Monday, October 26, 2009

TỪ CHUYỆN “Ý THỨC CỦA NGƯỜI THAM GIA GIAO THÔNG” ĐẾN THỰC TRẠNG “NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XHCN” Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Lê Anh Hùng
Quảng Trị - 26/10/2009



Người nước ngoài nào lần đầu tiên đến Việt Nam cũng đều không khỏi sợ hãi và ngán ngẩm khi chứng kiến cảnh tượng nhốn nháo, bất chấp luật lệ giao thông trên các đường phố của người dân nơi đây.
Các phương tiện truyền thông và các cơ quan chức năng của Việt Nam cứ một hai đổ lỗi cho cái mà họ gọi là “ý thức của người tham gia giao thông.” Thoạt nhìn, điều đó quả không sai chút nào - những hành động bất chấp luật lệ như thế chẳng phải xuất phát trực tiếp từ ý thức của người đi đường thì là gì? Tuy nhiên, nếu bình tĩnh và đi sâu tìm hiểu bản chất của vấn đề, người ta sẽ dễ dàng nhận ra rằng những ai vẫn khăng khăng với quan điểm trên thực ra mới chỉ thấy hiện tượng chứ chưa thấy được bản chất, mới chỉ nhìn thấy phần ngọn chứ chưa (hoặc không dám) chỉ ra gốc rễ của vấn đề.

