung Quốc, nếu không trực tiếp xả súng thì cũng chủ mưu; và (iii) mấu chốt vấn đề, PTT Hoàng Trung Hải là một người Hán khai man lý lịch hòng chui sâu leo cao trong bộ máy chính quyền ở Việt Nam. 

  • Xem thêm thông tin về ngài PTT Hán tặc Hoàng Trung Hải ở đây.

Tuesday, December 1, 2015

Quyết định sáng suốt của lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam

Lê Anh Hùng



Sau vụ ngư dân Trương Đình Bảy ở xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi bị “người lạ” bắn chết trên vùng biển Trường Sa hôm 26/11 vừa qua, nhiều người đã không tiếc lời lên án lãnh đạo Việt Nam về thái độ bạc nhược trước Trung Quốc và sự vô trách nhiệm trước nhân dân.

Đây là sự quy kết quá vội vàng và oan uổng, thể hiện sự hàm hồ và trình độ nhận thức quá ư kém cỏi của đám đông dân chúng.

Những gì diễn ra trong thực tế lại hoàn toàn trái ngược. Ý thức được rằng chỉ có Trung Quốc là quốc gia duy nhất thường xuyên giở trò cướp bóc, đánh đập, thậm chí bắn giết ngư dân VN trên Biển Đông nên lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta đã sáng suốt giao cả hai lực lượng chính bảo vệ ngư dân là Cảnh sát biển và Kiểm ngư cho một người Hán chính hiệu.

Cảnh sát biển là lực lượng chịu sự điều động của Uỷ ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn, cơ quan mà đồng chí Hán tặc Hoàng Trung Hải làm Chủ tịch từ năm 2009 cho đến nay. Tháng 3/2014, việc ngài Chủ tịch chỉ đạo Uỷ ban dốc sức tìm kiếm chiếc máy bay MH370 của Malaysia bị mất tích (mà hành khách đa phần là người Trung Quốc) liên tục 24/24h suốt cả chục ngày trời đã khiến phía "bạn" vô cùng cảm động.


Nguồn: Tạp chí Cộng sản ngày 10/7/2009

Đ/c Hán tặc phát biểu trong một cuộc họp với các tướng lĩnh thuộc Uỷ ban QG Tìm kiếm
Cứu nạn để chỉ đạo công tác tìm kiếm chiếc máy bay Malaysia mất tích. Ảnh: TTXVN

Lực lượng Kiểm ngư thì thuộc Bộ Nông nghiệp & PTNT, một bộ thuộc quyền chỉ đạo trực tiếp của ngài PTT Hán tặc. Không phải ai khác mà chính ngài Phó Thủ tướng quê ở Long Khê, Chương Châu, Phúc Kiến, Trung Quốc đã dõng dạc phát biểu chỉ đạo Bộ NN&PTNT và Cục Kiểm ngư Việt Nam tại lễ ra mắt của cơ quan này vào ngày 15/4/2014.

Phát biểu chỉ đạo tại lễ ra mắt, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chỉ đạo Bộ NN&PTNT chỉ đạo lực lượng kiểm ngư đề cao trách nhiệm, nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam và quốc tế.

“Thủy sản là nguồn lợi lớn, hiện nước ta có hơn 1 triệu lao động cùng hơn 120 ngàn tàu thuyền đánh bắt ngoài biển. Chúng ta thành lập lực lượng kiểm ngư là thêm một sự khẳng định về chủ quyền vùng biển, quyền tài phán của Việt Nam trên biển Đông. Lực lượng đảm bảo an toàn cho người và tàu thuyền trên vùng biển. Nhiệm vụ đặt ra hết sức nặng nề và cũng còn nhiều thách thức” – Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chỉ đạo.

Nguồn: Tiền Phong ngày 15/4/2014

“Dĩ độc trị độc” là một kế sách rất hay trong y học nói riêng và trong xử thế nói chung. Sau tất cả những gì đã diễn ra trên Biển Đông suốt nhiều năm nay, việc dùng người Hán chống lại người Hán để bảo vệ ngư dân rõ ràng là một nước cờ hết sức cao tay của các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam. 