Ý thức là gì nếu không phải là sự phản ảnh của thực tại khách quan vào trong não bộ con người? Và ý thức của người tham gia giao thông hay ý thức tuân thủ luật lệ giao thông của họ chẳng phải là hình ảnh phản chiếu của tình trạng tuân thủ luật lệ giao thông nói riêng và pháp luật nói chung trong xã hội hay sao? Một người Việt Nam hôm trước ở Hà Nội còn chen lấn, xô đẩy, chạy ngang, chạy tắt trên đường phố nhưng hôm sau ở Singapore có thể đã trở thành một con người khác hẳn với ý thức [tuân thủ luật lệ giao thông] đầy mình (nếu không muốn phải nộp tiền phạt cho tỉnh người). Từ đó, người ta có thể mạnh dạn đi đến kết luận: Cảnh tượng bát nháo diễn ra trên các đường phố ở Việt Nam chính là bức tranh thu nhỏ của nền pháp trị, hay thực chất của cái gọi là “Nhà nước Pháp quyền XHCN” - theo như ngôn ngữ tuyên truyền của Đảng Cộng sản - ở Việt Nam hiện nay.
Hình ảnh nhức nhối và phản cảm nhất trên các tuyến đường giao thông từ Bắc chí Nam ở Việt Nam là tình trạng các chiến sỹ Công an áo vàng ngang nhiên “làm tiền” người đi đường, từ xe máy cho đến các phương tiện cơ giới khác. Báo chí và người dân đã phản ánh quá nhiều về hiện tượng này, tới mức xã hội dường như đã “nhàm” và nghiễm nhiên chấp nhận nó như là “chuyện thường ngày ở huyện” hay một “thực tại khách quan” phổ biến (!) Khi một phương tiện giao thông bị cảnh sát tuýt còi dừng lại, hình ảnh thường thấy là người vi phạm lấy điện thoại ra gọi cho ai đó hoặc tìm cách chuồi tiền cho cảnh sát và cuối cùng, cực chẳng đã, mới chịu ký vào biên bản vi phạm, điều rất ít khi xẩy ra. Ăn quen, nhịn không quen. Đến một ngày, anh cảnh sát giao thông đầy nhiệt huyết ngày nào cũng chẳng còn buồn động tay động chân khi không chắc là mình có thể “kiếm” được một cái gì đấy. Bản thân các chiến sỹ cảnh sát giao thông cũng chỉ là phần nổi của tảng băng chìm - với nhiều chuyện chẳng kém phần nhức nhối - mà chúng ta khó nhìn thấy. Đáng buồn hơn nữa là tình trạng này không chỉ diễn ra trong lực lượng Cảnh sát Giao thông. (Đây là hình ảnh thi vị của nền hành chính Việt Nam khi đi vào “văn học dân gian”: Việc dễ không làm cho khó, làm gì có thịt chó mà ăn!)
Bản thân hệ thống văn bản pháp luật ở Việt Nam cũng rất bất cập, thiếu tính thực tế, nhiều lỗ hổng và thường rơi vào tình trạng văn bản pháp luật này mâu thuẫn với văn bản kia. Bên cạnh đó, các chế tài xử phạt mang tính chất kinh tế trong hệ thống văn bản dưới luật lại được áp dụng chung trên toàn lãnh thổ Việt Nam, bất chấp một thực tế là trình độ phát triển giữa các địa phương vốn rất chênh lệch. Nghị định số 152/2005/NĐ-CP ngày 15-12-2005 của Chính phủ Quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ là một minh chứng cụ thể. Cùng một lỗi vi phạm nhưng người vi phạm ở một tỉnh miền núi như Hà Giang cũng phải chịu một mức xử phạt như ở Hà Nội và Tp phố Hồ Chí Minh. Trong khi ở Hà Giang, chế tài xử phạt có tác dụng răn đe, ngăn ngừa thì ở Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh lại ngược lại. Đơn giản là vì thu nhập bình quân đầu người ở hai địa phương đó cao gấp mấy lần so với ở Hà Giang. Điều này khiến cho ý thức chấp hành luật lệ giao thông ở các thành phố lớn đã kém lại càng kém hơn. (Quy định của các bộ ngành liên quan đến việc chi trả lương cho bộ máy hành chính ở các địa phương cũng ở vào tình trạng tương tự. Lẽ ra, cùng với quá trình phân cấp quản lý Nhà nước đang diễn ra, các địa phương phải được giao thêm quyền tự chủ về ngân sách, trong đó có quyền quyết định mức lương cho bộ máy công chức, viên chức của mình trên cơ sở tình hình kinh tế - xã hội và quy mô ngân sách của địa phương, nhằm đảm bảo công bằng, góp phần ngăn ngừa tình trạng quan liêu, tham nhũng, nâng cao hiệu lực và hiệu quả của bộ máy công quyền.)