  • Xem thêm thông tin về đồng chí PTT Hán tặc Hoàng Trung Hải tại đây

Quyết định sáng suốt của lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam

Lê Anh Hùng



Sau vụ ngư dân Trương Đình Bảy ở xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi bị “người lạ” bắn chết trên vùng biển Trường Sa hôm 26/11 vừa qua, nhiều người đã không tiếc lời lên án lãnh đạo Việt Nam về thái độ bạc nhược trước Trung Quốc và sự vô trách nhiệm trước nhân dân. Đây là sự quy kết quá vội vàng và oan uổng, thể hiện sự hàm hồ và trình độ nhận thức quá ư kém cỏi của đám đông dân chúng.

Những gì diễn ra trong thực tế lại hoàn toàn trái ngược. Ý thức được rằng chỉ có Trung Quốc là quốc gia duy nhất thường xuyên giở trò cướp bóc, đánh đập, thậm chí bắn giết ngư dân VN trên Biển Đông nên lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta đã sáng suốt giao cả hai lực lượng chính bảo vệ ngư dân là Cảnh sát biển và Kiểm ngư cho một người Hán chính hiệu.

Cảnh sát biển là lực lượng chịu sự điều động của Uỷ ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn, cơ quan mà đồng chí Hán tặc Hoàng Trung Hải làm Chủ tịch từ năm 2009 cho đến nay. Tháng 3/2014, việc ngài Chủ tịch chỉ đạo Uỷ ban dốc sức tìm kiếm chiếc máy bay MH370 của Malaysia bị mất tích (mà hành khách đa phần là người Trung Quốc) liên tục 24/24h suốt cả chục ngày trời đã khiến phía "bạn" vô cùng cảm động.


Nguồn: Tạp chí Cộng sản ngày 10/7/2009

Đ/c Hán tặc phát biểu trong một cuộc họp với các tướng lĩnh thuộc Uỷ ban QG Tìm kiếm
Cứu nạn để chỉ đạo công tác tìm kiếm chiếc máy bay Malaysia mất tích. Ảnh: TTXVN

Lực lượng Kiểm ngư thì thuộc Bộ Nông nghiệp & PTNT, một bộ thuộc quyền chỉ đạo trực tiếp của ngài PTT Hán tặc. Không phải ai khác mà chính ngài Phó Thủ tướng quê ở Long Khê, Chương Châu, Phúc Kiến, Trung Quốc đã dõng dạc phát biểu chỉ đạo Bộ NN&PTNT và Cục Kiểm ngư Việt Nam tại lễ ra mắt của cơ quan này vào ngày 15/4/2014.

Phát biểu chỉ đạo tại lễ ra mắt, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chỉ đạo Bộ NN&PTNT chỉ đạo lực lượng kiểm ngư đề cao trách nhiệm, nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam và quốc tế.

“Thủy sản là nguồn lợi lớn, hiện nước ta có hơn 1 triệu lao động cùng hơn 120 ngàn tàu thuyền đánh bắt ngoài biển. Chúng ta thành lập lực lượng kiểm ngư là thêm một sự khẳng định về chủ quyền vùng biển, quyền tài phán của Việt Nam trên biển Đông. Lực lượng đảm bảo an toàn cho người và tàu thuyền trên vùng biển. Nhiệm vụ đặt ra hết sức nặng nề và cũng còn nhiều thách thức” – Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chỉ đạo.

Nguồn: Tiền Phong ngày 15/4/2014

“Dĩ độc trị độc” là một kế sách rất hay trong y học nói riêng và trong xử thế nói chung. Sau tất cả những gì đã diễn ra trên Biển Đông suốt nhiều năm nay, việc dùng người Hán chống lại người Hán để bảo vệ ngư dân rõ ràng là một nước cờ hết sức cao tay của các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam. 

  • Xem thêm thông tin về đồng chí PTT Hán tặc Hoàng Trung Hải tại đây

Wednesday, November 25, 2015

Người Trung Quốc cắm chốt ở Bình Thuận: Ai đã rước giặc vào nhà?