Tình hình tuân thủ pháp luật trong các lĩnh vực khác của đời sống kinh tế - xã hội ở Việt Nam cũng không hơn gì, chỉ khác là nó diễn ra một cách thầm lặng và tinh vi hơn thôi. Từ chuyện “chạy” chức, “chạy” quyền, “chạy” dự án, “chạy” trường điểm… cho đến “chạy” án; ngay cả việc để được ra Trường Sa bảo vệ Tổ quốc cũng phải “chạy” chứ không dưng mà có được “vinh dự” đó – do chế độ đãi ngộ dành cho cán bộ, chiến sỹ ngoài hải đảo rất cao. Cả xã hội ai cũng vắt chân lên cổ mà “chạy,” người nào không “chạy” thì coi như bị gạt ra ngoài lề của cuộc sống sôi động, gấp gáp và sặc mùi kim tiền này. Kết cục của tình trạng trên thế nào thì ai cũng có thể hình dung ra được. Luật pháp bị lũng đoạn, các chuẩn mực đạo đức bị xói mòn, kỷ cương xã hội ngày càng lỏng lẻo. Cái gọi là “Nhà nước Pháp quyền XHCN” chỉ là một khái niệm trống rỗng, loè bịp không hơn không kém. Các “vụ án điểm” như PMU18, PCI, Nguyễn Đức Chi, Điện kế Điện tử (Điện lực Tp HCM), New Century… chính là những minh chứng hùng hồn cho nhận định ấy.
Quá trình phân cấp quản lý nhà nước ở Việt Nam hiện nay đang bộc lộ nhiều vấn đề. Phân cấp quản lý Nhà nước là xu thế tất yếu bởi khi xã hội ngày càng phát triển, Chính phủ trung ương không thể ôm đồm, quản lý nhiều việc cụ thể trên các lĩnh vực như kinh tế, văn hoá - xã hội, dịch vụ công... trong khi đó địa phương lại bị động trong thẩm quyền giải quyết những vấn đề này; phân cấp quản lý là để Chính phủ trung ương làm đúng chức năng, chủ yếu tập trung vào nhiệm vụ hoạch định chính sách vĩ mô, xây dựng thể chế, thanh tra, kiểm tra.... Song để quá trình này diễn ra êm thấm và có hiệu quả thì các thiết chế dân chủ ở địa phương phải đủ sức giám sát bộ máy chính quyền của mình. Tuy nhiên, trên thực tế, hội đồng nhân dân các cấp, từ cấp xã cho tới cấp tỉnh, hầu hết đều bị các cấp uỷ Đảng thao túng, dẫn tới tình trạng hoạt động kém hiệu quả, thậm chí bị vô hiệu hoá. Hãy thử hỏi bất kỳ một vị “đại biểu nhân dân” nào xem họ tuân theo chỉ đạo của “cấp uỷ” hay nghe theo lời đề đạt của nhân dân và việc họ vào HĐND chủ yếu là do “Đảng cử” hay do “dân bầu” thì sẽ hiểu được căn nguyên của thực trạng ấy. (Ngay cả Quốc hội hiện nay cũng bị biến thành công cụ của Ban Chấp hành TW Đảng thì còn mong gì hơn ở HĐND các cấp. Đại biểu Quốc hội gì mà quanh năm suốt tháng cứ im như thóc; người trình độ kém - do được “cấp uỷ” phân công vào Quốc hội - không dám mở miệng thì đã đành; người có trình độ, muốn góp ý chân thành lại sợ bị xem là thiếu thiện chí, rồi bị lãnh đạo địa phương, bộ ngành hoặc cao hơn nữa là lãnh đạo Đảng, Nhà nước “nhắc nhở.” Ban Chấp hành TW Đảng quyết và Quốc hội thông qua – có thể tóm tắt “quy trình lập pháp” của Việt Nam từ xưa đến nay một cách ngắn gọn như thế.) Dù vậy, nếu như Đảng CSVN mà anh minh, mọi Đảng viên CS đều cần - kiệm - liêm - chính, chí công vô tư, thì đất nước này xem ra vẫn còn may mắn lắm. Đáng tiếc là thực tế lại phũ phàng, “đời không như là mơ.” Đây là minh chứng thuyết phục nhất cho cái gọi là “sức chiến đấu của Đảng” và “đạo đức cách mạng” mà các nhà lãnh đạo vẫn không ngớt hô hào các Đảng viên “tăng cường” và “thấm nhuần”: Từ trước tới nay chưa có bất kỳ một vụ tham nhũng hay vụ tiêu cực nào do các cấp uỷ hay chi bộ Đảng phanh phui. Thiết tưởng chẳng có gì là bất bình thường ở đây cả: Các cấp uỷ hay chi bộ đó không muốn tự bắn vào chân mình, không muốn lấy tay này chặt tay kia; “cháy nhà ra mặt chuột,” lòng vả cũng như lòng sung cả thôi. (“Dao sắc không gọt được chuôi” - điều này không chỉ đúng với từng chi bộ hay cấp uỷ mà còn đúng với cả Đảng Cộng sản Việt Nam với tư cách một thực thể thống nhất.) Và kết cục của thực trạng trên là như những gì mà chúng ta đã thấy, địa phương nào ở Việt Nam hiện nay cũng đầy rẫy những vụ khiếu kiện vượt cấp, nhân dân vô cùng bất bình và chán ngán vì “kêu Trời không thấu.” (Đến nỗi vị Đại biểu Quốc hội chuyên trách Trần Thị Quốc Khánh “ước ao” có được hai người giúp việc: “Một người tập hợp tư liệu, giúp tôi tham gia xây dựng pháp luật; người kia giúp việc trong công tác giám sát, đôn đốc giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo của dân." Không có thư ký, có khi đại biểu 'gật gù cho xong' – báo Vietnamnet, 30/7/2009, http://vietnamnet.vn/chinhtri/doinoi/2009/07/860954/.) Trong khi đó, hãn hữu lắm mới có một vụ tham nhũng nào đấy ở địa phương hoặc do báo chí [Trung ương] phanh phui, hoặc do Bộ Công an chỉ đạo điều tra; các cơ quan bảo vệ pháp luật ở địa phương gần như bị tê liệt, không đóng góp được gì đáng kể ngoài việc răn đe và kìm kẹp dân chúng. Theo số liệu của Thanh tra Chính phủ tại cuộc họp báo ngày 9/7/2009 ở Hà Nội, trong 6 tháng đầu năm 2009, có tới 9 tỉnh báo cáo không có vụ việc tham nhũng nào (!!!???) Tôi chắc chỉ riêng lương tâm nghề nghiệp không thôi cũng đủ khiến phần lớn các vị lãnh đạo Công an tỉnh, huyện muốn đưa những vụ việc tham nhũng ra ánh sáng. Song họ cũng không dám đi ngược lại chỉ đạo của “cấp uỷ.” Một cánh én không làm nên mùa xuân. Họ mà “hăng hái” quá thì hậu quả nhãn tiền là sớm bị gạt ra khỏi cấp uỷ ngay. Lúc đó thì ông Bộ trưởng Công an hay ông Giám đốc Công an tỉnh có ba đầu sáu tay cũng không dám [tái] bổ nhiệm họ. Tình trạng ấy không chỉ diễn ra trong ngành Công an mà thực trạng trong ngành Kiểm sát và ngành Toà án cũng chẳng khác gì. Điều đáng quan ngại hơn nữa là khi không thể thực hiện đúng chức năng, quyền hạn và không thể phát huy khả năng của mình trong công cuộc bảo vệ công lý, bảo vệ sự chính đáng, bất kỳ hành động hay sự không hành động nào của những người thuộc các cơ quan bảo vệ pháp luật cũng đều có thể gây tác hại khôn lường cho xã hội, khiến người dân ngày càng mất niềm tin vào hệ thống pháp luật, mất niềm tin vào chế độ. Một thực tế đáng buồn và nhức nhối không kém là việc một bộ phận trong số họ lại bị biến thành công cụ trấn áp những người con dũng cảm của đất nước dám cất lên tiếng nói của lương tri, của lý trí trước bất công và cường quyền.
Trong khi lẽ ra phải là một quyền lực xã hội giúp “phò chính, trừ tà” đồng thời đóng vai trò giám sát và phản biện xã hội đối với quyền lực Nhà nước, báo chí Việt Nam lại phải chịu đủ thứ trói buộc, khống chế. Điều đáng nói là những ràng buộc, hạn chế đó phần lớn là “vô hình” hay “bất thành văn,” khiến bản thân các nhà báo cũng chẳng biết đâu mà lần để rồi nhiều khi phải hứng chịu những cơn “tai bay vạ gió” bất kỳ. Hãy hỏi những Nguyễn Công Khế, Nguyễn Việt Chiến (cựu Tổng Biên tập và cựu nhà báo của báo Thanh Niên) hay những Lê Hoàng, Nguyễn Văn Hải (cựu Tổng Biên tập và cựu nhà báo của báo Tuổi Trẻ) xem họ sợ ông trùm Nam Cam hay ông trùm nào ở Việt Nam nhất thì khắc biết. Những ông trùm đó đều không cần biết đến luật pháp hay đạo lý. Tiêu cực trong xã hội bởi vậy càng được thể tác oai tác quái.
Những thực tế trên đây là hệ quả tất yếu của tình trạng mọi quyền lực Nhà nước (lập pháp, hành pháp và tư pháp) ở Việt Nam đều nằm trong tay Đảng Cộng sản, chưa kể một quyền lực xã hội vô cùng quan trọng khác là báo chí cũng bị họ thâu tóm nốt. Và họ vẫn quyết không “buông lỏng” bất kỳ một lĩnh vực nào. Quan điểm chính thống của Đảng Cộng sản Việt Nam là “Đảng vừa là bộ phận của hệ thống chính trị, vừa là hạt nhân lãnh đạo hệ thống ấy, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp, pháp luật” (Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo hệ thống chính trị, Xã luận báo Quân đội Nhân dân, 20/10/2009). Diễn đạt như thế e rằng cao siêu và rối rắm quá, quảng đại quần chúng nhân dân khó lòng nắm bắt nổi, mà hãy nói nôm na như thế này cho dễ hiểu: Đảng Cộng sản VN vừa đá bóng vừa thổi còi trên chính sân chơi do mình thiết lập.
“Quyền lực dẫn tới hủ bại, quyền lực tuyệt đối dẫn tới hủ bại tuyệt đối” (John Dalberg-Acton, Anh, 1834-1902; Letter to Bishop Mandell Creighton, 1887). Những hệ thống không dựa trên các giá trị đạo đức phổ quát của nhân loại cuối cùng đều đi tới chỗ ruỗng mục. Đó là quy luật tất yếu của lịch sử. Cho dù chủ nghĩa xã hội có đem lại sự phát triển kinh tế thần kỳ (điều cuối cùng đã không xẩy ra), người ta cũng cần phải xem xét lại hệ thống ấy. Rốt cuộc, đạo đức là vấn đề không thể đánh đổi hay nhượng bộ, bất kể vì lý do gì. Tước đoạt các quyền tự do cơ bản của người dân cũng đồng nghĩa với việc tước đoạt nhân phẩm của họ, biến họ thành những con người thấp hèn. Dù thế nào đi nữa, một dân tộc gồm những cá nhân như thế không thể, và cũng không xứng đáng, có được một tương lai sán lạn!