Lê Anh Hùng | Bauxite ViệtNam | 26.11.2015



Trung tâm Nhiệt điện Vĩnh Tân là trung tâm nhiệt điện đốt than lớn nhất cả nước. Trung tâm nằm ở xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận và bao gồm 4 nhà máy nhiệt điện. Tổng diện tích toàn bộ trung tâm là hơn 100ha, với chiều dài hơn 1km dọc theo quốc lộ 1A và chiều rộng khoảng 1km tính từ quốc lộ ra tới biển.
Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 1 được đầu  tư  theo hình thức  xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT). Liên danh hai nhà đầu tư Trung Quốc là Công ty TNHH Lưới điện Phương Nam và Công ty TNHH Điện lực quốc tế Trung Quốc góp 95% vốn; 5% vốn còn lại là của Tổng Cty Điện lực Vinacomin thuộc Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam. Sau khoảng 4 năm xây dựng, chủ đầu tư sẽ được vận hành, kinh doanh trong 25 năm, trước khi chuyển giao cho phía Việt Nam. Ngoài chủ đầu tư là hai doanh nghiệp Công ty Lưới điện Phương Nam và Điện lực quốc tế Trung Quốc, tổng thầu Thiết kế - Mua sắm - Xây dựng (EPC) cũng do các doanh nghiệp Trung Quốc đảm nhận gồm Viện Nghiên cứu Thiết kế Quảng Đông và Công ty Xây dựng Nhiệt điện Quảng Đông. Nhà máy được khởi công từ ngày 18/7/2015.

Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2 do EVN làm chủ đầu tư, Ban QLDA Nhiệt điện Vĩnh Tân quản lý dự án. 85% tổng mức đầu tư của nhà máy là vốn tín dụng xuất khẩu ưu đãi, thương mại người mua của Ngân hàng Xuất Nhập khẩu Trung Quốc và ODA của Chính phủ Trung Quốc; 15% còn lại là vốn đối ứng của EVN. Dự án do nhà thầu Công ty Tập đoàn Điện Thượng Hải (Shanghai Electric Group Company Ltd – SEC) làm tổng thầu EPC. Nhà máy khởi công ngày 8/8/2010 và hoàn thành ngày 9/9/2014.
Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 3 do Cty Cổ phần Năng lượng Vĩnh Tân 3 làm chủ đầu tư theo hình thức BOT. Cty này gồm 3 cổ đông, trong đó cổ đông lớn nhất, chiếm 49% cổ phần, là Cty OneEnergy Ventures Ltd của Trung Quốc. Nhà máy do Cty Công trình điện quốc tế Harbin (Trung Quốc) xây dựng. Tháng 6 vừa qua, Phó Thủ tướng gốc Tàu Hoàng Trung Hải đã chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam thay đổi chủ đầu tư dự án. Tuy nhiên, cụ thể thay đổi thế nào thì chưa thấy thông báo chính thức. Hiện nhà máy đang trong giai đoạn san lấp mặt bằng, chưa chính thức khởi công.
Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 4 do Tổng Công ty Phát điện 3 (EVNGENCO 3) làm chủ đầu tư; Tổ hợp Nhà thầu Tập đoàn Công nghiệp nặng Doosan (Hàn Quốc), Tập đoàn Mitsubishi (Nhật Bản), Cty Cổ phần Tập đoàn Thái Bình Dương và Cty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 2 (PECC 2) làm tổng thầu EPC. Nhà máy được khởi công ngày 9/3/2014.
Địa điểm mà Trung tâm Nhiệt điện Vĩnh Tân toạ lạc là một vị trí hết sức xung yếu về an ninh - quốc phòng: một bên là Biển Đông, một bên là dãy núi dài hiểm trở, chính giữa là quốc lộ 1A (tuyến đường duy nhất nối liền Nam - Bắc ở khu vực này), chưa kể Cảng Tổng hợp Vĩnh Tân bên cạnh Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 1 và tuyến đường sắt Bắc - Nam cũng chạy qua đây. Vị trí này vừa thuận lợi cho việc chia cắt Việt Nam thành hai phần khi hữu sự, vừa thuận lợi cho lực lượng đổ bộ từ biển vào.
Ngày 14/4 vừa qua, chỉ vài trăm người dân địa phương đổ ra đường để phản đối tình trạng ô nhiễm môi trường do Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2 gây ra thôi mà đã khiến quốc lộ 1A ách tắc hàng chục km.
Bản thân Trung tâm Nhiệt điện Vĩnh Tân cũng là đối tượng cần bảo vệ vì nó liên quan đến cả an ninh năng lượng lẫn an ninh quốc phòng của Việt Nam.
Bất chấp thực tế trên, trong số 4 nhà máy nhiệt điện được xây dựng tại đây lại có đến 3 nhà máy liên quan tới Trung Quốc: 1 nhà máy do nhà thầu Trung Quốc làm tổng thầu (Vĩnh Tân 2) và 2 nhà máy khác  do nhà thầu Trung Quốc làm chủ đầu tư (Vĩnh Tân 3 và đặc biệt là Vĩnh Tân 1), với thời gian cả xây dựng và vận hành khoảng 30 năm. Nghĩa là tại vị trí yếu huyệt này sẽ có hàng ngàn người Trung Quốc túc trực trong hàng chục năm, chẳng khác gì lưỡi dao gí vào yết hầu Việt Nam cả.
Quốc lộ 1A là tuyến độc đạo nối liền Nam - Bắc ở đây; bên trái QL 1A là dải núi dài và hiểm trở, bên phải là Trung tâm Nhiệt điện Vĩnh Tân nằm cạnh bờ Biển Đông
Hệ thống hào rộng và sâu bao quanh các nhà máy
Khu nhà ở của công nhân Trung Quốc trong Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 1
Các nhà máy đều lấn ra biển thêm hàng trăm mét một cách vô tội vạ
Cảng Tổng hợp Vĩnh Tân, nằm ngay cạnh Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 1
Tuyến đường sắt Bắc – Nam chỉ cách Trung tâm Nhiệt điện vài trăm mét.
Một góc Trung tâm Nhiệt điện Vĩnh Tân, gần nhất là Nhà máy NĐVT 1, xa nhất là NMNĐVT 4
Quốc kỳ Trung Quốc tung bay tại Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 1. Nó sẽ còn bay phấp phới như thế trong ít nhất 30 năm nữa. Chưa ai biết 30 năm tới tình hình ở đây sẽ ra sao, nhưng hiện giờ thì Tiếng Việt đã trở thành ngôn ngữ phụ, nằm dưới Tiếng Trung rồi. 