Bài đã đăng trên Talawas ngày 26/10/2009 (http://www.talawas.org/?p=12105).

Sunday, October 18, 2009

THỈNH NGUYỆN THƯ GỬI QUỐC HỘI NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM

Lê Anh Hùng



Kính gửi:         CÁC VỊ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI KHOÁ XII

Trước hết, tôi xin gửi tới toàn thể quý vị lời chào kính trọng.
Tôi xin phép đi thẳng luôn vào vấn đề. Cho đến nay, tôi đã gửi THƯ TỐ CÁO đến cho quý vị cả thảy là 6 lần theo đường Internet (lần thứ nhất vào ngày 21/4/2008; lần thứ 2 ngày 12/3/2009; lần thứ 3 ngày 20/8/2009; lần thứ 4 ngày 27/8/2009; lần thứ 5 ngày 31/8/2009; lần thứ 6 ngày 7/10/2009) để tố giác những vụ việc hết sức nghiêm trọng, những tội ác dã man. Tôi luôn ghi rõ tên tuổi, số chứng minh thư nhân dân, hộ khẩu thường trú và địa chỉ liên hệ của mình – tức đây hoàn toàn không phải là thư nặc danh vớ vẩn.  

Ngày 5/8/2008, Công an Quảng Trị có mời tôi lên làm việc và cuối buổi làm việc, tôi đã trực tiếp ký vào từng trang của THƯ TỐ CÁO do họ in ra. Từ cuối năm 2008, Công an đã bắt tay vào điều tra, kể cả việc tiến hành thẩm vấn lại những lời khai của vợ tôi (người năm nay đã 25 tuổi, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự). Một số nhân chứng khác liên quan đến câu chuyện cũng đã cung cấp lời khai của mình. Đến tháng 6/2009, phía Công an thông báo cho vợ chồng tôi biết là họ đã tìm ra bằng chứng cho hầu hết các cáo buộc mà tôi đã tố cáo. Chỉ còn thiếu duy nhất chứng cứ cáo buộc ông Hoàng Trung Hải giết người, nhưng ngay cả khi chưa có bằng chứng về tội ác này thì cũng đã có ít nhất 4 người tố cáo ông ta phạm tội giết người. Tóm lại, những người có trách nhiệm không còn hồ nghi gì với nội dung của THƯ TỐ CÁO nữa.
Thế nhưng, những kẻ phạm tội tày trời đó vẫn chưa bị xử lý. Tên trùm mafia khát máu, con quỷ đội lốt người Hoàng Trung Hải[i] vẫn nghênh ngang ngay trước mắt quý vị. Tay chơi dâm đãng Nguyễn Tấn Dũng (kẻ đã tự biến mình thành một tên tay sai bạc nhược của ông Hải rồi sa vào con đường phản dân, hại nước) vẫn đường hoàng lãnh đạo Chính phủ, đứng đầu Uỷ ban Phòng chống Tham nhũng[ii](!!!) Tên Việt gian bán nước Nông Đức Mạnh[iii], trùm tham nhũng số 1 của chế độ[iv], kẻ đã bán linh hồn cho quỷ, táng tận lương tâm (đến cả một bé gái 9 tháng tuổi mà ông ta cũng không tha), vẫn điềm nhiên tự tại là Tổng Bí thư Đảng CSVN, ngày đêm hô hào cả nước “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” (!!!) Với những tên tội phạm bất nhân, quỷ quyệt và vô liêm sỹ đang “lãnh đạo” đất nước như thế, thử hỏi chế độ này còn gì là THỂ THỐNG, còn gì là LUẬT PHÁP, còn gì là ĐẠO LÝ? Điều gì đang xẩy ra trên đất nước vẫn tự hào với 4 nghìn năm lịch sử này vậy?
Trong khi đó, quý vị - những người được nhân dân phó thác quyền lực đồng thời gửi gắm biết bao niềm tin và hy vọng - lại vẫn cứ xuân thu nhị kỳ tụ họp chủ yếu chỉ để tranh cãi vài câu chữ hết bộ luật này qua bộ luật khác mà rốt cuộc hiệu lực của chúng rồi cũng chỉ tồn tại trên giấy.[v] Nhiều người hẳn sẽ phải tự hỏi là không hiểu quý vị có cần phải “họp” nhiều đến thế hay không? Với những vấn đề trọng đại nhất của đất nước trong năm nay, quý vị đã để lại “dấn ấn” gì? Vụ Bauxite Tây Nguyên ư? Hay gói kích thích kinh tế của Chính phủ? Dự án Nhà máy Điện Hạt Nhân Ninh Thuận và Dự án Nhà máy Thuỷ điện Lai Châu người ta cũng đã quyết mất rồi.
Quý vị đừng vin vào lời biện hộ rằng vì lợi ích của đất nước nên người ta không công khai vụ việc này. Đấy chỉ là luận điệu nguỵ biện của những kẻ vẫn đang mờ mắt trước quyền lực và lợi ích cá nhân, coi lợi ích quốc gia như rơm như rác. Tương lai của dân tộc Việt Nam không thể được đặt vào tay bất kỳ một thế lực ngoại bang nào. Trừ phi quý vị dám nhìn thẳng vào SỰ THẬT, dám đối mặt với SỰ THẬT để cắt bỏ khối u ác tính trên cơ thể mình, cho dù phải chịu bao đau đớn đi chăng nữa, đất nước mới không tiếp tục sa vào một cuộc khủng hoảng xã hội sâu rộng. Nếu không biết lo cho mối lo ở xa, lúc nào chúng ta cũng sẽ phải ngay ngáy với mối lo ở gần. Đảng Cộng sản Việt Nam vốn có “truyền thống” bưng bít sự thật, kết quả là Đảng luôn đi từ sai lầm này đến sai lầm khác và cứ mỗi lần như vậy dân tộc Việt Namlại phải hứng chịu mọi hậu quả. Hiện nay, nhiều cơ quan đại diện nước ngoại ở Việt Nam(và qua đó là chính phủ của họ) đã nắm được sự vụ. Với việc một bức thư tố cáo nghiêm trọng như vậy đã được gửi đi tới 6 lần thì chỉ những ai quá ngây thơ hoặc quá yếu bóng vía mới không dám tin thôi.
Đất nước chúng ta đang nằm trong vòng cương toả của Trung Quốc. Đấy là sự thật đau lòng và càng cay đắng hơn khi chúng ta nhận ra điều đó thì đã muộn. Giá như các nhà lãnh đạo Đảng trước đây không đặt lợi ích của Đảng (thực chất là quyền lợi cá nhân của họ) lên trên lợi ích của Tổ quốc thì đâu đến nông nỗi này. Dù vậy, muộn vẫn còn hơn không. Muốn bảo vệ và phát triển đất nước trước nanh vuốt khó lường của Trung Quốc, chúng ta cần cả nội lựa lẫn ngoại lực; trong đó nội lực là điều kiện cần, điều kiện tiên quyết, còn ngoại lực là điều kiện đủ, điều kiện bổ trợ. Nếu chúng ta không dám mạnh dạn thay đổi thể chế thì biết đến bao giờ Việt Nammới có thể trở thành một thế lực kinh tế? Quan hệ sản xuất hiện nay đang kìm hãm lực lượng sản xuất, chỉ những ai còn đang mơ ngủ mới không nhận ra điều ấy. Bên cạnh đó, bộ máy song trùng Đảng – Chính quyền còn gây lãng phí nguồn lực con người một cách ghê gớm. (Thử hỏi, hàng trăm ngàn cán bộ nằm trong bộ máy của Đảng đóng góp được gì vào tốc độ tăng trưởng GDP, hay đang góp phần níu kéo nó? Ngành Tuyên giáo suốt mấy chục năm qua làm được gì cho đất nước ngoài việc khủng bố đời sống tinh thần của nhân dân? Cần phải gọi họ là những kẻ ăn bám hay ăn hại?[vi]) Tình trạng mọi quyền lực đều tập trung vào trong tay Đảng Cộng sản khiến trên thực tế ở Việt Namkhông tồn tại một cơ chế kiểm soát và cân bằng quyền lực nào cả. Kết quả là quyền lực [trong tay một nhóm người] cứ như con ngựa bất kham[vii]; pháp luật bị lũng đoạn; tham nhũng hoành hành, len lỏi vào mọi ngóc ngách của đời sống kinh tế - xã hội. Tham nhũng không chỉ là một trong hai nguyên nhân chính làm băng hoại đạo đức xã hội (cùng với bệnh dối trá tràn lan hiện nay), khiến khoảng cách giàu nghèo trong xã hội ngày càng gia tăng (một cách bất công[viii]), mà nó còn làm tăng chí phí của xã hội, giảm sức cạnh tranh của nền kinh tế, và làm méo mó các quy luật vận hành của kinh tế thị trường. Các nguồn lực xã hội bị phân bổ sai, không hướng đến mục đích sử dụng đem lại hiệu quả cao nhất. Nền kinh tế của chúng ta tuy tăng trưởng một thời gian dài nhưng về cơ bản là tăng trưởng theo chiều rộng, thiếu tính bền vững, chủ yếu là nhờ khai thác tài nguyên và sức lao động rẻ mạt cùng sự tàn phá môi trường[ix]trên nền tảng một xuất phát điểm thấp. Điều đáng báo động là những “động cơ” tăng trưởng này đang dần đuối sức. (Để so sánh, hai nền kinh tế Nhật Bản và Hàn Quốc sau khoảng 30 năm tăng trưởng liên tục đã trở thành những cường quốc kinh tế; trong khi đó, Việt Nam đã trải qua 23 năm đổi mới, nhưng hãy thử nhìn lại xem chúng ta đang đứng ở đâu trong khu vực Đông Nam Á – chỉ “doạ” được mỗi Lào, Campuchia và Myanma thôi! Và nếu cứ đà này thì chúng ta sẽ còn dẫm chân ở vị trí thứ tư từ dưới lên rất lâu nữa. Giấc mơ sánh vai với các cường quốc trong khu vực xem ra còn xa vời lắm, đừng nói gì đến các “cường quốc năm châu” mà thêm chua xót.)
Xin dẫn lời của nhà tư tưởng vĩ đại người Anh John Stuart Mill (1806-1873) khi ông kết thúc luận thuyết bất hủ Bàn Về Tự Do (On Liberty) cách đây đúng 150 năm: “Giá trị của một nhà nước, về lâu dài, là giá trị của những cá nhân cấu thành nó; một nhà nước kiềm hãm nhân dân, để họ có thể trở thành những công cụ ngoan ngoãn hơn trong tay mình, ngay cả khi nhằm phục vụ cho những mục đích có lợi, rồi sẽ nhận ra rằng với những con người thấp hèn, không thể đạt được điều gì lớn lao thực sự; và sự hoàn hảo của cỗ máy mà nó đã hy sinh mọi thứ rốt cục sẽ chẳng giúp ích được gì cho nó, bởi thiếu đi cái sức mạnh vô cùng quan trọng mà nó đã từng muốn loại bỏ để cho cỗ máy ấy vận hành trơn tru.”
Tóm lại, để thoát khỏi cuộc khủng hoảng toàn diện về kinh tế - xã hội - chính trị - tư tưởng hiện nay, đồng thời tạo động lực tăng trưởng mới cho đất nước, chúng ta không còn cách nào khác là phải tiến hành cải cách thể chế triệt để. Vì vậy, tôi khẩn thiết kêu gọi các vị Đại biểu Quốc hội:
1.      Yêu cầu đưa vụ việc do vợ chồng tôi tố cáo ra xét xử một cách công khai;
2.      Yêu cầu tiến hành một cuộc trưng cầu dân ý về việc cải tổ thể chế chính trị của đất nước.
Vận mệnh đất nước đang nằm trong tay quý vị. Sau lưng quý vị là hơn 80 triệu đồng bào, những người đang ngày đêm mong mỏi được nghe quý vị bày tỏ nguyện vọng cháy bỏng của họ trước diễn đàn Quốc Hội. Hơn lúc nào hết, quý vị hãy thể hiện lương tri và tinh thần trách nhiệm của mình trước Tổ Quốc, trước nhân dân. Đây cũng chính là trách nhiệm lịch sử mà quý vị không có quyền thoái thác.
Quảng Trị - 20/10/2009