Một văn bản quản lý nhà nước liên quan đến Trung tâm Nhiệt điện Vĩnh Tân – Nguồn: Cổng Thông tin Điện tử Chính phủ
Trung tâm Nhiệt điện Vĩnh Tân nằm xa nguồn cung cấp nhiên liệu (than đá) thì đã đành, nhưng việc nó nằm xa cả các trung tâm tiêu thụ điện năng chủ yếu như Sài Gòn, Đồng Nai hay Bình Dương là rất khó hiểu, bởi điều này sẽ gây ra mức độ tổn hao điện năng lớn trong quá trình truyền tải. Ngoài ra, việc các nhà máy phải san lấp hàng chục ha mặt biển vừa tốn kém vừa gây tác hại lâu dài về môi trường.
Kinh tế và môi trường là hai yếu tố quan trọng nhất khi đánh giá một dự án. Vậy yếu tố gì đã khiến cả kinh tế lẫn môi trường đều bị xếp xuống thứ yếu ở đây?
Trung Quốc vẫn nuôi dã tâm thôn tính Việt Nam từ hàng ngàn năm nay. Họ đã chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa, xâm chiếm một phần quần đào Trường Sa và đang âm mưu nuốt gọn quần đảo này, đồng thời thường xuyên đe doạ xâm lược Việt Nam và phá hoại Việt Nam trên mọi mặt. Như một phản ứng tự nhiên, bất kỳ một người Việt Nam bình thường nào cũng đều đề cao ý thức cảnh giác với Trung Quốc. Quyết định số 1275/2007/QĐ-BCA ngày 26/10/2007 của Bộ trưởng Công an thậm chí còn cấm cán bộ, chiến sỹ công an kết hôn với người Hoa.
Vì thế, thật khó hiểu khi người ta không chỉ giao cho người Trung Quốc làm chủ đầu tư dự án tại một vị trí xung yếu như Trung tâm Nhiệt điện Vĩnh Tân mà còn cho phép họ tuyển một lúc hàng trăm “lao động nước ngoài” hồi tháng 8/2015.
Câu hỏi không thể không đặt ra ở đây: Ai đã rước giặc vào nhà thông qua các dự án đầu tư tại Trung tâm Nhiệt điện Vĩnh Tân? Ai đã đồng loã hay tiếp tay cho hành động đó?
*Ảnh trong bài: Lê Anh Hùng