Lê Anh Hùng



[i] Ông Hải đã có “thành tích” xoá sổ nguyên một gia đình, chưa kể hàng loạt vụ giết người khác.
[ii] Thiết nghĩ, nếu còn chút liêm sỹ nào, ông Dũng nên vứt bỏ tất cả mà về quê đuổi gà cho vợ. Cho dù mọi chuyện là do ông Hải và ông Mạnh chủ mưu nhưng nếu không có sự im lặng hèn hạ của ông ta thì bé gái 9 tháng tuổi kia cũng không đáng phải chịu cái chết thảm thương như thế; nếu không có sự đồng loã, sự tiếp tay cho tội ác của ông ta, bàn tay đẫm máu của ông Hải và ông Mạnh đã bị chặn lại từ lâu. “Trăm năm bia đá thì mòn. Nghìn năm bia miệng hãy còn trơ trơ.” Bàn tay không che nổi mặt trời, sớm muộn gì mọi chuyện cũng bị phơi bày ra ánh sáng hết thôi.
Một kẻ không còn tư cách như thế mà mới đây còn ngang nhiên chỉ đạo “giao UBND TP. Hà Nội chủ trì, cùng Bộ Khoa học và Công nghệ có hình thức xử lý thích hợp, đúng quy định của Đảng và Nhà nước đối với việc tự giải thể của Viện Nghiên cứu phát triển (IDS) và những phát biểu thiếu tinh thần xây dựng của một số cá nhân thuộc IDS.” Các thành viên của IDS đều là những người đã có tuổi, được xã hội kính trọng; họ bỏ tiền của và công sức của mình nhằm mục đích cao cả là phụng sự xã hội, vì một Việt Namtốt đẹp hơn. Chà đạp lên Hiến pháp một cách ngang ngược và thô bạo, “chẹn họng” họ còn chưa đủ, đến nỗi họ phải tuyên bố tự giải thể (điều này càng chứng tỏ động cơ trong sáng của họ), lại còn đòi “xử lý” họ. Thật là vô liêm sỹ, vô đạo lý hết chỗ nói! Chân lý bị chà đạp, các chuẩn mực đạo đức bị đảo lộn, xã hội không loạn mới là lạ.
[iii] Ông Mạnh chính là kẻ đã “rước” Trung Quốc vào Tây Nguyên, khu vực có ý nghĩa chiến lược về an ninh – quốc phòng. Vụ Bauxite Tây Nguyên đang nhức nhối như một mũi dao đâm vào cơ thể và chắc chắn sẽ còn để lại nhiều hệ luỵ lâu dài.
[iv] Ông Mạnh là kẻ đã bất chấp đạo lý, bất chấp dư luận, bất chấp hình ảnh quốc gia bị hoen ố khi chỉ đạo tay chân tha bổng cho ông Nguyễn Việt Tiến - một tay trùm tham nhũng ở Bộ GTVT - đồng thời đưa thiếu tướng Phạm Xuân Quắc, thượng tá Đinh Văn Huynh cùng hai nhà báo Nguyễn Việt Chiến (báo Thanh Niên) và Nguyễn Văn Hải (báo Tuổi Trẻ) - những người hùng trong cuộc chiến chống tham nhũng - ra trước vành móng ngựa, vì họ dám “đụng” đến đường dây của ông ta.
[v] Công việc ấy lẽ ra là của các chuyên gia lập pháp, chuyên gia pháp luật.
[vi] Người ta lại còn đang bày trò “thí điểm” không tổ chức hội đồng nhân dân - những người do dân bầu lên - cấp xã, phường và quận, huyện; trong khi đó ai cũng biết rằng việc hội đồng nhân dân các cấp (kể cả cấp tỉnh) hoạt động kém hiệu quả, thậm chí bị vô hiệu hoá, chính là do sự thao túng của các cấp uỷ Đảng. Bản thân Quốc hội hiện nay cũng chỉ là con rối của BCHTW Đảng – một Quốc hội bù nhìn không hơn không kém. Một tổ chức nắm quyền hành tuyệt đối như Đảng Cộng sản Việt Nam nhưng lại không chịu sự điều chỉnh của bất kỳ một bộ luật nào cả, không hiểu Đảng đang đứng trên pháp luật hay đứng ngoài vòng pháp luật?
[vii] Với cơ chế này thì hết ông Mạnh, ông Dũng, ông Hải này lại đẻ ra ông Mạnh, ông Dũng, ông Hải khác thôi. Đó là điều tất yếu! Và theo tôi, những gì mà vợ chồng tôi tố cáo mới chỉ là phần nổi của tảng băng chìm.
[viii] Xã hội Việt Nam đang hình thành một tầng lớp hữu sản nhưng tài sản của họ phần lớn xuất phát từ những nguồn gốc bất minh, thiếu đạo đức (thông qua những hành vi tham nhũng, những “đền bù giải phóng mặt bằng”… hay dưới những hình thức tinh vi hơn như “chạy” chính sách…). Thực trạng ấy không giống như quá trình tập trung tư bản của chủ nghĩa tư bản thời kỳ đầu, vì ít ra quá trình đó còn diễn ra trong khuôn khổ một nền pháp trị theo đúng nghĩa. (Những nhà tư bản đích thực đều hiểu rõ giá trị của đồng tiền mà họ kiếm được nhờ tài năng và mồ hôi nước mắt của mình, vì thế cuối cùng phần lớn trong số họ đều dùng tài sản của mình để quay lại phụng sự xã hội theo cách này hay cách khác. John D. Rockefeller ngày xưa và những Bill Gates, Warren Buffet ngày nay là những minh chứng sống động.) Thực tế trên không chỉ phản ảnh tình trạng bất công hiện nay của xã hội Việt Nam, khiến xã hội bị phân hoá sâu sắc theo chiều hướng tiêu cực, mà về lâu dài, cho dù cuối cùng Việt Nam có chuyển sang một chế độ dân chủ, tầng lớp hữu sản đó cũng sẽ tiếp tục lũng đoạn đời sống kinh tế - chính trị, làm xói mòn những chuẩn mực đạo đức của xã hội, kìm hãm sự phát triển của đất nước. Điều này xuất phát từ mối quan hệ mật thiết của họ (các chính trị gia giàu lên nhờ tham nhũng, các nhà tư bản thân hữu có mối quan hệ cộng sinh với giới chính trị gia) với bộ máy chính quyền. Đấy là hệ luỵ lâu dài, còn nguy cơ trước mắt là những bất ổn trong lòng xã hội đang dần tiến đến điểm bùng nổ.
Phương sách nhằm đạt được mục tiêu công bằng xã hội tốt nhất chính là việc đảm bảo mọi công dân đều có các quyền tự do cơ bản như tự do ngôn luận (quyền tìm kiếm, tiếp nhận, chia sẻ thông tin và tư tưởng), tự do lập hội (để hình thành nên các tổ chức xã hội dân sự - tăng cơ hội tương tác giữa các thành viên trong xã hội, từ đó thúc đẩy sự phát triển của xã hội cả về vật chất lẫn tinh thần)…, và đều bình đẳng trước pháp luật (không có sự phân biệt kiểu như người “có công” hay không “có công,” “trong Đảng” hay “ngoài Đảng”…). Nghĩa là Nhà nước cần phải đảm bảo sao cho mọi người dân đều được đối xử bình đẳng và có điều kiện phát huy tốt nhất khả năng của mình. Người Việt Nam vẫn có câu “Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời.” Hãy nhìn xem những nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan… từ xưa đến nay chính phủ của họ có cần phải đổ tiền đổ sức cho công cuộc “xoá đói giảm nghèo” nhiều như Việt Nam đâu (ngày xưa họ cũng nghèo như Việt Nam chúng ta chứ hơn gì). Với Việt Nam hiện nay, Nhà nước càng ra sức “xoá đói giảm nghèo,” cách biệt giàu nghèo càng gia tăng, người giàu càng giàu thêm, người nghèo càng nghèo thêm. Và xem ra “bóng ma” của “đội quân vô sản” đang là một thực tế ám ảnh các nhà tư bản đội lốt cộng sản. Đây không phải là lỗi của bản thân chính sách xoá đói giảm nghèo mà chính là “lỗi hệ thống.” (Tất nhiên, điều đó không có nghĩa là Nhà nước không nên tiếp tục đầu tư cho những dịch vụ cơ bản như giáo dục, y tế và giao thông - liên lạc. Điều này nhằm góp phần tạo cơ hội bình đẳng cho mọi công dân trong xã hội, để người nghèo vẫn có thể tiếp cận được với các dịch vụ thiết yếu trên, tăng cơ hội thoát nghèo cho họ.) Trong khi đó, một nguyên nhân cơ bản khiến nền giáo dục Việt Nam cứ loay hoay mãi mà không thoát ra khỏi khủng hoảng là tình trạng chính trị hoá chương trình giáo dục, chính trị hoá học đường nhằm phục vụ mục đích đen tối của Đảng Cộng sản. Giáo dục không chỉ giúp tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao (nhân tố quyết định) phục vụ công cuộc phát triển đất nước mà còn góp phần quan trọng vào việc hoàn thành mục tiêu công bằng xã hội.
[ix] Chỉ riêng điều này cũng góp phần to lớn vào tình trạng bất công trong xã hội: Trong khi phần lớn lợi ích từ phát triển kinh tế chảy vào túi một thiểu số người giàu thì đông đảo người nghèo lại phải hứng chịu hầu hết những hậu quả của sự ô nhiễm môi trường, đã nghèo lại còn nghèo thêm do gánh nặng của bệnh tật, sức khoẻ giảm sút (vì thiếu kiến thức, thiếu khả năng kinh tế, điều kiện làm việc độc hại…). Các nhà lãnh đạo thì lại sẵn sàng đánh đổi tất cả để có được những con số tăng trưởng GDP “ấn tượng” hầu mong kéo dài nhiệm kỳ của mình hay để được “đề bạt.”


THƯ TỐ CÁO

Kính gửi:
v     Bộ Chính trị, BCHTW Đảng Cộng sản Việt Nam
v     Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam
v     Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam
v     UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
v     Bộ Công an, Tổng cục An ninh, Tổng cục Cảnh sát
v     Đại sứ quán các nước ở Hà Nội
v     Đại diện các tổ chức nước ngoài ở Việt Nam
v     Các cơ quan thông tấn báo chí trong và ngoài nước
v     Toàn thể nhân dân Việt Nam trong và ngoài nước

Tên tôi là Lê Anh Hùng, sinh ngày 27/8/1973 tại Hà Tĩnh; hộ khẩu thường trú tại Tổ 2, Cụm 5, Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội; CMND số 012191640 do Công an Hà Nội cấp ngày 15/7/2004; địa chỉ liên hệ: lehunglpa@yahoo.comhoặc lehunglpa@gmail.com. Vợ tôi tên là Lê Thị Phương Anh, sinh ngày 11/11/1984; hộ khẩu thường trú tại Tổ 2, Cụm 5, Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội; CMND số 013720063 do Công an Hà Nội cấp ngày 9/7/2004.
Chúng tôi gửi bức thư này để tố cáo những người có tên sau đây:
1.   Ông Nông Đức Mạnh, Tổng bí thư BCHTW Đảng Cộng sản Việt Nam, phạm các tội danh:
-   Nhập lậu vũ khí và nâng giá nhằm thu lợi cá nhân;
-   Nhận hối lộ bảo kê cho tội phạm xã hội đen;
-   Đưa ông Hoàng Trung Hải, trùm ma tuý, trùm mafia, trùm sát nhân, trùm phản quốc lên làm Phó Thủ tướng;
-   Tòng phạm trong vụ bắt cóc và gây ra cái chết cho một bé gái 9 tháng tuổi.
2.   Ông Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Chính phủ, phạm các tội danh:
-   Giao cấu với trẻ vị thành niên sau đó tòng phạm trong vụ giết người bịt đầu mối;
-  Cùng ông Nông Đức Mạnh đưa ông Hoàng Trung Hải, trùm ma tuý, trùm mafia, trùm sát nhân, trùm phản quốc lên làm Phó Thủ tướng.
3.   Ông Hoàng Trung Hải, Phó Thủ tướng Chính phủ, phạm các tội danh:
-   Buôn bán ma tuý có tổ chức từ thời còn làm Tổng Giám đốc Tổng Công ty Điện lực Việt Nam;
-   Giết ít nhất là 5 người, trong đó có một trợ lý người Quy Nhơn, Bình Định, hòng bịt đầu mối;
-   Bắt cóc và gây ra cái chết cho một bé gái 9 tháng tuổi;
-   Cấu kết với ông Nông Đức Mạnh nhập lậu vũ khí và nâng giá nhằm thu lợi cá nhân;
-   Bán tài liệu [liên quan đến an ninh quốc gia] cho nước ngoài.
Ông Nông Đức Mạnh và ông Nguyễn Tấn Dũng hiện là những con tin trong tay ông Hoàng Trung Hải, đã và đang bị ông ta chi phối. Đặc biệt, cả ba hiện đều là những “con bạc” khát nước, sẵn sàng làm tất cả vì tiền, bởi họ đã dốc vào vụ này một số lượng tiền khổng lồ.
Ngoài ra, vụ án này còn liên quan đến một số quan chức cao cấp sau: Đỗ Mười, nguyên Tổng Bí thư Đảng CSVN; Lê Hồng Anh, Đại tướng, Bộ trưởng Công an; Nguyễn Khánh Toàn, Thượng tướng, Thứ trưởng Thường trực Bộ Công an. Họ là những người đã nhận hối lộ và bảo kê cho tội phạm xã hội đen.
Chúng tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những nội dung tố cáo này.
Quảng Trị, ngày 20/10/2009
NGƯỜI TỐ CÁO


Lê Anh Hùng


Lê Thị Phương Anh


Ghi chú: 
Bức Thỉnh Nguyện Thư này đã được gửi qua đường Internet tới các cơ quan hữu quan ở Việt Nam cùng hàng loạt tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước khác vào ngày 18/10/2009.